SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MÔN: TIẾNG ANH KHỐI THPT
Nhóm tác giả:
- Lại Thế Dũng: Chuyên viên Sở GD&ĐT
- Nguyễn Xuân Linh: Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hữu Trác I
- Võ Thị Việt Anh: Giáo viên Trường THPT Kỳ Anh
Bài 1: MỘT SỐ LỖI PHÁT ÂM THƯỜNG GẶP TRONG
SÁCH GIÁO KHOA CHƯƠNG TRÌNH THPT
Theo yêu cầu của chương trình đề án dạy học ngoại ngữ đến năm 2020, mục đích
cuối cùng của việc học Tiếng Anh là giao tiếp hàng ngày một cách lưu loát, tự nhiên. Ưu
điểm của học sinh Hà Tĩnh đó là lĩnh hội được kiến thức từ vựng và ngữ pháp rất chắc
chắn tuy nhiên kĩ năng Nghe và Nói rất hạn chế dẫn tới việc khi giao tiếp thực tế với
người bản xứ (native speakers) hoặc người sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ 2 rất
thiếu tự tin và kém tự nhiên.
Trong quá trình học tiếng Anh, chúng ta thường mắc phải rất nhiều lỗi. Tuy nhiên
các bạn cũng nên nhớ rằng, như bao ngôn ngữ khác, việc học tiếng Anh cũng rất thú vị,
và mắc lỗi cũng là một phần trong quá trình học. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi
muốn đề cập đến lỗi phát âm sai với một số từ vựng mà chúng ta thường gặp trong quá
trình dạy học Tiếng Anh chương trình THPT.
Nguyên nhân dẫn đến các lỗi phát âm trước hết là do một số âm trong Tiếng Việt
không có. Ví dụ như phụ âm /ð/, /dʒ /, . . . Bên cạnh đó, cách phát âm trong Tiếng Anh
không theo một quy tắc nhất định cũng ít nhiều gây khó khăn cho người học. Ngoài ra
một phần do giáo viên chúng ta không trau dồi ngữ âm, không chịu khó tra cứu từ điển
để tham khảo và cứ như vậy phát âm theo thói quen.
Với mong muốn giúp giáo viên và học sinh khắc phục những sai sót về ngữ âm
trong quá trình dạy học Tiếng Anh, chúng tôi xin nêu ra một số từ vựng mà chúng ta
thường hay phát âm sai. Các từ vựng này được liệt kê theo từng bộ sách giáo khoa Tiếng
Anh 10, 11, 12 hiện hành.
I. TIẾNG ANH 10
TT
Từ gốc Cách phát âm đúng Lỗi phát âm sai
Đơn vị
bài học
1 anxious
/ˈæŋkʃəs / /ˈænsiəs /
Unit 6
2 appreciate
/ə’pri:ʃieɪt/ /ə’pri:sieɪt/
Unit 12
3 architecture
/’ɑ:kɪtektʃə(r)/ /’ɑ: tʃɪtektʃə(r)/
Unit 16
4 audience
/ˈɔ:diəns/ /ˈaʊdiəns/
Unit 13
5 botanical
/bə’tænɪkl/ /bəʊ’tənɪkl/
Unit 6
6 canal
/kə’næl/ /kænəl/
Unit 8
7 centre
/’sentə(r)/ /’sentrə(r)/
Unit 4
8 character
/’kærəktə(r)/ /tʃærəktə(r)/
Unit 13
9 chemistry
/’kemɪstri/ /’ tʃemɪstri/
Unit 1
10 clothes
/kləʊðz/
/kləʊz/
/kləʊðziz/
/kləʊziz/
Unit 15
11 comedy
/’kɒmədi/ /’kʌmədi/
Unit 7
12 comfortable
/’kʌmfətəbl/ /’kɒmfɒteɪbl/
Unit 1
13 computer
/kəm’pju:tə(r)/ /kɒm’pju:tə(r)/
Unit 5
14 consuming
/kən’sju:mɪŋ/ /kən’sʌmɪŋ/
Unit 4
15 create
/kri’eɪt/ /kri:t/
Unit 10
16 crown
/kraʊn/ /krəʊn/
Unit 15
17 documentary
/,dɒkju’mentri/ /,dɒkju’məntri/
Unit 7
18 erosion
/ɪ’rəʊʒn/ /ɪrəʊʃn/
Unit 10
19 exhibition
/,eksɪ’bɪʃn/ /,ekzɪ’bɪʃn/
Unit 4
20 forest
/’fɒrɪst/ /fɒrest/
Unit 10
21 funeral
/ˈfju:nərəl / /ˈfʌnərəl /
Unit 12
22 generous
/ˈdʒenərəs / /ˈʒenərəs /
Unit 13
23 height
/haɪt/ /heɪt/
Unit 15
24 heritage
/’herɪtɪdʒ/ /’herɪteɪdʒ/
Unit 16
25 highest
/’haɪɪst/ /haɪɡɪst/
Unit 7
26 host
/həʊst/ /hɒst/
Unit 14
27 illusion
/ɪ’lu:ʒn/ /ɪ’lu:ʃn/
Unit 16
28 kilometre
/’kɪləmi:tə(r)/
/kɪ’lɒmɪtə(r)/
/’kɪləmetrə(r)/
/kɪ’lɒmetrə(r)/
Unit 6
29 luxury
/’lʌkʃəri/ /’lʌksəri/
Unit 13
30 material
/mə’tɪəriəl/ /mæ’təriəl/
Unit 15
31 metre
/’mi:tə(r)/ /’metrə(r)/
Unit 9
32 minority
/maɪ’nɒrəti/ /maɪnərəti/
Unit 11
33 mysterious
/mɪ’stɪəriəs / /mɪ’stəriəs /
Unit 5
34 nationality
/,næʃə’næləti/ /,neɪʃə’næləti/
Unit 2
35 occasion
/ə’keɪʒn/ /ɒ’keɪʃn/
Unit 1
36 ocean
/’əʊʃn/ /’əʊsn/
Unit 9
37 palace
/’pæləs/ /’pəleɪs/
Unit 16
38 Parliament
/’pɑ:ləmənt/ /’pɑ:lɪəmənt/
Unit 15
39 peasant
/’peznt/ /’pi:znt/
Unit 1
40 plough
/plaʊ / /plʌf/
Unit 1
41 resort
/rɪ’zɔ:t/ /rɪsɔ:t/
Unit 6
42 says
/sez/ /seɪz/
Unit 7
43 species
/’spi:ʃi:z/ /’spi:si:z/
Unit 10
44 statue
/’stætʃu:/ /’stætju:/
Unit 15
45 vegetation
/,vedʒə’teɪʃn/ /veɡeteɪʃn/
Unit 10
