Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tài liệu ôn tập học sinh giỏi sinh học lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.45 KB, 31 trang )

GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
ÔN TẬP SINH HỌC 6
Câu 6: ( 2.0 điểm )
Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp :
1. Chim sâu ăn; 2. Dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của
rễ cây họ đậu; 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. Sâu bọ sống nhờ trong
tổ kiến, tổ mối; 6. Nhạn bể và Cò làm tổ tập đoàn; 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây Thông;
8. Địa y; 9. Loài cây Cọ mọc quần tụ thành từng nhóm; 10. Cáo ăn thỏ
* Quan hệ cùng loài: 7, 9 0,5
* Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10 0,5
+ Cộng sinh: 3, 8.
+ Hội sinh : 5.
+ Hợp tác : 6.
+ Kí sinh - vật chủ : 2, 4.
+ Vật ăn thịt và con mồi : 1, 10.
HS nêu 2 hoặc 3 mối quan hệ cho 0,5 điểm
1,0
Câu 1: (1đ) Vì sao ban đêm ta không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng đóng
kín cửa?
Vì vào ban đêm, cây ngừng quang hợp chỉ có hô hấp xảy ra là chủ yếu, mà hô hấp của cây
sản ra khí cacbonic (CO
2
) mà khí này là khí độc cản trở hô hấp của con người, do đó không
nên để nhiều hoa hay cây xanh ở trong phòng đóng kín cửa vào ban đêm.
Câu 2: (1đ) Tại sao nói: “Quá trình quang hợp là cơ sở tạo nên sự sống của toàn bộ sinh
giới”?
Quang hợp tạo ra tinh bột, nuôi sống giới thực vật: giới thực vật là nguồn dinh dưỡng,
nguồn sống của nhóm đv ăn thực vật; nhóm này lại là thức ăn của nhóm đv ăn thịt. Con
người, nhóm đv cao cấp tạo ra toàn bộ của cải vật chất cho xã hội cũng sinh tồn được là do
tinh bột tạo ra từ quang hợp. Ngoài ra quang hợp còn tạo ra Oxi là dưỡng khí cần cho sự
sống cho mọi sinh vật sống. Vì vậy nói: “Quá trình quang hợp là cơ sở tạo nên sự sống của


toàn bộ sinh giới”
Câu 1: So sánh đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ. Cây ( bí đỏ) bí rợ thường trồng
ở nơi thoáng mát, rộng nhưng tại sao không thụ phấn nhờ gió được? Cấu tạo hoa chúng phù
hợp với cách thụ phấn nào?.
1./ Điểm khác nhau hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ
Hoa thụ phấn nhờ gió Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Thường không màu hoặc màu không sặc
sỡ.
- Thường không có hương thơm
- Tràng hoa thường đơn giản để đàu nhụy dễ
nhận hạt phấn do gió mang đến
- Hạt phấn nhẹ dễ được gió mang đi
- Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, nhiều
lông dính để nhận hạt phấn từ gió.
- Thường có màu sắc sặc sỡ để sâu bọ dễ nhận
biết.
- Thường có hương thơm hoặc có tuyến tiết mật
để thu hút sâu bọ
- Tràng hoa thường phức tạp để sâu bọ chui và
hút mật dễ dính hạt phấn lên cơ thể và chuyển
sang đầu nhụy của hoa khác
- Hạt phấn ướt, dễ dính vào cơ thể sâu bọ và đầu
nhụy
- Đầu nhụy có chất dính
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 1
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
2./ Cây bí đỏ không thụ phấn nhờ gió được là vì:
Chỉ nhụy to và ngắn nên không thể tung hạt phấn đi xa
Nhụy của hoa cái cũng ngắn, đầu nhụy không có lông, bị che khuất trong tràng
* Cây bí đỏ có cấu tạo phù hợp với cách thụ phấn nhờ sâu bọ, côn trùng.

Câu 2: Có 1 loại cây, vẫn có lá xanh tốt nhưng không có rễ; cây vẫn sống, vẫn tạo chất hữu cơ
nhưng không được gọi là loài tự dưỡng. Học sinh hãy cho biết, đó là cây gì? Hoạt động dinh
dưỡng của cây thế nào?
 Cây có cành, lá xanh tốt nhưng không có rễ là cây chùm gửi ( cây tầm gửi)
 Hoạt động dinh dưỡng của cây: cây chùm gửi là loại cây “ bán kí sinh”. Cây sống bám
trên cây khác, rễ biến thành giác mút ăn vào mạch gỗ của thân, cành của cây chủ để hút nước và
muối khoáng. Nhờ có lá, qua hiện tượng Quang hợp, cây vẫn tạo được chất hữu cơ để sống và
không hoàn toàn phụ thuộc vào cây chủ
Câu 3:
a./ Sau khi hạt phấn rơi vào đầu vòi nhụy của 1 hoa cùng loài thì xảy ra hiện tượng gì tiếp theo
cho tới khi quả được hình thành, trình bày chi tiết các hiện tượng đó.( 3 điểm)
b./ Em hãy giải thích tại sao khi hạt phấn rơi vào đầu vòi nhụy của hoa khác loài thì không tạo
thành quả và hạt được.
a./ Sau khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy của 1 hoa cùng loài thì hiện tượng xảy ra tiếp theo gồm:
* Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
Lúc này trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy
trương lên và nảy mầm thành ống phấn. Tế bào sinh dục đực được chuyển đến đầu nhụy của ống
phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu, khi tiếp xúc với noãn, phần đầu
của ống phấn mang tế bào sinh dục được chui vào noãn.
* Hiện tượng thụ tinh
Tại noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành hợp
tử
* Kết quả và hạt
Noãn sau khi thụ tinh có sự biến đổi, tế bào hợp tử phân chia rất nhanh và phát triển thành
phôi. Vỏ noãn thành vỏ hạt và phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ
cho hạt (mỗi noãn hình thành 1 hạt), còn bầu nhụy cũng biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt.
Những bộ phận khác của hoa dần dần héo và rụng đi.
b./ Em hãy giải thích tại sao khi hạt phấn rơi vào đầu vòi nhụy của hoa khác loài thì không tạo
thành quả và hạt được.
Câu 4: Phân biệt cách nẩy mầm trên mặt đất và cách nẩy mầm trong đất

Cách nẩy mầm của hạt, đậu xanh, hạt thóc, hạt nhãn thuộc loại nẩy mầm nào? Nêu
những nét cơ bản để phân biệt.
1./ Phân biệt cách nảy mầm trên đất- trong đất
Cách nảy mầm trên mặt đất Cách nảy mầm trong đất
- Thân mầm dài ra, mang khối chất dự trữ lên
khỏi đất
- Thân mầm + chồi mầm → than cây
- Thân mầm không dài ra, khối chất dự trữ
vẫn ở trong đất.
- Chỉ có chồi mầm → thân cây
2./ Cách nảy mầm
 Hạt đậu xanh: cách nảy mầm trên mặt đất.
 Hạt thóc, hạt nhãn: cách nảy mầm trong đất.
* Phân biệt cách nảy mầm của hạt thóc và hạt nhãn
 Hạt thóc: rễ mầm chết đi, thay bằng những rễ phụ.
 Hạt nhãn: rễ mầm → rễ.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 2
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
Câu 5: “ ……………… chính là sinh vật đã lấy được năng lượng của ánh sáng mặt trời để tạo
sự sống cho con người.”
Hãy điền vào chỗ trống cho phù hợp.
Từ đó mô tả một thí nghiệm chứng minh quá trình tạo chất sống ngoài ánh sáng và rút
ra kết luận
Câu 6: Hãy đọc đoạn tự thuật sau và trả lời theo nội dung câu hỏi:
“ Em là sinh vật của một họ đông đảo; chúng em có loài rất to, có loài thì nhỏ. Khi chúng
em trưởng thành đều được tô điểm với những đóa hoa, nở dưới ánh nắng, cánh như những cánh
bướm rực rỡ. Riêng em là loài tương đối đặc biệt, sau khi thụ phấn và thụ tinh, hoa phải chui vào
trong đất.
Ngoài ra, em còn có một người bạn ấy thuộc vào một họ mà các hoa khi còn nhỏ đều ở
chung trong một buồng có vách bao xung quanh là mo”.

- Các bạn học sinh thử đoán xem em tên là gì? Bạn em tên gì? ( 1 điểm)
- Từ đó viết lại đầy đủ các hệ thống phân loại của mỗi chúng em. ( 2 điểm)
- Trong mỗi họ của chúng em, nhờ các bạn tìm kể thêm 2 SV khác ( 1 điểm)
* Thử giới thiệu một sinh vật có thể dinh dưỡng bằng cả hai hình thức: tự dưỡng và dị
dưỡng. Giải thích nhờ đâu nó có khả năng này.
Câu 7: Nêu hai hiện tượng duy trì sự sống của động vật và thực vật trên quả đất, trong đó sản
phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu cho hiện tượng kia. ( 1 điểm)
Phân biệt những điểm cơ bản của hiện tượng này
Viết phương trình biểu diễn một trong hai hiện tượng ( 2.5 điểm)
Trong các cây sau đây, cây nào tự thụ phấn, cây nào giao phấn: đậu phọng ( lạc) – lúa – bí đỏ.
 Hai hiện tượng duy trì sự sống đó là hô hấp của động vật và quang hợp ở thực vật
 Hô hấp hấp thu khí ôxi và thải khí cacbonic. Còn quang hợp hấp thu khí cacbonic và
thải ôxi.
 Hô hấp phân giải chất hữu cơ còn quang hợp chế tạo chất hữu cơ.
* Sơ đồ quang hợp
Nước + khí cácbonic ánh sáng Tinh bột + Khí ôxi
(rễ lấy từ đất) ( Lá lấy từ không khí) Chất diệp lục (trong lá) (thải ra môi
trường ngoài)
* Trong các cây: đậu phọng ( lạc) – lúa – bí đỏ thì cây giao phấn là: bí đỏ, còn hoa tự thụ
phấn gồm: đậu phọng ( lạc) và lúa
Câu 8: ( 3 điểm)
a./ Tế bào động vật có cấu tạo như thế nào? Vẽ hình và chú thích sơ đồ cấu tạo tế bào động vật
dưới kính hiển vi điện tử.
b./ Về cấu tạo tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào?
a./ Cấu tạo tế bào động vật gồm:
- Màn sinh chất
- Chất tế bào: lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể
- Nhân: nhiễm sắc thể, nhân con
HS tự vẽ hình tế bào ĐV
b./ Điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật

TẾ BÀO ĐV TẾ BÀO TV
Màng tế bào Chỉ có màng sinh chất Có màng sinh chất và vách xenlulôzơ
Chất tế bào Không có lục lạp Thường có lục lạp
Có trung thể Không có trung thể
Câu 9: Một HS sinh A đã làm thí nghiệm như sau:
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 3
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
“ Dùng 1 cây đậu có 5- 6 lá, đặt trong 1 chậu thủy tinh cùng với một cốc nước pồtat
( KOH), để vào chỗ tối 2 ngày. Sau đó lấy một băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đem
chậu để ra chỗ có nhiều ánh sáng khoảng 6- 8 giờ. Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen rồi cho vào
một cốc thủy tinh đựng cồn 90
0
. Đun cách thủy lá trong cốc này đến khi hết diệp lục ( lá mất màu
xanh). Lấy lá ra, rữa sạch rồi cho vào một cốc chứa dung dịch Iốt loãng thì nhận thấy:
………… ”
Hãy trình bày kết quả mà HS A đã nhận thấy và giải thích. ( 2.5 điểm)
1./ Kết quả
Cả phiến lá đều có màu vàng nâu của dung dịch Iốt, chứng tỏ ở lá không có tinh bột.
2./ Giải thích
Ngoài ánh sáng, cây xanh thực hiện quá trình quang hợp tạo ra tinh bột
Tuy nhiên, để tạo được tinh bột, cần phải có đủ nước và khí cacbonic. Trong thí nghiệm
trên, do chậu cây đã đặt trong chuông thủy tinh ( kín) cùng với pôtat ( KOH), KOH sẽ hút hết khí
cacbonic trong chuông nên khi để ra ngoài ánh sáng cây không tạo ra tinh bột được. Vì vậy khi
dùng thuốc thử Iốt để phát hiện tinh bột thì thấy lá cây màu nâu chứng tỏ không có sự hiện diện
của tinh bột.
Câu 9: Những ngành thực vật nào sinh sản bằng bào tử và ngành nào sinh sản bằng hạt?
trong số đó, ngành nào chiếm ưu thế nhất? giải thích ( 3 điểm)
 Ngành thực vật sinh sản bằng bào tử: tảo, rêu, quyết.
 Ngành thực vật sinh sản bằng hạt: hạt kín, hạt trần
* Trong đó, ngành hạt kín chiếm ưu thế nhất với các đặc điểm tiến hóa hơn những ngành

thực vật trước:
 Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả nên được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều hình
dạng khác nhau.
 Thân có mạch dẫn phát triển
 Môi trường sống đa dạng, thụ tinh trong không cần môi trường nước.
 Cơ quan sinh dưỡng đa dạng, thích nghi với mọi điều kiện sống.
Câu 10: Hiện nay con người đã phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, giông bảo,
… Ở một số vùng trên thế giới, nhiệt độ lại tăng rất cao làm nhiều người chết hàng loạt,…
Đối với vấn đề này, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng một trong những nguyên nhân sâu
xa là do con người gây ra và đề nghị phải tích cực cứu lấy rừng, trồng thêm nhiều cây, gây thêm
nhiều rừng mới
Câu 1: (2 điểm)
a/ Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí ôxi và cacbônic trong không khí ? Điều này có
ý nghĩa gì?
b/ Em hãy cho biết ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật.
Câu hỏi: Hãy trình bày vai trò của cây xanh trong thiên nhiên và trong đời sống con người; từ
đó giải thích tại sao phải trồng thêm cây, gây thêm rừng ( 5 điểm)
1./ Vai trò của cây xanh trong thiên nhiên
Nhờ Quang hợp, đã hấp thụ khí CO
2
và nhã ôxi góp phần cân bằng các khí trong không khí
và duy trì các hoạt động sống bình thường của sinh vật.
Làm giảm nhiệt độ môi trường, giúp điều hòa khí hậu, gảm ánh sáng và tốc độ gió.
Bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế ngập lụt do mưa bảo, hạn hán và độ phì nhiêu của đất
nhờ hệ rễ.
Tạo môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của động vật.
Giảm bớt sự ô nhiễm không khí
2./ Vai trò cây xanh đối với đời sống con người
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 4
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT

Cung cấp lương thực, thực phẩm
Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng
Cung cấp ôxi, điều hòa khí hậu
Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên bên cạnh những cây có ích cũng
có 1 số cây có hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
3./ Lợi ích của việc trồng thêm cây, gây thêm rừng
Điều hòa nhiệt độ, khí hậu
Hạn chế lũ lụt do mưa bảo, duy trì được lượng nước ngầm và độ phì nhiêu của đất.
Làm giảm nhiệt độ môi trường, giúp điều hòa khí hậu, giảm ánh sáng và tốc độ gió.
Bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế ngập lụt do mưa bảo, hạn hán và độ phì nhiêu của đất
nhờ hệ rễ.
Tạo môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của động vật
Giảm bớt sự ô nhiễm không khí
Câu 11: Từ cách thức sinh sản của Vi khuẩn và với chu kì sinh sản là 15 phút, học sinh A đã
thử tính: sau 1 ngày, từ 1 vi khuẩn ban đầu sẽ có được bao nhiêu vi khuẩn … và bạn đã kêu
lên: “ Ôi thật là khủng khiếp, vô cùng nguy hiểm cho con người …” Tuy nhiên một bạn B
khác, khi thấy kết quả tính toán nên đã vui mừng: “ Sinh sản nhanh, nhiều như thế là tuyệt
vời, cảm ơn Vi khuẩn …”
a./ Theo trên, hãy thử tính xem từ 10 vi khuẩn ban đầu, sau 2 giờ, sẽ có bao nhiêu vi khuẩn?
b./ Hãy giải thích tại sao hai bạn A và B lại có 2 ý nghỉ khác nhau thư thế và trình bày tác
dụng của Vi khuẩn để củng cố thêm lập luận của mình ( 4 điểm)
a./ HS tự tính số lượng vi khuẩn
b./ Hai ý nghỉ trái ngược của bạn A và B
* Vi khuẩn có ích
 Phân hủy xác động vật, lá và cành cây thành chất mùn để hình thành muối khoáng cung
cấp cho cây chế tạo chất hữu cơ
 Phân hủy chất hữu cơ hoàn toàn thành các hợp chất cácbon vùi sâu và lắng xuống đất
trong thời gian dài và không bị phân hủy để tạo thành than đá và dầu lửa.
 Cố định đạm ( vi khuẩn cộng sinh rễ cây họ đậu tạo thành nốt sần) để bổ sung nguồn
đạm cho đất.

 Giúp lên men để chế biến một số thực phẩm như: muối dưa, làm giấm, sữa chua,
 Tổng hợp vitamin B
12
, prôtêin, làm sạch nguồn nước và muối trường,
* Vi khuẩn có hại
 Nhiều vi khuẩn gây bệnh cho người và động vật, nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng
thức ăn vì chúng gây ôi thiu hoặc thối rữa.
 Tạo mùi hôi thối ô nhiễm môi trường khi phân hủy xác động vật
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 5
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
ÔN TẬP SINH HỌC 7
Câu 1: Về cơ bản của giun đũa, giun kim, giun đất giống hay khác nhau? Nêu những đặc
điểm của giun sán kí sinh và cách phòng chống bệnh giun sán
1./ Đặc điểm đời sống giun sán
 Giun đũa, giun kim: sống kí sinh
 Giun đất: sống tự lập
2./ Đặc điểm giun sán kí sinh
 Một số cơ quan ít cần thiết như giác quan, cơ quan di chuyển đã tiêu giảm
 Những cơ quan cần thiết cho đời sống: móc, giác bám, cơ quan sinh sản thì phát triển.
 Số lượng trứng lớn: phần lớn trứng đẻ ra phát triển ở môi trường ngời rồi mới vào cơ thể
vật chủ phát triển hoặc phải qua vật chủ trung gian trước khi vào vật chủ cuối cùng.
3./ Cách phòng chống bệnh giun sán
 Hạn chế mầm bệnh lan trong môi trường bằng cách xử lí phân bã, tiêu diệt vật chủ
trung gian
 Giữ vệ sinh ăn uống cho người và vật nuôi. Tảy giun sán thường xuyên theo định kì, khi
phát hiện cơ thể có giun nên dùng thuốc tẩy ngay theo chỉ dẫn của thầy thuốc
 Cát vòng phát triển của giun sán ở từng giai đoạn thích hợp
 Khi cây trồng bị giun sán kí sinh, cần sử dụng thuốc để tiêu diêth và có biện pháp luân
canh thích hợp.
Câu 2: Trình bày các biện pháp chỉnh để phòng chống sâu bọ phá hại nông nghiệp. Phân tích

