Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

tóm tắt luận án khảo sát đặc tính không hột và đặc điểm hình thái thực vật của quýt Đường không hột ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.01 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Trái cam quýt (Citrus) không hột đang được thị trường trong và
ngoài nước ưa chuộng. Trên cam quýt, trái không hột hoặc ít hột
thường do giống trồng có nhiễm sắc thể là tam bội, do sự bất dục đực
hoặc noãn bất dục hoặc do sự bất tương hợp trong đó có sự bất tương
hợp do tự thụ phấn (Jackson và Futch, 1997; Jackson và Gmitter,
1997) [72] [71].
Trên thế giới, hầu hết các giống cam quýt trồng được chọn lọc
từ những đột biến tự nhiên và chỉ một tỷ lệ nhỏ được tạo ra từ các
chương trình lai tạo. Trên thị trường thế giới cũng đã xuất hiện nhiều
loại cam quýt không hột được chọn lọc từ đột biến tự nhiên như: cam
Navel, quýt Satsuma (Vũ Công Hậu, 1996) [40] và một số loại cây
không hột trong nước đã được phát hiện như: bưởi Năm Roi, cam
Mật không hột (Trần Thị Oanh Yến và ctv., 2005) [35].
Cam sành và quýt Đường thích nghi tốt ở điều kiện đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL), cây cho năng suất cao, phẩm chất ngon,
bán được giá nên được người dân trồng nhiều, nhưng trái có nhiều
hột đã hạn chế phần nào việc tiêu thụ trái tươi. Trong các nghiên cứu
về trái cam Sành và quýt Đường đã ghi nhận được nhiều trường hợp
có trái không hột hay ít hột (nhỏ hơn 5 hột). Do đó, trường Đại Học
Cần Thơ đã hợp tác với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Vĩnh Long
khảo sát truy tìm cây cam Sành và quýt Đường không hột ở ĐBSCL.
Kết quả đề tài đã phát hiện được hai cây quýt Đường không hột trong
quần thể quýt Đường có hột ở xã Tân Phước, huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2007) [13].
Vì vậy, đề tài “Khảo sát đặc tính không hột và đặc điểm hình
thái thực vật của quýt Đường không hột ở đồng bằng sông Cửu
Long” đã được thực hiện, để có cơ sở phát triển một giống quýt
Đường không hột mới ở ĐBSCL.
* Mục tiêu nghiên cứu


(i) Tìm hiểu đặc điểm nhận diện và mối quan hệ của hai cây
quýt Đường không hột với nhau và với cây quýt Đường có hột.
2
(ii) Xác định nguyên nhân không hột của hai cây quýt Đường
không hột.
(iii) Đánh giá sự ổn định của đặc tính không hột theo thời gian,
ở ba vùng canh tác thuộc ĐBSCL, trên ba thế hệ tháp và trên các gốc
tháp khác nhau.
(iv) Tìm hiểu khả năng cho năng suất và chất lượng của quýt
Đường không hột ở ĐBSCL.
* Tính mới của đề tài
Một nghiên cứu trên vật liệu mới, là hai cây quýt Đường không
hột được phát hiện trong quần thể quýt Đường có hột ở ĐBSCL.
Đặc điểm tiểu noãn phát triển muộn là nguyên nhân tạo trái
hoàn toàn không hột của hai cây quýt Đường không hột, là một đặc
điểm giúp tạo trái cam quýt không hột lần đầu tiên được ghi nhận ở
Việt Nam.
Có thể nhận diện được hai cây quýt Đường không hột bằng kỹ
thuật RAPD với dấu phân tử DNA.
* Những đóng góp của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin khá hoàn chỉnh về hai cây quýt Đường
không hột được phát hiện ở ĐBSCL. Đặc điểm hình thái thực vật về
cây, thân cành, lá, hoa và trái giống nhau và không khác biệt với cây
quýt Đường có hột. Có mối quan hệ di truyền gần gũi với nhau và
gần với quýt Đường có hột. Có thể nhận diện bằng kỹ thuật RAPD
với dấu phân tử DNA. Hạt phấn hữu dục bình thường. Đặc tính
không hột không phải là tự bất tương hợp. Đặc điểm tiểu noãn phát
triển muộn là nguyên nhân tạo trái không hột của hai cây quýt Đường
không hột. Đặc tính hoàn toàn không hột ổn định theo tuổi cây (thời

gian), trong điều kiện trồng xen và có thụ phấn chéo với các giống
cam quýt khác, ở các vùng canh tác khác nhau, ở ba thế hệ tháp và
trên ba loại gốc tháp khác nhau (cam Mật, chanh Tàu và Hạnh). Quýt
Đường không hột có khả năng cho năng suất và chất lượng tốt ở
ĐBSCL.

3
+ Ý nghĩa thực tiễn
Trong thời gian 5 năm, kết quả nghiên cứu đã giúp xác định
nhanh khả năng ổn định của đặc tính không hột của hai cây quýt
Đường không hột, các đặc điểm khác về cơ bản không khác biệt với
cây quýt Đường có hột. Là cơ sở khoa học cho việc sớm phát triển
giống cây trồng quý trong sản xuất.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu là hai cá thể quýt Đường không hột
được phát hiện ở ĐBSCL.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Khảo sát trên cây mẹ và đời con được tháp bằng mắt tháp.
- Trong 3 vùng canh tác cam quýt (Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh
Long) ở ĐBSCL.
- Trong thời gian từ 2007 đến 2011.
- Khảo sát đặc điểm hình thái thực vật, mối quan hệ di truyền
bằng kỹ thuật RAPD, đặc điểm của hạt phấn và tiểu noãn, sự ổn định
đặc tính không hột (theo thời gian, ở ba vùng canh tác, ở ba thế hệ
tháp và trên ba gốc tháp khác nhau (cam Mật, chanh Tàu và Hạnh),
khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái của quýt Đường
không hột.
* Bố cục của luận án
Luận án dày 131 trang, gồm 4 chương với 35 bảng, 34 hình và
3 phụ lục. Có 152 tài liệu tham khảo được sử dụng.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUÝT ĐƯỜNG
Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004) [12] cho rằng quýt
Đường thuộc chi Citrus, nhóm nhỏ Eucitrus, họ Rutaceae và họ phụ
Aurantioideae.
Ở ĐBSCL, quýt Đường là một trong những giống quýt có chất
lượng ngon, nổi tiếng của vùng, với tổng diện tích khoảng 9.640 ha,
chiếm 20 - 30% diện tích cam quýt, được trồng tập trung tại Lai
4
Vung - Đồng Tháp, Phụng Hiệp - Hậu Giang, Trà Ôn - Vĩnh Long,
Cái Bè - Tiền Giang, Càng Long - Trà Vinh và rải rác một số tỉnh
khác (Đỗ Minh Hiền, 2008) [2].
1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THỰC VẬT QUÝT ĐƯỜNG
Khi cây quýt Đường được 5 năm tuổi có chiều cao trung bình là
4,1 m (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1999) [38]. Theo Trần Thế Tục và
ctv. (1998) [32] và Đường Hồng Dật (2003) [4], quýt Đường có tán
thưa, hướng ngọn và phân cành nhiều, đường kính tán là 2,5 m.
Trần Thượng Tuấn và ctv. (1999) [38] cho rằng lá quýt Đường
thuộc lá đơn, không rụng theo mùa, phiến lá có màu xanh, dạng lá
hình mác. Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) [22], lá quýt Đường có
cuống không cánh, phiến lá có nhiều túi tinh dầu dễ thấy. Các loài
quýt thường có đuôi lá chẻ lõm xuống ở phía mút lá (Đường Hồng
Dật, 2000 [3]
Hoa cam quýt thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá,
thường là hoa lưỡng tính (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994; Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004; Trần Văn Hâu, 2009) [37] [12]
[39]. Hoa lúc trổ có chiều dài từ 1,3 - 1,5 cm, lá đài có 5 lá. Tràng
hoa có 5 cánh hoa màu trắng luân phiên với các lá đài, cánh hoa dày,
gắn xen kẽ với nhau.

Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) [22], quýt Đường có trái tròn, to
hơi dẹp, đáy có núm, quả bì mỏng. Trái quýt Đường khi chín vỏ trái
có màu vàng tươi, láng. Mỗi trái trung bình có khoảng 10,7 múi, dễ
tách rời nhau, có thể lột vỏ và tách múi bằng tay dễ dàng.
1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA HẠT PHẤN VÀ TIỂU NOÃN CAM QUÝT
Hạt phấn khi cắt ngang quan sát thấy bên ngoài là vách của hạt
phấn gồm hai lớp màng: màng ngoài và màng trong. Theo Hà Thị Lệ
Ánh (2005) [5], trong vách là tế bào chất với hai nhân: nhân sinh
dưỡng tròn, to, sẽ nẩy mầm để tạo ống phấn sau này và nhân sinh dục
nhỏ hơn, hình bầu dục sẽ phân cắt cho hai tinh trùng.
Spiegel-Roy và Goldschmidt (1996) [125] cho rằng tiểu noãn
của cam quýt có kiểu đính dạng noãn ngược, với lỗ noãn đối diện với
trục của bầu noãn. Tiểu noãn chín bao gồm cuống noãn, phôi tâm, túi
phôi có tám nhân và hai lớp vỏ tiểu noãn. Theo Jackson và Gmitter
5
(1997) [71], đặc điểm trưởng thành (thành thục, chín) sớm hay muộn
của tiểu noãn phụ thuộc chủ yếu vào giống. Đặc điểm này có thể bị
ảnh hưởng bởi một số tác nhân bên trong và bên ngoài.
1.4 SỰ THỤ PHẤN VÀ THỤ TINH Ở CAM QUÝT
Các hạt phấn được gió thổi hoặc được côn trùng mang tới
nướm nhụy trên cùng một hoa hoặc trên hoa khác gọi là sự thụ phấn.
Các phân tử tạo thành bề mặt hạt phấn tác động qua lại với protein và
polysaccharide trên nướm nhụy và nếu chúng tương hợp hạt phấn sẽ
bị kích thích để bắt đầu sinh trưởng (nẩy mầm), ống phấn nẩy mầm
và đâm thủng vào túi phôi bên trong noãn.
Theo Phan Kim Ngọc và Hồ Huỳnh Thùy Dương (2000) [25],
thụ tinh là kết quả bởi sự hợp nhất của một nhân tinh trùng và một
nhân trứng. Sự thụ tinh xảy ra sau khi thụ phấn. Khi ống phấn chui
vào lỗ noãn, hai tế bào tinh tử động thoát ra qua lỗ noãn, hai tế bào
tinh tử thoát ra qua một lỗ ở trên vách của ống phấn: một tinh tử động

hòa lẫn với noãn, tạo thành một hợp tử có nhân lưỡng bội; tế bào tinh
tử động thứ hai xuyên sâu vào tế bào trung tâm lớn chứa hai nhân
cực, cả ba nhân này kết hợp lại với nhau tạo ra nhân tam bội, tế bào
nội nhũ tam bội sẽ phát triển thành nội nhũ, nguồn dinh dưỡng đầu
tiên cho cây phôi. Toàn bộ hiện tượng trên được gọi là hiện tượng thụ
tinh kép (Spiegel-Roy và Goldschmidt, 1996) [125].
1.5 ĐẶC TÍNH KHÔNG HỘT Ở CAM QUÝT
Đặc tính không hột là một đặc điểm quý của trái cây nói chung
và cam quýt (Citrus) nói riêng vì đó là đặc tính mong muốn của thị
trường trái tươi và ngay cả ngành chế biến nước ép. Đặc tính không
hột của cam quýt có nhiều yếu tố chi phối và còn chịu ảnh hưởng bởi
điều kiện môi trường. Sự tạo trái không hột có thể hoàn toàn và
không hoàn toàn, tức có thể hoàn toàn không có hột hay số lượng hột
giảm đi nhiều.
Hiện tượng tự trinh quả sinh (autonomic parthenocarpus) là
hiện tượng tạo trái không hột mà không cần có sự thụ phấn, thụ tinh
xảy ra nhưng trái vẫn đậu mà không cần sự kích thích bên ngoài
(Spiegel-Roy và Goldschmidt, 1996) [125]. Trên cam quýt, sự bất
dục mạnh kết hợp với khả năng trinh quả sinh là điều kiện cần thiết
6
cho sản xuất trái không hột (Ollitrault và ctv. 2007) [101]. Vì tuy có
khả năng bất dục nhưng nếu không có khả năng trinh quả sinh thì
không thể sản xuất trái không hột. Ollitrault và ctv. (2007) [101] cho
rằng tự trinh sinh tạo nên trái không hột không do bất cứ một tác
nhân kích thích nào (sự thụ phấn) là loại trinh sinh chủ yếu trên cam
quýt. Theo Ollitrault và ctv. (2007) [101], vài giống bất dục đực và tự
bất tương hợp không thể cho trái không hột do không có khả năng
trinh sinh. Vì vậy, khả năng trinh sinh là đặc điểm không thể thiếu để
sản xuất trái không hột và đặc điểm này dường như hiện diện phổ
biến trên cam quýt.

