Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đề tài Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.73 KB, 28 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật KDBH : Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000
DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm
HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang có một bước phát triển khá cao và ổn định so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được thành quả đó có sự đóng góp của tất
cả các ngành, thành phần kinh tế, trong đó phải kể đến dịch vụ bảo hiểm- ngày càng
phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều rộng. Kinh doanh bảo hiểm ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ góp phần đề phòng
và hạn chế tổn thất mà còn là một công cụ tín dụng, với quỹ bảo hiểm do các thành
viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn
thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm để họ khôi phục đời sông,
sản xuất kinh doanh, bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế với
nước ngoài, giúp các cơ quan bảo hiểm của Việt Nam có cơ hội để trao đổi nghiệp vụ
và nâng cao trình độ với các cơ quan và tổ chức nước ngoài, trao đổi kinh nghiệm,
phát triển các loại hình bảo hiểm có thể áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Đó là
những bằng chứng không thể phủ nhận vai trò to lớn cũng như một tương lai phát
triển của kinh doanh bảo hiểm trong thực tế.
Vì vậy vấn đề tham gia bảo hiểm ngày càng được quan tâm nhiều hơn bên cạnh
những đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước và vấn đề chăm sóc, bảo vệ
khách hàng khi tham gia hợp đồng bảo hiểm còn bộc lộ một số vấn đề đáng quan tâm.
Kiến thức trong lĩnh vực này còn khá mới mẻ đối với mọi người thể hiện qua sự khó
hiểu của các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, trong khi đó, sự hiểu biết của
người dân về hợp đồng bảo hiểm còn hạn chế, có những khách hàng muốn tham gia
hợp đồng bảo hiểm nhưng chưa hiểu rõ tất cả các khoản trong hợp đồng dẫn đến
những khó khăn nhất định. Thêm vào đó, môi trường pháp lý điều chỉnh về lĩnh vực
này còn chưa hoàn thiện. Đó là lý do nhóm chọn đề tài:"Quy chế pháp lý bảo vệ
quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm"


2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi bài báo cáo này, nhóm tập trung nghiên cứu về hợp đồng bảo hiểm
và việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi tham gia hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở
xem xét các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010, Bộ luật dân sự năm 2005,
và các văn bản có liên quan. Trên cơ sở đó thấy được ưu điểm, nhược điểm của các
quy định để đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo
hiểm.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
2
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
3. Mục đích nghiên cứu
Trước hết, nghiên cứu này nhằm làm rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng
bảo hiểm, tính phức tạp và khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm, thông qua đó bảo vệ
quyền lợi của khách hàng khi họ tham gia hợp đồng bảo hiểm, xem xét tính chính xác,
đúng đắn và hiệu quả của các qu định đó trên cơ sở khoa học và thực tế. Từ đó, nhóm
nhận những điểm chưa phù hợp, những thiếu sót và cuối cùng đưa ra những kiến nghị
giải pháp đối với những vấn đề đang tồn tại. Mục đích cuối cùng và lớn nhất của việc
nghiên cứu này là đóng góp một phần nhỏ trong việc xâydựng và hoàn thiện khung
pháp lý hiệu quả và khả thi hơn để các khách hàng khi tham gia hợp đồng bảo hiểm sẽ
được bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để hoàn thành tốt bài báo cáo này, nhóm đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
-Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở;
-Phương pháp liệt kê;
-Phương pháp phân tích luật viết;
-Phương pháp phân tích, tổng hợp;
-Phương pháp so sánh;
5. Kết cấu của bài báo cáo

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài báo cáo
gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về hợp đồng bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi khách
hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Chương II: Quy chế pháp lý về hợp đồng bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi khách hàng
trong hợp đồng bảo hiểm
Chương III: Những tồn tại trong vấn đề bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng
bảo hiểm và một số giải pháp đề xuất
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
3
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ BẢO
VỆ QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm
1.1.1 Thế giới
Đầu tiên là vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên người ta đã tìm cách giảm
nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều
chuyến hàng. Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức nguyên
khai của bảo hiểm. Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay
mạo hiểm” đã xuất hiện theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hoá trong
quá trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn
lãi. Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hoá đến bến an toàn, như vậy có
thể hiểu lãi suất cao này là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm. Song số vụ tổn thất xảy ra
ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm và
thay thế nó là hình thức bảo hiểm ra đời.
Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm
hàng hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người được bảo hiểm sẽ
bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi có thiệt
hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận một khoản phí. Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa
nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329 hiện còn được lưu giữ tại Floren. Sau

đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ dương và tìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói
chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng đã phát triển rất nhanh.
Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật
đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm 1458,
những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558.
Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng
hoá.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phương thức sản
xuất TBCN thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều
lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội . Mở đường cho sự phát triển này là luật 1601 của
Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn và
Vua Louis XIV ban hành , đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng
hải.
Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hoả hoạn, đánh dấu bằng vụ
cháy thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt 13.000 căn nhà trong đó
có hơn 100 nhà thờ trong 4 ngày để lại một sự thiệt hại quá lớn không thể cứu trợ được.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
4
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Sau đó những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hoả
hoạn bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm hoả hoạn như : " Fire Office"
(năm 1667), "Friendly Society" (năm 1684), "Hand and Hand" (năm 1696), "Lom Bard
House" (năm 1704) Lúc đó Công ty bảo hiểm Lloyds đã ra đời nhưng chỉ hoạt động
trong lĩnh vực hàng hải. Mãi tới thế kỷ XX mới chuyển sang hoạt động cả lĩnh vực nội
địa và tái bảo hiểm.
1.1.2 Việt Nam
Không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác ngành bảo hiểm xuất hiện
tại Việt Nam từ bao giờ mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại
quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ đã để ý đến Đông Dương. Các Hội
bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương mại lớn, ngoài việc

buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm
1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique. Đến năm 1929 mới có Công
ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt
động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng
dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo hiểm trong
nước và ngoại quốc.
Ở miền Nam, năm 2926 có chi nhánh đầu tiên của công ty Franco Asietique. Đến
năm 1929, công ty Việt Nam bảo Hiểm công ty ra đời đặt trụ sở tại Sài Gòn, nhưng chỉ
hoạt đồng về bảo hiểm ô tô. Từ năm 1952 về sau hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng
với nhiều hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty bảo hiểm trong nước
lẫn nước ngoài. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975, ở miền Nam Việt Nam đã tồn tại 57
công ty bảo hiểm dưới nhiều hình thức pháp lý: công ty cổ phần, công ty tương hỗ và
công ty bảo hiểm nước ngoài. Sau năm 1975, một số công ty bảo hiểm ở miền Nam đã
được quốc hữu hóa và sáp nhập vào công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt)
mới chính thức đi vào hoạt động. Bảo Việt là đơn vị trực thuộc Bộ tài chính, có chức
năng giúp Bộ tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm nhà nước và trực tiếp tiến
hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành
các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn
dương và chỉ mới dừng lại ở khâu nghiên cứu kỷ thuật nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ.
Trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở nghiên cứu hoạt
động bão hiểm ở các nước phát triển trên thế giới, Nghị định số 100/CP của Chính phủ
nagy2 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặc
lớn trong sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, tạo điều kiện mở
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
5
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
rộng nhiều loại hình kinh doanh bảo hiểm với nhiều tổ chức trong và ngoài quốc doanh
để nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm.
Ngày 3/5/1999, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Điều lệ

của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và lấy ngày 3/5 hàng năm làm ngày hội truyền thống
của những người làm bảo hiểm ở Việt nam.
Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đang ngày càng hoàn thiện. Ngày
09/12/2000, Luật kinh bảo hiểm được Quốc hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa X và có hiệu lực từ ngày 1/4/2001, đặt nền móng pháp
lý cơ bản cho sự phát triển thị trường abo3 hiểm Việt Nam. Xuất phát từ những đòi hỏi
khách quan và tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn để vướng mắc mà ngành bảo
hiểm đang gặp phải, nhằm phát triển thĩ tường bào hiểm ổn định và bền vững lâu dài.
Vừa qua, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc
hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 24/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2011 đã đáp ứng được những những đòi hỏi trên.
1.2 Khái quát về hợp đồng bảo hiểm
1.2.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm
Trên góc độ pháp lý, hợp đồng bảo hiểm được hiểu là một cam kết pháp lý được thể
hiện bằng văn bản giữa hai bên: Bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Trong đó bên bảo
hiểm cam kết sẽ bồi thường cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp họ phải gánh chịu
những tổn thất tài chính do các rủi ro hoặc sự kiện được bên bảo hiểm chấp nhận gây ra
trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, trên cơ sở bên mua bảo hiểm trả cho bên bảo hiểm
một số tiền nhất định (gọi là phí bảo hiểm)
Điều 567 Bộ luật dân sự 2005: '' Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản
tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm"
Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 " Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa
bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm"
Tại khoản 10, điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm nói rõ “sự kiện bảo hiểm là sự kiện
khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểmcho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm.”

1.2.2 Chủ thể
Trước hết là các bên trong hợp đồng bảo hiểm: bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo
hiểm) và bên được bảo hiểm (gồm có: người mua bảo hiểm, người được bảo hiềm và
người thụ hưởng).
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
6
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm còn có thể có trung gian
bao hiểm như: đại lý bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm.
- Người bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm): Là tổ chức hoặc cá nhân có đầy đủ tư
cách pháp nhân được Nhà nước cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được
thu phí bảo hiểm để lập ra quỹ bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường hay chi trả cho
bên được bảo hiểm theo thảo thuận của hợp đồng bảo hiểm.
- Người tham gia bảo hiểm: Là tổ chức hoặc cá nhân ký kết hợp đồng bảo hiểm với
công ty bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm: Là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính
mạng hoặc tình trạng sức khỏe… được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
- Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: Là tổ chức, cá nhân được người tham gia
bảo hiểm chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm sẽ nhận bồi thường hoặc tiền trả bảo hiểm
1.2.3 Khách thể
Hợp đồng bảo hiểm được ký kết để được bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro
– sự kiện bảo hiểm. Tuy nhiên, lý do giao kết hợp đồng bảo hiểm của các chủ thể không
phải nhằm loại bỏ rủi ro mà là nhu cầu bảo đảm về mặt vật chất, tài chính của các lợi ích
kinh tế liên quan. Vì vậy khách thể của hợp đồng bảo hiểm là lợi ích kinh tế mà bên
được bảo hiểm được bảo vệ bởi hợp đổng bảo hiểm.
1.2.4 Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là tài sản, những lợi ích có liên quan tới tài sản, trách nhiệm dân
sự hoặc tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động, tuổi thọ con người. Nói chung đây là
những đối tượng có thể gặp rủi ro và tổn thất nên cần có sự bảo đảm bằng các loại hình
bảo hiểm tương ứng. Đối tượng bảo hiểm được xác định cho từng loại nghiệp vụ bảo

hiểm và cụ thể hơn trong từng hợp đồng bảo hiểm bằng điều khoản về đối tượng bảo
hiểm. Việc xác định rõ đối tượng bảo hiểm sẽ quyết định việc vận dung các nguyên tắc,
biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thích hợp trong soạn thảo, thỏa thuận, quản lý và thực hiện
hợp đồng bảo hiểm.
1.2.5 Những đặc trưng pháp lý riêng biệt của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng song vụ mở
Hợp đồng có bồi thường
Hợp đồng may rủi
Hợp đồng tùy thuộc
1.2.6 Phân loại hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm con người
Hợp đồng bảo hiểm tài sản
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
7
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
1.3 Khái quát về khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
1.3.1 Thuật ngữ khách hàng
Có thể thấy, khách hàng là yếu tố quan trọng không thể thiếu được, có vai trò
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của thị trường. Nếu không có khách hàng đồng
nghĩa với việc không có thị trường. Có rất nhiều khái niệm về khách hàng, nhưng có thể
hiểu một cách khái quát rằng khách hàng dùng để chỉ người mua hàng hóa, dịch vụ để sử
dụng cho bản thân hoặc làm nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh. Hoặc theo nhận định
của ông Omid Kordestani – Phó giàm đốc bán hảng và phát triển kinh doanh toàn cầu
của tập đoàn Google thì: “Khách hàng là người tác động đến cách thức tiếp thị, phát triển
sản phẩm, thay đổi lộ trình tung sản phẩm ra thị trường và định giá sản phẩm”. Thật vậy
khách hàng là một trong ahi yếu tố quan trọng hình thành nên quá trình trao đổi mua bán
bán trên thị trường, nhân tố còn lại là người bán.
1.3.2 Khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Ở thị trường bảo hiểm cũng không ngoại lệ, tham gia vào thị trường bảo hiểm có

