Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hướng dẫn tuyễn sinh vào các lớp đầu cấp-Năm học 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.32 KB, 15 trang )


UBND Tỉnh Lâm Đồng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 364 /SGDĐT-KTKĐ
V/v: Hướng dẫn công tác tuyển sinh
các lớp đầu cấp năm học 2011-2012.
Lâm Đồng, ngày 19 tháng 04 năm 2011

Kính gửi : - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Các trường THPT, PT DTNT.
Thực hiện Quy chế tuyển sinh vào các trường THCS, THPT ban hành kèm theo Quyết
định số 12/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết
định số 82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 về việc ban hành “Quy chế tổ chức và họat
động của trường trung học phổ thông chuyên”.
Căn cứ Quyết định số 49/2008/QĐ – BGDĐT ngày 25/08/2008 của Bộ GD&ĐT về
việc “Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú”.
Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp
Mẫu giáo, Tiểu học, THCS, THPT, PT DTNT năm học 2011–2012 như sau:
A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Tuyển sinh vào các lớp đầu cấp mẫu giáo, tiểu học, THCS: Theo địa bàn cụm
phường, xã, thị trấn bằng hình thức xét tuyển do Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Tuyển sinh vào các trường THPT trên địa bàn huyện, thành phố (gọi chung là địa bàn
huyện); tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh vào trường THPT Chuyên Thăng Long – Đà Lạt:
Theo hình thức thi tuyển do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Đối với trường PT DTNT cấp THCS tuyển sinh theo địa bàn huyện.
- Đối với trường PT.DTNT cấp THPT tuyển sinh trên địa bàn tỉnh, kết hợp xét tuyển
và thi tuyển.
B. CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN, CỘNG ĐIỂM KHUYẾN KHÍCH
1. Chính sách ưu tiên


Học sinh được hưởng một trong các chính sách cộng điểm ưu tiên như sau:
a) Cộng 3 điểm cho một trong các đối tượng: con liệt sĩ; con thương binh, bệnh binh
có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên; con những người được hưởng chế độ như thương
binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên.
b) Cộng 2 điểm cho một trong các đối tượng sau:
- Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ Việt Nam anh
hùng; con thương binh, bệnh binh và con của người được hưởng chế độ như thương binh,
bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động dưới 81%;
- Người dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống, học tập tại các vùng có điều kiện kinh
tế-xã hội khó khăn;
c) Cộng 1 điểm cho một trong các đối tượng: người dân tộc thiểu số không sinh sống,
học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; người học đang sinh sống, học tập
ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg, ngày
05/03/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính
thuộc vùng khó khăn.
1
Lưu ý khi xét diện ưu tiên:
- Học sinh đang sinh sống, học tập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn:
Đối tượng học sinh đang học tại trường lớp cuối cấp năm học 2010 – 2011 thuộc trường
trên địa bàn được quy định là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

2. Chính sách khuyến khích
Học sinh được hưởng một trong các chế độ khuyến khích cộng điểm sau:
2.1. Đạt giải trong các kỳ thi do Bộ GD & ĐT tổ chức; thi giữa các nước trong khu
vực và thi quốc tế; đạt giải cấp tỉnh trong kỳ thi học sinh giỏi bộ môn lớp cuối cấp hoặc đạt
giải cá nhân từ cấp tỉnh trở lên về thể dục – thể thao, văn nghệ do Sở GD&ĐT chủ trì tổ
chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức, được cộng thêm điểm như sau:
- Đạt giải trong các kỳ thi do Bộ GD & ĐT tổ chức: 2 điểm
- Đạt giải kỳ thi giải Toán bằng máy tính cầm tay tại khu vực: 2 điểm
- Giải nhất cấp tỉnh : 2 điểm

