Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm trà túi lọc diabetea từ bột lá cây bằng lăng nước lagerstroemia speciosa hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.96 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN THỰC VẬT
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm trà túi lọc Diabetea từ bột lá cây Bằng lăng
nước-Lagerstroemia speciosa hỗ trợ điều trị đái tháo đường”

Hà Nội ngày 15 tháng 1 năm 2010
1
I.PHÂN TÍCH CẦU:
1. Đại cương về bệnh:
- Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả
của tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối.
- Đặc trưng của bệnh ĐTĐ:
 Tình trạng tăng đường huyết.
 Các rối loạn chuyển hóa: đường, đạm, mỡ, chất khoáng.
 Các rối loạn trên sẽ dẫn đến các biến chứng:
 Biến chứng cấp tính: hôn mê, dễ nhiễm trùng.
 Biến chứng mạn tính: trên mạch máu lớn, mạch máu nhỏ.
 Diễn tiến tự nhiên của bệnh ĐTĐ týp 2 lâu ngày dẫn đến tình trạng kiệt
quệ tế bào bêta của tụy (có vai trò tiết Insulin).

- Nguyên tắc điều trị ĐTĐ:
 Tiết chế: kiểm soát chế độ ăn uống thích hợp.
 Cải thiện lối sống thụ động.
 Sử dụng thuốc: thuốc viên uống, thuốc chích (Insulin).
- Mục tiêu điều trị ĐTĐ:
Đặc trưng cơ bản của bệnh ĐTĐ là tình trạng tăng đường huyết. Do đó
mục tiêu điều trị ĐTĐ là kiểm soát đường huyết, nhằm kéo dài tình trạng ĐTĐ
không biến chứng cấp hoặc phòng ngừa các biến chứng về sau. Nếu một hoặc
vài biến chứng đã xảy ra, việc kiểm soát tốt đường huyết giúp làm ngưng hoặc
chậm lại diễn tiến của biến chứng.

Tốt Vừa Kém


Đường huyết Đói 80 – 100mg% ≤ 140 > 140
Sau 2 giờ 80 – 144 ≤ 180 > 180
HbA
1
C < 6,5% ≤ 7,5 > 7,5
2. Độ lớn thị trường:
2
Theo báo cáo của GS.VS Phạm Song thì tại Việt Nam hiện nay có khoảng
5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ.Tỉ lệ tăng hàng năm là 8-20%.Đây là một thị
trường tiêu thụ thuốc khá lớn.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội số lượng bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ khá
cao.Từ đó có thể thấy đi sâu vào nghiên cứu phát triển thuốc điều trị ĐTĐ sẽ
mang lại nhiều cơ hội thành công.
II.PHÂN TÍCH CẠNH TRANH:
1.Các sản phẩm hiện có trên thị trường:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều biệt dược điều trị ĐTĐ chủ yếu là
ĐTĐ typII. ĐTĐ typ I phải sử dụng insulin.Việc dùg thuốc với BN ĐTĐ là suốt
đời.
Các thuốc điều trị ĐTĐ được chia làm 3 nhóm theo cơ chế tác dụng:
-Nhóm kích thích bài tiết insulin:sulfonyl urea,meglitinid.
-Nhóm làm tăng nhạy cảm với insulin tại mô đích:biguanid,thazolidiedion.
-Nhóm làm chậm hấp thu Carbonhydrate tại ruột:chất ức chế α-glucosidase.
Bảng thống kê một số biệt dược điều trị ĐTĐ tại Việt Nam
Nhóm thuốc Biệt dược
1.Sulfonyl urea Orinase,Tolinase,Dymelor,Diabinese,Diabeta,
Glynase,Glucotrol, Glucotrol XL, Damicron,
Damicron MR, Amaryl.
2.Meglitinid(glinid) Prandin,Starlix
3.Biguanid Glucophage ,Meglucon,Siofor,Panfor
4.Thiazolidinedion Actos,Avandia