Mooney (1997) [89] nhận thấy rằng giống cam quýt tam bội có
tiềm năng thương mại lớn vì mức độ không hột cao, tuy nhiên tần số
xuất hiện cây tam bội trong tự nhiên là rất thấp. Reed (2003) [113]
cho rằng tự bất tương hợp là sự mất chức năng của giao tử đực và cái
để tạo thành hột khi tự thụ phấn, sự không phù hợp của giao tử đực
cùng loài trên nướm nhụy, hoặc sự ngăn cản quá trình vươn dài của
hạt phấn cùng loài trong vòi nhụy. Sự tự bất tương hợp sẽ tạo ra trái
không hột khi được trồng cách ly với những cây trồng khác.
Tự bất dục đực có thể là kết quả từ sự phát triển không bình
thường của nhị hoa dẫn đến sự thiếu sót trong quá trình phát triển hạt
phấn. Trần Thượng Tuấn (1992) [36] cho rằng nguyên nhân của hiện
tượng đực bất dục là do giao tử đực không có sức sống. Bất dục cái là
một đặc điểm rất quan trọng có liên quan chặt chẽ đến đặc tính không
hột và có khả năng di truyền (Yamamoto và ctv., 1995; Yamamoto
và ctv., 2001) [149] [148].
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Gồm 4 phần, với 8 khảo sát và 5 thí nghiệm:
2.1.1 Khảo sát đặc điểm hình thái thực vật và quan hệ di truyền
Gồm 2 khảo sát về đặc tính hình thái thực vật và sử dụng kỹ
thuật RAPD để nhận diện và xác định mối quan hệ của hai cây quýt
Đường không hột vừa được phát hiện ở ĐBSCL
7
2.1.2 Khảo sát đặc điểm hạt phấn và tiểu noãn của quýt Đường
không hột
Về hạt phấn có 2 khảo sát và tiểu noãn có 3 khảo sát. Nhằm tìm
ra đặc điểm của hạt phấn và tiểu noãn có liên quan đến đặc tính
không hột.
2.1.3 Đánh giá sự ổn định của đặc tính không hột

Gồm 1 khảo sát và 5 thí nghiệm để đánh giá sự ổn định đặc tính
không hột theo thời gian, trên 3 vùng canh tác ở ĐBSCL, ở 3 thế hệ
tháp và trên các gốc tháp khác nhau.
2.1.4 Đánh giá khả năng cho năng suất và chất lượng của quýt
Đường không hột ở ĐBSCL
Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái ở
đời con trên gốc tháp cam Mật ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, là
một trong những địa phương trồng cam quýt tiêu biểu ở ĐBSCL.
2.2 ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh
Long. Vật liệu chính là cây quýt Đường không hột số 1 (mã số 1),
cây quýt Đường không hột số 2 (mã số 80) và cây quýt Đường có hột
bình thường làm đối chứng (mã số 63) (Nguyễn Bảo Vệ và ctv.,
2007) [13]. Thời gian từ năm 2007 đến 2011.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THỰC VẬT VÀ QUAN HỆ DI
TRUYỀN CỦA QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG HỘT
Kết quả khảo sát cho thấy cây đều có dạng tán hình elip, dáng
cây thẳng đứng, mật độ cành thưa, hướng ngọn và phân cành nhiều,
mật độ gai thưa, dạng gai thẳng và ngắn, cây có cấu trúc thân láng và
góc độ phân cành vừa phải. Nhìn chung, đặc tính bên ngoài của hai
cây quýt Đường không hột không có gì khác biệt so với cây quýt
Đường có hột.
Đặc tính hình thái lá giữa hai cây quýt Đường không hột giống
nhau và không khác với cây quýt Đường có hột. Các đặc tính về hoa
8
của hai cây quýt Đường không hột đều giống nhau và giống với cây
quýt Đường có hột. Thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi nở của hai
cây quýt Đường không hột trong khoảng 11 - 12 ngày, từ khi nở đến

hoa tàn trong khoảng 2 - 3 ngày, tương đương với cây quýt Đường có
hột (đối chứng). Điều đó cho thấy thời gian phát triển hoa và thời
gian có khả năng nhận phấn của hoa ở hai cây quýt Đường không hột
là bình thường, không khác biệt với cây quýt Đường có hột (đối
chứng). Sự phát triển hoa của cây quýt Đường không hột số 1 tương
đương với cây quýt Đường không hột số 2 và giống với cây quýt
Đường có hột (đối chứng).
Trái của hai cây quýt Đường không hột và cây quýt Đường có
hột đều có hình dạng giống nhau. Trái có dạng tròn, to hơi dẹp. Đáy
có núm, đỉnh trái hơi lõm. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, láng.
Về cơ bản các đặc điểm hình thái của trái giữa 2 cây quýt Đường
không hột giống nhau và không khác với cây quýt Đường có hột (trừ
đặc tính hoàn toàn không hột).




Hình 3.4 Dạng trái quýt Đường không hột
Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c)
M
ặt tr
ê
n

M
ặt d
ư
ới

M

ặt ngang

9
Tóm lại, ngoại trừ đặc tính hoàn toàn không hột, các đặc điểm
hình thái thực vật như thân, lá, hoa và trái đều giống nhau giữa hai
cây quýt Đường không hột và tương tự với cây quýt Đường có hột
(đối chứng).
Qua kết quả phân tích cho thấy cả bảy đoạn mồi được sử dụng
đều cho sản phẩm khuếch đại tốt với kỹ thuật RAPD. Với đoạn mồi
A13, cây quýt Đường có hột cho sản phẩm khuếch đại đoạn DNA ở
hai vị trí 650 bp và 750 bp (ký hiệu a và b) trong khi hai cây quýt
Đường không hột không cho sản phẩm khuếch đại ở những vị trí này.
Qua đó, có thể sử dụng đoạn mồi này để phân biệt các cá thể quýt
Đường không hột với cá thể quýt Đường có hột.








Hình 3.5 Phổ điện di sản phẩm PCR với mồi A13 của quýt Đường
không hột
M: thang chuẩn 1 kb; 1: cây quýt Đường không hột số 1; 2: cây quýt Đường không
hột số 2; 3: cây quýt Đường có hột (đ/c).
Bằng kỹ thuật RAPD với bảy đoạn mồi được sử dụng, tổng
cộng có 46 băng được ghi nhận. Trong đó có 9 băng xuất hiện sự đa
hình ở các đoạn mồi SO15 (1 băng), SN20 (4 băng), SN06 (2 băng)
và A13 (2 băng). Mồi SO15 và A13 có thể phân biệt được hai cây

quýt Đường không hột với cây quýt Đường có hột. Trong khi đó, mồi
SN06 và SN20 có thể phân biệt được hai cây quýt Đường không hột
với nhau và với cây quýt Đường có hột (phân biệt được cả ba cây với
nhau).


