1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa là quá trình xã hội khách quan, đã và đang tác động sâu
rộng, mạnh mẽ đến mọi quốc gia dân tộc và trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Sự tác động của toàn cầu hóa không chỉ tạo ra những thuận lợi và cơ
hội lớn, mà còn mang đến những khó khăn và nguy cơ thách thức không
nhỏ cho sự phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang
thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.
Hơn 25 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành
tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. “Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình
quân 7,26%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu
người đạt 1.168 USD… Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
cải thiện rõ rệt…”
1
. Tuy nhiên, dưới tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế
của nước ta “phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp… Các lĩnh vực văn hóa, xã
hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào
tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp”
2
. Đặc
biệt là, “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng
phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy
lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp… làm giảm lòng tin của nhân dân
đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”
3
.
Như vậy, rõ ràng là toàn cầu hóa không chỉ mang đến yếu tố tích
cực, mà còn cả yếu tố tiêu cực làm suy giảm giá trị truyền thống dân tộc.
Trong điều kiện này, nghiên cứu về “Toàn cầu hóa và vấn đề giữ gìn, phát
huy giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” là cần thiết
và hữu ích.
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2011, tr. 91-92.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2011, tr. 93.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2011, tr. 173.
2
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đã có nhiều công trình ở trong và ngoài nước nghiên cứu về toàn cầu
hóa và tác động của nó đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tiêu biểu là
các công trình sau: Vận hành toàn cầu hóa (Joseph E.Stighitz, Nxb.Trẻ,
TP.HCM, 2008); Toàn cầu hóa văn hóa (Dominique Wolton, Nxb. Thế
giới, Hà NộI, 2006); Toàn cầu hóa kinh tế và xây dựng văn hóa dân tộc
(Li Zonggui, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN. 2002-6, Viện Thông tin
Khoa học xã hội , Hà Nội, 2002); Mối đe dọa của toàn cầu hóa (Edward
S.Herman, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN. 2000-22, Viện Thông tin
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000); Toàn cầu hóa – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn (Lê Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002); Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với các nước
đang phát triển (Dương Vinh Sường chủ biên, Nxb. Thế giới, Hà Nội,
2004); Tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển văn hóa và con
người (Dương Phú Hiệp, Nxb.Chính trị quốc gia , Hà Nội, 2010); và nhiều
công trinh khác.
Vấn đề giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong đó có giá trị
về tư tưởng, văn hóa, đạo đức,…được nhiều công trình nghiên cứu. Trong
đó tiêu biểu là: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1 (Nguyễn Tài Thư chủ
biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993); Giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc Việt Nam (Trần Văn Giàu, Nxb. Chính trị quốc gia , Hà Nội,
2011); Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam (Ban tư tưởng -
Văn hóa Trung ương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000); Đạo đức xã hội ở
nước ta hiện nay – Vấn đề và giải pháp (Nguyễn Duy Quý chủ biên,
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006); Xây dựng và phát triển nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nguyễn Khoa Điềm, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001); và những công trình khác.
Trong các công trình nói trên, các tác giả phân tích hệ thống các giá
trị Việt Nam; trong đó làm nổi bật các giá trị: chủ nghĩa yêu nước; ý thức
tự lập, tự cường dân tộc; đoàn kết, thương người, nhân ái và khoan dung;
cần cù, thông minh, sáng tạo; lạc quan yêu cuộc sống;…
Vấn đề định hướng và các giải pháp giữ gìn, phát huy giá trị truyền
thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa được thể hiện rõ ở trong các
công trình sau: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc – Vai trò của
nghiên cứu và giáo dục (Trường Đại học KHXH & NV TP. HCM, Viện
3
KHXH tại TP. HCM, Bảo tàng lịch sử Việt Nam TP. HCM, Bảo tàng cách
mạng TP. HCM, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1999); Giá trị truyền thống trước
những thách thức của toàn cầu hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn
Huyên đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); Giữ gìn và
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường
ở nước ta hiện nay (Đặng Hữu Toàn, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 1(53)-
2002); Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay (Phạm Thanh Hà, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) và những
công trình khác.
Như vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa và
tác động của nó tới các giá trị truyền thống; đồng thời phân tích về các giá
trị truyền thống Việt Nam và các giải pháp giữ gìn, phát huy chúng trong
bối cảnh toàn cầu hóa. Đó là những tư liệu khoa học quý báu làm cơ sở
cho tác giả nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
Mục đích của luận án: nghiên cứu làm rõ đặc điểm cơ bản của toàn
cầu hóa và giá trị truyền thống Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định phương
hướng cơ bản và đề xuất các giải pháp chủ yếu để giữ gìn, phát huy giá trị
truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Nhiệm vụ của luận án: thứ nhất, phân tích khái niệm toàn cầu hóa,
làm rõ quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm cơ bản của toàn
cầu hóa; thứ hai, phân tích, đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với sự
phát triển của nước ta, nhất là làm rõ tác động đối với việc giữ gìn, phát
huy giá trị truyền thống; thứ ba, phân tích và trình bày những nội dung cơ
bản của giá trị truyền thống Việt Nam; thứ tư, xác định phương hướng cơ
bản và đề xuất các giải pháp chủ yếu để giữ gìn và phát huy giá trị truyền
thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Đối tượng nghiên cứu của luận án: quá trình toàn cầu hóa; những sự
kiện kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hóa tạo nên giá trị truyền thống Việt
Nam; công cuộc đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam…
Phạm vi nghiên cứu của luận án: các đối tượng trên được tập trung
nghiên cứu chỉ trong phạm vi làm rõ quá trình hình thành, phát triển và đặc
điểm cơ bản của toàn cầu hóa cùng nội dung cơ bản của giá trị truyền
thống Việt Nam; trên cơ sở đó, xác định phương hướng cơ bản và giải
4
pháp chủ yếu để giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống trong bối cảnh
toàn cầu hóa.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN ÁN
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng ta về toàn cầu hóa, về đổi mới, và hội nhập quốc tế,
về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu và trình bày luận án, tác
giả sử dụng chủ yếu các phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng
hợp, so sánh và đối chiếu, xin ý kiến chuyên gia, hệ thống hóa và khái quát
hóa,…
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, luận án đã phân tích và trình bày một cách có hệ thống về
quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm cơ bản của toàn cầu
hóa. Qua đó, góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về toàn cầu hóa.