5.Chất ức chế α-glucosidase Glucobay,Glyset,Basen,Emiglitate
Gần đây còn có một số thuốc mới :Sitacliptin,Pramlintid, Incretin…
Các biệt dược trên hầu hết là thuốc uống,có rất nhiều tác dụng phụ,gây khó chịu
cho người sử dụng như:rối loạn tiêu hoá,tăng cân,hạ đường huyết,dị ứng…
3
3.Các sản phẩm thảo dược:
Tất cả các biệt dược nêu trên đều là thuốc có nguồn gốc hoá học,sinh
học.Hiện nay trên thị trường Việt Nam mới xuất hiện một biệt dược đó là sản
phẩm DIBETNA do công ty Ích Nhân phân phối. Đây là thuốc điều trị ĐTĐ có
nguồn gốc từ Dây thìa canh.
Ưu điểm:-là sản phẩm thảo dược nên sẽ được ưa chuộng nếu PR tốt
-tác dụng giảm đương huyêt tốt
-ít tác dụng phụ hơn so với cac thuốc tây.
-sản phẩm được nghiên cứu tại bộ môn Thực vật-Trường ĐH Dược Hà
Nội nên có chất lượng tốt và sự tin tưởng của khách hàng.
Nhược điểm:-hiện tại sản phẩm này vẫn chưa được nhiều người biết đến.
-chưa được các bác sỹ kê đơn nhiều tại các bệnh viện
-công ty phân phối chưa đưa ra kế hoạch marketing rầm rộ để
quảng bá sản phẩm này…
Ngoài ra còn có rất nhiều thảo dược có tác dụng chữa ĐTĐ như:
1. Bạch truật
Bạch truật có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã được gây ÐTÐ
thực nghiệm. Trong y học cổ truyền, bạch truật được dùng phối hợp với một số
dược thảo khác để trị ÐTÐ. Các hoạt chất gây hạ đường máu là các atractan A,
B và C.
2. Cam thảo đất
Hoạt chất amellin trong cam thảo đất có tác dụng làm giảm đường máu và
các triệu chứng của bệnh ÐTÐ, sự giảm nồng độ đường trong máu và nước tiểu
diễn ra dần dần. Nó làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở bệnh nhân ÐTÐ và
giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.

3. Câu kỷ
4
Câu kỷ có tác dụng hạ đường máu trên động vật ÐTÐ và tác dụng ức chế
men aldose reductose. Men này gây tích lũy sorbitol trong tế bào, là nguyên
nhân quan trọng sinh những biến chứng nghiêm trọng của ÐTÐ như bệnh về
võng mạc, thần kinh và thận. Câu kỷ được dùng phối hợp với các vị khác trong
y học cổ truyền để làm thuốc chống ÐTÐ.
4. Hành tây
Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu bởi một số chất vẫn
thường gây ÐTÐ trên động vật thí nghiệm. Trên lâm sàng, cho bệnh nhân ÐTÐ
uống dịch ép hành tây đã có tác dụng làm giảm đường máu. Hành tây sống cho
vào thức ăn hàng ngày của bệnh nhân ÐTÐ không phụ thuộc insulin đã có tác
dụng hiệp đồng và làm giảm liều thuốc cần thiết để điều trị bệnh
5. Mướp đắng
Quả mướp đắng còn xanh có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã
được gây ÐTÐ thực nghiệm. Khi cho động vật uống hàng ngày trong thời gian
dài, nó làm chậm sự phát triển bệnh võng mạc và đục thủy tinh thể của mắt.
Mướp đắng có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ những gốc tự do - là một trong
những nguyên nhân gây ÐTÐ. Quả mướp đắng có tác dụng làm tăng khả năng
dung nạp glucose của bệnh nhân ÐTÐ. Trên lâm sàng, cho bệnh nhân ÐTÐ type
2 uống đều đặn hàng ngày bột quả mướp đắng đã có tác dụng hạ đường máu, tác
dụng này có tính chất tích lũy và tăng dần. Ðường máu hạ xuống gần mức bình
thường sau 4-8 tuần điều trị. Sau đó, tác dụng hạ đường máu được duy trì với
liều mướp đắng bằng một nửa liều ban đầu.
Hoạt chất chính trong mướp đắng có tác dụng hạ đường máu là charantin,
glycosid steroid.
6. Nhân sâm
5
Nhân sâm có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã được gây ÐTÐ
thực nghiệm. Trong thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân ÐTÐ, nhân sâm có tác