- Giải nhì cấp tỉnh : 1,5 điểm
- Giải ba cấp tỉnh : 1 điểm
2.2. Có chứng nhận Nghề phổ thông hoặc chứng chỉ A, B Tin học do Sở Giáo dục và
Đào tạo Lâm Đồng cấp:
- Loại giỏi : 1,5 điểm
- Loại khá : 1,0 điểm
- Loại TB : 0,5 điểm
Học sinh chỉ được hưởng một trong hai loại khuyến khích có điểm cao nhất (hoặc
chứng nhận Nghề phổ thông hoặc chứng chỉ A, B Tin học).
Đối với phương thức thi tuyển, điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng ưu tiên,
khuyến khích không quá 5 điểm. Đối với phương thức xét tuyển điểm cộng thêm cho đối
tượng được hưởng ưu tiên, khuyến khích không quá 4 điểm.
Thí dụ : Học sinh Nguyễn Văn A là con liệt sĩ, người dân tộc thiểu số hiện đang sinh
sống, học tập tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; đoạt huy chương vàng về
thể dục thể thao (Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận); có chứng nhận nghề đạt
loại khá, có chứng chỉ A tin học loại giỏi. Tính điểm ưu tiên, khuyến khích như sau:
Diện Ưu tiên (ƯT) có điểm cao nhất- Con liệt sĩ: 3 điểm
Điểm khuyến khích: - Đoạt huy chương vàng về thể dục thể thao: 2 điểm
- Chứng chỉ tin học 1,5 điểm (Giữa NPT và CC tin học chọn chế
độ có điểm cao nhất).
Tổng cộng điểm Ưu tiên- khuyến khích: 3 + 2 + 1,5 = 6,5 điểm.
Tổ chức thi tuyển nên học sinh Nguyễn Văn A được hưởng 5 điểm. ưu tiên và
khuyến khích.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1. Tuyển sinh theo địa bàn dân cư theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT.
2. Huy động 100% trẻ mầm non 5 tuổi ra lớp để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi.
3. Thời gian hoàn thành việc tuyển sinh trước ngày 30/7/2011.


2
II. TUYỂN SINH LỚP 1.
1. Yêu cầu và điều kiện dự tuyển:
1.1 Những học sinh có hồ sơ hợp lệ:
- Đơn xin nhập học.
- Giấy khai sinh (bản sao).
- Giấy chứng nhận qua lớp Mẫu giáo 5 tuổi hoặc qua lớp chuẩn bị tiếng Việt
do trường Tiểu học tổ chức trong hè đối với HS dân tộc thiểu số (nếu có).
- Hộ khẩu (bản sao).
1.2 Huy động 100% trẻ có độ tuổi từ 6 tuổi (sinh năm 2005) trở lên đang cư trú trên
địa bàn huyện, thành phố vào học lớp 1 theo kế hoạch tuyển sinh do Ban tuyển sinh huyện,
thành phố quy định. Tạo mọi điều kiện cần thiết để trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết
tật, dân tộc ít người … được đi học.
1.3 Không nhận học sinh thiếu tuổi vào học lớp 1 và không nhận học sinh trái tuyến
ngoài huyện, thành phố (Cần đối chiếu giấy khai sinh và hộ khẩu khi tiếp nhận hồ sơ).
1.4 Phấn đấu thực hiện sĩ số lớp theo Điều lệ trường tiểu học (35 học sinh/lớp) và
nâng tỷ lệ số lớp học 2 buổi/ngày cao hơn năm học trước.
2. Lịch xét tuyển
Tuyển sinh vào lớp 1: từ ngày 01/6 đến 30/6/2011 hoàn thành công tác tuyển sinh.
III. TUYỂN SINH LỚP 6.
1. Chủ trương chung
- Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển tất cả học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu
học vào học lớp 6 THCS ; không tổ chức thi tuyển dưới bất kỳ hình thức nào.
- Thực hiện xét tuyển: Đối với những địa bàn có trường công lập và ngoài công lập,
căn cứ vào điểm kiểm tra học kỳ II của hai môn Tiếng việt và Toán của lớp 5 cộng với điểm
chế độ ưu tiên, khuyến khích để làm căn cứ xét tuyển sinh vào lớp 6 THCS công lập.
2. Điều kiện dự tuyển
Những học sinh có hồ sơ hợp lệ và có đủ các điều kiện sau đây được tham dự xét
tuyển vào lớp 6 THCS (công lập, ngoài công lập):
2.1. Học bạ đã xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học hoặc giấy chứng nhận hoàn