II. TIẾNG ANH 11
TT
Từ gốc Cách phát âm đúng Lỗi phát âm sai
Đơn vị
bài học
1 ancient
/’eɪnʃənt/ /’ænsiənt/
Unit 16
2 artificial
/,ɑ:tɪ’fɪʃl/ /,ɑ:tɪ’fɪsɪəl/
Unit 15
3 athletic
/æθ’letɪk/ /əθ’letɪk/
Unit 6
4 bother
/’bɒðə(r)/ /’bəʊðə(r)/
Unit 9
5 burial
/’beriəl/ /’bɜ:riəl/
Unit 16
6 campaign
/kæm’peɪn/ /kəm’peɪn/
Unit 5
7 capacity
/kə’pæsəti/ /kæ’pəsəti/
Unit 9
8 career
/kə’rɪə(r)/ /kæ’rɪə(r)/
Unit 15
9 century
/ˈsentʃəri / /ˈsentəri /
Unit 16
10 chamber
/’tʃeɪmbə(r)/ /’tʃæmbə(r)/
Unit 16
11 courteous
/’kɜ:tiəs/ /’kɔ:tiəs/
Unit 9
12 donation
/dəʊ’neɪʃn/ /də’neɪʃn/
Unit 4
13 dramatic
/drə’mætɪk/ /’dræmətɪk/
Unit 5
14 effective
/ɪ’fektɪv/ /e’fektɪv/
Unit 5
15 effort
/’efət/ /’efɔ:t/
Unit 12
16 embarrassed
/ɪm’bærəst/ /em’bɑ:rəst/
Unit 2
17 essential
/ɪ’senʃl/ /e’sentɪəl/
Unit 5
18 exercise
/’eksəsaɪz/ /’ɪksəsaɪz/
Unit 7
19 gigantic
/dʒaɪ’ɡæntɪk/ /ʒaɪ’ʒæntɪk/
Unit 13
20 gradual
/’ɡrædʒuəl / /’ɡrædjuəl /
Unit 5
21 hospitable
/hɒ’spɪtəbl/ /hɒ’spɪteɪbl/
Unit 1
22 international
/,ɪntə’næʃnəl/ /,ɪntə’neɪʃnəl/
Unit 7
23 iron
/ˈaɪən / /ˈaɪrən /
Unit 7
24 leisure
/’leʒə(r)/ /’leɪʃʊə(r)/
Unit 14
25 longevity
/lɒn’dʒevəti/ /lɒn’ɡevəti/
Unit 8
26 marathon
/’mærəθən/ /’mɑ:rəθən/
Unit 6
27 martyr
/’mɑ:tə(r)/ /’mɑ:ti(r)/
Unit 4
28 maturity
/mə’tʃʊərəti/
/məˈtjʊərəti/
/meɪ’tʃʊərəti/
/meɪˈtjʊərəti/
Unit 5
29 mutual
/’mju:tʃuəl/ /’mu:tjuəl/
Unit 1
30 parade
/pə’reɪd/ /pæ’reɪd/
Unit 8
31 personality
/,pɜ:sə’næləti/ /,pɜ:sə’nəliti/
Unit 1
32 pleasant
/’pleznt/ /’pli:znt/
Unit 9
33 policeman
/pə’li:smən/ /pɒ’li:smən/
Unit 6
34 popularity
/,pɒpju’lærəti/ /,pɒpju’ləriti/
Testyourself B
35 potential
/pə’tenʃl/ /pəʊ’tentiəl/
Unit 11
36 precious
/’preʃəs/ /’presɪəs/
Unit 5
37 pretty
/’prɪti/ /’preti/
Unit 3
38 punctuality
/,pʌŋktʃu’æləti/ /,pʌŋktju’əliti/
Unit 9
39 purpose
/’pɜ:pəs/ /pə’pəʊz/
Unit 16
40 question
/ˈkwestʃən / /ˈkwesʃən /
Unit 11
41 receipt
/rɪˈsi:t / /rɪˈsi:pt /
Unit 4
42 reduction
/rɪ’dʌkʃn/ /rɪ’djuʃn/
Unit 9
43 regular
/’reɡjələ(r)/ /’rɪɡjələ(r)/
Unit 13
44 relative
/’relətɪv/ /’rɪleɪtɪv/
Unit 3
45 relevant
/’reləvənt/ /’rɪləvənt/
Unit 5
46 residential
/,rezɪ’denʃl/ /,rezɪ’dəntɪəl/
Unit 1
47 resign
/rɪ’zaɪn/ /rɪ’saɪn/
Unit 15
48 similarity
/,sɪmə’lærəti/ /,sɪmɪ’lərɪti/
Unit 8
49 smooth
/smu:ð/ /smu: θ/
Unit 6
50 spectacular
/spek’tækjələ(r)/ /spek’təkjələ(r)/
Unit 14
51 steady
/’stedi/ /’sti:di/
Unit 5
52 studious
/ˈstju:diəs / /ˈstʌdiəs /
Unit 1
53 suspicious
/sə’spɪʃəs/ /sə’spɪsɪəs/
Unit 1
54 tomb
/tu:m/ /tɒm/
Unit 16
55 vehicle
/’vi:əkl/ /’vi:ɪkl/
Unit 10
56 women
/’wɪmɪn/ /’wʊmɪn/
Unit 7
III. TIẾNG ANH 12
TT
Từ gốc Cách phát âm đúng Lỗi phát âm sai
Đơn vị
bài học
1 academic
/,ækə’demɪk/ /,əkæ’demɪk/
Unit 4
2 area
/’eəriə/ /’əri:/
Unit 16
3 author
/’ɔ:θə(r)/ /’əθɔ:(r)/
Test yourself E
4 both
/bəʊθ/ /bɒθ/
Unit 1
5 breakfast
/’brekfəst/ /’breɪkfəst/
Unit 1
6 Buddhism
/’bʊdɪzəm/ /’bʊdhɪzəm/
Unit 16
7 Canadian
/kə’neɪdiən/ /kæ’nədiən/
Unit 11
8 colleague
/’kɒli:ɡ/ /’kɒli:dʒ/
Unit 14
9 commercial
/kə’mɜ:ʃl/ /kə’mɜ:sɪəl/
Unit 10
10 contractual
/kən’træktʃuəl/ kɒn’træktjuəl
Unit 2
11 dangerous
/’deɪndʒərəs/ /’dændʒərəs/
Unit 10
12 delicious
/dɪ’lɪʃəs/ /dɪ’lɪsɪəs/
Unit 9
13 digest
/daɪ’dʒest/
/dɪ’dʒest/
/daɪ’ɡest/
/dɪ’ɡest/
Unit 10
14 dissolve
/dɪ’zɒlv/ /dɪ’səʊlv/
Unit 7
15 drought
/draʊt/ /drɔ:t/
Test yourself
C
16 economical
/ˌi:kəˈnɒmɪkl /
/ˌekəˈnɒmɪkl /
/ˌi:kɒnəmɪkl /
/ˌekɒnəmɪkl /
Test yourself F
17 economy
/ɪˈkɒnəmi / /ɪˈkənɒmi /
Unit 7
18 education
/ˌedʒuˈkeɪʃn / /ˌeduˈkeɪʃn /
Unit 4
19 efficient
/ɪ’fɪʃnt/ /e’fɪsɪənt/
Unit 7
20 elephant
/’elɪfənt/ /’ɪlefənt/
Test yourself
D
21 excellent
/’eksələnt/ /’ɪkselənt/
Unit 13
22 facial
/’feɪʃl/ /’feɪsɪəl/
Test yourself
A
23 financial
/faɪ’nænʃl/
/fə’nænʃl/
/faɪ’nənsɪəl/
/fə’nænsɪəl/
Unit 15
24 foul
/faʊl/ /fɔ:l/
Unit 12
25 gesture
/’dʒestʃə(r)/ /’ɡestʃə(r)/
Test yourself
A
26 government
/’ɡʌvənmənt/ /’ɡʌvəmənt/
Unit 4
27 graduate
/ˈɡrædʒuət/ /ˈɡrædjuət/
Unit 5
28 graduation