M 1 2 3

a
b
1.000

500

650

850

10
Hình 3.8 cho thấy hai cây quýt Đường không hột và cây quýt
Đường có hột đối chứng hợp thành một nhánh chính. Nhánh chính
bao gồm cây quýt Đường có hột với hai cây quýt Đường không hột
số 1 và cây quýt Đường không hột số 2 với hệ số giống nhau khá cao
(0,87). Hai cây quýt Đường không hột hợp thành một nhánh phụ và
chúng có hệ số giống nhau cao (0,92). Như vậy, giữa hai cây quýt
Đường không hột có quan hệ di truyền gần gũi với nhau và chúng có
quan hệ di truyền gần với cây quýt Đường có hột.

Hình 3.8 Giản đồ nhánh của quýt Đường không hột
1: quýt Đường không hột số 1; 2: quýt Đường không hột số 2; và 3: quýt Đường có hột (đ/c).

Bằng kỹ thuật RAPD, đã ghi nhận có những sai khác về phổ
băng DNA giữa hai cây quýt Đường không hột với nhau và với cây
quýt Đường có hột. Đây là dấu phân tử để có thể nhận diện hai cây
quýt Đường không hột được phát hiện ở ĐBSCL. Mồi SO15 và A13
có thể phân biệt được hai cây quýt Đường không hột với cây quýt
Đường có hột. Trong khi đó, mồi SN06 và SN20 có thể phân biệt
được hai cây quýt Đường không hột với nhau và với cây quýt Đường
có hột (phân biệt được cả ba cây với nhau).
Tóm lại, qua kết quả khảo sát đặc điểm hình thái thực vật của
hai cây quýt Đường không hột cho thấy chúng có đặc điểm hình thái
về thân cành, lá, hoa và trái về cơ bản giống nhau và không khác với
cây quýt Đường có hột (trừ đặc tính hoàn toàn không hột). Có thể
nhận diện hai cây quýt Đường không hột bằng kỹ thuật RAPD với
dấu phân tử DNA. Đồng thời với kết quả phân tích mối quan hệ di
truyền, cho thấy hai cây quýt Đường không hột có quan hệ gần gũi
với nhau và gần với cây quýt Đường có hột thương phẩm trong vùng.
0,87
0,92
11
3.2 ĐẶC ĐIỂM HẠT PHẤN VÀ TIỂU NOÃN CỦA QUÝT
ĐƯỜNG KHÔNG HỘT
3.2.1 Đặc điểm của hạt phấn
Kết quả khảo sát cho thấy sức nẩy mầm của hạt phấn và chiều
dài ống phấn của cây quýt Đường không hột số 1 và cây quýt Đường
không hột số 2 khác biệt không có ý nghĩa so với cây quýt Đường có
hột (đ/c). Và kết quả thụ phấn bắt buộc ngoài tự nhiên cũng cho thấy
khi dùng hạt phấn cây quýt Đường không hột số 1 và cây quýt Đường
không hột số 2 lên cây có hột thì số hột chắc/trái, số hột lép/trái cũng
đều có khác biệt không ý nghĩa với nhau và với hạt phấn cây quýt
Đường có hột (đối chứng), đã chứng tỏ hạt phấn của cây quýt Đường

không hột hữu dục bình thường. Do đó, đặc tính không hột của hai
cây quýt Đường không hột không có liên quan đến hạt phấn.
3.2.2 Đặc điểm của tiểu noãn
3.2.2.1 Sự phát triển của tiểu noãn
* Giai đoạn trước khi hoa nở
Trên cây quýt Đường có hột, tiểu noãn xuất hiện sớm và số tiểu
noãn ổn định ở 5 cở hoa được khảo sát (biến động trong khoảng 10,4
- 10,8 tiểu noãn). Trong khi đó, trên cây quýt Đường không hột số 1
và cây quýt Đường không hột số 2, đến thời điểm hoa nở, hoàn toàn
không có tiểu noãn. Đặc điểm tiểu noãn chưa phát triển lúc hoa nở có
thể là nguyên nhân giúp tạo trái không hột ở hai cây quýt Đường
không hột số 1 và số 2.
Về kích thước của tiểu noãn, Bảng 3.18 và Bảng 3.19 cho thấy
ở cở hoa còn nhỏ (hoa búp có đường kính 3,5 mm), kích thước tiểu
noãn của quýt Đường có hột đã khá lớn (chiều dài là 203 µm và bề
rộng là 130 µm) và phát triển khá nhanh đến 5 mm và từ lúc này đến
khi hoa nở, kích thước tiểu noãn của quýt Đường có hột gần như
không thay đổi cả về chiều dài (biến động trong khoảng 396 - 404
µm) và chiều rộng (246 - 258 µm). Đồng thời tiểu noãn có dạng hình
quả lê (Hình 3.14).
Sự ổn định về kích thước của tiểu noãn trong giai đoạn trước và
ngay khi hoa nở trên cây quýt Đường có hột cho phép suy luận vào
thời điểm này tiểu noãn đã trưởng thành (chín, thành thục) và có thể
12
đã sẵn sàng cho quá trình thụ tinh. Đặc điểm tiểu noãn trưởng thành
vào thời điểm hoa nở là đặc điểm phổ biến của nhiều loại cây trồng,
vì hoa nở là thời điểm tốt nhất cho quá trình thụ phấn, thụ tinh. Đặc
điểm này đã giúp cho cây quýt Đường thương phẩm có hột bình
thường. Như vậy, ở phẫu diện cắt ngang bầu noãn của cây quýt
Đường có hột, tiểu noãn trưởng thành có hình quả lê và kích thước

khoảng 404 ± 21 µm x 258 ± 23 µm.
Bảng 3.18 Chiều dài tiểu noãn (µm) các cở hoa trước khi nở của quýt
Đường không hột
Cở hoa (đường kính, mm)
3,5 4,0 4,5 5,0
Hoa
nở
Cây quýt Đường
X

Sd

X

Sd

X

Sd
X

Sd

X

Sd

Không hột số 1 0
-
0

-
0
-
0
-
0
-
Không hột số 2 0
-
0
-
0
-
0
-
0
-
Có hột (đ/c) 203 20

279 28

331 48

396

35

404

21


X
: trung bình; Sd: độ lệch chuẩn; đ/c: đối chứng.