ưu và nhược điểm của từng biện pháp
* Các biện pháp và ưu, nhược điểm
1./ Biện pháp cơ học
 Dùng sức người hoặc các dụng cụ đơn giản như bẩy đèn, dùng vợt để bắt bướm, lượt để
lấy trứng, sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành
 Biện pháp này đơn giản, ít tốn kém, không gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả
không cao, không diệt được nhanh nhiều sâu bọ.
2./ Biện pháp hóa học
 Dùng chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất có nguồn gốc thảo
mộc để diệt sâu, bọ phá hại
 Biện pháp này diệt được nhiều sâu bọ trên diện rộng, nhanh; tuy nhiên khá tốn kém, gây
ô nhiễm môi trường, có hại cho sinh vật có lợi, làm mất cân bằng sinh thái.
3./ Biện pháp sinh học
 Dùng các sinh vật khác để tiêu diệt sâu bọ gây hại ( kiến diệt sâu cam, ong mắt đỏ diệt
sâu đục thân, bọ rùa diệt rệp cây, )
 Biện pháp này thường không gây ô nhiễm môi trường nhờ sự đấu tranh sinh học của các
loài sinh vật trong tự nhiên. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ các đặc điểm sinh học của loài sinh vật sử
dụng để có thể chủ động và có biện pháp xử lí thích hợp
4./ Biện pháp canh tác
 Bao gồm những phương cách: chọn giống, xử lí hạt giống, chọn thời vụ thích hợp, cày
bừa đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, luân canh,
 Biện pháp này phòng chống sâu bọ rất tốt, không gây ô nhiễm môi trường nhưng đòi
hopỉ người sử dụng phải có sự hiểu biết chuyên môn cao, vận dụng phù hợp các phương pháp
trên.
* Trong các biện pháp trên thì biện pháp sinh học và biện pháp canh tác không gây ô nhiễm môi
trường, không làm mất cân bằng sinh thái nên được xem là thích hợp nhất trong tình hình hiện
nay.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 6
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
Câu 3: Phân loại cá heo, dơi, ngựa. Nêu những đặc điểm chính cho thấy cấu tạo cơ thể từng

loài đã có sự biến đổi để thcíh nghi với môi trường sống.
1./ Phân loại
 Cá heo thuộc bộ cá voi, lớp thú, ngành động vật có xương sống
 Dơi thuộc bộ dơi, lớp thú, ngành động vật có xương sống
 Ngựa thuộc bộ guốc lẽ, lớp thú, ngành động vật có xương sống
2./ Đặc điểm thích nghi với môi trường sống
Cá heo thích nghi với đời sống dưới nước: Cơ thể hình thoi, chi trước biến thành vây, lớp
mỡ dưới da dày, phổi lớn có nhiều túi phổi
Dơi thích nghi với đời sống bay lượn: chi trước biến thành cánh, xương mõ ác có mấu
lưỡi hái làm chỗ bám cho cơ vận động cánh
Ngựa thích nghi với việc chạy nhanh: tầm vóc cao, to,
dễ phát hiện kẻ thù từ xa, chân chỉ còn 1 ngón to khỏe thích
nghi với việc chạy nhanh
3./ Siêu âm
 Cá heo phát ra siêu âm để bắt mồi và dùng siêu âm để
liên lạc với nhau ( đây là tín hiệu để thông báo, kêu cứu, vui
đùa, )
 Dơi phát siêu âm giúp định hướng, nhận ra chướng
ngại vật khi bay.
Câu 4: Khi biết cá voi xanh dài đến 33m và năng khoảng 160 tấn, còn dơi thì có thể bay kiếm
ăn trong bóng tối, một bạn học sinh cho rằng:
 Cá voi là sinh vật lớn nhất thuộc lớp cá
 Dơi là chim bay giỏi, mắt rất tinh thấy rõ trong đếm
 Lí luận của học sinh này đúng hay sai? Giải thích. Đồng thời hãy nêu dẫn chứng cho
thấy cơ thể các sinh vật trên có cấu tạo thích nghi với môi trường sống của chúng.
Trả lời
 Lý luận của học sinh trên là sai. Vì cá voi xanh và dơi đều thuộc lớp thú và có đặc điểm
chung là: có hiện tượng thai sinh, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ lông mao bao phủ cơ
thể ( chim có lông vũ), bộ răng phân hóa thành răng nanh, răng cửa và răng hàm, tim 4 ngăn, là
động vật hằng nhiệt.

1./ Nhứng đặc điểm của Dơi thích nghi với đời sống day lượn là
 Chi trước biến thành cánh, chi sau do yếu không tự cất
cánh được từ mặt đất nên dơi nghỉ ngơi bằng cách dùng chi sau
treo cơ thể vào các vật trên cao, khi bay chúng buông mình xuống
và dùng cánh đẩy không khí để bay.
 Bộ xương nhẹ, xương mỏ ác có mấu lưỡi hái dùng làm
chỗ bám cho cơ vân vận động cánh.
2./ Những đặc điểm của cá voi xanh thích nghi với đời sống dưới nước
 Cơ thể hình thoi, cổ không phân biệt với thân, lông tiêu
biến có tác dụng làm giảm lực cản của nước và giúp cơ thể rẽ nước
dễ dàng khi bơi.
 Chi trước biến thành vây, tác dụng như bơi chèo, chi sau
tiêu biến hẳn làm giảm lực cản của nước, có vây đuôi nằm ngang
khi sử động đẩy cơ thể về trước.
 Lớp mỡ dưới da dày vừa làm giảm trọng lượng riêng vừa giữa thân nhiệt cơ thể
 Phổi rất lớn và có nhiều phế nang giữ cơ thể lặn được lâu.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 7
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
Câu 5: Dơi có thể định hướng rất tốt trong đêm tối mà không cần ánh sáng; để giải thcíh điều
này, có một số ý kiến cho rằng mắt dơi rất tinh, đặc biệt nhìn được trong đêm, theo em, sự
thật thế nào?
 Mắt dơi không tin, song tai rất thính. Ngoài những tiếng kêu thông thường, dơi còn phát
ra những âm thanh với tầng số dao động rất cao từ 30.000 – 70.000 dao động/giây. Những âm
thanh đó vượt khỏi ngưỡng thính giác của con người ( siêu âm). Âm thanh khi phát ra chạm vào
chướng ngại vật trên đường bay, dội lại tai dơi khiến dơi có thể xác định được chính xác và tức
thời vị trí vật thể và con mồi trong không gian. Vì thế, khi bay tai dơi luôn luôn cử động theo các
hướng để thu nhận âm thanh phản hồi. Dơi bay rất nhanh với đường bay thoăn thoát linh hoạt để
bắt mồi trong đếm tối.
Câu 6: Qua những hình thức sinh sản của các lớp động vật có xương sống, phân tích để thấy
sự tiến hóa từ thấp đến cao.

1./ Lớp cá
 Thụ tinh ngoài, trong nước. Tỉ lệ thụ tinh thấp, chịu ảnh hưởng của môi trường. Trứng
thụ tinh cũng chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài, quá trình phát triển gặp rất nhiều bất lơi
( nhiệt độ, nước, động vật khác, ), tỉ lệ hao hụt cao → tỉ lệ sinh con ra so với lượng trứng ban đầu
rất thấp
2./ Lớp ếch nhái
 Vẫn còn thụ tinh ngoài nhưng có hiện tượng “ ghép đôi” nên tỉ lệ thụ tinh khá hơn. Tuy
vậy sự thụ tinh và sự phát triển của hợp tử vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường ngoài
nên tỉ lệ → sinh vật trưởng thành vẫn còn rất thấp.
3./ Lớp bò sát
 Thụ tinh trong, tỉ lệ trứng được thụ tinh được đảm bảo, trứng thụ tinh có vỏ đá vôi che
chở cho phôi. Tuy nhiên, trứng thụ tinh phát triển ở môi trường ngoài nên cũng gặp rất nhiều bất
lợi ( kẻ thù) → tỉ lệ thụ tinh và phát triển đến lớn cũng còn hạn chế.
4./ Lớp chim
 Thụ tinh trong, tỉ lệ trứng được thụ tinh được đảm bảo. Trứng thụ tinh có vỏ đá vôi che
chở; có hiện tượng áp trứng; nhờ vậy sự phát triển của phôi được tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn hao
hụt do trứng phát triển ở môi trường ngoài
4./ Lớp thú
 Sự sinh sản đã hoàn chỉnh hơn các lớp trước. Có sự thụ tinh trong; trứng phát triển trong
cơ thể mẹ có sự an toàn và thuận lợi hơn môi trường ngoài. Đẻ con và nuôi con bằng sữa, trứng
thụ tinh và phát triển thành sinh vật trưởng thành rất cao
Câu 7: Tìm những đặc điểm để phân biệt giữa động vật với thực vật
 Động vật phân biệt với thực vật nhờ đặc điểm sau:
- Dinh dưỡng là dị dưỡng, cơ thể có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và các giác quan
- Động vật được chia thành động vật không xương sống và động vật có xương sống
Câu 8: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? kẻ và điền vào bảng sau: tên thiên địch
được sử dụng và sinh vật gây hại tương ứng?
Các biện pháp đấu tranh sinh học Tên sinh vật gây hại Tên thiên địch
- Sử dụng thiên địch trực tiếp để tiêu diệt sinh vật
gây hại

- Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật
gây hại
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt
sinh vật gây hại
Trả lời
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 8
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
 Biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng những thiên địch gây bệnh truyền nhiễm và gây
vô sinh cho sinh vật gây hại nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại. Sử dụng đấu tranh sinh
học có nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên đấu tranh sinh học cũng có những hạn chế
cần được khắc phục
Các biện pháp đấu tranh sinh học Tên sinh vật gây hại Tên thiên địch
- Sử dụng thiên địch trực tiếp để tiêu
diệt sinh vật gây hại
- Sâu bọ, cua, ốc mang vật
chủ trung gian
- Ấu trúng sâu bọ
- Sâu bọ
- Chuột
- Gia cầm
- Cá cờ
- Chim sẽ, thằn lằn
- Mèo, rắn sọc dưa,
diều hâu
- Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh
vào sinh vật gây hại
- Trứng sâu xám
- Cây xương rồng
- Ong mắt đỏ
- Loài bướm đêm

nhập từ Achentina
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền
nhiễm diệt sinh vật gây hại
- Thỏ - Vi khuẩn myôma và
vi khuẩn calixi
Câu 9: Phân tích cho thấy do đâu chuột có tác hại ghê gớm đối với con người. Nêu các biện
pháp phòng trừ chính và những ưu điểm, hạn chế của từng biện pháp.
Chuột có tác hại ghê gớm vì:
 Là động vật trung gian truyền bệnh
 Sinh sản nhiều con trong lứa và nhiều lứa trong năm
 Là động vật gặm nhấm với đặc điểm răng của chúng cứ dài ra liên tục. Vì thế, chúng
luôn gặm nhắm để răng mòn đi, ngay cả khi không đói cũng vẫn nhai thức ăn.
* Các biện pháp phòng trừ chính
1./ Biện pháp cơ học
 Dùng sức người hoặc các dụng cụ đơn giản như bẩy chuột.
 Biện pháp này đơn giản, ít tốn kém, không gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả
không cao, không diệt được nhanh nhiều chuột
2./ Biện pháp hóa học
 Dùng chất hóa học như thuốc diệt chuột, hóa chất diệt chuột chất có nguồn gốc thảo
mộc để diệt chuột
 Biện pháp này diệt được rất nhiều chuột trên diện rộng, nhanh; tuy nhiên khá tốn kém,
gây ô nhiễm môi trường, có hại cho sinh vật có lợi, làm mất cân bằng sinh thái.
3./ Biện pháp sinh học
 Nhờ đấu tranh sinh học của các sinh vật trong tự nhiên, sử dụng thiên địch để diệt chuột
như mèo, rắn sọc dưa, diều hâu, để diệt chuột
 Biện pháp này thường không gây ô nhiễm môi trường, có hiệu quả. Tuy nhiên cần phải
hiểu rõ các đặc điểm sinh học của loài sinh vật sử dụng để có thể chủ động và có biện pháp xử lí
thích hợp
Câu 10: Hãy trình bày các kiểu biến thái chính của sâu bọ
Cho ví dụ mnh họa

Trả lời
Ở sâu bọ có 2 kiểu biến thái: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
 Biến thái hoàn toàn trải qua 4 giai đoạn: trứng → sâu non → nhộng → sâu trưởng thành
( đoạn sâu non phá hại mạnh nhất). Ví dụ: biến thái của sâu đục thân bướm 2 chấm
 Biến thái không hoàn toàn qua 3 giai đoạn: trứng → sâu non → sâu trưởng thành ( sâu
trưởng thành phá hại mạnh nhất). Ví dụ: biến thái của châu chấu
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 9








GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
Câu 11: Nêu sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống qua cấu tạo ngoài và qua hệ hô
hấp của các lớp động vật có xương sống theo chiều hướng tiến hóa mà đỉnh cao là người.
Câu 12: Trình bày bằng hình vẽ ( có chú thích) sơ đồ cấu tạo não thằn lằn và não chim. Từ đó
phân tích cho thấy những điểm tiến hóa ( 4.0 điểm)
Câu 13: Vẽ và chú thích đầy đủ hệ tuần hoàn của Chim ( 3.0 điểm)



























TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 10
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT


TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 11
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
ÔN TẬP SINH HỌC 8
Câu 1: Nêu cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan trong cơ thể
1./ Hệ vận động
 Bao gồm xương và cơ, có chức năng nâng đỡ, bảo vệ và vận động cơ thể
2./ Hệ tiêu hóa
 Thành phần ống tiêu hóa ( miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) và tuyến tiêu
hóa ( tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tụy, tuyến ruột). Có chức năng biến đổi thức ăn đưa vào cơ

thể thành các chất đơn giản dễ hấp thu vào máu.
3./ Hệ tuần hoàn
 Thành phần cấu tạo gồm tim, mạch máu và bạch huyết. Có chức năng vận chuyển O
2

các chất ding dưỡng đến tế bào; đồng thời mang khí CO
2
và chất bã từ các tế bào đến cơ quan bài
tiết.
4./ Hệ bài tiết
 Thành phần gồm: thận, da và phổi. Có chức năng tập hợp và đào thải khí Co
2
chất bã và
chất độc khỏi cơ thể
5./ Hệ nội tiết và hệ thần kinh
 Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết; hệ thần kinh gồm: não, tủy và các dây thần kinh.
 Hệ nội tiết và hệ thần kinh có chức năng điuề khiển, điều hòa và phối hợp các hoạt động
của các cơ quan và cơ thể.
6./ Hệ sinh dục
 Gồm tuyến sinh dục và đường sinh dục, có chức năng sinh sản và duy trì nồi giống
Câu 2: Thành phần hóa học của xương người như thế nào?
Hãy giải thích vì sao trẻ con khi bị ngã ít bị vỡ, gãy xương so với người lớn tuổi? 1./
Thành phần hóa học của xương
 Xương người có 2 thành phần hóa học là chất hữu cơ và chất vô cơ
a./ Chất hữu cơ
 Còn gọi là cốt giao chiếm tỉ lệ 1/3 thành phần hóa học của xương tạo nên tính đàn hồi
và mềm dẻo của xương
b./ Chất vô cơ
 Là chất khoáng, chiếm tỉ lệ 2/3, có vai trò tạo nên tính rắn chác cho xương
2./ Người gì dễ gãy và chậm phục hồi hơn trẻ

 Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay đổi theo lứa tuổi. Ở người già tỉ lệ hữu
cơ giảm xuống; xương giảm tính dẻo dai và chắc chắn; đồng thời xương trở nên xốp, giòn và dễ bị
gãy khi có va chạm mạnh
 Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai cho xương còn hỗ trợ quá trình dinh
dưỡng cho xương. Do tuổi già tỉ lệ chất hữu cơ giảm xuống nên xương bị gãy, rất chậm phục hồi.
Câu 3: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật. Nêu ý nghĩa
của sự giống nhau và khác nhau đó.
1./ Giống nhau và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật
a./ Giống nhau
 Đều có cấu tạo gồm các thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
 Đều là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của cơ thể
b./ Khác nhau
TẾ BÀO NGƯỜI TẾ BÀO TV
Màng tế bào Chỉ có màng sinh chất Có màng sinh chất và vách xenlulôzơ
Chất tế bào Không có lục lạp Thường có lục lạp
Có trung thể Không có trung thể
2./ Ý nghĩa của điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 12
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
 Chứng minh người và thực vật có quan hệ về nguồn gốc trong quá trình phát sinh và
phát triển sinh giới.
 Chứng minh rằng tuy có quan hệ về nguồn gốc nhưng người và động vật tiến hóa theo 2
hướng khác nhau.
Câu 4: Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng và là đơn vị cấu tạo của cơ thể
1./ Đơn vị chức năng
 Màng sinh chất giúp trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
 Tế bào chất là nơi xảy ra các hoạt động sống như:
- Ti thể là nơi tạo ra năng lượng cho tế bào và cơ thể
- Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin
- Bộ máy gôngi thực hiện chức năng bài tiết

- Trung thể tham gia sự phân chia và sinh sản của tế bào
- Lưới nội chất: đảm bảo liên hệ giữa các bào quan
Tất cả các họat động trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể; đồng
thời giúp phản ứng chính xác các tác động của môi trường. Vì vậy tế bào được xem là đơn vị chức
năng của cơ thể.
2./ Đơn vị cấu tạo của cơ thể
 Cơ thể được cấu tạo từ nhiều cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại; mỗi cơ
quan được tập hợp bởi nhiều mô; mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng
giống nhau hợp thành. Tất cả các tế bào của cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau gồm:
- Màng sinh chất
- Chất tế bào với các bào quan như: ti thể, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, ribôxôm, trung thể
- Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể và nhân con
Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị của cơ thể.
Câu 5: Thế nào là phản xạ, cung phản xạ? cho ví dụ. Vẽ và chú thích sơ đồ cung phản xạ.
1./ KN phản xạ
 Là phản ứng của cơ thể qua trung ương thần kinh để trả lời các kích thích nhận được.
 Vi dụ: Thức ăn chạm vào lười thì tiết nước bọt, khi tay chạm vào vật nóng thì giật lại,
ánh sáng chiếu vào mắt thì mắt nhắm lại,
2./ KN cung phản xạ
 Là con đường lan truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần
kinh đến cơ quan phản ứng. Thành phần của cung phả xạ gồm có 3 nơron: nơron hướng tâm,
nơron trung gian và nơron li tâm
3./ Vẽ hình cung phản xạ
Câu 6: Mỏi cơ là gì? Giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp rèn luyện cơ.
1./ Sự mỏi cơ
 Là hiện tượng cơ giảm dần dẫn đến không còn phản ứng với kích thích của môi trường.
Trong lao động, mỏi cơ biểu hiện giảm khả năng tạo công, các thao tác lao động thiếu chính xác
và kém hiệu quả.
2./ Nguyên nhân mỏi cơ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 13

GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
 Do tế bào thần kinh điều khiển cơ bị giảm khả năng hoạt động sau 1 đợt điều khiển co
cơ rút kéo dài.
 Các chất dinh dưỡng chứa trong cơ do huy động để phân giải năng lượng co cơ nên dần
dần giảm sút. Bên cạnh đó, một số chất thải từ quá trình phân giải trên như axit lactic, CO
2