dụng hiệp đồng với thuốc hóa dược. Nếu dùng nhân sâm phối hợp với thuốc hóa
dược thì có thể giảm bớt liều thuốc này, thời gian hạ đường máu được kéo dài
hơn. Trong y học cổ truyền, nhân sâm được dùng phối hợp với một số dược thảo
khác chữa ÐTÐ.
7. Sinh địa
Sinh địa có tác dụng hạ đường máu trên động vật ÐTÐ. Hoạt chất hạ
đường máu là các glycosid iridoid A, B, C và D. Sinh địa cũng có tác dụng làm
chậm sự phát triển biến chứng đục thể thủy tinh ở mắt và giảm các triệu chứng
bệnh thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ÐTÐ. Sinh địa được dùng phối hợp với
các vị khác trong y học cổ truyền để trị ÐTÐ.
8. Thiên môn
Trong y học cổ truyền, thiên môn được dùng phối hợp với các dược thảo
khác trị ÐTÐ.
……………………….
Như vậy sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược điều trị ĐTĐ có rất nhiều
cơ hội xâm nhập vào thị trường thuốc Việt Nam.Bởi vì người Việt Nam rất ưa
chuộng dùng thuốc có nguồn gốc cây cỏ.Nguồn tài nguyên cây cỏ ở Việt Nam
cũng rất phong phú,thuận lợi cho việc tìm kiếm nguyên liệu.
III. ĐỊNH HƯỚNG SẢN PHẨM:
1.Chân dung khách hàng:
Khách hàng sẽ là những người bị ĐTĐ trên địa bàn Hà Nội.Sản phẩm sẽ
hướng tới tất cả mọi tầng lớp có nhu cầu điều trị và phòng bệnh.Tuy nhiên
khách hàng mục tiêu của sản phẩm là tầng lớp có điều kiện kinh tế trung bình.
2.Hình mẫu sản phẩm hướng tới:
6
Bao bì bằng hộp giấy có in hình cây thuốc,logo sản phẩm.Bên trong sẽ là
3 hộp nhỏ chứa 10 túi trâ lọc.Thiết kế sao cho nổi bật được tác dụng mà sản
phẩm hướng tới,nhưng phải đảm bảo gọn nhẹ,dễ vận chuyển,tiết kiệm chi
phí…………
IV.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN

PHẨM:
1.Hình thành ý tưởng sản phẩm mới:
Theo nghiên cứu của rất nhiều tác giả trên thế giới thì dịch chiết lá cây
Bằng lăng nước (BLN)-Lagestroemia speciosa có tác dụng làm hạ đường
huyết.Trong đó thành phần có tác dụng là acid corosolic [1],[2],[3],[4],[5],[6],
[7],[8],[9].
Hiện nay,trên thế giới đã có viên nang mềm được sản xuất và sử dụng tại
mỹ với các biệt dược như:Glucotrim,Glucofit,…Một số nước khu vực châu Á đã
sử dụng lá BLN làm chè uống điều trị ĐTĐ……………………
Mặc dù đã được nghiên cứu và sử dụng từ rất lâu trên thế giới,nhưng ở thị
trường Dược phẩm Việt Nam,các biệt dược này chưa được sử dụng phổ biến.
Vì vậy nhà nghiên cứu và phát triển đưa ra ý tưởng phát triển sản phẩm mới dựa
trên các nghiên cứu và sản phẩm đã có là:
-Sản xuất viên nang chứa acid corosolic từ dịch chiết lá BLN đã được chuẩn hoá
về 1% ép vỉ 10 viên trong hộp 5 vỉ.
-Sản xuất trà túi lọc chứa bột lá BLN làm trà uống để điều trị ĐTĐ.
2.Sàng lọc và đánh giá các ý tưởng:
A. Ý tưởng 1:sản xuất trà túi lọc bột lá BLN
B. Ý tưởng 2:sản xuất viên nang ép vỉ đóng trong hộp
Sàng lọc ý tưởng:
Chỉ tiêu đánh giá Ý tưởng 1 Ý tưởng 2
Chí phí kinh doanh Ít tốn kém hơn vì nuyên
liệu lấy từ lá chí cần chế
biến sơ bộ và làm thành
Tốn kém hơn vì phải
chiết được dịch
chiết,chuẩn hoá cao chiết
7
bột. về 1%acid corosolic,sau
đó đóng nang, ép vỉ,