Bảng 3.19 Chiều rộng tiểu noãn (µm) các cở hoa trước khi nở của
quýt Đường không hột
Cở hoa (đường kính, mm)
3,5 4,0 4,5 5,0
Hoa nở
Cây quýt Đường
X

Sd
X

Sd
X

Sd
X

Sd
X

Sd
Không hột số 1 0 - 0 - 0 - 0 - 0 -
Không hột số 2 0 - 0 - 0 - 0 - 0 -
Có hột (đ/c) 130 17 202 32 222 27 246 17 258 23
X
: trung bình; Sd: độ lệch chuẩn; đ/c: đối chứng.


13






Hình 3.14 Phẩu diện cắt ngang bầu noãn trước khi hoa nở của quýt
Đường không hột; độ phóng đại 100 lần
H
oa

4 mm

Hoa

4,5 mm

Hoa

5 mm

Hoa nở
Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c)
Hoa

3,5 mm

100 µm

14
* Giai đoạn sau khi hoa nở
Trên cây quýt Đường có hột, số tiểu noãn vẫn ổn định ở 3 cở
hoa sau khi nở (11,0 - 11,3 tiểu noãn). Sự xuất hiện tiểu noãn của hai
cây quýt Đường không hột là giống nhau và xuất hiện muộn hơn
nhiều so với cây quýt Đường có hột. Đến thời điểm hoa tàn mới có
tiểu noãn được ghi nhận, số tiểu noãn quan sát được cũng thấp hơn
nhiều so với cây quýt Đường có hột (2,4 - 4,5 tiểu noãn).




Hình 3.15 Phẫu diện cắt ngang bầu noãn sau khi hoa nở của quýt
Đường không hột; độ phóng đại 100 lần
Hoa

tàn
V
ừa
rụng
nướm
Trái

non
2,5
mm
100 µm


Không h

ột số 1

Không h
ột số 2



Có h
ột (đ/c)

15
Cây quýt Đường có hột chiều rộng tiểu noãn ít thay đổi (biến
động trong khoảng 266 - 270 µm), chiều dài tiểu noãn có xu thế phát
triển theo cở hoa (hoa tàn: 411 µm, hoa rụng nướm: 443 µm, trái 2,5
mm: 470 µm). Sự thay đổi kích thước này có thể là do quá trình phát
triển hột sau khi tế bào trứng đã được thụ tinh. Trong khi đó hai cây
quýt Đường không hột, tuy có một ít tiểu noãn xuất hiện, nhưng có
kích thước nhỏ, hoa tàn có chiều dài biến động trong khoảng 77 -
81µm và chiều rộng trong khoảng 63 - 66 µm, hoa rụng nướm chiều
dài trong khoảng 127 - 131 µm và trái 2,5 mm chiều dài trong khoảng
191 - 199 µm. Kết quả trên cho thấy, ở hai cây quýt Đường không
hột số 1 và số 2, đến thời điểm trái 2,5 mm, tiểu noãn vẫn đang phát
triển, chưa đạt đến kích thước trưởng thành. Vì vậy, có lẽ vào thời
điểm này tiểu noãn của hai cây quýt Đường không hột vẫn chưa
trưởng thành.
Tóm lại, tiểu noãn ở hai cây quýt Đường không hột có đặc
điểm giống nhau là “phát triển muộn” so với tiểu noãn của cây quýt
Đường có hột và có thể chính đặc điểm tiểu noãn “phát triển muộn”
là nguyên nhân tạo trái không hột ở hai cây quýt Đường không hột.
3.2.2.2 Sự hiện diện của ống phấn trong bầu noãn

* Trong điều kiện tự thụ phấn
Trong điều kiện tự thụ phấn, ở tất cả các phần của bộ phận cái
(nướm nhụy, vòi nhụy trên, vòi nhụy dưới và bầu noãn) vào thời
điểm 3 ngày sau khi thụ phấn của cả 3 cây được khảo sát đều ghi
nhận sự hiện diện của ống phấn (Hình 3.16). Kết quả khảo sát cũng
đã minh chứng cho đặc điểm tiểu noãn trên cây quýt Đường có hột đã
trưởng thành vào giai đoạn hoa nở do quan sát được “sự thụ tinh” xảy
ra (ống phấn xuyên qua lổ noãn và vào túi phôi). Trong khi đó, ở hai
cây quýt Đường không hột số 1 và số 2 tuy có thụ phấn, ống phấn
đến được bầu noãn, nhưng lúc này tiểu noãn chưa trưởng thành nên
không thể xảy ra sự thụ tinh và tạo hột, đồng thời cũng khẳng định
thêm đặc điểm tiểu noãn phát triển muộn trên hai cây quýt Đường
không hột (Hình 3.16).

16





Hình 3.16 Phẫu diện cắt dọc bộ phận cái của hoa ở 3 ngày sau khi tự
thụ phấn của quýt Đường không hột; độ phóng đại 100
lần; mũi tên màu trắng chỉ ống phấn.
* Trong điều kiện có thụ phấn chéo
Trên cả hai cây quýt Đường không hột và cây quýt Đường có
hột vào thời điểm 3 ngày sau khi thụ phấn, với 3 cách thụ phấn khác
100 µm

ớm
nhụy


Vòi
nhụy
(phần
trên)
Vòi nh
ụy

(phần
dưới)
Bầu noãn
Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c)
17
nhau (tự thụ phấn, thụ phấn bổ sung quýt Đường có hột và thụ phấn
bổ sung cam Sành), hầu hết các bộ phận cái của hoa (nướm nhụy, vòi
nhụy trên, vòi nhụy dưới và bầu noãn) được quan sát đều có sự hiện
diện của ống phấn (biến động trong khoảng 93,3 đến 100%), khác
biệt không có ý nghĩa qua kiểm định χ
2
.
3.2.2.3 Khả năng thụ tinh của tiểu noãn
Cây quýt Đường không hột số 1 và 2 cho trái hoàn toàn không
hột ở cả 3 cách thụ phấn: thụ phấn tự do, thụ phấn bổ sung quýt
Đường có hột (đối chứng) và thụ phấn bổ sung cam Sành. Trong khi
đó, ở cây quýt Đường có hột cả 3 biện pháp thụ phấn đều có sự hình
thành hột, số hột chắc/trái biến động trong khoảng 9,07 đến 11,53 và
số hột lép/trái biến động trong khoảng 1,93 đến 2,03.
3.2.3 Thảo luận về nguyên nhân không hột
Lúc hoa nở là thời điểm tốt nhất cho sự thụ phấn, thụ tinh và
tạo hột. Vào lúc này, trên cây quýt Đường có hột, qua hình thái giải