Thứ hai, luận án phân tích, chắt lọc, làm rõ và trình bày có hệ thống
về các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là hệ giá trị: chủ
nghĩa yêu nước; ý thức tự lập, tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, thương
người và nhân ái, khoan dung; đức tính cần cù, thông minh và sáng tạo;
tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống.
Thứ ba, luận án đã luận chứng các phương hướng cơ bản và những
giải pháp chủ yếu để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc trong
bối cảnh toàn cầu hóa.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm sáng tỏ và có hệ thống lý
luận về toàn cầu hóa; phân tích rõ và làm sâu sắc, phong phú hệ thống các
giá trị truyền thống Việt Nam và ý nghĩa của chúng đối với sự nghiệp đổi
mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Nội dung và các kết quả của luận án là tài liệu
khoa học có ích cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách trong lĩnh
vực giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc và tiếp thu giá trị hiện
đại. Đồng thời, chúng là những tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng
dạy và học tập các môn như triết học, chính trị học, văn hóa học,…
5
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án được kết cấu, gồm: phần mở đầu, 3 chương với 7 tiết, phần
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Chương một
TOÀN CẦU HÓA – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÓ
1.1. TOÀN CẦU HÓA – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN
1.1.1.
Quan niệm về toàn cầu hóa
• Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về toàn cầu hóa
C.Mác và Ph.Ăngghen không bàn trực tiếp đến toàn cầu hóa, song
các ý kiến của hai ông về vấn đề này là những chỉ dẫn quan trọng cho việc
nghiên cứu nhận diện toàn cầu hóa. Cụ thể là, khi nghiên cứu chủ nghĩa tư
bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã phát hiện ra vai trò quyết định của lực
lượng sản xuất đối với toàn bộ sự phát triển xã hội và chỉ ra rằng, “Hơi
nước và máy móc dẫn đến một cuộc cách mạng trong công nghiệp… Đại
công ngiệp đã tạo ra thị trường thế giới”
4
.
Và, “vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu
cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu.
Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập mối liên hệ
ở khắp nơi”
5
. Như vậy, các ông đã xuất phát từ lực lượng sản xuất để
nghiên cứu, giải thích sự biến đổi của xã hội và luận chứng cho hiện tượng
khu vực hóa, quốc tế hóa – cơ sở trực tiếp của toàn cầu hóa.
Trong khi nghiên cứu chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin đã vạch ra hai xu
hướng vận động của thế giới trong thế kỷ XX: Xu hướng ly khai hình
thành nên các quốc gia dân tộc độc lập và xu hướng khu vực hóa, quốc tế
hóa vận động đi đến toàn cầu hóa. Ông cho rằng, vấn đề không phải là
chống lại xu hướng toàn cầu hóa mà là đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
bóc lột và tận dụng xu hướng này để thực hiện cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa.
4
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tâp 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 598.
5
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tâp 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 601.
6
• Các quan niệm hiện đại về toàn cầu hóa
- Quan niệm thứ nhất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ
những mối liên hệ và ràng buộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trên thế
giới.
- Quan niệm thứ 2, coi toàn cầu hóa về thực chất là toàn cầu hóa kinh
tế. Đó là quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế vượt khỏi biên giới các
quốc gia và khu vực và lan ra toàn cầu.
- Quan niệm thứ ba, đồng nhất toàn cầu hóa với tất cả các quá trình
xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, tư tưởng, đạo đức, lối
sống,…).
- Quan niệm thứ tư, coi toàn cầu hóa, về thực chất là toàn cầu hóa tư
bản chủ nghĩa; thậm chí là quá trình “Mỹ hóa toàn cầu”.
- Quan niệm thứ năm, dựa trên yếu tố kỹ thuật cho rằng, toàn cầu hóa
là “công cụ vạn năng”, là quá trình “san phẳng thế giới”.
Tất cả các quan niệm trên đều có yếu tố hợp lý, song chúng chỉ dựa
vào một đặc điểm của toàn cầu hóa; vì vậy, chưa chỉ ra được thực chất và
đặc điểm của toàn cầu hóa. Những quan niệm này còn phiến diện, chưa
đầy đủ và chưa chuẩn xác.
• Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là quá trình xã hội khách quan, tác động chi phối và
làm tăng lên các mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân
tộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu. Trong
đó, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có yếu tố tích cực và vừa có yếu tố
tiêu cực, vừa có hợp tác và vừa có đấu tranh.
Quan niệm trên về toàn cầu hóa đã khắc phục được những hạn chế
trong các quan niệm trước đây về toàn cầu hóa. Đồng thời, nó có ý nghĩa
phương pháp luận to lớn, định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
của con người.
1.1.2.
Quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hóa
• Quá trình hình thành của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa bắt nguồn từ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà trực tiếp
là từ sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và cách mạng khoa
học - kỹ thuật. Nó càng được thúc đẩy bởi các yếu tố sau: cách mạng khoa
học - công nghệ hiện đại, sự phát triển liên tục của lực lượng sản xuất, sự
7
phát triển của kinh tế thị trường, sự tác động của các công ty xuyên quốc
gia và các định chế kinh tế thế giới cùng các tổ chức quốc tế,
• Quá trình phát triển của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa phát triển cho đến nay đã trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn toàn cầu hóa thứ nhất (1870 - 1914) có các đặc điểm:
Chủ nghĩa tư bản mở rộng thị trường thế giới cùng sự phát triển của mậu
dịch tự do quốc tế; sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế; sự phát
triển của các công ty xuyên quốc gia và các luồng di chuyển lao động
mạnh mẽ.
- Giai đoạn toàn cầu hóa thứ hai (1945 - 1980) có các đặc điểm nổi
bật: phát triển các thể chế kinh tế thế giới và khu vực; biến động lớn trong
thương mại quốc tế và các luồng tài chính, sự thống trị của đồng đôla Mỹ;
các luồng di chuyển công nhân bị kiểm soát.
- Giai đoạn toàn cầu hóa thứ ba (1980 đến nay) có các đặc điểm:
nhiều thỏa thuận liên kết kinh tế toàn cầu và khu vực; các luồng giao lưu
thương mại hàng hóa, dịch vụ tài chính và nhân công gia tăng mạnh; nhịp
độ phát triển chậm lại của toàn cầu hóa từ cuối năm 2000 và xuất hiện
phong trào phản đối toàn cầu hóa.
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TOÀN CẦU HÓA
1.2.1.