/,ɡrædʒu’eɪʃn/ /,ɡrædju’eɪʃn/
Unit 5
29 great
/ɡreɪt/ /ɡri:t/
Unit 3
30 history
/’hɪstri/ /’hɪstɒri/
Unit 12
31 horizontal
/,hɒrɪ’zɒntl/ /,həraɪ’zəntl/
Unit 12
32 humanitarian
/hju:,mænɪ’teəriən/ /hju:,meɪnɪ’teɪriən/
Unit 14
33 inflation
/ɪn’fleɪʃn/ /ɪn’flæʃn/
Unit 7
34 information
/ˌɪnfəˈmeɪʃn / /ˌɪnfɔ:ˈmeɪʃn /
Unit 4
35 initiate
/ɪ’nɪʃieɪt/ /ɪ’nɪtieɪt/
Unit 14
36 intellectual
/,ɪntə’lektʃuəl/ /,ɪntə’lektjuəl/
Unit 15
37 islander
/’aɪləndə(r)/ /’aɪslændə(r)/
Unit 7
38 lawyer
/ˈlɔ:jə(r) / /ˈlɔɪə(r) /
Unit 6
39 machine
/mə’ʃi:n/ /mə’tʃi:n/
Test yourself
C
40 majority
/mə’dʒɒrəti/ /meɪ’ʒərəti/
Unit 5
41 marriage
/ˈmærɪdʒ / /ˈmærɪeɪdʒ /
Unit 2
42 non
/nɒn/ /nʌn/
Unit 3
43 numerous
/’nju:mərəs/ /’nʌmərəs/
Test yourself
D
44 oblige
/ə’blaɪdʒ/ /ɒ’blɪdʒ/
Unit 1
45 official
/ə’fɪʃl/ /ɒ’fɪsiəl/
Unit 16
46 particular
/pə’tɪkjələ(r)/ /pɑ:’tɪkjələ(r)/
Unit 7
47 preference
/ˈprefrəns / /ˈprɪfrəns /
Unit 11
48 pressure
/’preʃə(r)/ /’priʃʊə (r)/
Unit 6
49 psychological
/ˌsaɪkəˈlɒdʒɪkl / /ˌsaɪk'ɒlədʒɪkl /
Test yourself E
50 signal
/’sɪɡnəl/ /’saɪɡnəl/
Unit 3
51 sociable
/’səʊʃəbl/ /’səʊsɪəbl/
Unit 10
52 soldier
/’səʊldʒə(r)/ /’səʊldiə(r)/
Unit 14
53 sustantial
/səbˈstænʃl / /sʌbˈstæntɪəl /
Unit 7
54 tertiary
/’tɜ:ʃəri/ /’tɜ:tɪəri/
Unit 5
55 thorough
/’θʌrə/ /’θəru:/
Unit 5
56 variety
/və'raɪəti/ /væ'rɪəti/
Test yourself
B
IV. Một số từ phổ biến khác
TT Từ gốc Cách phát âm đúng Lỗi phát âm sai Ghi chú
1
accuracy
/’ækjərəsi/ /’əkjərəsi/
2
addition
/ə’dɪʃn/ /æ’dɪʃn/
3
audition
/ɔ:’dɪʃn/ /aʊ’dɪʃn/
4
behaviour
/bɪ’heɪvjə(r)/ /bɪ’hævjə(r)/
5
booth
/ bu:ð/ / bu:θ/
6
bury
/’beri/ /’bɜ:ri/
7
butcher
/ˈbʊtʃə(r)/ /ˈbʌtʃə(r)/
8
carriage
/’kærɪdʒ/ /’kærɪeɪdʒ/
9
cello
/ˈtʃeləʊ / /ˈseləʊ /
10
champagne
/ʃæm’peɪn/ /tʃæm’peɪn/
11
chaos
/ ˈkeɪɒs/ / ˈtʃeɪɒs/
12
chemical
/’kemɪkl/ /tʃemɪkl/
13
choir
/ˈkwaɪə(r) / /tʃɔɪə/
14
company
/’kʌmpəni/ /’kɒmpəni/
15
conscientious
/ˌkɒnʃiˈenʃəs/ /ˌkɒnsiˈentɪəs/
16
consult
/kən’sʌlt/ /kən’zʌlt/
17
consultant
/kən’sʌltənt/ /kən’zʌltənt/
18
correct
/kəˈrekt/ /kɒˈrekt/
19
courageous
/kə’reɪdʒəs/ /kʌ’rɪdʒəs/
20
enthusiastic
/ɪn,θju:zi’æstɪk/ /en,θju:si’æstɪk/
21
explanation
/,eksplə’neɪʃn/ /,ɪkspleɪ’neɪʃn/
22
explosion
/ɪkˈspləʊʒn/ /ɪkˈspləʊʃn/
23
fasten
/’fɑ:sn/ /’fɑ:stn/
24
ghost
/gəʊst/ /gɔst/
25
hospitality
/,hɒspɪ’tæləti/ /,hɒspɪ’tələti/
26
invasion
/ɪnˈveɪʒn / /ɪnˈveɪʃn /
27
massage
/’mæsa:ʒ/ /’mæsɪʒ/
28
mustn’t
/ˈmʌsnt/ /ˈmʌstnt/
29
persuade
/pə’sweɪd/ /pə’sjueɪd/
30
quay
/ki:/ /kwei/
31
vegetable
/’vedʒtəbl/ /’veɡeteɪbl/
32
whistle
/ ˈwɪsl/ / ˈwɪstl/
33
wolf
/wʊlf/ /wɔlf/
34
wounded
/’wu:ndɪd/ /’waʊndɪd/
Bài 2: YÊU CẦU CẦN ĐẠT TRONG VIỆC DẠY MỆNH ĐỀ QUAN HỆ
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN MÔN TIẾNG ANH THPT
Như chúng ta đã biết, mệnh đề quan hệ là phần kiến thức hết sức quan trọng của bộ
môn tiếng Anh, luôn có trong các đề thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng. Trong chương
trình Tiếng Anh THPT, mệnh đề quan hệ được đưa vào giảng dạy một phần nhỏ ở khối
10, tập trung chủ yếu ở học kỳ 2 khối 11 và ôn lại ở khối 12. Vậy làm thế nào để giáo
viên chúng ta có thể truyền tải được kiến thức cần đạt đó trong chương trình đến học
sinh, giúp các em hiểu rõ và vận dụng nó một cách hiệu quả nhất? Trong cuốn sách nhỏ
này, chúng tôi tập trung vào 2 nội dung chính: Giới thiệu chung về mệnh đề quan hệ,
giới hạn cụ thể về mệnh đề quan hệ trong Tiếng Anh THPT chương trình chuẩn và giới
thiệu một số bài tập áp dụng cho từng tiết dạy.
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỆNH ĐỀ QUAN HỆ:
I. Định nghĩa:
Mệnh đề quan hệ (còn được gọi là mệnh đề tính ngữ), là mệnh đề phụ bổ nghĩa cho
danh từ đứng trước, giúp chúng ta xác định người, vật hoặc sự việc mà người nói muốn
đề cập đến trong câu.
Mệnh đề quan hệ thường được bắt đầu bằng các đại từ quan hệ (who, whom, which,
that, whose ) hoặc các trạng từ quan hệ (where, when, why ) và đứng ngay sau danh từ
mà nó bổ nghĩa.