phẫu bầu noãn cắt ngang, hầu hết tiểu noãn đã trưởng thành, có lẽ
chính do đặc điểm này đã làm cho cây quýt Đường nổi tiếng ở vùng
ĐBSCL có khá nhiều hột. Trong khi đó, ở hai cây quýt Đường không
hột, tiểu noãn lại chưa phát triển. Đến thời điểm hoa tàn (khoảng 2 - 3
ngày sau khi hoa nở) thì tiểu noãn trên hai cây quýt Đường không hột
mới phát triển, nhưng kích thước còn nhỏ chưa đạt đến kích thước
của tiểu noãn trưởng thành. Vì vậy, dù có thụ phấn vào thời điểm này
(rất khó xảy ra do hoa đã tàn, nướm nhụy đã khô, chuyển màu và
không còn khả năng nhận phấn), thì việc thụ tinh cũng khó thực hiện
được do tiểu noãn chưa trưởng thành. Chính đặc điểm tiểu noãn “phát
triển muộn”, không đồng bộ với các bộ phận khác của hoa là nguyên
nhân làm cho trái không hột trên hai cây quýt Đường không hột. Đặc
điểm tiểu noãn trưởng thành muộn hơn vài ngày so với thời điểm hoa
nở cũng đã được ghi nhận trên giống cam Washington Navel và quýt
Satsuma (Jackson và Gmitter, 1997) [71], là những giống cam quýt
không hột trên thế giới. Mặc dù có thể xảy ra quá trình thụ phấn
nhưng không thể thực hiện thụ tinh vì chưa có tiểu noãn trưởng
thành, điều này đã dẫn đến sự không hột của trái.
18
Tóm lại, hai cây quýt Đường không hột có hạt phấn hữu dục
bình thường, có khả năng nẩy mầm, thụ tinh và tạo hột như cây quýt
Đường có hột, do đó không có liên quan đến đặc tính không hột của
nó. Đặc tính không hột của hai cây quýt Đường không hột không có
liên quan đến tính tự bất tương hợp vì ống phấn của nó vẫn hiện diện
trong bầu noãn của chính nó và hoàn toàn không hột khi được thụ
phấn chéo với giống cam quýt khác (quýt Đường có hột, cam Sành).
Đặc điểm tiểu noãn “phát triển muộn” chính là nguyên nhân cho việc
tạo trái không hột của cây quýt Đường không hột số 1 và cây quýt
Đường không hột số 2.
3.3 SỰ ỔN ĐỊNH CỦA ĐẶC TÍNH KHÔNG HỘT

3.3.1 Sự ổn định của đặc tính không hột theo thời gian
Kết quả khảo sát cho thấy tất cả số trái trong 5 năm theo dõi, từ
lúc cây được 7 năm tuổi đến khi cây được 11 năm tuổi, đều hoàn toàn
không hột, với tỷ lệ 100% trái được khảo sát hoàn toàn không hột
(không có hột chắc và cũng không có hột lép) trong điều kiện trong
vườn có trồng xen với các giống cam quýt khác (quýt Đường, quýt
Tiều, chanh Tàu, cam Mật, cam Sành). Đặc tính hoàn toàn không hột
của hai cây quýt Đường không hột là ổn định theo thời gian trong
điều kiện có trồng xen với các giống cam quýt khác.
3.3.2 Sự ổn định của đặc tính không hột theo vùng canh tác
Kết quả cho thấy không có hiện diện tiểu noãn trong hầu hết
các mẩu quan sát vào thời điểm hoa nở ở cây quýt Đường không hột
số 1 và số 2 ở cả 3 điểm thí nghiệm (Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh
Long). Vào thời điểm hoa 3 ngày sau nở (hoa tàn), ở cả 3 điểm thí
nghiệm, tiểu noãn ở quýt Đường không hột số 1 và số 2 có xu thế
phát triển hơn thời điểm hoa nở, nhưng đều có số lượng ít và có kích
thước nhỏ.
Tất cả trái thu được đều hoàn toàn không hột. Trong khi đó, ở
quýt Đường có hột, số hột/trái ở 3 điểm Lai Vung - Đồng Tháp, thành
phố Cần Thơ và Trà Ôn - Vĩnh Long tuần tự có số hột chắc/trái là
8,56, 10,26 và 12,22; và số hột lép/trái là 2,33, 2,08 và 2,36.
19
Tóm lại, đặc tính hoàn toàn không hột của hai cây quýt Đường
không hột có khả năng di truyền và duy trì ổn định cho thế hệ nhân
giống vô tính (tháp trên gốc cam Mật) tiếp theo ở 3 vùng canh tác
(Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long) ở ĐBSCL.
3.3.3 Sự ổn định của đặc tính không hột theo thế hệ
Kết quả quan sát phẫu diện bầu noãn của các nghiệm thức tại
thời điểm hoa nở cho thấy hầu hết các mẫu đều không có sự hiện diện
của tiểu noãn. Tại thời điểm hoa ba ngày sau nở cho thấy tất cả mẫu

đều không có sự hiện diện của tiểu noãn có hình thái và kích thước
của tiểu noãn trưởng thành (thành thục, chín). Kết quả khảo sát số
hột/trái của hai dòng quýt Đường không hột qua ba thế hệ tháp trên
gốc cam Mật cho thấy hoàn toàn không có sự hiện diện hột trong trái
ở tất cả các nghiệm thức.
Tóm lại, đặc tính hoàn toàn không hột của quýt Đường không
hột số 1 và 2 có khả năng di truyền và duy trì ổn định ở 3 thế hệ tháp
trên gốc tháp cam Mật.
3.3.4 Sự ổn định của đặc tính không hột theo gốc tháp
Ở thời điểm hoa nở và 3 ngày sau nở, kết quả đều cho thấy
không có tiểu noãn có hình thái và kích thước của tiểu noãn trưởng
thành ở tất cả các nghiệm thức. Số hột chắc ở tất cả các nghiệm thức
là 0,00. Số hột lép cũng có kết quả tương tự (0,00 hột). Điều này phù
hợp với ghi nhận tiểu noãn ở giai đoạn hoa nở và hoa 3 ngày sau khi
nở, đặc điểm tiểu noãn phát triển muộn vẫn được duy trì ổn định ở
quýt Đường không hột được tháp trên các gốc tháp khác nhau.
Như vậy, đặc tính không hột của quýt Đường không hột vẫn
được duy trì ổn định ở thế hệ tiếp theo qua nhân giống vô tính trên
các gốc tháp khác nhau (cam Mật, chanh Tàu, Hạnh) (Hình 3.26).
3.3.5 Thảo luận về sự ổn định của đặc tính không hột
Kết quả từ các thí nghiệm cho thấy, đặc điểm tiểu noãn phát
triển muộn của quýt Đường không hột số 1 và quýt Đường không hột
số 2 vẫn được duy trì khi được trồng tại 3 vùng canh tác khác nhau ở
ĐBSCL, qua 3 thế hệ tháp và khi được tháp trên các loại gốc tháp
khác nhau (cam Mật, chanh Tàu và Hạnh). Qua đó cho thấy, đặc
20
điểm tiểu noãn phát triển muộn phụ thuộc chủ yếu vào giống. Theo
Jackson và Gmitter (1997) [71] đặc điểm trưởng thành sớm hay
muộn của tiểu noãn phụ thuộc chủ yếu vào giống, bưởi chùm Foster
có tiểu noãn trưởng thành trước khi hoa nở vài ngày, cam Pineapple