Tính khách quan của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa, từ trong nguồn gốc của mình là quá trình xã hội khách
quan, tác động chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở mọi quốc gia
dân tộc. Toàn cầu hóa bị quy định một cách tất yếu khách quan bởi quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
hiện đại.
Tuy nhiên, hiện nay toàn cầu hóa đang bị các nước phát triển và các
tập đoàn tư bản xuyên quốc gia áp đặt, chi phối và lợi dụng. Vì vậy, “toàn
cầu hóa không phải là cái gì khác ngoài kết quả của tính tất yếu khách
quan của sản xuất và ý đồ chủ quan của chủ nghĩa tư bản vì mục tiêu lợi
nhuận”
6
.
6
Lê Hữu Nghĩa, Lê Ngọc Tòng (chủ biên), Toàn cầu hóa - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 139-140.
8
1.2.2.
Tính chất mâu thuẫn của toàn cầu hóa
Từ trong nguồn gốc, bản chất và suốt cả quá trình vận động và phát
triển, toàn cầu hóa luôn chứa đựng những mâu thuẫn, trong đó bộc lộ cả
yếu tố tích cực và cả yếu tố tiêu cực.
Những yếu tố tích cực của toàn cầu hóa, bao gồm: Toàn cầu hóa làm
tăng trưởng kinh tế, tăng cường các mối liên kết, sự hợp tác và phụ thuộc
vào nhau giữa các quốc gia dân tộc; toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi để
các quốc gia dân tộc tiếp cận được nguồn vốn lớn, tri thức khoa học và
công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển nhanh.
Những yếu tố tiêu cực của toàn cầu hóa, thể hiện: Toàn cầu hóa làm
trầm trọng thêm nạn thất nghiệp, thất học nghèo đói và bất bình đẳng xã
hội; làm tăng thêm ô nhiễm môi trường, góp phần gây ra biến đổi khí hậu
và “tàn phá” môi trường sống của con người.
Những cơ hội do toàn cầu hóa tạo ra: mở ra điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội; tiếp cận nguồn vốn, tri thức và kinh nghiệm
quản lý cho tất cả các nước; tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập quốc tế,
góp phần gia tăng xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển; đồng thời, mở ra
khả năng giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Những thách thức do toàn cầu hóa tạo ra: tăng sự bất bình đẳng và
nới rộng khoảng cách giàu - nghèo giữa các nước và trong từng nước;
thách thức đối với nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia; uy hiếp môi
trường sống trên trái đất; làm phai nhạt và suy giảm giá trị truyền thống
dân tộc;…
Kết luận chương một
Toàn cầu hóa là quá trình xã hội khách quan gắn liền với sự phát
triển của lực lượng sản xuất và cách mạng khoa học - kỹ thuật, tác động và
làm tăng thêm các mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
dân tộc. Toàn cầu hóa phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có
những đặc điểm riêng, song chúng đều có những đặc điểm chung là: 1.
Toàn cầu hóa mang tính khách quan, song bị các nước phát triển và các tập
đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia chi phối, áp đặt; 2. Toàn cầu hóa
chứa dựng những mâu thuẫn, trong đó nổi bật là vừa có yếu tố tích cực vừa
có yếu tố tiêu cực; 3. Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội và thách thức cho sự phát
triển.
9
Chương hai
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ VIỆC GIỮ GÌN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
2.1. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN GIÁ
TRỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
2.1.1.
Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển
dựa trên sự tác động của điều kiện địa lý tự nhiên và nền văn minh
nông nghiệp lúa nước
Trong lịch sử, Việt Nam là quốc gia không lớn nằm ở Đông Nam Á,
có ¾ siện tích là đồi núi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có hai đồng
bằng châu thổ là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Việt Nam thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều, có
tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời, sức gió và thủy điện. Song, thời tiết
khí hậu khá phức tạp, nắng hạn xen lẫn bão lụt có ảnh hưởng tiêu cực đến
sản xuất nông nghiệp. Điều đó, đòi hỏi con người Việt Nam phải cẩn cù,
siêng năng và sáng tạo để phòng và chống “thiên tai, địch họa”.
Điều kiện địa lý tự nhiên nói trên là cơ sở của nền kinh tế nông
nghiệp lúa nước. Đó là nền kinh tế tiểu nông tự cung, tự cấp, khép kín, dựa
trên lực lượng sản xuất thấp với quan hệ sản xuất lạc hậu nên năng suất lao
động không cao. Nền kinh tế tiểu nông đã quy định và tác động, ảnh
hưởng đến việc hình thành tình cảm, tâm lý, tính cách, tư duy và lối sống
của con người và văn hóa Việt Nam.
2.1.2
Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển
trên cơ sở hình thành quốc gia dân tộc sớm
Khoa học và thực tiễn đã xác nhận rằng, quốc gia dân tộc Việt với sự
ra đời của nhà nước Văn Lang được hình thành ở thế kỷ thứ VII trước
Công nguyên do yêu cầu khách quan của công cuộc dựng nước và giữ
nước.
Chính công cuộc mưu sinh, duy trì và phát triển giống nòi, sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của những cư dân Việt cổ đại đã sớm tạo dựng nên
quốc gia dân tộc Việt với nhà nước Văn Lang đầu tiên trong lịch sử
7
.
7
Xem: Trịnh Doãn Chính (chủ biên), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2013, tr. 23-25.
10
Sự hình thành sớm quốc gia dân tộc Việt với nhà nước Văn Lang
không chỉ đánh dấu sự ra đời của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt thống
nhất, mở ra kỷ nguyên mới trong công cuộc dựng nước, giữ nước và phát
triển đất nước, mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển rực rỡ
của nền văn minh đại Việt sau này với hệ giá trị truyền thống bất hủ; trong
đó, nổi bật là ý thức về cội nguồn tổ tiên giống nòi cao quý (con Rồng,
cháu Tiên), về tinh thần tự lập, tự cường dân tộc, về tình đoàn kết, thương
người, nhân ái, khoan dung,…
2.1.3.
Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển
trong sự phát triển đặc biệt của xã hội gắn với các cuộc kháng chiến
oanh liệt chống giặc ngoại xâm
Trong lịch sử, xã hội Việt Nam không có sự phát triển đầy đủ, hoàn
thiện của một phương thức sản xuất nhất định; do vậy, không có sự biến
đổi (nhảy vọt) về chất rõ rệt từ phương thức sản xuất này sang phương
thức sản xuất khác. Các mâu thuẫn trong xã hội (mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, mâu
thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội,…) thường biến đổi chậm chạp,
không phát triển đến tột đỉnh, xung đột đối kháng gay gắt. Vì vậy, khi giải
quyết quan hệ lợi ích giai cấp, dân tộc, nhóm người,… các triều đại phong
kiến Việt Nam thường thỏa hiệp, điều hòa mâu thuẫn giai cấp và trong
điều kiện lịch sử nhất định phải hy sinh lợi ích giai cấp cho lợi ích dân tộc.