II. Các loại mệnh đề quan hệ:
1. Mệnh đề quan hệ xác định (defining or restrictive clause):
Mệnh đề quan hệ xác định được dùng để xác định rõ người, vật hay sự việc được nói
đến trong câu. Nó là phần rất quan trọng của câu. Nếu chúng ta lược bỏ mệnh đề quan
hệ xác định thì ý nghĩa của câu sẽ không rõ ràng.
Ví dụ: The book which you lent me was very interesting.
Ở câu trên, mệnh đề quan hệ “which you lent me” là mệnh đề quan hệ xác định vì nó
giúp người nghe hiểu rõ “quyển sách” được nói đến là “quyển sách mà bạn cho tôi
mượn”.
2. Mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining relative clause or non-restrictive
relative clause):
Mệnh đề quan hệ không xác định là mệnh đề cung cấp thêm thông tin về người, vật
hoặc sự việc được đề cập đến trong câu, là phần giải thích thêm. Nếu lược bỏ mệnh đề
này thì câu vẫn đủ nghĩa.
Mệnh đề quan hệ không xác định thường được dùng khi danh từ đứng trước là danh
từ riêng hoặc có tính từ sở hữu (my, our, your, their, his, her, its) hoặc đại từ chỉ định
(this, that, these, those) đi kèm. Nó thường được tách khỏi mệnh đề chính bằng các dấu
phẩy(,) hoặc dấu gạch ngang(-).
Ví dụ: Mrs Ann, who lives next to me, is a nurse.
Trong câu trên, nếu chúng ta lược bỏ mệnh đề quan hệ không xác định “who lives
next to me” thì ý nghĩa của câu nói vẫn rất rõ ràng (cô Ann là một y tá).
3. Mệnh đề quan hệ nối tiếp (sentence relative clause):
Mệnh đề quan hệ nối tiếp dùng để bổ nghĩa cho cả mệnh đề đứng trước, luôn được
bắt đầu bằng đại từ quan hệ “which” và tách khỏi mệnh đề chính bằng dấu phẩy(,).
Ví dụ: I failed the entrance examinations, which made my parents unhappy.
Trong mệnh đề quan hệ nối tiếp “which made my parents unhappy” thì which có
chức năng như là một liên từ nối, có nghĩa là “điều đó, việc đó ” và bổ nghĩa cho việc
“tôi bị hỏng thi đại học”.
II. Các đại từ quan hệ:
1. Who: Là đại từ quan hệ được dùng để thay thế cho các danh từ hoặc đại từ chỉ
người; làm chủ ngữ hoặc tân ngữ của động từ trong mệnh đề quan hệ.
Tuy nhiên, chúng ta không dùng who sau giới từ.
Ví dụ: The man who is standing over there is my English teacher.
S V
2. Whom: Là đại từ quan hệ được dùng để thay thế cho các danh từ hoặc đại từ chỉ
người; làm tân ngữ của động từ trong mệnh đề quan hệ.
Ví dụ: The woman whom I wanted to see was away on holiday.
-> I wanted to see the woman
S V O
3. Which: Là đại từ quan hệ thay thế cho danh từ hoặc đại từ chỉ vật, sự việc; làm
chủ ngữ hoặc tân ngữ của động từ trong mệnh đề quan hệ.
Ví dụ: - The hat which is on the table is made of silk.
S V
- This is the book which I like best.
-> I like the book best
S V O Adv
4. That: Là đại từ quan hệ thay thế cho danh từ hoặc đại từ chỉ người, vật hoặc sự
việc; làm chủ ngữ hoặc tân ngữ của động từ trong mệnh đề quan hệ.
Như vậy, that có thể thay thế cho who, whom và which trong mệnh đề quan hệ xác
định.
5. Whose: Là đại từ quan hệ thay thế cho tính từ sở hữu, bổ nghĩa cho danh từ chỉ
người hoặc vật đứng trước.
Khi dùng cho vật, whose có nghĩa tương đương với “of which”. Tuy nhiên, whose
luôn đứng trước danh từ còn “of which” luôn đứng sau cụm danh từ được bắt đầu bằng
mạo từ “the”.
Ví dụ: - The girl whose photo is in the paper lives in our street.
- The house whose windows are painted green is mine.
= The house the windows of which are painted green is mine.
III. Các trạng từ quan hệ:
1. When: là trạng từ quan hệ thay thế cho trạng ngữ chỉ thời gian. When có thể thay
thế cho in/ on/ at + which hoặc then.
Ví dụ: I’ll never forget the day when I met her. (=on which)
That was the time when he managed the company. (= at which)
2. Where: Là trạng từ quan hệ thay thế cho trạng ngữ chỉ nơi chốn. Where có thể
thay cho in/ on/ at which hoặc there.
Ví dụ: That is the house where we used to live . (= in which)
Do you know the country where I was born?(= in which)
3. Why: là trạng từ quan hệ chỉ lý do, thường đứng sau cụm từ “the reason”. Why có
thể thay cho “for which”:
Ví dụ: Please tell me the reason why you are so sad. (= for which)
He told me the reason why he had been absent from class the day before.
IV. Dạng rút gọn của mệnh đề quan hệ:
Mệnh đề quan hệ có thể rút gọn theo 6 cách: dùng hiện tại phân từ, quá khứ phân từ,
cụm động từ nguyên mẫu, cụm danh từ, cụm tính từ hoặc tính từ ghép.
1. Rút gọn mênh đề quan hệ bằng cách sử dụng hiện tại phân từ (V-ing):
Khi mênh đề quan hệ mang nghĩa chủ động thì chúng ta có thể rút gọn như sau: bỏ
đại từ quan hệ và trợ động từ hoặc động từ to be (nếu có) rồi đưa động từ chính về dạng
V-ing.
Ví dụ: The man who is sitting next to you is my uncle.
->The man sitting to you is my uncle.
Do you know the boy who broke the windows last night?
-> Do you know the boy breaking the windows last night?
2. Rút gọn mênh đề quan hệ bằng cách sử dụng quá khứ phân từ (V-ed):
Khi mệnh đề quan hệ mang nghĩa bị động thì ta có thể rút gọn như sau: bỏ đại từ
quan hệ và trợ động từ hoặc động từ to be (nếu có) rồi đưa động từ chính về dạng V-ed.
Ví dụ: The books which were written by To Hoai are interesting.
->The books written by To Hoai are interesting.
The students who were punished by the teacher are lazy.
->The students punished by the teacher are lazy.
The house which is being built now belongs to Mr. Pike.
->The house built now belongs to Mr. Pike.
3. Rút gọn mênh đề quan hệ bằng cách sử dụng cụm động từ nguyên mẫu (To
Infinitive):
Chúng ta có thể rút gọn mệnh đề quan hệ xác định bằng cách bỏ đại từ quan hệ và
trợ động từ hoặc động từ to be (nếu có) rồi đưa động từ chính về dạng To Infinitive
trong các trường hợp sau:
* Khi mệnh đề quan hệ diễn đạt mục đích của hành động.
Ví dụ: English is an important language which we have to master.
-> English is an important language to master.
* Khi mệnh đề quan hệ diễn tả sự cho phép.
Ví dụ: There is a good restaurant where we can eat good food.
-> There is a good restaurant to eat good food.
* Khi mệnh đề quan hệ theo sau các cụm từ bắt đầu bằng the first, the second, the
next, the last, the only, the + cấp so sánh nhất của tính từ.
Ví dụ: The captain was the last man who left the ship.
->The captain was the last man to leave the ship.
The guest on our show is the youngest golfer who won the Open.