có tiểu noãn trưởng thành ngay lúc hoa nở và cam Washington Navel
cùng quýt Satsuma có tiểu noãn trưởng thành sau khi hoa nở vài ngày
(đây là 2 giống cam quýt không hột nổi tiếng trên thế giới).
Chính nhờ đặc điểm tiểu noãn phát triển muộn có khả năng di
truyền này đã giúp cho sự ổn định cao của đặc tính hoàn toàn không
hột trên hai dòng quýt Đường không hột vừa được phát hiện ở
ĐBSCL. Đặc tính hoàn toàn không hột của quýt Đường không hột số
1 và 2 được duy trì ổn định theo thời gian, trong điều kiện có thụ
phấn chéo các giống cam quýt khác; ở 3 vùng canh tác khác nhau
thuộc ĐBCSL; qua 3 thế hệ tháp; và trên 3 loại gốc tháp khác nhau
(cam Mật, chanh Tàu và Hạnh). Từ kết quả này cho phép nhân nhanh
giống quýt Đường không hột số 1 và 2 bằng cách tháp trên 3 loại gốc
tháp (cam Mật, chanh Tàu và Hạnh), trồng ở các vùng có điều kiện
phát triển cây cam quýt ở ĐBSCL và đặc biệt là có thể trồng xen với
các giống cam quýt khác mà đặc tính hoàn toàn không hột vẫn không
thay đổi.
Tuy nhiên, cũng theo Jackson và Gmitter (1997) [71] đặc điểm
trưởng thành sớm hay muộn của tiểu noãn có thể bị ảnh hưởng bởi
một số tác nhân bên trong và bên ngoài. Vì vậy, có thể có một số tác
nhân nào đó làm sự phát triển của tiểu noãn quýt Đường không hột số
1 và 2 sớm hơn bình thường và đồng thời thời gian nhận phấn của
nướm nhụy được kéo dài hơn (kết quả khảo sát cho thấy thời gian từ
khi hoa nở đến hoa tàn của quýt Đường không hột chỉ trong khoảng 2
– 3 ngày), thì lúc này có thể sẽ xảy ra thụ tinh và hình thành hột trong
trái quýt Đường không hột. Vấn đề này cần được nghiên cứu thêm.
3.4 KHẢ NĂNG CHO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA
QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG HỘT Ở ĐBSCL
3.4.1 Sự sinh trưởng
Đường kính gốc tháp, đường kính thân tháp, tỷ số thân tháp/gốc
tháp, chiều cao cây, chiều rộng tán theo thời gian đều cho thấy không

21
có sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức. Do đó, sự sinh trưởng của quýt
Đường không hột số 1 và quýt Đường không hột số 2 là tương đương
nhau và không khác biệt với quýt Đường có hột được trồng phổ biến
ở vùng ĐBSCL.
3.4.2 Năng suất
Tỷ lệ đậu trái có thể được dùng để đánh giá khả năng cho trái
của quýt Đường không hột số 1 và quýt Đường không hột số 2. Bảng
3.32 cho thấy tỷ lệ đậu trái ở cả 3 nghiệm thức có xu thế chung là
giảm dần trong các giai đoạn từ 30 - 90 ngày sau khi hoa nở, nhưng
tỷ lệ đậu trái khác biệt không có ý nghĩa giữa 3 nghiệm thức trong
từng giai đoạn qua phân tích thống kê. Như vậy, khả năng đậu trái
của quýt Đường không hột số 1 và 2 là tương đương với nhau và
khác biệt không ý nghĩa với quýt Đường có hột.
Bảng 3.32 Tỷ lệ đậu trái (%) từ khi hoa nở đến 90 ngày sau khi hoa
nở của quýt Đường không hột
Ngày sau khi hoa nở (ngày)
Nghiệm thức
(Quýt Đường)
30 45 60 75 90
Không hột số 1
24,3 22,4 20,9 20,3 18,9
Không hột số 2
25,4 23,5 22,4 20,8 19,3
Có hột (đ/c)
26,0 24,4 23,3 21,6 20,5
F ns ns ns ns ns
CV (%)
66,8
70,2 86,0 74,1 73,7

Số liệu được chuyển đổi sang arcsin√x để phân tích phương sai, các giá trị bằng không được
chuyển đổi sang 1/4n trước khi chuyển đổi sang arcsin√x; ns: khác biệt không ý nghĩa.
Tổng số trái/cây khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa quýt
Đường không hột số 1 với quýt Đường không hột số 2 và với quýt
Đường có hột (đối chứng). Trọng lượng trái của quýt Đường không
hột số 1 (98,9 g) và quýt Đường không hột số 2 (88,0 g) có xu thế
thấp hơn quýt Đường có hột (117,2 g), nhưng qua phân tích thống kê
thì sự khác biệt này không có ý nghĩa. Năng suất trái biến thiên từ
11,3 - 20,5 kg/cây, kết quả phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt
có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, năng suất của quýt Đường không
22
hột số 2 (11,3 kg/cây) thấp hơn quýt Đường có hột (20,5 kg/cây), lại
tương đương với quýt Đường không hột số 1 (15 kg/cây). Trong khi
đó, năng suất quýt Đường không hột số 1 khác biệt không ý nghĩa với
quýt Đường có hột. Nhìn chung, năng suất của quýt Đường không
hột có khuynh hướng thấp hơn quýt Đường có hột (đối chứng).
Bảng 3.33 Tổng số trái/cây, trọng lượng trái và năng suất của quýt
Đường không hột
Nghiệm thức
(Quýt Đường)
Tổng số
trái/cây
Trọng lượng