Tất cả điều này được phản ánh vào lĩnh vực tư tưởng, tinh thần và thể hiện
trong xã hội tạo nên truyền thống đoàn kết, thương người, nhân ái, khoan
dung,…
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử hào hùng của sự nghiệp dựng
nước gắn liền với giữ nước, là lịch sử oanh liệt của các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm (với kẻ thù đông hơn, lớn hơn, mạnh hơn gấp bội lần) để
bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ.
Chính lịch sử đó là nhân tố thúc đẩy việc sớm hình thành quốc gia dân tộc
và trở thành cội nguồn, điều kiện hình thành, phát triển nhiều giá trị truyền
thống quý báu của dân tộc: ý thức tự lập, tự cường dân tộc, chủ nghĩa yêu
nước, đoàn kết, cần cù, thông minh, sáng tạo,…
11
2.1.4.
Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển
trên cơ sở tiếp thu và dung hợp tinh hoa văn hóa nhân loại và giá trị
truyền thống Việt Nam
Việt Nam vốn có một lịch sử văn hiến lâu đời và nền văn hóa đặc sắc
bắt nguồn từ thời kỳ tiền Đông Sơn đến thời kỳ Đông Sơn
8
và trải qua
hàng ngàn năm lịch sử với ba cuộc giao lưu và “đụng độ” lớn với văn hóa
nhân loại: 1. Cuộc giao lưu và “đụng độ” với văn hóa Trung Hoa suốt
1.117 năm Bắc thuộc; 2. Cuộc giao lưu và “đụng độ” với văn hóa Pháp
trong gần 100 năm Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; 3. Cuộc
giao lưu và “đụng độ” với văn hóa Mỹ trong những thập niên 50 - 70 của
thế kỷ XX. Trong tất cả những cuộc giao lưu và “đụng độ” ấy, văn hóa
Việt Nam không những không bị đồng hóa, mà còn tiếp thu được những
tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm hệ giá trị của mình.
Trên cơ sở nền văn hiến và văn hóa lâu đời, dân tộc Việt Nam tiếp
thu và dung hợp những tinh hoa văn hóa Đông - Tây (mà tiêu biểu là Phật
giáo, Nho giáo, Lão giáo, tinh thần tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái của
văn hóa thế kỷ ánh sáng phương Tây, chủ nghĩa Mác - Lênin) để bổ sung,
phát triển giá trị truyền thống.
Phật giáo vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và
trở thành Quốc giáo khoảng từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV. Khi vào Việt
Nam, Phật giáo từng bước được “bản địa hóa” và trở thành Phật giáo của
người Việt Nam. Trong đó, hình thành Thiền phái Trúc Lâm – trường phái
Phật giáo riêng có của Việt Nam. Từ rất sớm, dân tộc ta đã biết hấp thụ tư
tưởng “từ bi hỷ xả”, cứu nhân độ thế của Phật giáo để nuôi dưỡng lòng
nhân ái, khoan dung và tinh thần thượng võ, song không chấp nhận sự
“nhẫn nhục” và trì giới.
Nho giáo vào Việt Nam từ đầu Công nguyên và trở thành quốc giáo
khoảng từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX. Con người Việt Nam đã chắt
lọc, kế thừa và phát triển giá trị của “Nhân, Trí, Dũng” để “trừ yêu, diệt
bạo, yên dân” và góp phần giáo dục đạo đức nhân văn, chứ không tuân
theo “tam cương, ngũ thường”, “tam tòng, tứ đức” một cách mù quáng.
Đạo giáo vào Việt Nam từ đầu Công nguyên. Trên cơ sở văn hóa bản
địa, người Việt Nam đã chắt lọc triết lý “Đạo” và tư tưởng biện chứng
8
Xem: Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1993, tr. 49.
12
trong thuyết “vô vi” để xây dựng lối sống “hòa đồng” nhân ái, lạc quan
yêu đời, chứ không chấp nhận thái độ “vô vi, vô sự” và lối sống thụ động,
lánh đời của Lão giáo.
Trong các cuộc giao lưu văn hóa, con người Việt Nam đã sớm tiếp
nhận tư tưởng pháp quyền và giá trị dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái của
văn hóa thế kỷ ánh sáng phương Tây để tăng nội lực cho cuộc đấu tranh
giành độc lập và phát triển đất nước, chứ nhất định không đi theo lối sống
thực dụng tầm thường và chủ nghĩa cá nhân vị kỷ.
Sử dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện
chứng duy vật làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng và
cho sự nghiệp giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống Việt Nam.
2.2. NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
2.2.1.
Khái niệm giá trị và giá trị truyền thống
Giá trị là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, những
phẩm chất có ích, có ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng và con người
trong thế giới, có khả năng thỏa mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con
người, của xã hội và được xã hội thừa nhận.
Giá trị truyền thống là những giá trị cơ bản, tiêu biểu cho bản sắc
của dân tộc, có ích và có ý nghĩa đối với con người và xã hội, mang tính
trường tồn trong lịch sử, mà dựa vào đó, các thế hệ mới ra đời có thể phát
huy được giá trị quá khứ, tiếp thu được giá trị hiện đại và định hướng cho
tương lai để tự tồn tại và phát triển.
2.2.2.
Những nội dung cơ bản của giá trị truyền thống Việt Nam
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước là hệ thống quan niệm, quan điểm và học thuyết
về đất nước, về cộng đồng quốc gia dân tộc, về lòng tự hào và trách nhiệm
của công đân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đối với Việt Nam, “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn
bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại… Yêu nước trở thành một triết
lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam và nếu dùng từ “đạo” với
nguyên nghĩa của nó là “đường”, là hướng đi thì chủ nghĩa yêu nước đích
thực là đạo Việt Nam”
9
.
9
Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh,
1993, tr. 115-116.