->The guest on our show is the youngest golfer to win the Open.
* Khi mệnh đề chính có động từ Have.
Ví dụ: I have many homework that I must do.
->I have many homework to do.
*Khi câu mở đầu bằng cấu trúc: Here/ There + be.
Ví dụ: There are six letters which have to be written today.
->There are six letters to be written today.
GHI NHỚ :
Khi dùng To infinitive để rút gọn mệnh đề quan hệ xác định chúng ta cần lưu ý:
- Nếu chủ từ 2 mệnh đề khác nhau thì thêm cụm for sb trước to inf.
Ví dụ: We have some picture books that children can read.
-> We have some picture books for children to read.
Tuy nhiên nếu chủ từ đó là đại từ có nghĩa chung chung như we, you, everyone thì có
thể không cần ghi ra.
Ví dụ: Studying abroad is the wonderful thing that we must think about.
-> Studying abroad is the wonderful (for us) to think about.
- Nếu trước đại từ quan hệ có giới từ thì phải đem xuống cuối câu. ( đây là lỗi người học
thường hay sai nhất).
Ví dụ: We have a peg on which we can hang our coat.
-> We have a peg to hang our coat on.
4. Rút gọn mệnh đề quan hệ không xác định bằng cách dùng cụm danh từ:
Khi mệnh đề quan hệ có dạng: đại từ quan hệ + be + cụm danh từ thì ta có thể rút
gọn bằng cách: bỏ who ,which và be. Khi đó, mệnh đề quan hệ sẽ chỉ còn là một
cụm danh từ.
Ví dụ: Football, which is a popular sport, is very good for health.
-> Football, a popular sport, is very good for health.
We visited Barcelona, which is a city in northern Spain.
->We visited Barcelona, a city in northern Spain.
5. Rút gọn mệnh đề quan hệ không xác định bằng cách dùng cụm tính từ:
Khi mệnh đề quan hệ có dạng: đại từ quan hệ + be + cụm tính từ thì ta có thể rút gọn
bằng 2 cách: Có 2 công thức rút gọn như sau:
Cách 1: Bỏ đại từ quan hệ và to be, giữ nguyên tính từ phía sau. Cách này chỉ được thực
hiện ở hai trường hợp:
Trường hợp 1:
Nếu phía trước đại từ quan hệ là đại từ bất định: something, anything, anybody
Ví dụ: There must be something that is wrong
->There must be something wrong
Trường hợp 2:
Mệnh đề quan hệ không xác định (đi sau dấu phẩy) có ít nhất hai tính từ:
Ví dụ: My grandmother, who is old and sick, never goes out of the house.
-> My grandmother, old and sick, never goes out of the house.
Cách 2:
Nếu ngoài các trường hợp trên thì ta đem tính từ lên trước danh từ :
Ví dụ: My grandmother, who is sick, never goes out of the house.
->My sick grandmother never goes out of the house.
6. Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cách sử dụng tính từ ghép:
Khi mệnh đề quan hệ có dạng: đại từ quan hệ + động từ + số đếm + danh từ, ta có
thể rút gọn như sau:
Lược bỏ đại từ quan hệ và động từ,thêm dấu gạch nối vào giữa số đếm và danh từ,
khi đó danh từ luôn ở dạng số ít.
Ví dụ: I have a car which has four seats.
-> I have a four-seat car.
I had a holiday which lasted two days.
-> I had a two-day holiday.
V. Giới từ đi với mênh đề quan hệ:
- Chỉ có hai đại từ quan hệ là Whom và which thường có giới từ đi kèm. Khi đó giới
từ có thể đứng trước các đại từ quan hệ hoặc cuối mệnh đề quan hệ.
Ví dụ: - The man about whom you are talking is my brother.
-> The man whom you are talking about is my brother.
- The picture at which you are looking is very expensive.
-> The picture which you are looking at is very expensive.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu giới từ trong mệnh đề quan hệ thuộc cụm động từ
(phrase verb) thì nó chỉ có thể theo sau động từ, không đưa giới từ đó lên trước đại từ
quan hệ được.
Ví dụ: The child whom I am looking after is an orphan.
->The child after whom I am looking is an orphan => sai vì look after là một cụm
động từ.
VII. Một số điều cần lưu ý về mệnh đề quan hệ
1. Các đại từ quan hệ có chức năng tân ngữ trong mệnh đề quan hệ xác định đều có
thể lược bỏ.
Ví dụ: Do you know the boy (whom) we met yesterday?
-> That’s the house (which) I have bought.
- Tuy nhiên các đại từ quan hệ có chức năng tân ngữ trong mệnh đề quan hệ không
xác định không thể lược bỏ.
Ví dụ: Mr Tom, whom I spoke on the phone to , is very interested in our plan.
2. Chú ý cách dùng của các cấu trúc mở đầu cho mệnh đề quan hệ: all, most, none,
neither, any, either, some, (a)few, both, half, each, one, two, several, many, much, + of
which/whom.
Daisy has three brothers, all of whom are teachers.
I tried on three pairs of shoes, none of which fitted me.
He asked me a lot of questions, most of which I couldn’t answer.
Two boys, neither of whom I had seen before, came into my class.
They have got two cars, one of which they seldom use.
There were a lot of people at the meeting, few of whom I had met before.
3. Các trường hợp sau đây thường phải dùng ‘that’
a. Khi cụm từ đứng trước vừa là danh từ chỉ người và vật
He told me about the places and people that he had seen in London
b. Sau các tính từ so sánh hơn nhất, first và last
This is the most interesting film that I’ve ever seen.
Moscow is the finest city that she’s ever visited.
That is the last letter that he wrote.
She was the first person that broke the silence.
c. Sau các từ all, only (duy nhất) và very (chính là)
All that he can say is this.
I bought the only book that they had.
You’re the very man that I would like to see.
d. Sau các đại từ bất định
He never says anything that is worth listening to.
I’ll tell you something that is very interesting.
B. GIỚI HẠN CỤ THỂ VỀ MỆNH ĐỀ QUAN HỆ TRONG TIẾNG ANH
THPT CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN.
Như đã đề cập đến ở trên, trong chương trình THPT, kiến thức về mệnh đề quan
hệ được đưa vào dạy ở cả ba khối 10, 11, 12 theo cấp độ từ dễ đến khó, tập trung chủ
yếu ở khối 11 và ôn tập lại ở khối 12. Giáo viên phải xác định được lượng kiến thức cần
đạt trong từng giờ dạy theo đúng yêu cầu của sách giáo khoa, sau đó có thể tham khảo,
vận dụng những kiến thức chúng tôi đã trình bày ở phần A (Giới thiệu chung về mệnh
đề quan hệ). Cụ thể như sau:
I. Tiếng Anh 10:
1.Which as connector. (Unit 4)
Thực chất đây là cách dùng của đại từ quan hệ which trong mệnh đề quan hệ nối tiếp
(Mục II.3)
3. Relatives pronouns: Who, which, that (Unit 5)
Giáo viên có thể tham khảo mục III.1, III.2, III.3, III.4.
II. Tiếng Anh 11:
1. Non – defining and defining relative clauses. (Unit 9)
Giáo viên có thể tham khảo mục II.1, II.2.
2. Relative clause with prepositions (Unit 10)
Giáo viên có thể tham khảo mục VI.
3. Relatives clauses replaced by participles and to infinitives (revision) (Unit 11)
Giáo viên có thể tham khảo mục V.1, V.2, V.3.