thành chương trình tiểu học do Phòng GD&ĐT cấp.
2.2. Độ tuổi: từ 11 đến 13 tuổi (sinh năm 1998 đến năm 2000).
3. Hồ sơ dự tuyển
3.1. Đơn xin dự tuyển vào lớp 6 THCS (theo mẫu do Sở GD & ĐT phát hành).
3.2. Học bạ chính cấp tiểu học có xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học hoặc giấy
chứng nhận hoàn thành chương trình tiểu học.
3.3. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
3.4. Giấy chứng nhận hợp lệ được hưởng chế độ ưu tiên: con liệt sĩ (nếu có).
3.5. Các giấy chứng nhận hợp lệ được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích.
Ghi chú : Đối với các trường tiểu học có các hệ tăng cường dạy tiếng Pháp thực hiện
theo hướng dẫn của Ban điều hành chương trình tiếng Pháp: Học sinh chỉ được xét tuyển
vào hệ tăng cường Tiếng Pháp, trong trường hợp không đủ đều kiện theo quy định mới được
tham gia tuyển sinh vào hệ đại trà.
Trong hồ sơ dự xét tuyển vào chương trình có bản cam kết của PHHS cho con em
học đến hết cấp học sau khi được tuyển sinh vào học chương trình này. –
3
4. Việc tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 5 (kiểm tra học kì II) hai môn
Tiếng Việt và Toán
4.1 Kiểm tra học kì theo phương thức 1: Tại các địa bàn có tuyển sinh vào lớp 6
trường ngoài công lập, công lập tự chủ tài chính:
+ Coi thi: Tổ chức cho học sinh kiểm tra học kì tại trường đang học, Phòng GD&ĐT
thành lập hội đồng coi kiểm tra (Hoán đổi chủ tịch, thư ký, thanh tra hội đồng và bố trí
giám thị từ trường khác đến; phó chủ tịch phụ trách CSVC là người của trường sở tại ).
+ Chấm Thi: Mỗi đơn vị huyện, thành phố thành lập một hội đồng chấm tập trung. Sở
GD & ĐT ra quyết định thành lập hội đồng chấm bài kiểm tra (Hoán đổi chủ tịch, phó chủ
tịch và thư ký từ các đơn vị huyện, thành phố khác đến, phó chủ tịch phụ trách CSVC là
người của đơn vị sở tại )
4.2 Kiểm tra học kì theo phương thức 2 : Tại các địa bàn mà tất cả học sinh đều
tuyển vào học lớp 6 hệ công lập :
+ Tổ chức kiểm tra cuối năm tại trường đang học bình thường như những năm học