người người mua bảo hiểm, tức khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức trung
gian. Và nếu hiểu theo nghĩa rộng thì khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm lá các cá
nhân và tổ chức trong xã hội, bao gồm cả khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai.
Hiểu theo nghĩa rộng thì khách hàng trong hoạt động bảo hiểm là người chuyển rủi ro
cho bên kinh doanh bảo hiểm trên cơ sở mua bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm cho bên
kinh doanh bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
tiền cho khách hàng đã mua bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Theo khoản 6 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm là tổ chức cá
nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
1.3.3 Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm là tổng thể
những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia hợp
đồng bảo hiểm. Thông qua các quy định này mà các nhà làm luật thể hiện ý chí bảo vệ
quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể là trong các giai đoạn giao kết,
thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, pháp luật đã có những quy định giúp bảo vệ
quyền lợi khách hàng một cách tối ưu nhất.
1.3.4 Mục đích của việc bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Việc tham gia bảo hiểm là cách để khách hàng được chia sẻ rủi ro khi gặp chuyện
không may. Tuy nhiên trên thực tế đã có nhiều trường hợp người tham gia bảo hiểm
không được hưởng quyền lợi chính đáng và phải tự mình bỏ tiền túi ra để bù tổ thất.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do một số doanh nghiệp bảo hiểm chậm trễ hoặc
phớt lờ việt bồi thường, chi trả cho khách hàng với nhiều lý do khác nhau. Thực tế thấy
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
8
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
rằng, khi giải quyết bồi thường hoặc chi trả cho khách hàng, không ít công ty bảo hiểm
tìm mọi cách để kéo dài thời gian bằng việc yêu cầu người mua bảo hiểm phải cung cấp
nhiều loại giấy tờ và chứng nhận khác nhau. Việc tự mình đến các cơ quan chức năng thu
thập hồ sơ, giấy tờ đã khiến khách hàng tốn nhiều thời gian, công sức và gây ra nhiều bức
xúc. Trong khi đó, theo hợp đồng bảo hiểm thì công ty bảo hiểm có nghĩa vụ giúp đỡ

khách hàng hoàn thành hồ sơ bồi thường.
Mặt khác, nhiều nười mua bảo hiểm không hiểu đầy đủ các quy tắc trong hợp đồng
bảo hiểm. Trong khi đó, một số nhân viên bán bảo hiểm có trình độ yếu kém đã không
giải thích rõ ràng cho khách hàng về những nội dung xung quanh hợp đồng bảo hiểm àm
chỉ muốn sớm ký được hợp đồng. Từ đâu có thể thấy sự thiếu trách nhiệm của nhân viên
bán bảo hiểm và của cả doanh nghiệp bảo hiểm, dẫn đến hệ quả là quyền lợi khách hàng
không được đảm bảo. Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi khách hàng khi tham gia hợp
đồng bảo hiểm là một vấn đề hết sức cần thiết, đồng thời tạo nên một sự yên tâm nhất
định cho khách hàng khi họ tham gia hợp đồng bảo hiểm.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
9
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
CHƯƠNG II QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.1 Bảo vệ quyền lợi khách hàng trong xác lập hợp đồng bảo hiểm
2.1.1 Nguyên tắc xác lập hợp đồng bảo hiểm
Xác lập hợp đồng bảo hiểm là quá trình thể hiện, thống nhất và thực hiện ý muốn
giao kết hợp đồng bảo hiểm bằng các hành vi pháp luật của bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm
Việc xác lập hợp đồng bảo hiểm phải tuân theo những nguyên tắc chỉ đạo và
chuẫn mực hóa các hành vi lập hợp đồng của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm. Với đặc thù của lĩnh vực bảo hiểm, xác lập hợp đồng bảo hiểm phải đảm bảo các
nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc công bằng đôi bên đều có lợi
Nguyên tắc này đòi hỏi bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải có sự hiểu
biết đúng đắng và công bằng, sử dụng quyền lợi và thi hành nghĩa vụ một cách chính
đáng đồng thời phải quan tâm tới quyền lợi của người khác và lợi ích chung của xã hội
trong việc xác lập hợp đồng bảo hiểm.
- Nguyên tắc bàn bạc thống nhất
Nguyên tắc bàn bạc thống nhất là ý nghĩa nổi bật của hợp đồng bảo hiểm. Nguyên tắc

này đòi hỏi các nên của hợp đồng bảo hiểm cụ thể là người tham gia bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm phải tỏ rõ ý chí của mỗi bên khi xác lập hợp đồng bảo hiểm và phải đạt
được sự thống nhất về ý muốn đó.
- Nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tăc tự nguyện là sự thể hiện ý muốn cũng như sự đòi hỏi giữa hai bên trong
hợp đồng bảo hiểm đều có vai trò ngang nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình
xác lập hợp đồng bảo hiểm bên này không được dựa vào ưu thế kinh tế của mình hoặc ý
muốn riêng biệt của mình để áp đặt cho bên kia, bắt ép bên kia xac lập hợp đồng bảo
hiểm. Bất cứ tổ chức hay cá nhân nào khác đều không được can thiệp một cách bất hợp
pháp vào việc xác lập hợp đồng này.
- Nguyên tắc không làm hại lợi ích chung của xã hội
Lợi ích chung của xã hội là lợi ích cộng đồng, lợi ích căn bản của mọi người trong xã
hội mà các đạo luật khác đã quy định, hai bên trong hợp đồng bảo hiểm phải cùng nhau
bảo vệ lợi ích này. Hoạt động xác lập hợp đồng bảo hiểm cũng không được làm hại
nguyên tắc lợi ích chung của xã hội.
Các nguyên tắc trên cho thấy phần nào mục đích của việc xác lập hợp đồng bảo
hiểm hướng đến là bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia. Trong đó, bên mua bảo hiểm
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
10
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
luôn được quan tâm bảo vệ nhiều hơn. Từ đó thông qua các quy định tại Luật Kinh
doanh bảo hiểm năm 2000, các nhà làm luật đã cân nhắc đến các vấn đề có thể gây bất
lợi cho bên mua bảo hiểm và từ đó đưa ra các quy định nhằm bảo vệ và giúp người mua
bảo hiểm tránh khỏi các rủi ro cũng như các thiệt hại trong quá trình họ xác lập hợp đồng
bảo hiểm.
2.1.2 Cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong quá trình xác lập hợp đồng
bảo hiểm
2.1.2.1 Quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm
Trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc cơ bản trên, việc xác lập hợp đồng bảo
hiểm được khởi đầu bằng đề nghị giao kêt hợp đồng bảo hiểm. Đầu tiên, khi có ý định