trái (g)
Năng suất
(kg/cây)
Không h
ột số 1


157

98,9

15,0 ab

Không hột số 2 131 88,0 11,3 b
Có hột (đ/c) 177 117,2 20,5 a
F

ns

ns

*

CV (%) 45,5 18,7 39,5
ns: khác biệt không ý nghĩa; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Các chỉ tiêu như tỷ lệ đậu trái, số trái/cây, trọng lượng trái tuy
khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, nhưng ở quýt
Đường không hột số 1 và 2 có xu thế thấp hơn quýt Đường có hột
(đối chứng) và có hệ số biến động (CV) khá lớn. Điều đó cho thấy
ngoài ảnh hưởng do tuổi cây còn tơ tập tính sinh sản chưa thật ổn
định, còn có thể do mức độ trinh quả sinh của quýt Đường không hột.
Theo Purdure University (2005) [108], có ba mức độ trinh quả sinh
trên cây cam quýt là yếu, trung bình và mạnh ảnh hưởng đến khả
năng đậu trái. Vì vậy, việc tìm hiểu mức độ trinh quả sinh của quýt
Đường không hột cần được tiếp tục để có biện pháp canh tác thích
hợp. Đồng thời, nghiên cứu các biện pháp canh tác phù hợp là việc
làm cần thiết cho một giống cây trồng mới, nhất là đối với giống

không hột, để có thể phát huy hết khả năng của chúng.
Tuy năng suất của quýt Đường không hột có khuynh hướng
thấp hơn quýt Đường có hột, nhưng với năng suất 11,3 - 15 tấn/ha
(mật độ trồng khoảng 1.000 cây/ha, với khoảng cách 3 x 3,5 m) vẫn
có thể chấp nhận được trong sản xuất do đặc tính nổi trội là hoàn toàn
không hột. Ngoài ra, do lúc này cây còn nhỏ, đường kính tán lúc cây
ra hoa (khoảng 21 tháng sau khi trồng) chỉ khoảng 2 m, chưa kín
23
tàng, vì vậy khi cây đến tuổi sinh sản ổn định và phát triển đầy đủ,
năng suất sẽ được cải thiện hơn là điều có thể suy luận được (năng
suất ở cây mẹ trong khoảng 20 - 23 kg/cây).
Với những kết quả và thảo luận trên cho thấy quýt Đường
không hột số 1 và 2 có khả năng cho năng suất tốt ở những vùng có
điều kiện thích hợp trồng cam quýt ở ĐBSCL.
3.4.3 Chất lượng
Màu sắc thịt trái quýt Đường không hột số 1, 2 và quýt Đường
có hột đều có màu cam, màu thịt trái có độ đồng đều nhau (Hình
3.32). Tim trái hơi bọng, nước trái rất ngọt và thơm.
Hình 3.32 Mặt cắt ngang trái của quýt Đường không hột
Độ Brix trong khoảng 9,24% đến 9,47%, pH dịch trái trung
bình từ 4,70 - 4,88 và hàm lượng vitamin C dao động từ 35,2 - 36,5
mg/100g, đều có khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các
nghiệm thức. Từ các kết quả trên cho thấy, chất lượng trái của quýt
Đường không hột số 1 tương đương với quýt Đường không hột số 2
và không khác với quýt Đường có hột.
Tóm lại, sinh trưởng của quýt Đường không hột số 1 và quýt
Đường không hột số 2 là bình thường, tương đương nhau và giống
như quýt Đường có hột. Cả quýt Đường không hột số 1 và quýt
Đường không hột số 2 đều có chất lượng trái ngon, tương đương
nhau và không khác với quýt Đường có hột nổi tiếng thơm, ngon và

ngọt ở vùng ĐBSCL, lại nổi bật hơn là có trái không hột. Tuy năng
suất của quýt Đường không hột có khuynh thấp hơn quýt Đường có
hột, nhưng với khả năng cho năng suất và chất lượng tốt, vì vậy quýt
Đường không hột có tiềm năng phát triển ở những vùng có điều kiện
thích hợp trồng cam quýt ở ĐBSCL.
Quýt Đường không hột số 1
Quýt Đ
ư
ờng không hột số 2

Quýt Đ
ư
ờng có hột (đ/c)

24
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
- Đặc điểm hình thái thực vật về cây, thân cành, lá, hoa và trái
của hai cây quýt Đường không hột là giống nhau và không khác với
cây quýt Đường có hột. Có thể nhận diện được hai cây quýt Đường
không hột bằng kỹ thuật RAPD với dấu phân tử DNA. Hai cây quýt
Đường không hột có mối quan hệ gần gũi với nhau và gần với quýt
Đường có hột.
- Đặc điểm tiểu noãn phát triển muộn là nguyên nhân tạo trái
hoàn toàn không hột của hai cây quýt Đường không hột.
- Đặc tính hoàn toàn không hột được duy trì ổn định theo thời
gian, trong điều kiện trồng xen và có thụ phấn chéo với các giống
cam quýt khác, ở ba vùng canh tác khác nhau của ĐBSCL, ở ba thế
hệ tháp và trên ba loại gốc tháp khác nhau (cam Mật, chanh Tàu và

Hạnh).
- Quýt Đường không hột có khả năng cho năng suất và chất
lượng tốt ở ĐBSCL.
4.2 ĐỀ NGHỊ
- Tiếp tục theo dõi năng suất và chất lượng trái của quýt Đường
không hột ở ba vùng canh tác, trên các gốc tháp khác nhau, … Xây
dựng vườn cây đầu dòng và tiến hành khảo nghiệm trên diện rộng
quýt Đường không hột ở những vùng có điều kiện thích hợp cho phát
triển cây cam quýt ở ĐBSCL theo quy trình công nhận giống mới, để
sớm phổ biến trong sản xuất.
- Nghiên cứu đánh giá mức độ trinh quả sinh của quýt Đường
không hột. Đồng thời nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác phù
hợp cho quýt Đường không hột.
- Tìm hiểu các tác nhân (chất điều hòa sinh trưởng, phân bón vi
lượng,…) có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của đặc tính hoàn toàn
không hột của trái quýt Đường không hột.
- Trong những nghiên cứu tiếp theo để tìm hiểu sâu hơn về đặc
điểm di truyền của quýt Đường không hột, có thể sử dụng chỉ thị
phân tử SSR và kết hợp với kỹ thuật SCAR do có độ chuyên tính cao.

×