13
Chủ nghĩa yêu nước Việt nam là hệ thống lý luận chính trị phản ánh
tư tưởng, tình cảm, thái độ của con người và dân tộc Việt Nam đối với quê
hương đất nước. Là sự thống nhất giữa tri thức, lý tưởng, niềm tin và ý chí
của dân tộc đối với công cuộc dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
- Ý chí tự lập, tự cường dân tộc
Đó là ý chí thống nhất và kiên cường của cả dân tộc không chịu
khuất phục trước bất kỳ thế lực nào, dù chúng có mạnh và tàn bạo đến đâu
để khẳng định và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước.
Ý chí độc lập, tự cường dân tộc đã thể hiện một cách “đanh thép” và
sinh động suốt hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, nhất là trong các cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm, mà tiêu biểu là: cuộc kháng chiến
chống Hán trong hơn 1 ngàn năm Bắc thuộc; ba lần chiến thắng quân
Nguyên - Mông; cách mạng Tháng Tám thành công và thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
- Tinh thần đoàn kết, tình yêu thương con người và lòng nhân ái
khoan dung
Tinh thần đoàn kết bắt đầu từ cội nguồn “bọc trăm trứng” đi đến
“đồng bào”, tỏa ra cộng đồng “nhà - làng - nước”. Đoàn kết từ trong mỗi
gia đình, dòng họ và lan ra làng xã, phát triển đến đại đoàn kết toàn dân
tộc. Hồ Chí Minh tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,
thành công, đại thành công”.
Tình yêu thương con người bắt nguồn từ cuộc sống lao động, chiến
đấu, sinh hoạt của con người Việt Nam, được phát triển trong các cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược với tinh thần “chị ngã em nâng”.
Thương người phải đi đến suy nghĩ và hành động “vì nghĩa”, cứu người,
cứu dân, cứu nước,…
Tình yêu thương con người gắn liền với nhân ái, khoan dung. Vì
“thương người như thể thương thân” nên “đánh kẻ chạy đi, không ai nỡ
đánh người chạy lại”. Trong các cuộc kháng chiến, người Việt Nam luôn
“lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Và, khi đất
nước hòa bình thì luôn có tinh thần hòa giải “khép lại quá khứ, hướng tới
tương lai”,…
14
- Cần cù, thông minh, sáng tạo
Từ rất sớm, con người Việt Nam đã phải thường trực chống chọi với
điều kiện tự nghiên khắc nghiệt “nóng như thiêu như đốt” đan xen với “rét
cắt da cắt thịt” để khai hoang mở cõi, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Chính
thực tiễn khắc nghiệt ấy đã “đào luyện” và “bồi đắp” nên đức tính cần cù,
thông minh, sáng tạo.
Có thể nói, không cần cù, thông minh, sáng tạo, dân tộc Việt Nam
không thể mở mang được bờ cõi, không thể chiến thắng được các đạo quân
xâm lược đông hơn, lớn hơn, mạnh hơn mình gấp bội lần và không thể đổi
mới, hội nhập quốc tế thành công như ngày nay.
- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống
Tinh thần lạc quan mang tính chất triết lý xã hội và nhân sinh, dựa
trên trình độ nhận thức nhất định về cuộc sống, về lịch sử. Nó xuất phát từ
quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống, từ niềm tin mãnh liệt vào sức
mạnh của con người và dân tộc, nhất là niềm tin vào sự tất thắng của chân
lý và chính nghĩa.
Trong lịch sử, tinh thần lạc quan của dân tộc Việt Nam thể hiện rõ
trong công cuộc mở mang bờ cõi, chống giặc ngoại xâm. Trong thời kỳ
hiện đại, nó thể hiện rõ trong cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; và, hiện nay trong
công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
2.3. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN GIÁ TRỊ
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
2.3.1.
Toàn cầu hóa tác động tiêu cực và tích cực đến giá trị
truyền thống Việt Nam
- Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa được thể hiện ở những điểm
chủ yếu sau:
Thứ nhất, đó là những quan điểm cực đoan, xuyên tạc và phủ nhận
chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội; truyền bá tư tưởng tự do
không giới hạn, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,… Đồng thời, thổi
phồng, tuyệt đối hóa “giá trị phương Tây” và áp đặt nó vào các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam để thực hiện “diễn biến hòa bình”.
Thứ hai, thông qua dòng lưu chuyển hàng hóa, tiền bạc và hợp tác về
kinh tế, văn hóa để truyền bá lối sống phương Tây thực dụng, ích kỷ và
15
“chủ nghĩa cá nhân” vào nước ta, làm phai nhạt và suy giảm giá trị truyền
thống Việt Nam.
Thứ ba, trong xã hội ta hiện nay đang tràn lan những “sản phẩm độc
hại” làm suy giảm cả thể chất và tinh thần, tư duy và lối sống của một bộ
phận dân cư, nhất là lớp trẻ.
- Tác động tích cực của toàn cầu hóa được thể hiện ở những điểm
chủ yếu sau:
Một là, toàn cầu hóa tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng ta có
thể tiếp cận và tiếp thu được nguồn vốn lớn của quốc tế, để xây dựng và
phát triển đất nước mà không có nguồn vốn này thì rất khó phát triển.
Hai là, toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể tiếp
thu được những tri thức khoa học tiên tiến, công nghệ hiện đại (nhất là
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ Nanô,…) và những
kinh nghiệm tổ chức, quản lý tiên tiến để phát triển xã hội, đồng thời nâng
cao được dân trí, phát triển nhân tài.
Ba là, toàn cầu hóa mang đến những giá trị đích thực của nhân loại
để Việt Nam chọn lựa, tiếp thu và vận dụng, như: ý thức “thượng tôn pháp
luật”; tinh thần dân chủ, tự do, tính công khai minh bạch; ý thức trách
nhiệm xã hội của công dân và tư vấn, giám định, phản biện xã hội; tôn
trọng, bảo vệ và phát huy giá trị của con người gắn với các quyền cơ bản
của con người; tác phong và lối sống công nghiệp,…
2.3.2.
Sự thích ứng, phát triển và mở rộng nội dung của các giá
trị truyền thống
Dưới sự tác động của toàn cầu hóa, một số nội dung của các giá trị
truyền thống kịp thời thích ứng với điều kiện mới, do đó được bổ sung,
phát triển ngày càng lan tỏa ra toàn xã hội.
Trong chiến tranh, chủ nghĩa yêu nước thể hiện bằng những hành
động đánh giặc để rửa nỗi nhục mất nước. Ngày nay, trong điều kiện hòa
bình và hội nhập quốc tế, chủ nghĩa yêu nước không chỉ thể hiện ở ý thức
cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành vi xâm lược của các thế
lực thù địch, mà còn thể hiện ở nỗ lực của mọi người dân vươn lên làm
giàu để rửa nỗi nhục đói nghèo, lạc hậu.