mua bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm,
và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 : “Bên mua
bảo hiểm có quyền : Lựa chon doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại việt nam để mua
bảo hiểm”. Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn mua bảo hiểm ở bất kỳ doanh nghiệp
bảo hiểm nào miễn là doanh nghiệp đó đang tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm
trên lãnh thổ Việt Nam.Việc này thể hiện quyền tự do giao kết hợp đồng của bên mua, từ
đó họ có thể lựa chon các doanh nghiệp uy tín, đảm bảo tài chính và thực hiện bồi
thường hoặc chi trả nhanh chóng cho mình. Quyền này đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: mức
phí thấp hơn, thủ tục bồi thường hoặc chi trả nhanh chóng, hợp tình, hợp lý hơn, kịp thời
khắc phục được những tổn thất về tài chính đối với bên tham gia bảo hiểm khi sự kiện
bảo hiểm xảy ra. Điều kiện này giúp cho hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam càng phát triển
và hoàn thiện hơn.
2.1.2.2 Trách nhiệm cung cấp thông tin
Về trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm “Khi giao kết hợp
đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên
quan đến hợp đồng bảo hiểm, nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện,
điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm ” (khoản 1, Điều 19 Luật KDBH). Việc
cung cấp thông tin phải đảm bảo về tính chính xác, trung thực của thông tin. Bên cạnh
đo, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bảo mật về thông tin do bên mua cung cấp.
Việc cung cấp thông tin đầy đủ chính xác là một trong những điều kiện để đảm bào
quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Tránh tình trạng
thông tin khách hàng và cả doanh nghiệp bảo hiểm bị sai sót, gây hiểm lầm cho đối
phương dẫn đến những hậu quả không đáng có.
2.1.2.3 Giải thích hợp đồng
Bên mua bảo bảo hiểm sau khi nghiên cứu các điều khoản, các quy tắc bảo hiểm,
loại bảo hiểm thích hợp với nhu cầu bảo hiểm của mình họ sẽ điền các thông tin cần thiết
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
11
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm

vào giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu in sẵn do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp khi chào
bán bảo hiểm và gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, về nguyên tắc người mua bảo
hiểm không được đàm phán, thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung điều khoản của hợp
đồng bảo hiểm. Một số ý kiến cho rằng việc doanh nghiệp bảo hiểm soạn sẵn cac thông
tin, cac điều khoản trên hợp đồng mẫu là không đảm bảo được quyền lợi của bên mua
bảo hiểm. Vì trong các nguyên tắc cơ bản khi xác lập hợp đồng là phải có sự bàn bạc
thống nhất ý chí giữa các bên. Nếu chỉ có một bên doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành soạn
thảo các điều khoản trong hợp đồng thì quyền lợi của bên mua bảo hiểm có phải đã bị
xâm phạm. Xuất phát từ sự “yếu thế” nói trên của người mua bảo hiểm, tính phức tạp và
khó hiểu của các điều khoản bảo hiểm, và để tránh việc các doanh nghiệp bảo hiểm tìm
cách “chèn ép” khách hàng, dồn họ vào tình thế khó lựa chọn cũng như hạn chế vi phạm
nguyên tắc “tự do thỏa thuận” trong giao dịch, các nhà làm luật đã đưa ra quy định về
nghĩa vụ giải thích hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua
bảo hiểm như sau
Tại điểm a, khoản 2 điều 17, Luật KDBH quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp
bảo hiểm là “Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm”. Doanh nghiệp bảo hiểm phải đàm bảo thực
hiện nghĩa vụ nên tương ứng với quyền mà bên mua bảo hiểm được hưởng, đó là quyền
“Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm” (điểm
b, khoản 1, điều 18,Luật KDBH).
Điều 21, Luật kinh doanh bảo hiểm ghi nhận “trong trường hợp hợp đồng bảo
hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi
cho người mua bảo hiểm”
Như vậy, theo các quy định trên thì nghĩa vụ giải thích hợp đồng bảo hiểm trước
hết thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm (thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại lý) và việc
giải thích này phải theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm nếu điều khoản không rõ
ràng. Khi có tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng liên quan đến những
quy định của điều khoản hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có
nghĩa vụ làm sáng tỏ ý nghĩa và nội dung của hợp đồng bảo hiểm đó và thường sẽ ưu tiên
giải thích theo hướng có lợi hơn cho người mua bảo hiểm và/hoặc người được hưởng

quyền lợi bảo hiểm.
Về vấn đề này, tại khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định
“Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp
đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”. Đây là quy định hợp lý bởi
lẽ doanh nghiệp bảo hiểm là bên soạn thảo hợp đồng, do đó về nguyên tắc họ có quyền
đồng thời có nghĩa vụ diễn đạt các điều khoản của hợp đồng một cách rõ ràng, mạch lạc
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
12
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
còn người tham gia bảo hiểm hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm là bên phải chấp
nhận hoặc bác bỏ toàn bộ các điều khoản đó (không tham gia bảo hiểm) mà không được
“mặc cả” bất cứ điều gì. Cho nên, khi xảy ra bất kỳ mâu thuẫn hoặc tranh chấp gì về sự
không rõ nghĩa về các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm thì bên chịu thiệt tất nhiên
phải là doanh nghiệp bảo hiểm. Vì ngay từ đầu ưu thế đã thuộc về họ nhưng họ không
vẫn dụng hết ưu thế của mình mà còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khach hàng.
2.1.2.4 Cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm
Sau khi đồng ý với các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng, thì bên mua bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành giao kết hợp đồng bảo hiểm. Lúc này, doanh
nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ “Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm,
đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm” (điểm b, khoản 2, điều 17, Luật
KDBH). Tương ứng với nghĩa vụ này, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp
bảo hiểm “cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm” cho mình theo quy định tại
điểm b, khoản 1, điều 18. Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng
thiết thực nhất để các bên xác định quyền và nghĩa vụ khi tham gia hợp đồng bảo hiểm.
Đồng thời đây cũng là điều kiện để làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm được quy định tại
Điều 15, Luật KDBH
2.2 Bảo vệ quyền lợi khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm
2.2.1. Về phần hợp đồng
2.2.1.1 Các nội dung trong hợp đồng bảo hiểm
Tất cả các hợp đồng bảo hiểm phải chứa đựng đầy đủ các nội dung cơ bản tối