trước, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tổ chức coi, chấm kiểm tra tại trường theo
đúng các quy định của Bộ, Sở GD & ĐT và phòng Giáo dục & Đào tạo.
+ Đối với các trường tổ chức kiểm tra theo phương thức 2 thì cách sắp xếp danh sách
học sinh, tổ chức tiến hành coi và chấm bài chung do hiệu trưởng tổ chức trong phạm vi nhà
trường theo qui định (không để giáo viên coi thi học sinh của mình).
4.3 Đề kiểm tra: Sở GD & ĐT sẽ ra đề kiểm tra HK II. Mỗi phương thức có đề kiểm
tra riêng, đề kiểm tra sẽ bám sát hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng của cấp học. Ngày tổ
chức kiểm tra thống nhất chung trên toàn tỉnh.
+ Đối với phương thức 1: Sở GD&ĐT sẽ chuyển đề kiểm tra (Đề được in cho tất cả
học sinh và đóng gói theo các hội đồng thi) đến các Phòng GD-ĐT .
+ Đối với phương thức 2: Sở GD&ĐT sẽ chuyển đề kiểm tra (chuyển đĩa CD) cho các
Phòng GD&ĐT bộ đề chính thức và dự bị . Các Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm thành lập
Hội đồng sao in đề kiểm tra theo quy chế để in sao đề kiểm tra giao đến từng học sinh.
4.4 Các phòng GD&ĐT, các Hội đồng coi và chấm bài kiểm tra, các trường tiểu học
phải nghiêm túc tuân thủ lịch thi, thời gian quy định cắt bì đề, cắt bì hướng dẫn chấm. Tăng
cường trách nhiệm khâu bảo quản, bảo mật đề kiểm tra, bài làm của học sinh theo đúng quy
định.
4.5. Lịch tổ chức kiểm tra học kỳ II hai môn Tiếng Việt, Toán:
Buổi sáng, ngày 18 tháng 5 năm 2011
Môn
Thời
gian làm
bài
Giờ
mở bì đề
Giờ
phát đề
Giờ
bắt đầu
làm bài

TIẾNG
VIỆT
Tập làm văn 40 phút 7 giờ 30 7 giờ 35 7 giờ 40
Đọc thầm – Làm bài tập 30 phút
8 giờ 40 8 giờ 45 8 giờ 50
TOÁN 60 phút
9 giờ
40
9 giờ 45 9 giờ 50
Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường Tiểu học có biện pháp quản lý chặt chẽ điểm
kiểm tra học sinh. Nghiêm cấm việc thay đổi điểm không đúng quy định, sẽ bị xử lý kỷ luật
4
theo qui chế tuyển sinh những cán bộ, giáo viên có hành vi sửa điểm kiểm tra để thay đổi
kết quả tuyển sinh.
5. Điểm xét tuyển
Điểm xét tuyển (ĐXT) vào lớp 6 THCS gồm có :
(a) Tổng điểm kiểm tra hai môn Toán và Tiếng việt HK II ( không làm tròn số )
(b) Tổng điểm chế độ ưu tiên, khuyến khích (ghi là ƯT,KK) (nếu có)
Điểm xét tuyển (ĐXT) = Tổng điểm kiểm tra (a) + Tổng điểm ƯT, KK (b)

6. Quy trình xét tuyển
6.1. Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 THCS được UBND tỉnh giao, các Phòng
GD&ĐT tùy theo tình hình thực tế đội ngũ, cơ sở vật chất xây dựng kế hoạch phân bổ chỉ
tiêu cụ thể cho từng trường THCS trên địa bàn trình UBND huyện (thành phố) và trình Sở
GD&ĐT tạo phê duyệt, sau đó phổ biến chỉ tiêu tuyển sinh đến hiệu trưởng các trường
THCS, trường THCS &THPT.
- Tuyển học sinh vào học có điểm tuyển sinh từ cao đến thấp, đủ chỉ tiêu đã giao cho
từng đơn vị.
- Khiếu nại điểm bài kiểm tra: Sau khi có thông báo kết quả tuyển sinh của các
trường tổ chức kiểm tra theo phương thức 1, học sinh có thể làm đơn khiếu nại điểm bài