đọng lại trong cơ gây mỏi cơ.
3./ Biện pháp rèn luyện cơ
 Có kế hoạch làm việc và ngỉ ngơi hợp lí
 Trong lao động cần vừa sức, công việc phải phù hợp lứa tuổi
 Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hợp lí.
Câu 7 : Một người có việc cần phải đi vào vùng đang có dịch bệnh trong vòng 3 giờ sắp tới và
ở đây khoảng 24 giờ. Dựa vào các cơ chế miễn dịch, HS thử đề xuất 1 giải pháp giúp người đó
trở về an toàn, không bị mắc bệnh và giải thích lí do tại sao HS đề xuất giải pháp này
* Miễn dịch :
 Là khả năng của cơ thể không mắc một số bệnh nào đó mặc dù sống trong môi trường
có tác nhân gây bệnh đó. Có 2 loại miễn dịch: tự nhiên và nhân tạo.
 Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ có phản ứng lại để bảo vệ.
 Để không bị nhiễm bệnh khi đi vào vùng có dịch, cơ thể phải có khả năng miễn dịch đối
với bệnh đó.
 Khả năng miễn dịch cơ thể được hình thành tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Trong
trường hợp này, để đảm bảo có được sự miễn dịch, người ta chủ động tạo miễn dịch ( miễn dịch
nhân tạo).
 Có 2 hình thức miễn dịch nhân tạo với các đặc điểm chính :
+ Miễn dịch chủ động: tiêm chủng ngừa bệnh, kích thích cơ thể tạo kháng thể. Khả năng
miễn dịch được hình thành chậm ( sau vài ngày) nhưng tác dụng kéo dài.
+ Miễn dịch thụ động : sử dụng kháng thể có sẵn, khả năng miễn dịch xuất hiện nhanh
( sau vài giờ) nhưng tác dụng chỉ trong vài ngày.
 Theo yêu cầu của bài, người này phải đi vào vùng có dịch bệnh trong 3 giờ và phải ở lại

đó trong 24 giờ nên cơ thể cần phải có kháng thể trong thời gian này. Vì vậy, để không bị nhiễm
bệnh và trở về an toàn thì người này phải tiêm huyết thanh trị bệnh có chứa kháng thể.
Câu 8: Trong hệ tiêu hóa của con người, thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống ruột theo từng
đợt. Hãy nói sự tác dụng của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột trong việc biến đổi thức ăn
1./ Tác dụng men tiêu hóa ở dịch ruột
Men amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantô
Mantaza tiếp tục biến đổi mantô thành glucô
Trípin biến đổi prôtêin thành axit amin
2./ Tác dụng men tiêu hóa ở dịch ruột
Amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantô, Mantaza tiếp tục biến đổi mantô thành
glucô.
Saccaraza biến đổi saccarô ( đường mía) thành đường đơn glucô và lêvulô
Trípin biến đổi prôtêin thành axit amin
Lipaza biến đổi lipit thành glyxêrin và axit béo
Các axit nuclêic được các enzim phân tách thành các nuclêôtic
3./ Tác dụng dịch mật ( không có men tiêu hóa)
Phân nhỏ các giọt giúp men lipaza dễ tác dụng
Tạo môi trường kiềm, giúp cho sự hoạt động của các men tiêu hóa dịch tụy và dịch ruột và
giúp đóng mở môn vị
Giúp cho sự hấp thu các sản phẩm của sự tiêu hóa lipit
Câu 9: Các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu. Biện pháp đảm bảo an toàn truyền máu.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 14
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
1./ Nhóm máu và truyền máu
 Ở người có 4 nhóm máu là máu O ( nhóm chuyên cho), máu A, máu B và nhóm máu
AB ( nhóm chuyên nhận)
 Lúc truyền máu, cần chú ý đến nguyên tắc xem chất bị ngưng đọng trong hồng cầu
người cho có bị chất gây ngưng trong huyết tương của người nhận làm cho hồng cầuu bị dính lại
hay không. Do đó phải thử máu người nhận thuộc nhóm máu nào để lựa chọn nhóm máu truyền
thích hợp, không gây sự ngưng máu ở bệnh nhân ; đồng thời phải thử máu người cho xem có

nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác không.
2./ Biện pháp đảm bảo an toàn khi truyền máu
a./ Chú ý đến nguyên tắc truyền máu : chú ý xem hồng cầu của người cho có huyết tương của
người nhận gây ngưng hay không. Trên cơ sở đó, người ta lập hồ sơ truyền máu như sau ( các mũi
tên chỉ khả năng truyền được)
A
A
O O AB AB
B
B
b./ Xét nghiệm máu
 Phải thử máu người nhận thuộc nhóm máu nào để lựa chọn máu truyền thích hợp, tránh
hiện tượng đông máu trong cơ thể bệnh nhân.
 Việc xét nghiệm máu còn nhằm kiểm tra máu có nhiễm HIV hoặc chứa các mầm bệnh
khác không.
Câu 10: Nêu cấu tạo và chức năng của tim
1./ Cấu tạo
 Dạng hình chóp, đỉnh quay xuống, đáy quay
lên.
 Có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ ở 2 bên và 2 tâm thất ở
dưới.
 Bên ngoài là màng tim bao bọc, mặt trong
tiết ra một chất dịch giúp cho tim co bóp dễ dàng.
 Tim cấu tạo bởi cơ tim có khả năng co bóp
khỏe và liên tục. Độ dày của lớp cơ tim không đều, cơ
tim bên trái dày hơn các phần cơ tim bên phải. Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ và thành
tâm thất trái dày nhất vì phải bơm máu đến khắp nơi.
 Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ- thất giữa cho máu di chuyển 1 chiều từ tâm nhĩ
xuống tâm thất. Giữa tâm thất và động mạch có van tổ chim, đáy quay về phía tâm thất ngăn
không cho máu động mạch chảy ngược về tim.

2./ Chức năng của tim
 Co bóp nhịp nhàng, liên tục để đẩy máu vào hệ động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về
tim.
Câu 11: Cho biết những van chính của hệ tuần hoàn; vai trò cơ bản của van. Qua đó cho thấy
khi hệ tim mạch bị nhiễm mỡ nhiều sẽ có thể dẫn đến những nguy hiểm nào?
1./ Các van chính
 Van giữa tâm nhĩ và tâm thất
 Van giữa tâm thất trái và động mạch chủ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 15
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
 Van giữa tâm thất phải và động mạch chủ
2./ Vai trò của van
 Giúp máu chỉ lưu thông 1 chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất, từ tâm thất ra động mạch.
- Khi hệ tim mạch bị nhiễm mỡ nhiều thì mỡ sẽ đóng trong các cơ quan này, gây trở ngại
cho hoạt động bình thường của chúng làm van bị giảm hoặc mất tác dụng, mạch máu mất tính đàn
hồi, Do đó có thể dẫn đến những nguy hiểm: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu ( xơ cứng
mạch, tắc nghẽn mạch, )
Câu 12: Hoocmôn là gì? Trình bày những đặc tính và tác động chung của hoocmôn ?
1./ Hoocmôn
 Là những chất do các tuyến nội tiết tiết ra, ngấm vào máu đến gây ảnh hưởng trên các
quá trình sinh lí, đặc biệt là quá trình trao đổi chất của các cơ quan và cơ thể.
2./ Những đặc tính của Hoocmôn
 Mỗi 1 hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một quá trình sinh lí nhất định. Thí dụ Insulin do
tuyến tụy tiết ra làm tăng cường quá trình biến đổi glucô thành glycôgen dự trữ trong gan, gây hạ
đường huyết;
 Hoocmôn có hoạt tính sinh học cao, chỉ cần lượng nhỏ cũng có tác dụng rõ rệt. Chẳng
hạn chỉ cần vài phần nghìn miligam ađrênalin là đã làm tăng đường huyết, tăng nhịp tim.
 Hoocmôn không có tác dụng đặc trưng cho loài, chẳng hạn insulin chiết từ tụy bò hoặc
ngựa có thể chữa đái đường ở người; hoocmôn nhau thai người có thể gây trứng chín ở thỏ hoặc
ảnh hưởng đến sự sinh tinh ở cóc, ếch.

Câu 13: Nêu cấu tạo và chức năng của tủy sống
1./ Hình thái
 Tủy sống hình trụ, dài trung bình 50cm,
đường kính 1cm, màu trắng mềm, đựng trong
xương sống
 Tủy sống có 2 chỗ phình ở cổ và thăt
lưng
 Từ 2 bên tủy sống có 31 đôi dây thần kinh tủy. Mỗi đôi gồm 2
rễ( rễ trước và rễ sau). Cắt ngang tủy ssống ta thấy:
+ Một rãnh trước rộng, lõm vào trong
+ Một sau hẹp và sâu
+ Bốn rãnh bên là nơi các rễ của dây thần kinh tủy đi ra
2./ Cấu tạo trong
 Chất xám bên trong, dạng chữ H
 Chất xám cấu tạo từ thân nơron và tua ngắn
 Chất trắng nằm bên ngoài là những bó sợi thần kinh dẫn truyền xung thần kinh
3./ Chức năng tủy sống
 Chất xám: trung khu của các phản xạ không điều kiện;
 Chất trắng: dẫn truyền các xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ cảm về và xung
vận động tới các cơ quan đáp ứng, liên hệ giữa các vùng của tủy, giữa tủy với não.
Câu 14: Trình bày cấu tạo và chức năng của bán cầu não lớn
1./ Cấu tạo bán cầu đại não
a./ Cấu tạo ngoài
 Có 3 rãnh sâu(rãnh thái dương, rãnh đỉnh, rãnh thẳng
góc) chia bán cầu đại não ra thành 4 thùy; thùy trán, thùy đỉnh,
thùy chẩm và thùy thái dương. Ở mỗi thùy có các khe chia não làm
nhiều khúc cuộn làm não có nhiều nếp nhăn và làm tăng diện tích
bề mặt não.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 16
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT

b./ Cấu tạo trong
 Chất xám: ở bên ngoài, tạo thành lớp vỏ não dày khoảng 2-
4mm và khoảng 14- 17 tỉ noron. Các nơron vỏ não có 3 loại:
+ Nơron cảm giác: tiếp nhận kích thích từ cơ quan ngoài ( da)
+ Nơron vận động: truyền luồng thần kinh từ trung tâm khi vận
động đến cơ
+ Nơron liên lạc: nối các đường hướng tâm và li tâm
 Chất trắng: là lớp vỏ dưới não, gồm các dây thần kinh hướng
tâm và li tâm liên lạc với các phần khác của hệ thần kinh và cơ thể. Chất trắng còn nối 2 bán cầu
não và các đường nối tiếp với đường bắt chéo từ trụ não giúp bán cầu não liên hệ với nữa cơ thể
phía đối diện.
2./ Chức năng bán cầu não
 Não có nhiều vùng thực hiện các chức năng khác nhau ( vùng cảm giác, vùng vận động,
vùng thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, )
 Não là trung ương các phản xạ có điều kiện
Câu 15:Nêu những bệnh, tật của mắt và các biện pháp để tránh những bệnh, tật ấy.
1./ Các bệnh và tật của mắt
a./ Bệnh đau mắt hột
 Do 1 loại viruts kí sinh trong ghèn hay trong nước mắt người
bệnh, lây cho người khác qua việc dùng chung khăn, chậu, bơi tắm
chung hoặc do ruồi nhặn mang đến.
Bệnh khi phát triển làm cho mặt trong mí mắt có nhiều hột cộm lên và sinh
ra lông quặm. Hột và lông quặm cọ xát vào màng giác, lâu ngày làm cho
màng giác bị đục mờ.
b./ Các tật của mắt
 Cận thị: chỉ nhìn được những vật ở gần do thủy tinh thể quá lồi
 Viễn thị: chỉ nhìn thấy những vật ở xa do thủy tinh thể quá dẹp
Cận thị và viễn thị có thể là do bẩm sinh hay do trong quá trình sống
thủy tinh điều tiết không bình thường tạo nên.
 Loạn thị: do màng giác, thủy tinh thể không đều hay do môi

trường trong suốt không đồng nhất, nhìn vật khong rõ, méo mó.
2./ Các biện pháp phòng tránh bệnh và tật của mắt
 Giữ mắt luôn sạch sẽ, tránh dùng chung khăn, chậu với người bệnh để hạn chế sự xâm
nhập của virut kí sinh.
 Đọc sách nơi đủ ánh sáng, tránh đọc nơi tối quá hay quá chói. Giữ khoảng cách giữa
mắt và sách thích hợp 30- 35 cm là vừa, để tránh cho thủy tinh điều tiết quá mức lâu ngày gây tật
mắt
 Dùng thức ăn có nhiều vitamin A để tránh bệnh khô giác mạc, bệnh quáng gà.
 Không tung bụi bẩn và tránh tiếp xúc bụi, chất độc.
Câu 16: Khái niệm và ý nghĩa của phản xạ? so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không
điều kiện.
1./ Khái niệm và ý nghĩa của phản xạ
a./ Khái niệm phản xạ
 Là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trung ương để đáp ứng lại những kích
thích của môi trường.
Thí dụ: tay chạm vật nóng, tay co lại; trời nóng, cơ thể tiết mồ hôi; trời lạnh cơ thể run
b./ Ý nghĩa
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 17
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
 Phản xạ giúp cơ thể đáp ứng có hiệu quả với những thay đổi của môi trường bên ngoài
và bên trong cơ thể, tạo khả năng thcíh nghi của cơ thể với các điều kiện sống.
2./ So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
a./ Giống nhau
 Đều được xây dựng trên cơ sở của thần kinh và giác quan
 Đều là những phản ứng trả lời lại kích thích môi trường của cơ thể
 Đều mang ý nghĩa thích nghi giữa cơ thể với môi trường
b./ Khác nhau
Phản xạ có điều kiện Phản xạ không điều kiện
- Cá thể
- Do tập luyện và không di truyền

- Không bền vững, có thể mất đi
- Do vỏ não điều khiển
- Chủng loài
- Bẩm sinh và di truyền
- Bền vững ổn định và tồn tại suốt đời
- Do các bộ phận thần kinh dưới vỏ não điều khiển.
Câu 17: Yếu tố sức khỏe không thể thiếu đối với đời sống con người. Vì vậy, ta phải thường
xuyên rèn luyện thân thể bằng cách tập thể dục hàng ngày, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Song để có sức khỏe tốt, các hệ cơ quan phát triển bình thường, cơ thể chống lão hóa, chống
lại một số bênh nguy hiểm, thì cơ thể phải có đủ các loại vitamin và khoáng chất. Em hãy nói
những gì mà em biết về vitamin
* Vitamin A
 Phòng chống bệnh khô giác mạc, giúp tế bào biểu bì phát triển tốt
 Có nhiều trong bơ, trứng, dầu cá, thực vật có màu vàng đỏ
* Vitamin D
 Giúp cho quá trình trao đổi canxi, phôtpho. Hệ xương phát triển, chống bệnh loãng
xương
 Có nhiều trong bơ, trứng, dầu cá, sữa. Vitamin D là loại duy nhất được tổng hợp ở dưới
da, dưới ánh nắng mặt trời.
* Vitamin E
 Giúp cơ thể phát dục, chống lão hóa, bảo vệ tế bào
 Có nhiều trong hạt nảy mầm, dầu thực vật
* Vitamin B1
 Tham gia quá trình chuyển hóa, chống bệnh tê, phù thũng, viêm dây thần kinh
 Có nhiều trong ngũ cốc, thị heo, trứng gan.
* Vitamin B2
 Phòng chống bệnh viêm loét niêm mạc
 Có nhiều trong ngũ cốc, thịt bò, trứng gan
* Vitamin B6
 Chống bệnh viêm da, giúp cơ thể không bị suy nhược

 Có nhiều trong gạo, cà chua, cá hồi, gan
* Vitamin B12
 Chống bệnh thiếu máu
 Có trong gan cá biển, sữa, trứng, thịt, phomat
Câu 18: Trình bày cơ sở khoa học của các biện pháp sinh đẻ có kế họch
Khi chưa muốn có con thì phải
 Ngăn cản trứng chín và rụng
 Tránh không co tinh trùng gặp trứng
 Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
a./ Biện pháp ngăn trứng chín và rụng
 Dùng thuốc ức chế sự bài tiết hooc môn gây chín và rụng trứng của tuyến yên
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 18
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
b./ Biện pháp ngăn tinh trùng gặp trứng
Vợ chồng giao hợp tránh thời gian rụng trứng
 Dùng các dụng cụ tránh thai ( bao cao su, mũ tử cung, màng ngăn âm đạo)
 Đặt thuốc ở âm đạo để diệt tinh trùng
 Thắt ống dẫn tinh(ở chồng) hoặc thắt ống dẫn trứng (ở vợ) nếu không muốn có con.
c./ Biện pháp ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
 Đặt vòng tránh thai vào tử cung
Câu 19: Để diệt các động vật trung gian truyền bệnh và tiêm phòng dịch bệnh có hiệu quả, cần
phải làm như thế nào?
1./ Biện pháp diệt động vật trung gian truyền bệnh. Muốn diệt vật trung gian truyền bệnh như:
ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, cháy rận, cần phải:
 Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh ăn uống.
 Dùng các biệt pháp vật lí: nhiệt độ cao (sấy, phơi, luột, ) dùng biện pháp hóa học ( các
chất DDT, 666, vôphatốc 1% để phun vào các ổ ruồi, muỗi ) hoặc các biện pháp sinh học( mèo
bắt chuột, nuôi cá diệt bọ gậy )
2./ Biện pháp để tiêm phòng bệnh có hiệu quả
 Văcxin chứa các vi khuẩn gây bệnh đã bị làm yếu. Vào cơ thể, văcxin kích thích cơ thể

tạo ra kháng thể. Tùy theo loại văcxin mà có cách dùng khác nhau. Ví dụ:
+ Văcxin phòng bại liệt thì uống, văcxin phòng sởi thì tiêm
+ Có văcxin chỉ tiêm 1 lần như BCG phòng lao, văcxin sởi; có văcxin phải tiêm 3 lần, mỗi
lần cách nhau 1 tháng như văcxin “ tam liên” phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván,
 Phải tiêm phòng đủ liều, đúng thời gian qui định, theo đúng chỉ dẫn của thày thuốc, đặc
biệt là khi có yêu cầu chống dịch.
 Tiêm phòng, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tốt, là
các yêu cầu cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cơ thể.
Câu 20: AIDS là gì? Nêu nguyên nhân, triệu chứng, tai hại của AIDS. Trình bày các đường
lây truyền và biện pháp phòng tránh.
1./ SIDA hay AIDS là gì?
 SIDA hay AIDS là chữ viết tắt của thuật ngữ quốc tế nghĩa tiếng việt là « Hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải »
2./ Nguyên nhân
 Do một loại virut ( viết tắt là HIV) xâm nhập vào cơ thể thể phá hủy hệ thống miễn dịch,
làm cơ thể mất hết khả năng chống lại các virut, vi khuẩn gây bệnh.
3./ Triệu chứng
 Nhiễm HIV có thể kéo dài từ 2- 8 năm mà chưa có biểu hiện. Khi bệnh phát triển roc, có
3 biểu hiện chính
+ Sốt kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân
+ Ỉa phân lỏng kéo dài trên 1 tháng, không thuốc gì cầm được và không rõ nguyên nhân.
+ Sụt cân nhanh và nhiều
4./ Tác hại
 90% người mắc SIDA bị chết sau 5 -10 năm
5./ Các con đường truyền bệnh
 Hoạt động tình dục, trong tinh dịch của đàn ông và dịch âm đạo của đàn bà ở những
người nhiễm HIV có rất nhiều virut HIV, vì vậy hoạt động mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn
đến AIDS : 70- 80% mắc bệnh là con đường tình dục.
 Qua tiêm, truyền máu mà dụng cụ không khử trùng, máu không được xét nghiệm trước
khi truyền là nguyên nhân thứ 2 gây HIV