4. Relative clauses (revision) and omission of relative pronouns (Unit 12)
Giáo viên có thể tham khảo mục I, V, VI.
III. Tiếng Anh 12:
Defining and non – defining relative clauses (Unit 6)
Giáo viên có thể tham khảo mục II.1, II.2.
(Giáo viên cũng có thể tham khảo ở các sách giáo viên của từng khối, hướng dẫn
dạy học môn Tiếng Anh THPT theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GD – ĐT )
C. GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
THƯỜNG GẶP VỀ MỆNH ĐỀ QUAN HỆ
Mệnh đề quan hệ là một phần kiến thức hết sức quan trọng đối với người học. Vậy
chúng ta phải làm thế nào để giúp các em nắm vững kiến thức về mệnh đề quan hệ và
vận dụng một cách hiệu quả trong các kỳ thi quan trọng. Chúng tôi xin giới thiệu một số
dạng bài tập thường gặp và cách hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập đó.
I. Bài tập xác định đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ:
I.1. Choose the best option to complete each of the following sentences:
1. The book ______ I bought at the bookstore yesterday is expensive.
A. who B. whose C. that D. B and C are correct
2. What’s the name of the blonde girl ______ just came in?
A. who B. whose C. whom D. all are correct
3. I don’t like people ______ lose their temper easily.
A. who B. which C. that D. A and C are correct
4. Mexico City, _____ has a population of over 10 million, is probably the fastest
growing city in the world.
A. which B. who C. that D. A and C are correct
5. Where is the girl _____ sells tickets?
A. whom B. who C. which D. whose
6. I need to find a painting ______ will match the rest of my room.
A. who B. that C. which D. B and C are correct
7. Ann quit her job at the advertising agency, ______ surprised everyone.
A. which B. that C. who D. what
8. Mary was looking after a dog ______ leg had been broken in an accident.
A. which B. whose C. of which D. that
9. I called my cousin, ______is a mechanic, to fix my car, ______ was broken.
A. who/ which B. that/ which C. who/ that D. that/ that
10. The secretary ______ I talked didn’t know where the meeting was held.
A. whom B. to whom C. that D. who
I.2: Complete each of the following sentences with the most suitable relative
pronoun or relative adverb.
1. The man ______ paid for the meal was a friend of Tom’s.
2. The hotel Tyrol, ______ I stayed when I was in Italy, was a really nice hotel.
3. My office, ______ is on the second floor of the building, is very small.
4. The time ______ I broke my leg is one of my worst memories.
5. This school is only for children ______ first language is English.
6. Lan had a woodenbox, in ______ she kept her photos.
7. I don’t know the name of the woman to ______ I talked on the phone.
8. I don’t like people ______ are big-headed.
9. She wanted to know the reason ______ I had turned down her invitation.
10. I work for a firm ______ main office is in London.
Khi yêu cầu học sinh làm một trong hai dạng bài tập trên, chúng ta nên hướng dẫn
cho các em cách xác định đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ cần điền. Trước hết, việc
lựa chọn đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ phụ thuộc hoàn toàn vào danh từ đứng
trước. Cần xác định được đó là danh từ chỉ người hay chỉ vật, sự việc Tiếp theo, phải
xác định chức năng của đại từ hay trạng từ quan hệ đó trong mệnh đề quan hệ (chủ ngữ,
tân ngữ, trạng ngữ ). Một việc không kém phần quan trọng là học sinh phải phân biệt
được mệnh đề quan hệ xác định và không xác định vì hai loại mệnh đề này giới hạn việc
sử dụng đại từ quan hệ khác nhau.
Ví dụ, khi làm bài tập I.1, câu 1: Danh từ đứng trước: “The book” là danh từ chỉ vật,
làm chức năng tân ngữ của động từ “bought” trong mệnh đề quan hệ xác định. Vậy
chúng ta có thể chọn đáp án là “which” hoặc “that”. Trong các đáp án A, B, C, D không
có “which” vậy ta chọn “that”.
Hoặc danh từ ở câu 3 bài tập II.2 “My ofice” là danh từ chỉ vật làm chức năng chủ
ngữ, nhưng nó thuộc mệnh đề quan hệ không xác định, chúng ta không thể dùng đại từ
quan hệ “that” nên đáp án chỉ có thể là “which”.
Tương tự, bằng cách loại trừ các đáp án gây nhiễu phụ thuộc vào chức năng, vị trí,
từ loại, ý nghĩa của đại từ quan hệ, phụ thuộc vào loại mệnh đề quan hệ học sinh có
thể dễ dàng chọn ra câu trả lời đúng nhất cho cả hai dạng bài tập.
Đáp án cho mỗi bài:
I.1. Choose the best option to complete each of the following sentences:
1. The book ______ I bought at the bookstore yesterday is expensive.
A. who B. whose C. that D. B and C are correct
2. What’s the name of the blonde girl ______ just came in?
A. who B. whose C. whom D. all are correct
3. I don’t like people ______ lose their temper easily.
A. who B. which C. that D. A and C are correct
4. Mexico City, _____ has a population of over 10 million, is probably the fastest
growing city in the world.
A. which B. who C. that D. A and C are correct
5. Where is the girl _____ sells tickets?
A. whom B. who C. which D. whose
6. I need to find a painting ______ will match the rest of my room.
A. who B. that C. which D. B and C are correct
7. Ann quit her job at the advertising agency, ______ surprised everyone.
A. which B. that C. who D. what
8. Mary was looking after a dog ______ leg had been broken in an accident.
A. which B. whose C. of which D. that
9. I called my cousin, ______is a mechanic, to fix my car, ______ was broken.
A. who/ which B. that/ which C. who/ that D. that/ that
10. The secretary ______ I talked didn’t know where the meeting was held.
A. whom B. to whom C. that D. who
I.2: Complete each of the following sentences with the most suitable relative
pronoun or relative adverb.
1. The man who/ that paid for the meal was a friend of Tom’s.
2. The hotel Tyrol, where I stayed when I was in Italy, was a really nice hotel.
3. My office, which is on the second floor of the building, is very small.
4. The time when I broke my leg is one of my worst memories.
5. This school is only for children whose first language is English.
6. Lan had a woodenbox, in which she kept her photos.
7. I don’t know the name of the woman to whom I talked on the phone.
8. I don’t like people who/ that are big-headed.
9. She wanted to know the reason why I had turned down her invitation.
10. I work for a firm whose main office is in London.
II. Bài tập xác định loại mệnh đề quan hệ:
I. Underline the relative clauses in these sentences, and indicate if they are defining
(D) non-defining (N) or sentence relative clause (S). Add a comma where necessary.
1. Washington D.C. which is located on the East Coast of the United States has many
interesting and historical places to visit.
2. This isn’t the bus on which I often travel.
3. I didn’t know the name of the man who helped me.
4. Einstein who failed his university entrance exam discovered relativity.
5. My brother who is standing next to me in the picture is an engineer.
6. Mr Pitts is the person that I want to see.
7. I can’t find my diary which is a real nuisance.
8. Kyoto which used to be the capital of Japan has many temples.
9. That building which used to be a hotel was built sixty years ago.
10. We all want to know the reason why they have canceled the meeting.
Khi làm bài tập này giáo viên phải nhắc lại cho học sinh rằng mệnh đề quan hệ luôn bắt
đầu bằng một đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ. Mệnh đề quan hệ không xác định
luôn đi sau các danh từ riêng, cụm danh từ có chứa tính từ sở hữu hoặc đại từ bất định.