kiểm tra với điều kiện điểm xét tuyển chênh lệch nhỏ hơn hoặc bằng 1 điểm so với điểm
chuẩn tuyển sinh của trường đó (điểm tổng cộng) và xếp loại học lực lớp cuối cấp loại giỏi;
chỉ thay đổi điểm bài kiểm tra khi kết quả điểm bài chấm lại chênh lệch từ 01 điểm trở lên.
- Phòng GD&ĐT thu nhận đơn và lập danh sách học sinh xin khiếu nại bài thi, ra
Quyết định thành lập hội đồng giải quyết khiếu nại điểm bài thi.
6.2 Các Phòng GD&ĐT huyện (thành phố) có kế hoạch chỉ đạo việc tuyển sinh vào
lớp 6 trên địa bàn.
- Duyệt cụ thể danh sách học sinh được trúng tuyển theo chỉ tiêu và khu vực tuyển
sinh quy định cho từng trường.
- Thông báo kết quả tuyển sinh cho các trường và giải quyết các sai sót (nếu có)
trong quá trình xét tuyển.
- Báo cáo tình hình tuyển sinh lớp 6 THCS trên địa bàn về Sở Giáo dục và Đào tạo.
7. Lịch xét tuyển :
- Từ 25/5 đến 31/5/2011: Các trường THCS tổ chức xét tuyển học sinh theo diện
đúng địa bàn đã qui định.
- Từ 01/6 đến 10/6/2011: Các trường nộp hồ sơ về Phòng GD&ĐT, các Phòng
GD&ĐT tổ chức xét tuyển.
- Ngày 12/6/2011 công bố kết quả tuyển sinh.
- Từ 13/6 đến 19/6/2010: Các trường nhận đơn khiếu nại bài thi và tổng hợp hồ sơ
nộp về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Từ 20/06 đến 22/6/2011: Các Phòng GD&ĐT lập danh sách gửi về Sở GD & ĐT
(Phòng KTKĐCLGD).
- Từ ngày 23/6 đến 26/6/2011: Giả quyết khiếu nại bài kiểm tra của học sinh
- Từ 27/6 đến 30/6/2011: Các Phòng GD&ĐT báo cáo chi tiết tình hình tuyển sinh
vào lớp 6 THCS về Sở Giáo dục và Đào tạo.
IV. TUYỂN SINH LỚP 10 .
1. Phương thức tuyển sinh: Thi tuyển
5
2. Điều kiện dự tuyển vào lớp 10 THPT
Những học sinh có hồ sơ hợp lệ và có đủ các điều kiện sau đây được tham dự thi

tuyển vào lớp 10 THPT (công lập, ngoài công lập):
2.1 Có bằng (hoặc giấy chứng nhận tạm thời) tốt nghiệp THCS hoặc Giáo dục
thường xuyên bậc THCS (tốt nghiệp tại Lâm Đồng hoặc có hộ khẩu tại Lâm Đồng).
2.2 Độ tuổi: từ 15 đến 17 tuổi (sinh năm 1994 đến năm 1996).
2.3 Những học sinh học trước một tuổi có học lực cả năm lớp cuối cấp dưới liền kề
xếp loại từ khá trở lên, có thể lực tốt, nếu được hội đồng giáo dục nhà trường, Phòng
GD&ĐT đề nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét để cho phép tham gia dự tuyển theo
khoản 2 điều 35 của Điều lệ trường trung học.
2.4 Các trường hợp sau đây được vào cấp học ở tuổi cao hơn tuổi quy định:
- Được cao hơn 1 tuổi với người học là nữ , người học là người Việt Nam ở nước
ngoài về nước.
- Được cao hơn hai tuổi với người học là người dân tộc thiểu số, người học sinh ở
vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, người học bị khuyết tật, tàn tật, kém phát triển
trí tuệ và thể lực, người học mồ côi không nơi nương tựa, người học trong diện hộ đói
nghèo theo quy định của Nhà nước, bị nhiễm chất độc màu da cam.
2.5 Học sinh đã tốt nghiệp THCS, Giáo dục thường xuyên bậc THCS những năm
trước đây hoặc đang học lớp 9 Giáo dục thường xuyên, phải tham dự kỳ thi tuyển sinh cùng
với học sinh đang học lớp 9 tại trường THCS.
2.6. Những học sinh đã được xét tuyển vào lớp 10 Chương trình tiếng Pháp không
được dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT đại trà
3. Hồ sơ dự tuyển vào lớp 10 THPT (chuyên, phân ban và PT.DTNT)
3.1. Đơn xin dự tuyển vào lớp 10 THPT (theo mẫu do Sở GD & ĐT phát hành).
3.2. Học bạ chính cấp THCS (tuyển sinh vào lớp 10 THPT). Những học sinh đăng ký
dự thi tuyển vào trường THPT Chuyên Thăng Long có thể nộp bản sao học bạ có xác nhận
của trường học lớp cuối cấp.
3.3. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
3.4. Giấy chứng nhận hợp lệ được hưởng chế độ ưu tiên: con liệt sĩ, con thương
binh (nếu có).
3.5. Các giấy chứng nhận hợp lệ được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích.
3.6. Hai (02) ảnh cỡ 3 cm x 4 cm (kiểu ảnh chứng minh nhân dân).