Tinh thần đoàn kết, tình yêu thương con người và nhân ái, khoan
dung ngày nay thể hiện rõ ở sự đồng tâm hiệp lực của mọi người Việt Nam
ở trong và ngoài nước không ngừng phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước
16
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình,
độc lập và phát triển”
10
.
Tham gia vào toàn cầu hóa, con người và xã hội Việt Nam cần phải
đề cao các giá trị: tự do, dân chủ và luật pháp, các quyền con người và
quyền công dân,…
2.3.3.
Sự phai nhạt, suy giảm và xuống cấp của một số nội dung
giá trị truyền thống
Dưới tác động của toàn cầu hóa, một số nội dung của giá trị truyền
thống đã phai nhạt, suy giảm và xuống cấp. Cụ thể là, có một bộ phận
người Việt Nam đã quay lưng lại với giá trị truyền thống, trong khi đề cao
lối sống thực dụng, sùng ngoại, bất chấp đạo lý, tình nghĩa, sống chỉ chạy
theo đồng tiền, coi tiền là “tiên”, là “Phật”. Điều này thể hiện rõ ở nạn
quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè,
trộm cướp, ma túy, mại dâm,…
Kết luận chương hai
Việt Nam có một nền văn hiến lâu đời, nền văn hóa đặc sắc với hệ
giá trị truyền thống quý báu. Điều này được quy định và được thúc đẩy bởi
điều kiện địa lý tự nhiên, nền văn minh nông nghiệp lúa nước, sự hình
thành khá sớm cộng đồng quốc gia dân tộc, quá trình dựng nước, giữ nước
với các cuộc kháng chiến oanh liệt chống giặc ngoại xâm và quá trình giao
lưu, tiếp biến với văn hóa nhân loại.
Các giá trị truyền thống Việt Nam, bao gồm: chủ nghĩa yêu nước; ý
chí tự lập, tự cường; tinh thần đoàn kết, thương người, nhân ái, khoan
dung; đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo và tinh thần lạc quan, yêu
cuộc sống,…
Dưới tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa (với cả mặt tích cực và tiêu
cực của nó), các giá trị Việt Nam biến đổi theo hai xu hướng chủ yếu: 1.
Sự thích ứng, phát triển, bổ sung và mở rộng nội dung các giá trị truyền
thống; 2. Sự phai nhạt, suy giảm và xuống cấp của một số nội dung của giá
trị truyền thống.
10
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001, tr. 119.
17
Chương ba
PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN ĐỂ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN
CẦU HÓA
3.1.1.
Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc gắn liền
với việc chủ động tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại và đấu
tranh loại bỏ những truyền thống lạc hậu, những tệ nạn xã hội
Trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế, phải vừa giữ gìn, phát
huy giá trị truyền thống, vừa tiếp thu giá trị nhân loại lại vừa phải đấu
tranh xóa bỏ truyền thống lạc hậu và các tệ nạn xã hội. Bởi vì, chỉ có giữ
gìn, phát huy giá trị truyền thống mà không tiếp thu giá trị hiện đại của
nhân loại thì sẽ rơi vào tụt hậu và lạc hậu; mặt khác, chỉ tiếp thu giá trị
hiện đại của nhân loại mà không giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống sẽ
dẫn đến “hòa tan”, tự đánh mất mình. Hơn nữa, chỉ giữ gìn, phát huy giá
trị truyền thống và tiếp thu giá trị nhân loại mà không đấu tranh xóa bỏ
truyền thống lạc hậu và các tệ nạn xã hội thì sẽ tạo ra lực cản lớn cho sự
phát triển đất nước.
Việc giữ gìn, phát huy giả trị truyền thống gắn với tiếp thu giá trị
nhân loại và đấu tranh xóa bỏ truyền thống lạc hậu, các tệ nạn xã hội thể
hiện quy luật giao lưu và tiếp biến văn hóa. Ở đây, vấn đề quan trọng là
phải xác định được: Những giá trị truyền thống nào cần được giữ gìn và
phát huy, những giá trị hiện đại nào của nhân loại cần được tiếp thu và
những truyền thống nào cần được loại bỏ.
3.1.2.
Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc trên cơ sở
kết hợp hài hòa giá trị truyền thống với giá trị hiện đại và giải quyết
tốt mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ rõ lịch sử phát triển của xã
hội là quá trình lịch sử tự nhiên.Trong đó, có sự phát triển biện chứng giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Đó là cơ sở khoa học để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc
trong bối cảnh toàn cầu hóa.
18
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ này yêu cầu không những phải giữ gìn, phát huy giá trị truyền
thống dân tộc và tiếp thu giá trị hiện đại, mà còn phải kết hợp hài hòa giá
trị truyền thống với giá trị hiện đại để tránh sự phát triển “rạn nứt”, “đứt
đoạn”, thậm chí là “xung đột” và “đổ vỡ” giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Để thực hiện được yêu cầu quan trọng nói trên, cần phải quyết tốt
mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế. “Chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập dân tộc và định hướng xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, bảo vệ môi trường”
11
.
3.1.3.
Tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình giữ gìn và
phát huy giá trị truyền thống dân tộc
Chủ nghĩa xã hội là ước mơ cao đẹp của nhân loại tiến bộ, là khát
vọng ngàn đời của nhân dân ta. Nó là mục tiêu nhất quán, định hướng cho
toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước, nhân dân và cả dân tộc trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Không bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa thì cách mạng có thể “chệch hướng” và dẫn đến thất bại.
Định hướng xã hội chủ nghĩa đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị
truyền thống dân tộc; một mặt, phải giữ gìn một cách có chọn lọc và kế
thừa những giá trị truyền thống phù hợp với thời đại mới, đáp ứng mục
tiêu xã hội chủ nghĩa; mặt khác, phải tiếp thu có phê phán những giá trị
hiện đại; đồng thời, phải xóa bỏ những truyền thống lỗi thời và cả những
giá trị không còn phù hợp với điều kiện mới, làm cản trở sự phát triển.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ đạt
được kết quả khi gắn chặt với việc không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam – một Đảng duy nhất có vai trò và đủ trí tuệ,
uy tín lãnh đạo dân tộc ta đi tới chủ nghĩa xã hội. Để không ngừng nâng
cao vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, cần phải thường xuyên xây
dựng Đảng trong sạch vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức,
văn hóa.