đóng hộp.
Thời gian tạo ra sản
phẩm hoàn chỉnh.
Ngắn hơn vì ít công đoạn Dài hơn vì qua nhiều
công đoạn.
Kỹ thuật Đơn giản hơn,không đòi
hỏiyêu cầu nghiêm ngặt
như với sản xuất viên
nang.
Yêu câu kỹ thuật cao, đòi
hỏi dây truyền GMP,có
đầy đủ trang thiết bị như
đóng nang, ép vỉ
Độ lớn thị trường Những người mắc bệnh
ĐTĐ và có nguy cơ bị
ĐTĐ đều có thể tự mua
để uống hàng ngày.
Chỉ những BN bị ĐTĐ
có đơn kê của bác sĩ mới
có thể mua thuốc.Như
vậy thị trường đã bị thu
hẹp hơn.Hiện nay trên thị
trường có rất nhiều thuốc
điều trị ĐTĐ nên rất khó
cạnh tranh…
Chi phí R&D Là sản phẩm trà uống
nên việc nghiên cứu và
phát triến sản phẩm cũng
ít tốn kém hơn.
Là sản phẩm thuốc nên

cần R&D cực tốt,phải có
chiến lược quảng bá sản
phẩm với cả BN và bác
sĩ,những người có
chuyên môn.
Qua các tiêu chí đánh giá trênlựa chọn ý tưởng sản xuất trà túi lọc bột
lá BLN
3.Lập và thẩm định dự án sản phẩm:
A.Lập dự án sản phẩm:
*Sản phẩm ý tưởng-lợi ích sản phẩm:+sản phẩm có tác dụng làm gảm đường
huyếtrất tốt trong điều trị ĐTĐ.
8
+không làm tăng cân cho những người
dùng thuốc.
*Sản phẩm hiện thực:
+Chất lượng: đảm bảo, đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết sau một tháng
sử dụng.
+Đặc điểm: trà túi lọc, đựng trong hộp giấy,trên hộp giấy có in thương
hiệu công ty,in hình ảnh cây BLN,in logo và tên sản phẩm.
+Bao bì:hộp nhỏ bên trong chứa 10túi,3hộp nhỏ chứa trong một hộp
to.Chất liệu hộp làm bằng giấy.
+Kiểu dáng:hộp nhỏ hình vuông,hộp to hình chữ nhật,logo hộp to và nhỏ
giống nhau.Dáng hộp thanh thoát,chữ nhật dài,tạo cảm giác nhanh nhẹn,không
béo phì cho người sử dụng.
+Nhãn hiệu:nhãn hiệu của công ty,nhãn hiệu sản phẩm:”kiểm soát đườn
huyết bằng trà thảo dược”-DIABETEA.
*Sản phẩm hoàn chỉnh:+có chính sách giao hàng tận nơi người bệnh nếu BN
cam kết dùng sản phẩm lên tục trong vòng 3 tháng.
+mua 5 tặng 1
+200 khách hàng mua từ hai hộp trở lên đầu tiên sẽ

được tặng “sổ tay dinh dưỡng cho người có nguy cơ và mắc ĐTĐ”
*Phân khúc thị trường,giá cả:
Thị trường mục têu sẽ là những người bị ĐTĐ và nguy cơ mắc ĐTĐ tuổi
từ 40 trở lên,lứa tuổi này thường hay có thói quen uống trà.
Giá cả đưa ra là 40.000/hộp to,mua lẻ hộp nhỏ là 15.000/hộp.
B.Thẩm định dự án sản phẩm:
Đưa sản phẩm thử nghiệm trên một nhóm khách hàng nhỏ tại một quận để
thu thập thông tin về sản phẩm.
Thiết kế bộ câu hỏi:+Sản phẩm có tác dụng gì khi sử dụng?
+Dùng sản phẩm này có lợi ích gi hơn so với thuốc và sản
phẩm khác?
9
+Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu quí vị không?
+Giá cả thế nào?
+Kiểu dáng có phù hợp không?
+Nếu có sản phẩm như vậy quí vị có sẵn sàng sử dụng
không?
4.Lập chiến lược marketing:
*Qui mô thị trường :
5.Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ:
6.Thiết kế sản phẩm:
Sản phẩm gồm :+túi lọc trà có dây cầm.
+10 túi lọc đựng trong hộp hình vuông.
+3 hộp hình vuông đựng trong hộp hình chữ nhật.
7.Thử nghiệm trong điều kiện thị trường:
Tung đội ngũ marketing,thăm dò thị trường ra thị trường để tìm hiểu quan điểm
của khách hàng và các nhà kinh doanh.Tìm hiểu mức độ bằng lòng của khách
hàng với sản phẩm đã tung ra.
Thu thập ý kiến, đóng góp,phàn nàn…để sửa đổi lạ sao cho phù hợp trước khi
triển khai đại trà.