Mệnh đề quan hệ nối tiếp luôn đứng cuối câu, bắt đầu bằng which và giải thích nghĩa
của toàn bộ mệnh đề đứng trước nó. Từ đó, học sinh có thể xác định vị trí và loại của
mệnh đề quan hệ trong các câu.
Ví dụ: Ở câu 1, mệnh đề quan hệ bắt đầu từ “which” và kết thúc ở “United States” vì
động từ has đứng sau nó là động từ của mệnh đề chính; “Washington D.C” là danh từ
riêng nên mệnh đề quan hệ này là mệnh đề quan hệ không xác đinh.
1. Washington D.C., which is located on the East Coast of the United States, has
N
many interesting and historical places to visit.
Tương tự vậy, đáp án của bài tập này sẽ là:
2. This isn’t the bus on which I often travel.
D
3. I didn’t know the name of the man who helped me.
D
4. Einstein, who failed his university entrance exam, discovered relativity.
N
5. My brother, who is standing next to me in the picture, is an engineer.
N
6. Mr Pitts is the person that I want to see.
D
7. I can’t find my diary, which is a real nuisance.
S
8. Kyoto, which used to be the capital of Japan, has many temples.
N
9. That building, which used to be a hotel, was built sixty years ago.
N
10.We all want to know the reason why they have canceled the meeting.
D
III. Bài tập nối hai câu đơn thành một câu ghép, sử dụng đại từ quan hệ hoặc
trạng từ quan hệ:
Combine the following pairs of sentences, using suitable relative pronouns and
relative adverbs:
1. Professor Wilson is an excellent lecturer. He teaches Chemistry.
2. I don’t know the name of the woman. I spoke to her on the phone.
3. There are some words. They are difficult to translate.
4. The police blocked off the road. That caused a traffic jam.
5. Felix Roove is a journalist. His tape recorder was stolen.
6. I’ll show you the second–hand bookshop. You can find valuable books in this
shop.
7. You didn’t tell us the reason. You didn’t go to school for that reason.
8. Mark liked to travel at night. The road is quiet at that time.
9. The village has about 200 people. The majority of them are farmers.
10. I was looking for a book this morning. I’ve found it now.
Để làm được dạng bài tập này, trước hết người học phải tìm cặp từ đồng nghĩa trong
2 câu đơn. Sau đó, xét nghĩa của cả hai câu xem câu nào là ý chính mà người nói muốn
truyền đạt thì ta đưa câu đó làm mệnh đề chính. Tiếp theo, xác định rõ từ cần được thay
thế là danh từ hay trạng từ, chỉ người hay vật, làm chủ ngữ hay tân ngữ trong mệnh đề
quan hệ xác định hay không xác định Khi đã có đủ các thông tin trên, chúng ta chọn
đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ thích hợp nhất rồi tiến hành kết nối hai câu đơn
thành câu ghép như sau:
- Thay thế danh từ đồng nghĩa trong mệnh đề phụ bằng đại từ quan hệ đã chọn.
- Đưa đại từ quan hệ đó lên ngay sau danh từ cần bổ nghĩa.
- Đưa cả mệnh đề quan hệ lên đặt sau đại từ quan hệ.
- Thêm dấu phẩy vào giữa hai mệnh đề nếu danh từ đứng trước là danh từ riêng
hoặc có tính từ sở hữu, đại từ chỉ định đi kèm.
Ví dụ: Câu 1 ở bài tập II, ta thực hiện các bước như sau:
1. Professor Wilson is an excellent lecturer. He teaches Chemistry.
- Ở hai câu này cặp từ đồng nghĩa là “Professor Wilson” và “He”. Đây là danh từ
chỉ người. Câu thứ nhất là ý mà người nói muốn truyền đạt nên ta chọn làm mệnh đề
chính. Trong mệnh đề quan hệ “He teaches Chemistry” thì “he” có chức năng làm chủ
ngữ. Như vậy, đại từ quan hệ ta cần chọn là “who” hoặc “that”.
Hơn nữa, “Professor Wilson” là danh từ riêng nên mệnh đề quan hệ trong câu là mệnh
đề quan hệ không xác định, chúng ta loại trừ “that”. Ta kết nối như sau:
Proffesor Wilson, who teaches Chemistry, is an excellent lecturer.
Với cách làm tương tự, ta có thể kết nối các cặp câu đã cho thành các câu ghép sau:
2. I don’t know the name of the woman to whom I spoke on the phone/ whom I
spoke to on the phone.
3. There are some words which are difficult to translate.
4. The police blocked off the road, which caused a traffic jam.
5. Felix Roove is a journalist whose tape recorder was stolen.
6. I’ll show you the second–hand bookshop where you can find valuable books.
7. You didn’t tell us the reason why you didn’t go to school.
8. Mark liked to travel at night when the road is quiet.
9. The village has about 200 people the majority of whom are farmers.
10. I have found the book which I was looking for this morning.
IV. Bài tập rút gọn mệnh đề quan hệ:
Reduce the relative clause in each of the following sentences:
1. We had a river in which we could swim .
2. Here are some accounts that you must check.
3. The last student that was interviewed was Tom.
4. We visited Hanoi, which is the capital of Vietnam.
5. My father, who is a pilot, often goes abroad.
6. I was the only one who realized him.
7. I have some homework which I must do tonight.
8. Our solar system is in a galaxy that is called the Milky Way.
9. A person who serves in a shop is called a shop assistant
10. There are six reports which have to be typed today.
Giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh làm dạng bài tập này theo các bước sau:
1. Xác định mệnh đề quan hệ. Sau đó, suy luận để rút gọn mệnh đề đó theo 5 cách
đã học.
Trước hết, nhìn xem mệnh đề có công thức S + BE + CỤM DANH TỪ không ?
Nếu có áp dụng cách 4 .
2. Nếu không có công thức đó thì xem trước đại từ quan hệ who, which, that có
các dấu hiệu first, only next, last không , nếu có thì áp dụng cách 3 ( chuyển
mệnh đề quan hệ thành to infinitive) lưu ý thêm xem 2 chủ từ có khác nhau
không (để dùng for sb )
3 .Nếu mệnh đề quan hệ không thuộc hai trường hợp trên thì ta xét xem mệnh đề
quan hệ trong câu đó mang ý nghĩa chủ động (rút gọn bằng cách sử dụng V-ing)
hay bị động (rút gọn bằng cách sử dung V-ed).
Đáp án của bài tập IV sẽ là:
1. We had a river to swim in.
2. Here are some accounts for you to check
3. Tom was the last student to be interviewed
4. We visited Hanoi, the capital of Vietnam.
5. My father, a pilot, often goes abroad.
6. I was the only one to realize him.
7. I have some homework to do tonight.
8. Our solar system is in a galaxy called the Milky Way.
9. A person serving in a shop is called a shop assistant.
10. There are six reports to be typed today.
Ngoài các dạng bài tập phổ biên đã nêu ở trên, đôi lúc chúng ta còn có thể gặp
một số dạng bài tập khác. Để làm tốt bài tập liên quan, điều quan trọng nhất là chúng ta
phải truyền thụ cho học sinh kiến thức về mệnh đề quan hệ một cách đầy đủ và dễ nhớ.