11
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001, tr. 120.
19
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIỮ GÌN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA
3.2.1.
Nâng cao nhận thức và tăng cường giáo dục giá trị truyền
thống dân tộc
Nhận thức giá trị truyền thống và giáo dục giá trị truyền thống dân
tộc là việc hệ trọng. Bởi lẽ, thế hệ trẻ hôm nay chưa được trải nghiệm
trong thực tiễn hình thành và phát triển giá trị truyền thống. Hơn nữa,
trong thực tiễn hơn 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế vừa qua, trong xã
hội Việt Nam đã phát sinh và lan truyền nhiều hiện tượng tiêu cực làm suy
giảm giá trị truyền thống dân tộc. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ:
“Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần
phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản
phẩm và dịch vụ độc hại suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên,
rất đáng lo ngại”
12
.
Để nâng cao nhận thức về giá trị truyền thống và tăng cường giáo
dục giá trị truyền thống có hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau: 1.
Nghiên cứu, đánh giá, thẩm định các giá trị truyền thống cần được giữ gìn,
các giá trị hiện đại cần tiếp thu và những giá trị nào cần từ chối, loại bỏ; 2.
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo theo định hướng “Tiên
học lễ, hậu học văn”; 3. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng
cao nhận thức cho nhân dân về giá trị truyền thống và về giữ gìn, phát huy
giá trị truyền thống dân tộc.
3.2.2.
Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tính tích cực, sáng tạo của
các giá trị truyền thống và chuyển hóa chúng thành hoạt động thực
tiễn xây dựng đất nước
Phát huy tính tích cực, sáng tạo của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế chính là khơi dậy và phát huy
tính tích cực, sáng tạo của công dân trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước. Trong đó, hình thành lớp người có trí tuệ, tư duy
linh hoạt, kỹ năng thành thục để tiếp thu và vận dụng sáng tạo công nghệ
hiện đại, thích ứng với công nghệ truyền thống và điều kiện kinh tế - xã
12
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2011, tr. 169.
20
hội nước ta để tạo nhiều việc làm và nâng cao đời sống cho người lao
động.
Phát huy tính tích cực, sáng tạo của giá trị đại đoàn kết dân tộc trong
bối cảnh toàn cầu hóa, trước hết phải đáp ứng nhu cầu và kết hợp hài hòa
lợi ích của các chủ thể trong xã hội. Đồng thời, phải giáo dục, tuyên truyền
để phát triển đạo đức xã hội và cá nhân phù hợp với tiến bộ xã hội.
Phát huy tính tích cực, sáng tạo của giá trị cần cù, thông minh, sáng
tạo trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngoài ra, cần phải phát huy tính tích cực, sáng tạo của ý chí tự lập, tự
cường, tình thương yêu con người, lòng nhân ái khoan dung, tinh thần lạc
quan cách mạng dựa trên cơ sở khoa học… Đồng thời, phải chủ động chắt
lọc, tiếp thu những nhân tố tích cực từ bên ngoài để bổ sung, phát triển các
giá trị Việt Nam.
3.2.3.
Huy động và tập trung tối đa các nguồn lực để giữ gìn, phát
huy giá trị truyền thống dân tộc
Giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân ta; trong đó, trách nhiệm chính là hệ thống
chính trị mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, giáo dục, y
tế, văn hóa. Cần huy động tối đa sức mạnh của đội ngũ này và đào tạo họ
trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận giữ gìn, phát huy giá trị truyền
thống dân tộc.
Cần phát triển và hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách
trong lĩnh vực giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc cùng với luật
bảo vệ di sản văn hóa, cần bổ sung một điều khoản bắt buộc đối với tất cả
các lĩnh vực về gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống dân tộc; các chương
trình, dự án xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường phải có phần
luận chứng về giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống được cơ quan chuyên
môn có thẩm quyền phê duyệt.
Nhà nước cần tăng nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực giữ gìn, phát
huy giá trị truyền thống dân tộc. Vì đầu tư cho lĩnh vực này cũng là đầu tư
cho phát triển. Bên cạnh đó, có thể huy động nguồn tài chính từ các tổ
chức khác trong xã hội và từ các tổ chức nước ngoài.
21
3.2.4.
Xây dựng và phát triển môi trường xã hội lành mạnh làm
cơ sở để giữ gìn, phát huy có hiệu quả giá trị truyền thống dân tộc
Môi trường xã hội lành mạnh là môi trường xã hội trong đó có đủ
điều kiện và quan hệ vật chất, tinh thần, bảo đảm cuộc sống con người và
duy trì sự phát triển xã hội một cách ổn định, bền vững. Để có môi trường
xã hội lành mạnh, cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để không ngừng phát triển
lực lượng sản xuất; đồng thời, phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo ra quan hệ sản xuất tiến bộ, phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng xản xuất.
- Kiên trì cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí và các tệ nạn xã hội. Bởi vì, chính tệ quan liêu, nạn tham nhũng, lãng
phí và các tệ nạn xã hội đang làm “vẩn đục” và suy thoái môi trường xã
hội .
- Tăng cường kỷ cương, phép nước, thực thi pháp luật trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Xây dựng văn minh đô thị và nông thôn. Đẩy
mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa,…
Đặc biệt là, hiện thực hóa sâu rộng cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
3.2.5.
Chủ động tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại để làm
giàu và phát huy có hiệu quả giá trị truyền thống dân tộc
Trên cơ sở giá trị truyền thống dân tộc và nhu cầu phát triển của đất
nước trong điều kiện mới, cần chọn lọc tiếp thu các giá trị bên ngoài vừa
đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước vừa góp phần phát huy được
giá trị truyền thống dân tộc. Đồng thời, kết hợp hài hòa hai loại giá trị này
để tạo ra động lực phát triển.
Kiên quyết đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh
vực tư tưởng, văn hóa. Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Các thế lực
thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” gây bạo loạn lật
đổ, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ
chính trị ở nước ta”
13
.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để chống lại “diễn biến hòa bình” trên
lĩnh vực tư tưởng văn hóa, cần thực hiện một cách có hiệu quả giáo dục
13
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2011, tr. 29.