thiểu được Điều 13 Luật KDBH quy định như sau:
“1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; d)
Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có
thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.”
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
13
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Việc quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu phải chứa đựng 10 nội dung nói trên
nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng, làm cơ sở thi hành quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Mặt khác giúp các cơ quan quản lý nha nhà
nước nắm rõ các thông tin của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. nếu có xãy ra các
tranh chấp phat sinh liên quan đến quyền lợi của khách hàng mà bản thân người khách
hàng không đủ cơ sở để làm sao giành lại quyền lợi của mình , khi đó cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sẽ có nhiều cơ sở hơn để bảo vệ quyền và lợi ít hợp pháp của các bên, đặc
biêt là người mua bảo hiểm.
Đồng thời nếu có đủ các thông tin này thì người mua bảo hiểm sẽ yên tâm hơn đối
số tiền bỏ ra. Các doanh nhiệp bảo hiểm cũng đảm bảo rằng với người mua đây là doanh
nghiệp thành lập hợp pháp đáng tin cậy.
2.2.1.2 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm

Hình thức Hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện bằng văn bản do trong những đặc
điểm của bảo hiểm là một cam kết dân sự trong đó DNBH đưa ra cam kết bồi thường
theo những điều kiện và cách thức nhất định cho những rủi ro tổn thất được bảo hiểm.
Điều 14 Luật KDBH quy định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm,
điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.”
Thường thì hợp đồng bảo hiểm là mẫu soạn sẵn của doanh nghiệp bao hiểm để
điền những nội dung và được người tham gia bảo hiểm chấp nhận ghi vào giấy yêu cầu
bảo hiểm. Theo Bộ Luật Dân sự những hợp đồng soạn sẵn nếu có điều kiện từ ngữ nào
không được đề cập đến hoặc có cách hiểu không rõ ràng thì được giải thích sao cho có lợi
cho người tham gia bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là
bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo
hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm. Ngay cả khi các giao dịch
được thực hiện bằng “thương mại điện tử”, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn buộc phải soạn
thảo, theo dõi và lưu trữ một khối lượng lớn các tài liệu liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm. Hợp đồng bảo hiểm được cấu thành từ nhiều bộ phận, tuỳ thuộc vào từng nghiệp
vụ bảo hiểm (thậm chí là từng dịch vụ bảo hiểm), các tài liệu của hợp đồng bảo hiểm có
nhiều loại dưới các tên gọi khác nhau, như là: giấy yêu cầu bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm,
đơn bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bổ sung, phụ lục hợp đồng, giấy chứng
nhận bảo hiểm
2.2.2 Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm là vấn đề quan trọng của hợp đồng bảo
hiểm, nó ràng buộc trách nhiệm phải bồi thường của DNBH nếu rủi ro tổn thất được bảo
hiểm xảy ra, đồng thời ràng buộc trách nhiệm phải đóng đủ phí của người tham gia bảo
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
14
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
hiểm tính từ thời điểm đó. Trong thực tế, doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho khách
hàng giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm đã ghi được những yếu tố cơ bản của
hợp đồng bảo hiểm và được coi là bằng chứng đã ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Điều 15 Luật KDBH: “Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã
được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và
bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp
đồng bảo hiểm.”
Việc vừa chấp nhận bảo hiểm xong đã thu phí bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm
phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng. Vì vậy cần phải quy định rõ hợp đồng
bảo hiểm nhất thiết phải lập thành văn bản và quy định rõ thời điểm phát sinh trách
nhiệm bảo hiểm để gắn chặt nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi
khách hàng ngay từ thời điểm phát sinh trên. Mặt khác khi hợp đồng phát sinh thì quyền
và nghĩa vụ của các bên đã bị ràng buộc và dẫn đến thời gian kết thúc. Nếu trong thời
gian phát sinh mà các rủi ro của người mua bảo hiểm được đảm bảo với các điều kiện đã
thỏa thuận trong hợp đồng, và từ thời điểm đó đến khi kết thúc là bao nhiêu lâu để xác
định được các nghĩa vụ cần thiết.
2.2.3 Các điều khoản loại trừ
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường là những loại trừ về những rủi ro
mang tính thảm hoạ lớn, những rủi ro chỉ được bảo hiểm trong điều kiện đặc biệt, những
sự kiện sự cố mang tính chất chủ quản vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết thì doanh
nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm còn là
điều khoản thu hẹp phạm vi bảo hiểm hay nói một cách khác là giảm bớt trách nhiệm bồi
thường của DNBH nếu xảy ra những quy định được loại trừ này. Ngay cả trường hợp bảo
hiểm mọi rủi ro thì vẫn có những điều khoản loại trừ, cũng có nghĩa là không phải cứ
tham gia bảo hiểm mọi rủi ro thì tổn thất nào cũng được bồi thường. Những tổn thất
thuộc một trong những nguyên nhân loại trừ gây nên sẽ không được bồi thường.
Điều 16 Luật KDBH:
“1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp
bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện
bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp
đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao
kết hợp đồng.