 Tiêm chích ma túy
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 19
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
6./ Các biện pháp phòng tránh SIDA
 Phòng tránh HIV qua hoạt động tình dục : chung thủy 1 vợ 1 chồng ; sử dụng bao cao su
tránh thai khi giao hợp.
 Phòng tránh HIV qua đường máu : trước khi truyền máu cần kiểm tra không có virut
HIV ; các dụng cụ y tế phải được vô trùng trước khi sử dụng
 Không tiêm chích ma túy
 Nếu mẹ nhiễm HIV thì không nêu có con, vì thai nhi sẽ nhiễm HIV qua máu mẹ.
Câu 21 : Trình bày con đường vận chuyển các chất đã hấp thụ
1./ Đơn vị hấp thụ
 Sự hấp thụ chủ yếu nhờ những lông ruột trên bề mặt của tế bào niêm mạc ruột non.
Những lông này tạo thành các nếp gấp làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột non lên đến 500- 600m
2
.
2./ Quá trình hấp thụ
 Các chất glucô, axit amin, nước, muối khoáng, vitamin hấp thụ qua lớp niêm mạc vào
lưới mao mạch. Các chất glyxêrin, axit béo hấp thụ qua lớp mao mạch bạch huyết vào hệ tuần
hoàn và phân phối khắp cơ thể.
 Có 2 cơ chế hấp thụ : cơ chế khuyết tán và cơ chế chỷ động
3./ Các con đường vận chuyển các chất đã hấp thụ
 Có 2 con đường vận chuyển chất hấp thụ
+ Glucô, axit amin, nước, muối khoáng hòa tan vào máu chảy qua gan về tim.
+ Glyxêrin và axit béo sau khi qua màng ruột được tổng hợp thành lipit đặc trưng, một
phần nhỏ vào máu, phần mỡ chủ yếu theo hệ bạch huyết vào tĩnh mạch chủ trên về tim rồi phân
phối cho các tế bào.
 Gan có nhiệm vụ điều hòa nồng độ đường trong máu. Lượng glucô vào cơ thể dư thừa
được gan biến sang glucôgen dự trừ để duy trì nồng độ glucô trong máu ổn định 0.12g/ lít. Gan
còn giúp cơ thể giải độc.

Câu 22: Trước đây, khi chưa có nhiều hiểu biết về giải phẫu và sinh lí người, người ta đã cho
rằng máu trong cơ thể là do từ tim đi và sau đó trở về tim để tiếp tục đi khắp cơ thể, phổi chỉ là
một cơ quan như những cơ quan khác, không có vai trò gì trong sự tuần hoàn của máu. Ngày
nay, dưới ánh sáng khoa học, học sinh hãy cho biết vai trò của phổi trong sự tuần hoàn máu
và nêu ý nghĩa của 2 vòng tuần hoàn đối với cơ thể người.
Vẽ sơ đồ tuần hoàn của người để minh họa và so sánh với sự tuần hoàn của cá để thấy
điểm tiến hóa khi có sự xuất hiện của vòng tuần hoàn thứ 2 ( qua phổi)
( không yêu cầu vẽ hệ bạch huyết và các cơ quan chi tiết như gan, ruột… chỉ ghi chú những yếu tố
có liên quan đến sự minh họa.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 20
Chú thích













Không bào tiêu hóa
SƠ ĐỒ CẤU TẠO TẾ BÀO THẦN KINH (nơron)
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
Câu 24: Thành phần chủ yếu trong hồng cầu là gì? Nó có đặc tính gì? Vì sao khi thở nhiều
cacbon ôxit (* CO) thì bị ngộ độc?
Thành phần chủ yếu trong hồng cầu là hêmôglôbin ( kí hiệu Hb), đó là 1 loại prôtêin kết

hợp với 1 loại sắc tố đỏ có chứa chất sắt( Fe).
Có đặc tính là: kết hợp lỏng lẻo với O
2
và Co
2
vừa giúp quá trình vận chuyển khí vừa giúp
quá trình trao đổi khí O
2
và CO
2
diến ra thuận lợi.
Câu 25: Hãy nêu và giải thích các hoạt động của bạc cầu trong việc tham gia bảo vệ cơ thể.
Hoạt động chủ yếu của bạch cầu là tạo kháng thể và thực bào
1./ Tạo kháng thể
Khi có sự xâm nhập của các phân tử prôtêin lạ ( có từ độc tố của vi khuẩn, virut hay các
nọc độc của rắn, của ong ), những phân tử prôtêin là này kích thích bạch cầu sản xuất ra kháng
thể chống lại các tác hại của prôtêin lạ đó
2./ Sự thực bào
Là khả năng của bạch cầu có thể thay đổi hình dạng và di chuyển đến nơi có vi khuẩn, virut
xâm nhập và cơ thể để bao vây và tiêu diệt chúng.
Hình thức thực bào còn giúp bạch cầu tiêu diệt các tế bào của cơ thể bị già cỗi, bị bệnh.
Sơ đồ mô tả thực bào của bạch cầu như sau:
Câu 26: Trình bày cấu tạo và tính chất của nơron
1./ Cấu tạo
Nơron là tế bào thần kinh, về cơ bản có cấu trúc của một tế bào: ngoài là màng sinh chất,
tiếp đó là chất nguyên sinh, trong chứa nhân.
Cấu trúc đặc trưng của nơron
Nơron gồm 1 thân
và tua. Thân thường hình
sao, đôi khi hình tròn hay

hình bầu dục. Tua có 2
loại:
Tua ngắn mọc
quanh thân hay mọc và
phân nhiều nhánh giống cành cây.
Tua dài mảnh, thường có vỏ bằng chất myêlin bọc quanh; đầu tận cùng của tua dài phân thành
nhiều nhánh nhỏ để phân bố vào các cơ quan của cơ thể hay để tiếp xúc với các tua ngắn của 1
nơron khác.
2./ Tính chất
Cảm ứng: bị kích thích, nơron trả lời lại bằng cách sinh ra các xung thần kinh.
Dẫn truyền: là khả năng lan truyền các xung thần kinh trong sợi dẫn thần kinh; vận tốc các
xung thần kinh của các động vật rất lớn.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 21
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
ÔN TẬP SINH HỌC 9
PHẦN I CÁC ĐỊNH LUẬT DI TRUYỀN CỦA MEN ĐEN
Câu 1: Trình bày những nội dung phương pháp phân tích các thể hệ lai trong nghiên cứu của
Menđen? Cho ví dụ minh họa các phương pháp phân tích đã nêu. ( 2đ )
 Lai các cặp bố ẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản.
Ví dụ: Lai giữa cây hạt vàng và hạt xanh ( hoặc vàng, vỏ trơn.với hạt xanh vỏ nhăn).
 Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó ở con cháu của từng cặp bố mẹ
trên cây đậu Hà lan. Ví dụ: F
1
đồng tính toàn hạt vàng ( hoặc hạt vàng, vỏ trơn); F
2
phân tích có cả
hạt vàng và hạt xanh ( hoặc có cả vàng trơn, xanh nhăn, xanh trơn, xanh nhăn).
 Dùng toán học thống kê để phân tích, xử lí các số liệu thu thập được. Từ đó rút ra một
số qui luật di truyền các tính trạng. Ví dụ: F
1

đồng tính 100% hạt vàng ( hoặc 100% hạt vàng, vỏ
trơn); F
2
phân tính 3 vàng: 1 xanh ( hoặc 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn, 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn)
Câu 2: Thế nào lài lai phân tích? Cho ví dụ minh họa? lai phân tích được ứng dụng vào định
luật nào của Menđen, vì sao? Phát biểu nội dung định luật đó.
 Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội và cá thể mang tính trạng lặn
tương ứng để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là thuần chủng hay dị hợp
 Thí dụ: Ở đậu Hà Lan gen trội A: hạt vàng
Gen lăn a: hạt xanh
 Đậu Hà Lan có kiểu gen AA chỉ cho 1 loại giao tử là A hay kiểu gen Aa thì cho 2 loại
giao tử A và a, còn đậu hạt xanh kiểu gen aa chỉ tạo ra 1 loại giao tử a.
 Ta có sơ đồ lai: đậu hạt vàng x đậu hạt xanh
P AA x aa
G
p
A a
F
1
1 kiểu gen Aa
1 kiểu hình đậu hạt vàng
 Nếu đời sau F
1
phân tính: 1 hạt vàng 1 hạt xanh ( 1 Aa, 1aa) thì sẽ có 2 loại giao tử:
50% A, 50% a.
- Ta có sơ đồ lai: đậu hạt vàng x đậu hạt xanh
P( F
1
) Aa x aa
G F

1
A a a
F
2
kiểu gen: 1 Aa 1aa
kiểu hình 1 đậu hạt vàng 1 đậu hạt xanh
 Lai phân tích được ứng dụng vào định luật 1 và 2 của Menđen
 F
1
đồng tính suy ra cơ thể mang tính trạng trội là thuần chủng, đúng với nội dung định
luật 1.