22
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị truyền thống dân
tộc; nghiên cứu và đấu tranh chống lại những tư tưởng sai trái, thù địch với
chủ nghĩa xã hội và với Việt Nam… Đồng thời, phải chống lại xu hướng
thương mại hóa giáo dục - đào tạo, văn hóa,…
3.2.6.
Xây dựng, phát triển và hoàn thiện thiết chế văn hóa, đáp
ứng yêu cầu giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc
Sự phát triển văn hóa và việc giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống
dân tộc phụ thuộc chủ yếu vào thiết chế văn hóa. Trong điều kiện toàn cầu
hóa, để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc có hiệu quả, cần
phải xây dựng, phát triển và hoàn thiện thiết chế văn hóa với những nội
dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, phát triển và hoàn thiện hệ thống nghiên cứu về văn hóa,
giá trị truyền thống dân tộc, bao gồm các viện, trung tâm nghiên cứu từ
Trung ương đến các tỉnh, thành phố. Đồng thời, cấp đủ kinh phí và phương
tiện để các cơ quan này hoạt động có hiệu quả.
Thứ hai, phát triển và hoàn thiện hệ thống các học viện, các trường
đào tạo văn hóa (từ trình độ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng, đại học và sau
đại học). Trong đó, đặc biệt chú trọng các trường đào tạo chuyên ngành
nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, múa, điện ảnh, sân khấu,…).
Thứ ba, phát triển và hoàn thiện các hệ thống bảo tàng; hệ thống thư
viện; hệ thống nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm biểu diễn,…; hệ thống
nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa; hệ thống nhà thờ, đền chùa, miếu mạo, di
tích lịch sử, di tích văn hóa,…
Thứ tư, phát triển và hoàn thiện các đoàn văn hóa - nghệ thuật
chuyên nghiệp. Trong đó, chú trọng các đoàn nghệ thuật chèo, hát văn, cải
lương, hát chòi, ca kịch, múa nghệ thuật, kịch nói, ca trù, quan họ,… Đồng
thời, tăng cường loại hình văn hóa, văn nghệ quần chúng.
Thứ năm, quy hoạch, thẩm định và phát triển hoàn thiện hệ thống lễ
hội Việt Nam trên cơ sở bảo đảm tính khoa học, tính dân tộc, tính đại
chúng, tính nhân văn. Tránh xu hướng “hành chính hóa” các lễ hội và xu
hướng truyền bá mê tín dị đoan hoặc “buôn thần, bán thánh” trong lễ hội.
23
Kết luận chương ba
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự nghiệp giữ gìn, phát huy giá trị
truyền thống dân tộc cần thực hiện theo các phương hướng: giữ gìn, phát
huy giá trị truyền thống gắn liền với tiếp thu có chọn lọc giá trị hiện đại và
đấu tranh loại bỏ những phản giá trị, những truyền thống lạc hậu và những
tiêu cực xã hội; đồng thời, phải kết hợp hài hòa giá trị truyền thống với giá
trị hiện đại và tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa, không ngừng nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống
dân tộc, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu: nâng cao nhận thức và tăng
cường giáo dục giá trị truyền thống; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tính
tích cực, sáng tạo của giá trị truyền thống và chuyển hóa chúng thành hoạt
động thực tiễn xây dựng đất nước; huy động tối đa các nguồn lực (vật chất
và tinh thần, con người và cơ chế chính sách) để giữ gìn, phát huy giá trị
truyền thống; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh; chủ động tiếp thu có
chọn lọc giá trị của nhân loại; đồng thời, xây dựng, phát triển và hoàn
thiện thiết chế văn hóa.
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG
1.
Toàn cầu hóa là quá trình xã hội khách quan, tác động chi phối và
làm tăng lên các mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân
tộc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu. Trong đó,
chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có yếu tố tích cực và vừa có yếu tố tiêu
cực, vừa có hợp tác và vừa có đấu tranh.
2.
Toàn cầu hóa bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và
cách mạng khoa học - kỹ thuật. Nó phát triển qua nhiều giai đoạn, được
thúc đẩy bởi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và sự phát
triển không ngừng của lực lượng sản xuất, sự phát triển kinh tế thị trường
cùng các định chế quốc tế và các tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc
gia. Vì vậy, toàn cầu hóa mang đặc điểm cơ bản: 1. Tính khách quan; 2.
Tính mâu thuẫn; 3. Vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra nguy cơ, thách thức.
3.
Các giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành dựa trên: sự
tác động của điều kiện địa lý tự nhiên và nền văn minh nông nghiệp lúa
nước; sự hình thành sớm cộng đồng quốc gia dân tộc; lịch sử oanh liệt các
24
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự tiếp thu, dung hợp tinh hoa văn
hóa nhân loại và giá trị truyền thống Việt Nam.
Hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam rất phong phú; trong đó
tiêu biểu là: chủ nghĩa yêu nước; ý chí tự lập, tự cường dân tộc; tinh thần
đoàn kết, tình thương người, nhân ái và khoan dung; đức tính cần cù,
thông minh, sáng tạo và tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống,…
4.
Toàn cầu hóa tác động, mang đến xã hội Việt Nam cả những yếu
tố tích cực và tiêu cực, cả giá trị và phản giá trị. Vì vậy, làm biến đổi giá
trị truyền thống Việt Nam theo hai xu hướng: 1. Sự thích ứng, bổ sung,
phát triển và mở rộng nội dung những giá trị truyền thống; 2. Sự phai nhạt,
suy giảm và xuống cấp một số nội dung của giá trị truyền thống.
5.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để giữ gìn và phát huy có hiệu quả
giá trị truyền thống, cần phải thực hiện theo ba phương hướng cơ bản: 1.
Giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc gắn liền với việc chủ động
tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại và đấu tranh loại bỏ những truyền
thống lạc hậu, những tệ nạn xã hội; 2. Kết hợp hài hòa giá trị truyền thống
với giá trị hiện đại và giải quyết tốt quan hệ giữa độc lập tự chủ với hội
nhập quốc tế; 3. Tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đồng thời thực hiện đồng bộ sáu giải pháp chủ yếu: 1. Nâng cao
nhận thức và tăng cường giáo dục giá trị truyền thống; 2. Khơi dậy và phát
huy mạnh mẽ tính tích cực sáng tạo của các giá trị truyền thống; 3. Tập
trung tối đa các nguồn lực để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống; 4. Xây
dựng và phát triển môi trường xã hội lành mạnh; 5. Chủ động tiếp thu giá
trị nhân loại; 6. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện thiết chế văn hóa.