3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp
sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
15
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh
nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Việc xác định thiệt hại không được bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Phần loại trừ này nhằm hạn chế
phạm vi những thiệt hại có thể xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm, đảm bảo hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi lẽ, nếu bảo hiểm với phạm vi không hạn chế
thì tần suất rủi ro sẽ rất lớn dẫn đến sự kiện bảo hiểm trong một hợp đồng luôn có thể xảy
ra. Thông qua phần loại trừ này, doanh nghiệp bảo hiểm giữ phí bảo hiểm ở một mức hợp
lý vì nếu bảo hiểm với phạm vi không hạn chế mức phí sẽ phải rất cao, như vậy sẽ hạn
chế khả năng tham gia hợp đồng bảo hiểm của những người có nhu cầu bảo hiểm. Điều
khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một trong những điều khoản bắt buộc phải có của
hợp đồng bảo hiểm nói chung và đã được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Điều khoản được đặt ra nhằm mục đích cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi
thường hoặc trả tiền bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm có ý định trục lợi bảo
hiểm bằng những hành vi cố ý. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm,
lợi ích của các khách hàng trung thực, đồng thời bảo vệ trật tự của hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, cũng như đảm bảo các giá trị nhân văn, bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp của
con người. Điều khoản loại trừ cũng có thể bao gồm việc từ chối trả tiền bảo hiểm trong
những trường hợp có thảm hoạ, có thể gây tổn thất trên diện rộng và làm mất khả năng
thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Vì vậy, khi bán bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích rõ điều
kiện loại trừ bảo hiểm, người mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm
giải thích rõ điều kiện loại trừ và cần đọc hiểu kỹ điều khoản loại trừ thu hẹp phạm vi bảo
hiểm.

2.2.4 Quyền và nghĩa vụ các bên khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm
2.2.4.1 Nghĩa vụ của DNBH
Nghĩa vụ của DNBH được quy định cụ thể trong HĐBH. Nếu HĐBH không
quy định cụ thể và đầy đủ, nghĩa vụ của DNBH được thực hiện theo Luật KDBH. (Điều
17 khoản 2)
- Nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo
hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp và
giải thích cho bên được bảo hiểm đầy đủ các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm,
các điều khoản, điều kiện bảo hiểm Việc làm này không chỉ phải thực hiện khi giao kết
hợp đồng bảo hiểm mà còn được duy trì suốt trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo
hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của
các thông tin đã cung cấp. Mọi thiếu sót, sai sót, không trung thực sẽ dẫn tới những hậu
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
16
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
quả như là vô hiệu hợp đồng bảo hiểm; đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại liên quan.
- Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm: Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đã có
đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải quyết
bồi thường, trả tiền bảo hiểm đầy đủ theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm
- Nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ
chối bồi thường;
- Nghĩa vụ phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người
thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm: Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, khi sự kiện thuộc phạm vi bảo hiểm xảy
ra, người được bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho người thứ ba theo các quy định pháp
lý liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm
theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm.
Hai loại trách nhiệm bồi thường này có sự ràng buộc gắn kết nhưng vẫn có tính

độc lập nhất định. Vì thế, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi doanh nghiệp bảo
hiểm phải thực hiện nghĩa vụ này nhằm đảm bảo quyền lợi của người thứ ba.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
2.2.4.2 Quyền của khách hàng
Người mua bảo hiểm có các quyền thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu hợp
đồng bảo hiểm không quy định thì căn cứ theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm.
Điều 18 khoản 1, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định một số quyền của người
mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng như sau:
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.
- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm: Đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng là ý chí của một trong hai bên về việc không tiếp tục duy trì hợp đồng theo
các điều khoản đã cam kết vì bên kia có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm
giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực
hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho
bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.(Khoản 3 điều 19) 1. Khi có sự
thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo
hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm
cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm
không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
17
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh
nghiệp bảo hiểm.(Khoản 1 điều 20)
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm;
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ

hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền
từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được
bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; có nghĩa vụ giải
thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường; phối hợp với
bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt
hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền yêu cầu bên mua
bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật.
- Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
hoặc theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm
mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây
ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc trực tiếp trả lời cho người thứ
ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm thiệt hại mà bên mua bảo hiểm gây ra cho người
thứ ba theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.2.5 Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
Tại Điều 20 Luật KDBH :
1. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm
các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm
giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền
đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn
bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng
các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho
thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không
chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6

18
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo
hiểm.
2.2.6 Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm
Theo quy định tại điều 25, Luật kinh doanh bảo hiểm 2005:
"1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận sửa đổi, bổ
sung phí bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản."
Việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm bao gồm các dạng cơ bản sau:
Sửa đổi về chủ thể hợp đồng bảo hiểm. Chủ yếu là thay đổi về người tham gia bảo
hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Đối với các trường hợp như là tài sản
được bảo hiểm bị chuyển quyền sở hữu khi thời hạn bảo hiểm chưa kết thúc; người tham
gia bảo hiểm; người thụ hưởng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị chết khi sự
kiện bảo hiểm chưa xảy ra… thì việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm là hoàn toàn cần thiết
nếu các bên không muốn chấm dứt hợp đồng bảo hiểm còn dang dở.
Sửa đổi các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Một số điều khoản của hợp đồng
bảo hiểm có thể được sửa đổi như là: giá trị bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; mức phí bảo
hiểm; tỷ lệ phí bảo hiểm; phương thức đóng phí bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm Chẳng
hạn một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thời hạn 10 năm có thể chuyển sang dạng
hợp đồng có thời hạn 5 năm và kéo theo là sự điều chỉnh cần thiết về phí bảo hiểm hoặc
số tiền bảo hiểm.
Khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Nếu một hợp đồng bảo hiểm bị đình
chỉ giữa chừng và mất hiệu lực vì một lý do nào đó (ví dụ: người tham gia bảo hiểm
trong bảo hiểm nhân thọ không đóng phí khi đã kết thúc thời gian gia hạn đóng phí),
trong một thời hạn cho phép, hợp đồng bảo hiểm có thể được khôi phục hiệu lực với sự
đề nghị và chấp thuận của các bên. Trong ví dụ trên, nếu người tham gia bảo hiểm đề
nghị được đóng phí bảo hiểm trở lại thì hợp đồng bảo hiểm sẽ được khôi phục hiệu lực.
Sửa đổi hợp đồng bảo hiểm ở bất kỳ dạng nào đều trên cơ sở thoả thuận và thống nhất ý