Khi làm bài tập cần hướng dẫn cho các em vận dụng kiến thức về đề mục ngữ pháp này
một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
Bài 3: YÊU CẦU CẦN ĐẠT TRONG VIỆC DẠY KỸ NĂNG NGHE
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH THPT
Như chúng ta đã biết, nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc dạy và
học ngoại ngữ. Trước đây, mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu
để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật Ngày nay, nhằm phục vụ chính
sách mở cửa, đổi mới, hòa nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy và học
ngoại ngữ là giao tiếp. Vì vậy, giáo viên phải dạy ngoại ngữ theo phương pháp giao tiếp
bằng ngôn ngữ: listening – speaking.
Có lẽ hầu hết giáo viên dạy ngoại ngữ đều đồng ý rằng kỹ năng nghe hiểu là kỹ
năng khó nhất đối với cả người dạy và người học. Tại sao học nghe lại là việc khó khăn?
Vì khi học nghe, học sinh thường phải đối mặt với một số vấn đề sau:
- Lời nói trong băng quá nhanh.
- Giọng nói, ngữ âm và trọng âm trong băng quá lạ, khác xa với giọng nói
thầy, cô mà các em nghe hằng ngày.
- Bài nghe có quá nhiều từ mới.
- Kiến thức nền các em có về các vấn đề được đề cập đến trong tapescripts
không đủ để các em nắm được nội dung toàn bài, dẫn đến khó khăn trong lựa chọn đáp
án đúng.
-Các câu hỏi đưa ra cho học sinh trả lời dùng các paraphrases nên rất khó cho các
em theo dõi đoạn băng và tìm ra câu trả lời đúng.
Bên cạnh đó, việc dạy kỹ năng nghe đôi lúc còn chưa được coi trọng đúng mức vì
một số lý do như: cơ sở vật chất của một số trường chưa tốt, thiếu đài, băng đĩa hoặc
băng đài chất lượng kém, thieus ổ cắm ở các phòng học ; đề kiểm tra định kỳ, cuối kỳ,
đề thi đại học, cao đẳng không có kỹ năng nghe nên dẫn đến tình trạng học sinh coi nhẹ
kỹ năng này.
Vậy làm thế nào để giúp các em cải thiện kỹ năng nghe, để một tiết học nghe trở
nên thú vị và hiệu quả hơn? Đó là điều mà rất nhiều giáo viên đang trăn trở.
Trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi đưa ra một số thủ thuật dạy kỹ năng nghe;
kiểm tra đánh giá kỹ năng nghe và hỗ trợ thiết kế bài kiểm tra nghe.
A. Một số thủ thuật dạy kỹ năng nghe:
Nghe là một trong những kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện giao tiếp.
Giống như kỹ năng đọc, nghe cũng là một kỹ năng tiếp thụ, nhưng nghe khó hơn đọc, vì
ngôn bản tiếp thụ qua nghe là lời nói. Khác với khi đọc chúng ta có thể đọc đi đọc lại
nhiều lần,khi nghe chúng ta thường chỉ được nghe có một vài lần. Do đó, khi dạy kỹ
năng nghe, ngoài những thủ thuật chung áp dụng cho kỹ năng tiếp thụ, GvV còn cần
những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động luyện nghe của học sinh. Đẻ có một tiết dạy
nghe có chất lượng, giáo viên có thể thực hiện các thủ thuật cơ bản trong việc dạy nghe
như sau:
I. Hướng dẫn, xác định rõ cho học sinh thế nào là nghe hiểu:
Nghe là một kỹ năng ngôn ngữ liên quan đến nhiều kỹ năng phụ khác. Khi chúng
ta dạy cho các em nghe một ngoại ngữ, chúng ta phải hướng dẫn cho các em nghe theo
nhiều cách khác nhau. Một số kỹ năng phụ liên quan đến nghe là:
1. Khả năng nhận biết, phân biệt các âm vị. Ví dụ, sự khác nhau giữa /n/ và /η/
trong từ ‘thin’ và ‘thing’, /b/ và /p/ trong cặp từ ‘big’ và ‘pig’, /e/ và /æ/ trong /bed/ và
/bad/
2. Nghe cũng liên quan đến việc lĩnh hội cấu trúc câu. Người nghe phải nhậ
biết được từ mà mình nghe thuộc từ loại nào, chức năng gì trong câu. Ví dụ, khi nghe
câu “Would you pick up the phone?” người nghe phải nhận ra rằng “pick” là động từ và
“phone” là danh từ Ngoài ra người nghe phải nhận biết loại câu người nói đang diễn
đạt là câu hỏi, câu cảm thán, câu khẳng định thông qua ngữ điệu của lời nói
3. Một kỹ năng khác của nghe hiểu là suy ra những thông tin không được phát
ngôn trực tiếp. Ví dụ khi nghe câu: “Yesterday, after getting up and having breakfast,
Peter went to school” thì học sinh phải kuaanj ra rằng “Yesterday, Peter went to school
in the morning”.
4. Kỹ năng thứ tư của nghe hiểu là xác định từ khóa của ý, lời hoặc của cả
đoạn băng, từ đó người học có thể nắm bắt được nội dung chính của bài một cách chính
xác hơn.
II. Các biện pháp khắc phục khó khăn của các giờ dạy nghe:
1. Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài
nghe: Khai thác kiến thức nền của học sinh về nội dung cần nghe, gợi trí tò mò, tạo hứng
thú về thông tin trong bài nghe bằng các hoạt động warm-up quen thuộc.
2. Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết.
3. Thiết kế các hoạt động, bài tập phù hợp với nội dung bài nghe.
4. Chuẩn bị đồ dùng dạy học trực quan sinh động hỗ trợ cho việc minh họa,
làm rõ ngữ cảnh, nội dung cần nghe.
5. Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước, trong và sau khi nghe. Chia tiến trình
nghe thành từng bước:
- Nghe ý chính, trả lời câu hỏi gợi mở, so sánh dự đoán.
- Nghe chi tiết, hoàn thành bài tập.
- Nghe và kiểm tra đáp án.
Nếu học sinh nghe không rõ một số câu, từ, cấu trúc quan trọng thì GV nên tạm
ngừng băng, cho học sinh nghe lại.
5. Đảm bảo chất lượng mẫu nghe, băng đài chuẩn.
III. Các giai đoạn của một bài dạy nghe:
Like any other skill lesson, a listening lesson always includes three sections:
Pre – listening, while – listening and post – listening.
+ In the ‘pre’ section, teachers raise interest about the topic, and prepare students
for what they are going to hear .
+ In the ‘while’ section, teachers should get students to think and engage with the
passage in an active way .
+ In the ‘post’ section, teachers should help students focus on the meaning of the
passage.
1- Pre- listening
• There are some techniques to teach Pre-listening :
1.1. True /False prediction.
- Write 5 or 6 statements about the text students are going to listen
- Ask students to read the statements (not the text) and guess which is true and
which is false.
- Have students call out their predictions. The teacher does not say if they are
right or wrong.
- Then let them lisen to the text to check if their prediction are right or wrong.
- Let them listen again once, pause at wanted information and provide corrective
feedback.
Notes: Teachers can use other tasks of prediction such as; MCQ prediction, gap-
fill prediction or even open prediction
I.2. Open - prediction.
- Teacher doesn’t give the students any statements, only set the scene and ask the
students to predict some of the thing they think they will hear in the text. In this
technique, teacher should get students to work in pairs or groups so that they can use
their general knowledge in guessing sufficently. In this way, students have made their
own listening guides
- Ask students to present or write their guesses on board, porter or by words.
- Let students listen and stick their correction predictions.