8.Triển khai đại trà :
Thời điểm tung sản phẩm ra thị trường sẽ là mùa đông.
Tung ra tại khu vực quận Hoàn Kiếm đầu tiên.Vì đây là quận có tỉ lệ người mắc
ĐTĐ cao nhất thành phố Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phùng Thanh Hương,Nguyễn Thị Thu Hiền,Tác dụng của dịch chiết lá
BLN(Lagertroemia speciosa(L.)Per.) trên chuột cống ĐTĐ typ 2,Tạp chí dược
học 401(2009).
10
2.Phùng Thanh Hương,Mai Thanh Vân,Hồ Thị Thanh Xuân,Nguyễn Xuân
Thắng,”Ảnh hưởng của phân đoạn dịch chiết lá BLN(Lagerstroemia
speciosa(L.)Per.) lên hoạt độ enzym glucose 6 photphatase và hexokinase của
gan chuột thực nghiệm, Tạp chí dược học 398(2009).
3. Phùng Thanh Hương, Nguyễn Xuân Thắng, Đỗ Ngọc Liên,”Sự ức chế hoạt
tính α-amylase của phân đoạn dịch chiết lá BLN(Lagetroemia speciosa(L.)Per.)
Tạp chí dược học 392(2008).
4. . Phùng Thanh Hương,Phạm Quang Hiệp,Trần Thanh Hoà.Nguyễn Xuân
Thắng, Đỗ Ngọc Liên,”Ảnh hưởng của phân đoạn dịch chiết lá
BLN(Lagetroemia speciosa(L.)Per.) lên hoạt độ enzym fructose 1,6
biphotphatase và hàm lượng glycogen của gan chuột thực nghiệm. Tạp chí dược
học 390(2008).
5.Guy Klein,Jaekyung Kim,Klaus Himmeldirk,Yanyan Cao and Xiaozhuo
Chen,”Antidiabetes and Anti-obesity Activity of Lagerstroemia
speciosa”.Advance Access Publication 14 March 2007.
6.Toshihiro Miura, Yasushi Itoh,Tetsuo Kaneko,Naoya Ueda,Torao Ishida
“Corosolic Acid Induces GLTU4 Translocation in Genetically Type 2 Diabetic”.
Mice,Bio,Pharm,Bull.27(7)1103-1105(2004).
7.Kotaro Yamada,Masaya Hosokawa,Shimpei Fujimoto,Hideya Fujiwara,
Yoshihito Fujita,Norio Harada,Chizumi Yamada,Mitsuo Fukushma,Naoya

Udea,Tetsuo Kaneko,Futoshi Matsuyama,Yuichiro Yamada,Yutaka
Seino,Nobuya Inagaki,” Effect of corosolic acid on gluconeogenesis in rat
liver”.Diabetes research and clinical practice 80 (2008) 48-55.
8. Wenli Hou, Yanfang Li,Qiang Zhang,Xin Wei,Aihua Peng,Lijuan Chen and
Yuquan Wei.”Triterpen Acid Isolated from Lagerstroemia speciosa Leaves as
α-glucosiddase Inhibtors”.Phytotherapy research 23,614-618 (2009).
9. William V.Judy,Siva P.Hari, W. W.Stogsdill,Janet S.Judy,Yousry
M.A.Naguib,Richard Passwater,”Antidiabetic activity ò a standardized extract
11
(Glucosol) from Lagerstroemia speciosa leaves in Type II diabetics.A dose-
dependence study”.Journal of Ethnopharmacology 87 (2003) 115-117.
12

×