kiến của doanh nghiệp bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Về mặt hình thức pháp lý, mọi
sự sửa đổi, bổ sung đều phải được thể hiện bằng văn bản và văn bản thoả thuận về hợp
đồng bảo hiểm đã được sửa đổi hoặc bản sửa đổi bổ sung phải đính kèm vào văn bản hợp
đồng đã có.
Hợp đồng bảo hiểm được giao kết cho một thời hạn có thể là rất dài, chẳng hạn 5
năm, 10 năm và lâu hơn nữa trong bảo hiểm nhân thọ. Thực tế, rất có thể phát sinh những
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
19
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
sự thay đổi ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
bảo hiểm.
2.3 Bảo vệ quyền lợi khách hàng khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
2.3.1 Những trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm tất yếu sẽ chấm dứt khi đã kết thúc thời hạn bảo hiểm, song
những trường hợp đáng lưu ý là khi hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt trước thời điểm kết
thúc thời hạn bảo hiểm. Vì hợp đồng bảo hiểm là một trong những loại hợp đồng dân sự,
cũng là sự thỏa thuận giữa các bên ( cụ thể là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm) về xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó theo Điều 424
Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau:
" 1. Hợp đồng đã được hoàn thành
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt
mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đình chỉ;
5. Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn và các
bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định;"
Ngoài ra do đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành bảo hiểm có những nét đặc trưng
riêng chi phối nên hợp đồng bảo hiểm ngoài mang những tính chất chung trong khuôn
khổ của pháp luật còn có một số tính chất riêng biệt khác, do đó mà ngoài những trường

hợp dẫn đến chấm dứt hợp đồng trong Bộ luật dân sự đã nêu trên thì tại Điều 23 Luật
kinh doanh bảo hiểm
Khoản 1 Điều 23 Luật KDBH quy định: ''nếu bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi
liên quan có thể được bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt''. Hậu quả pháp lý
của trường hợp này là doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua
bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm
đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm.
Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo
thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác (Khoản 2 Điều 23 Luật KDBH). Bên mua bảo hiểm phải nộp đủ phí bảo hiểm theo
phương thức nộp phí bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu bên mua bảo
hiểm không thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt, nếu
các bên không có thỏa thuận gì khác.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
20
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn
đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, thì bên mua bảo hiểm phải
đóng đủ phí bảo hiểm trong thời hạn gia hạn đóng phí, nếu trong hợp đồng bảo hiểm có
điều khoản gia hạn nộp phí. Nếu bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong
thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm ( Khoản 3
Điều 23 Luật KDBH) thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt. Trường hơp này doanh nghiệp
bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo
hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định
này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
2.3.2 Thời hạn để khách hàng yêu cầu DNBH trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
Thời hạn yêu cầu trả tiền hoặc bồi thường được quy định cụ thể trong HĐBH. Nếu
HĐBH không quy định rõ ràng thì thực hiện theo Luật KDBH. Điều 28 Luật KDBH quy

định:
“1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là
một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc
bồi thường.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm
không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này
được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
3. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những
thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời
hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.”
Trong thời gian nói trên, người được bảo hiểm phải làm đủ thủ tục để yêu cầu DNBH
trả tiền hoặc bồi thường. Nếu quá hạn trên thì yêu cầu của người bảo hiểm sẽ không được
chấp nhận.
Quy định thời hạn để khách hàng tham gia bảo hiểm phải khẩn trương thực hiện
quyền đòi bồi thường, đồng thời đảm bảo được tính thời sự, chính xác để doanh nghiệp
bảo hiểm có thể giám định xác định tổn thất.
2.3.3 Thời hạn để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường:
Nếu không có thỏa thuận khác thì DNBH phải trả tiền hoặc bồi thường trong vòng 15
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người được bảo hiểm yêu cầu bồi thường để
đảm bảo chia sẻ khắc phục kịp thời tổn thất cho khách hàng Điều 29 Luật KDBH quy
định:
“Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
21
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả
tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.”

Nếu quá thời hạn quy định trên DNBH không giải quyết sẽ phải trả thêm lãi theo lãi
suất ngân hàng cho số tiền chậm trả đó.Thời hạn tối đa 15 ngày nói trên là quy định cho
tất cả các hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng bảo hiểm các doanh nghiệp
bảo hiểm chỉ có quyền đề ra thời hạn ngắn hơn hoặc bằng 15 ngày.
2.3.4 Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm
Khi không tán thành cách chi trả hoặc giải quyết bồi thường của DNBH, khách hàng
được bảo hiểm có thể thương lượng với DNBH để giải quyết. Nếu không giải quyết được
có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài xét xử. Thời hiệu khách hàng mua bảo hiểm khởi
kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 30 Luật KDBH:“Thời
hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.”
Thời hiệu khởi kiện ghi trên các hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm soạn
thảo sẵn tất nhiên không được nhỏ hơn 3 năm và nếu dài hơn 3 năm thì càng được
khuyến khích. Quy định thời hiệu khiếu kiện để doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện khôi
phục, thu thập hồ sơ tài liệu trước đó liên quan đến khiếu kiện để giải trình trước cơ quan
xét xử hoặc hoà giải. Đồng thời, đây là thời gian tối đa để cho bên mua bảo hiểm thực
hiện quyền khởi kiện của mình.
2.3.5 Quyền lợi của khách hàng mua bảo hiểm khi DNBH không tồn tại do chia
tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc lâm vào tình trạng có nguy cơ mất khả năng
thanh toán
Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát và phê duyệt các trường hợp
DNBH không tồn tại do chia tách, hợp nhất, sáp nhập trong đó ưu tiên đảm bảo quyền lợi
hợp pháp chính đáng của người tham gia bảo hiểm rồi mới cấp phép hình thành DNBH
mới (do chia tách sáp nhập hoặc hợp nhất) hoặc giải thể DNBH cũ. Trường hợp DNBH
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan giám
sát và quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ đứng ra giải quyết nhằm
đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người tham gia bảo hiểm. Khi DNBH không
tồn tại do chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc lâm vào tình trạng có nguy cơ mất
khả năng thanh toán thì quyền lợi của khách hàng mua bảo hiểm được đảm bảo Điều 74
Luật KDBH quy định:
“1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo

hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
22
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán,
giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh
nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển
giao.”
Những quy định trên nhằm đảm bảo cho khách hàng giữ nguyên quyền và lợi ích theo
hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
2.3.6 Điều kiện và thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm giữa hai DNBH
Pháp luật quy định về diều kiện và thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm giữa hai
DNBH để đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm.Việc chuyển giao HĐBH từ
DNBH này sang DNBH khác phải tuân thủ theo các điều kiện và thủ tục được Luật
KDBH cho phép.
Điều 75 Luật KDBH quy định về điều kiện chuyển giao HĐBH như sau:
“Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm
được chuyển giao;
2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi
cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự
phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.”
Điều 76 Luật KDBH quy định về thủ tục chuyển giao HĐBH như sau:
“Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị
chuyển giao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao,

kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành
sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp
đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc
chuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.”
Quy định nội dung và điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm như trên nhằm luôn
đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng mua bảo hiểm ngay cả trong tình trạng xấu nhất
xảy ra.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
23
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
CHƯƠNG III NHỮNG TỒN TẠI TRONG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
KHÁCH HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
3.1 Về chấm dứt hợp đồng
3.1.1 Thực tiễn
Theo khoản 2 điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm về việc chấm dứt hợp đồng bảo
hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt trong trường hợp “bên mua bảo hiểm không
đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác” đồng thời theo khoản 2 điều 24 Luật
kinh doanh bảo hiểm cũng có quy định về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt HĐBH
trong trường hợp này “ trong trường hợp chấm dứt HĐBH theo quy định tại khoản 2 điều
23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí cho đến thời điểm chấm dứt
HĐBH”
Trên thực tế hiện nay có nhiều hợp đồng bảo hiểm thanh toán phí theo kỳ, trong
đó khách hàng thanh toán phí bảo hiểm kỳ đầu đúng quy định, sau đó vi phạm thanh toán
phí ở kỳ sau dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực vào ngày kế tiếp ngày bên mua bảo
hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận. Tuy nhiên, số phí bảo hiểm khách hàng đã
đóng thường nhiều hơn hoặc tương đối lớn so với thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo
hiểm. Vấn đề vướng mắc hiện nay là cùng với việc chấm dứt HĐBH trước thời hạn do

khách hàng vi phạm quy định về nghĩa vụ thanh toán phí, nếu số phí bảo hiểm khách
hàng đã thanh toán lớn hơn số phí bảo hiểm tương ứng với thời hạn có hiệu lực của Hợp
đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải hoàn lại phí bảo hiểm cho khách hàng
hay không là vấn đề pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện nay chưa đề cập đến.
Ví dụ:
Anh A có ký HĐBH lắp đặt với công ty bảo hiểm X vào ngày 1/1/2015, thời hạn
bảo hiểm là từ ngày 1/1/2015 cho đến hết ngày 31/12/2015.
Theo thỏa thuận tại Hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ được thanh toán thành 3
kỳ, cụ thể như sau:
- Kỳ 1: 50% số phí bảo hiểm (tương ứng với 500tr VND) sẽ được người được bảo hiểm
thanh toán cho DNBH chậm nhất vào ngày 15/01/2015
- Kỳ 2: 30% số phí bảo hiểm (tương ứng với 300tr VND) sẽ được người được bảo hiểm
thanh toán cho DNBH chậm nhất vào ngày 15/03/2015
- Kỳ 3: 20% số phí bảo hiểm (tương ứng với 200tr VND) sẽ được người được bảo hiểm
thanh toán cho DNBH chậm nhất vào ngày 15/05/2015
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, kỳ thanh toán đầu tiên anh A đã thanh toán
đúng hạn. Tuy nhiên, đến kỳ thanh toán thứ 2 quá thời hạn nhưng anh A không thanh
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
24
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
toán phí bảo hiểm dẫn đến Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 16/3/2014.
Như vậy, Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực và phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của
DNBH trong 2.5 tháng, tuy nhiên phí bảo hiểm DNBH đã thu chiếm 50% tổng số phí bảo
hiểm của cả năm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có phải hoàn lại phí bảo
hiểm cho người được bảo hiểm hay không?
Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đang rất lúng túng trong việc xử lý vấn đề
này. Một số DNBH sẽ quyết toán để trả lại phí bảo hiểm cho khách hàng, một số doanh
nghiệp bảo hiểm thì không với lý do pháp luật không có quy định. Mặt khác, pháp luật
củng chỉ quy định người mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho thời gian
HĐBH có hiệu lực đến thời điểm chấm dứt, không quy định về quyền được yêu cầu

DNBH trả lại phí bảo hiểm trong trường hợp vượt quá thời hạn có hiệu lực của HĐBH
nên hầu hết người mua bảo hiểm không nắm rõ được quyền lợi của mình trong trường
hợp này.
3.1.2 Kiến nghị
Do đó, nhóm cho rằng pháp luật về bảo hiểm cần phải bổ sung thêm quy định
trường hợp HĐBH theo kỳ chấm dứt hiệu lực trước thời hạn do khách hàng vi phạm
nghĩa vụ đóng phí, DNBH sẽ phải quyết toán phí bảo hiểm và hoàn lại phí bảo hiểm cho
khách hàng trong trường hợp phí bảo hiểm đã thu nhiều hơn thời gian có hiệu lực tương
ứng của hợp đồng bảo hiểm. Quy định này sẽ đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch để các
DNBH có sơ sở thực hiện, và hơn hết là đảm bảo được quyền lợi tối đa của người mua
bảo hiểm trong quan hệ Hợp đồng bảo hiểm.
3.2 Về trách nhiệm cung cấp thông tin
3.2.1 Thực tiễn
Theo quy định tại Điều 19 Luật KDBH, nếu một bên cố ý cung cấp thông tin
sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên kia có quyền đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng. Nếu bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật
thì DNBH có quyền thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ hợp đồng. Ngược lại,
nếu doanh nghiệp cung cấp thông tin sai sự thật mà gây thiệt hại cho bên mua bảo
hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đòi bồi thường. Việc cung cấp thông tin sai
sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm về bản chất là hành vi lừa dối khi giao
kết hợp đồng. Như vậy, tại Điều 19 này có thể nhận thấy việc “cung cấp thông tin
sai sự thật nhằm giao kết Hợp đồng” chỉ dẫn đến hậu quả pháp lý là bên kia có thể
đơn phương đình chỉ hợp đồng là chưa phù hợp với các quy định của BLDS cũng
như các nguyên tắc trong giao kết Hợp đồng, ngoài ra chưa phù hợp với các quy
định khác trong chính Luật KDBH. Tuy nhiên Điều 22 của Luật KDBH lại quy
định, nếu một bên có hành vi lừa dối thì hợp đồng vô hiệu và được xử lý theo quy
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
25

×