+ ĐL 1: bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì cơ thể lai F
1
đồng
tính ( mang tính trạng của bố hoặc mẹ)
- Nếu F
1
phân tính ở đời con suy ra cơ thể mang tính trạng trội là dị hợp ( đúng với định
luật 2 của Menđen)
+ĐL 2: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì
thế hệ 2 ( F
2
) có sự phân tích theo tỉ lệ trung bình 3 trội 1 lặn.
Câu 3: Nguyên phân là gì? Những diễn biến cơ bản NST trong nguyên phân
- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy
trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào. Nguyên phân qua 4 kì:
Kì đầu  Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn
Các NST kép dính vào các sợ tơ thoi vô sắc ở tâm động
Kì giữa  Các NST đóng xoắn cực đại

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 22
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
 Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau  Từng NST kép chẻ nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực
của tế bào
Kì cuối  Các NST đơn dãn xoắn ở dạng sợi mãnh
Câu 4: Giảm phân là gì? Trình bày những biến đổi và hoạt động của NST trong giảm phân.
- Giảm phân là sự phân chia của tế baò sinh dục ( 2n) ở thời kì chín qua 2 lần phân bào liên
tiếp, cho ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội ( n)
- Những diễn biến NST qua giảm phân
Diễn biến
Qua các kì
Giảm phân I Giảm phân II
Kì đầu
- Các NST xoắn, co ngắn
-Các NST kép trong cặp NST tương
đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể
bắt chéo với nhau, rồi tách rời nhau.
- NST co lại cho thấy số lượng
NST kép trong bộ đơn bội
Kì giữa
- Các NST kép tập chung xếp thành 2
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào
- NST kép xếp thành 1 hàng trên
mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào
Kì sau
- Các cặp NST kép phân li độc lập với
nhau về 2 cực của tế bào

- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm
động thành 2 NST đơn rồi phân li
về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân
mới được tạo thành với số lượng là bộ
đơn bội kép (n NST kép)
- Các NST đơn nằm gọn trong
nhân mới được hình thành với số
lượng là bộ đơn bội.
Câu 5 : Trình bày điểm giống và khác nhau cơ bản giữa phát sinh sinh giao tử đực và giao tử
cái ở động vật
1./ Giống nhau
 Các tế bào mầm ( noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều nguyên phân liên tiếp nhiều
lần.
 Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử.
2./ Khác nhau
Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I tạo thể cực
thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có
kích thước lớn
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh
bào bậc 2.
- Qua giảm phân II, noãn bào bậc 2 tạo thể cực
thứ 2 có kích thước bé và tế bào trứng có kích
thước lớn
- Qua giảm phân II, mỗi tinh bào bậc 2 cho
2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh
trùng
- Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2

thể cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ trứng
trực tiếp thụ tinh.
- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho
4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham
gia thu tinh
Câu 6: So sánh NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng.
1./ Các đặc điểm giống nhau
a./ Về cấu tạo
 Có cấu tạo từ 1 phân tử ADN và 1 phân tử Prôtêin loại histon
 Có tính đặc trưng cho loài
 Các cặp NST thường hay cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng gồm 2 chiếc
giống nhau
b./ Về chức năng
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 23
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
 Đều chứa gen qui định tính trạng của cơ thể
 Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào như: nhân đôi, đóng xoắn, tháo
xoắn, xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo
2./ Các đặc điểm khác nhau
NST thường NST giới tính
Về cấu tạo
- Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
(2n)
- Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng
bội (2n)
- Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng - Cặp XY là cặp không tương đồng
- Giống nhau giữa cá thể đực và cái trong
loài
- Khác nhau giữa cá thể đực và cái
trong loài

Về chức
năng
- Không qui định giới tính của cơ thể - Có qui định giới tính
- Chứa gen qui định tính trạng thường
không liên quan giới tình
- Chứa gen qui định tính trạng có
liên quan đến giới tính
Câu 7: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết
định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
Vì sao tỉ lệ nam: nữ trong cấu trúc dân số với qui mô luôn xấp xỉ 1: 1
 Cơ chế sinh con trai hay con gái ở người được giải thích dựa trên cơ chế xác định giới
tính. Đó là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại trong
thụ tinh.
P : ♀ 44A + XX x ♂ 44A + XY
G
p
: 22A + X 22A+X : 22A+Y
F
1
44A+XX ( con gái) 44A+XY ( con trai)
( A là cặp NST thường, XX là cặp NST giới tính ở nữ, XY là cặp NST giới tính ở nam)
 Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là không đúng vì qua giảm
phân người mẹ chỉ sinh ra 1 loại trứng là 22A + X, còn người bố sinh ra 2 loại tinh trùng 22A+X :
22A+Y. Sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng mang X sinh ra con gái, còn sự thụ tinh giữa trứng
với tinh trùng mang Y sẽ sinh ra con trai. Như vậy chỉ có con trai NST Y quyết định giới tính
nam, ở nữ không có NST Y quyết định giới tính nam quan niệm ta là sai.
* Tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1: 1
Trong giảm phân tạo giao tử, giới nữ luôn tạo ra một loại trứng nang X, còn giới tính nam
tạo ra 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y nên trong cấu trúc dân số với qui mô lớn, tỉ
lệ nam: nữ luôn xấp xỉ 1: 1.

Câu 8: Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi? Điều đó có ý
nghĩa gì trong thực tiến? giải thích và ví dụ.
1./ Cơ sở khoa học việc điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi
Vì bên cạnh NST giới tính là yếu tố qui định giới tính của cơ thể, thì sự hình thành và phân
hóa giới tính còn chịu tác động bởi hooc môn sinh dục và các điều kiện của môi trường ngoài.
a./ Về tác động của hooc môn sinh dục: Nếu tác động hooc môn sinh dục vào giai đoạn sớm của
quá trình pphát triển của cơ thể, có thể làm thay đổi giới tính mặc dù không làm thay đổi NST giới
tính. Chẳng hạn tác động hooc môn sinh dục mêtyltestôstêrôn vào cá vàng cái lúc còn non, có thể
biến cá cái thành cá đực
b./ Về điều kiện môi trường ngoài: các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ tác động lên quá trình nở
của trứng, của cơ thể non hay thời gian thụ tinh có thể làm thay đổi giới tính.
Thí dụ: một số loài rùa, ở nhiệt độ 28
o
C, trứng nở thành rùa đực, cfòn nhiệt độ trên 32
o
C
trứng nở thành rùa cái.
2./ Ý nghĩa thực tiễn của việc điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 24
GVBm ôn tập HUỲNH VĂN KIỆT
Việc nắm rõ cơ chế di truyền giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính giúp con
người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi phù hợp với mục đích sản xuất và đem lợi ích
cao nhất trong quá trình sản xuất
Thí dụ: Người ta có thể chủ động tạo ra tằm đực vì tằm đực sản xuất tơ cao hơn tằm cái,
hoặc nuôi bò thịch cần tạo nhiều bê và nuôi bò sữa chủ động tạo nhiều bê cái
Câu 9: So sánh kết quả lai phân tích F
1
trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền
liên kết của 2 cặp tính trạng? ( 2 đ)
Di truyền độc lập Di truyền liên kết

P
a
: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
AaBb aabb
G: AB: Ab: aB: ab ab
F
a
: 1 AaBb: 1 Aabb: 1 aaBb: 1 aabb
1 vàng, trơn: 1 vàng nhă: 1 xanh, trơn: 1
xanh nhăn
- Tỉ lệ KG và KH đều là 1: 1: 1: 1: 1
- Xuất hiện biến dị tổ hợp vàng, nhăn và xanh,
trơn
P
a
: Thân xám, dài x thên đen, ngắn
BV/bv bv/bv
G: BV: bv bv
F
a
: BV/bv: bv/bv
1 xám, dài: 1 đen, ngắn
- Tỉ lệ KG và KH đều là 1: 1
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp
Câu 10: So sánh định luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về 2 cặp tính trạng
1./ Giống nhau
Đều là định luật và hiện tượng phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng
Đều có hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn
Về cơ chế di truyền đều dựa trên sự phân li của gen trên NST trong phát sinh giao tử và tổ
hợp gen từ các gia tử trong thụ tinh

P thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản, F
1
đều mang kiểu hình với 2 tính trạng trội
2./ Những điểm khác nhau
Định luật phân li độc lập Hiện tượng di truyền liên kết
Mỗi gen nằm trên 1 NST ( hay 2 cặp gen nằm
trên 2 NST tương đòng khác nhau)
Hai gen nằm trên 1 NST ( hay 2 cặp gen cùng
nằm trên 1 NST tương đồng)
2 cặp tính trạng di truyền độc lập và không phụ
thuộc vào nhau
2 cặp tính trạng di truyền không độc lập và phụ
thuộc vào nhau
Các gen phân li độ lập trong giảm phân tạo giao
tử
Các gen phân li cùng nhau trong giảm phân tạo
giao tử
Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
Câu 11: Trình bày cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN.
1./ Cấu tạo hóa học của ADN
 Phân tử ADN ( axit đêôxiribônuclêic) thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn có thể
dài đến hàng trăm µm (micrômet) và khối lượng đạt hàng triệu hoặc chục triệu đơn vị cacbon:
ADN được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H. O. N và P.
 ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Mỗi đơn phân là 1 nuclêôtit. Mỗi phân tử
ADN có hàng vạn đến hàng triệu nuclêôtit, gồm 4 loại: A (ađênin), T (timin), G(guanin),
X(xitôzin).
 Trong phâ tử ADN, các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc thành mạch ( gọi là
mạch pôlinuclêôtit. Thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit, tạo
cho ADN ở sinh vật vừa có tính đa dạng và tính đặc thù.
Tính đa dạng của ADN : với thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp khác nhau của các

loại nuclêôtit tạo ra gần như vô số loại ADN trong các cơ thể sống.
Tính đặc thù của ADN : mỗi 1 loại ADN có thành phần, số lượng và trật tự xác định của
nuclêôtit.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VỊ THANH Trang 25

×