3.7. Bản cam kết của phụ huynh học sinh về việc khi đã trúng tuyển vào trường
Chuyên sẽ không theo học ở trường THPT đại trà (khi nộp đơn thi vào trường Chuyên); Bản
cam kết của phụ huynh học sinh khi đã làm đơn xin xét tuyển vào các lớp Chương trình
tiếng Pháp sẽ không dự thi vào các trường THPT đại trà và cam kết cho con em học đến hết
cấp học sau khi được tuyển sinh vào học chương trình này (khi nộp đơn xét vào học
Chương.trình tiếng Pháp).
3.8. Học sinh các năm trước chưa trúng tuyển cần nộp thêm giấy chứng nhận của địa
phương về chấp hành những quy định về an ninh trật tự ở địa phương, không trong thời gian
tạm giam, tạm giữ hoặc mất quyền công dân.
4. Lịch thi vào lớp 10 THPT: Ngày 22, 23/06/2011
5. Số môn thi, thời gian làm bài thi
- Học sinh muốn vào học lớp 10 THPT ở địa bàn thi tuyển phải dự thi viết 3 môn:
Toán, Ngữ văn và một môn thứ 3; Giám đốc Sở GD&ĐT chọn và công bố môn thi thứ 3
6
vào ngày 20/5/2011 là một trong các môn học: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý,
Ngoại ngữ.
- Thời gian làm bài:
+ Môn Toán, Ngữ văn: 120 phút
+ Môn thi thứ ba: 60 phút
6. Điểm bài thi và điểm xét trúng tuyển
- Theo thang điểm 10: Môn Toán, Ngữ văn có hệ số 2, môn thứ 3 có hệ số 1.
- Điểm xét trúng tuyển = Tổng điểm ba bài thi (đã nhân hệ số) + điểm ưu tiên,
khuyến khích.
Căn cứ vào điểm xét tuyển và nguyện vọng theo học các ban (ban KHTN, ban Cơ
bản, ban KHXH&NV) mà học sinh đăng ký theo đơn xin tuyển sinh để xét học sinh trúng
tuyển. Không xét tuyển những học sinh có bài thi điểm 0 (kể cả các trường ngoài công lập).
7. Chương trình thi: Nội dung kiến thức trong chương trình toàn cấp THCS, chủ
yếu là lớp 9 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
8. Coi thi: Trường THPT công lập xây dựng phương án tổ chức các Hội đồng coi thi,
mỗi trường THPT có một hay một số Hội đồng coi thi tùy theo lượng học sinh đăng ký dự

thi và số phòng học có thể dùng làm phòng thi của nhà trường; tham mưu với Sở Giáo dục
và Đào tạo ra quyết định thành lập các Hội đồng coi thi. Trong thành phần Hội đồng coi thi,
giám thị là giáo viên THPT và giáo viên THCS trên địa bàn.
9. Chấm thi
Toàn tỉnh thành lập một Hội đồng chấm thi do Giám đốc Sở GD&ĐT tạo ra quyết
định thành lập.
Trong Ban chấm bài thi tự luận có tổ phách bài thi, do một Phó chủ tịch phụ trách
độc lập với tổ chấm, được cách li cho đến khi toàn bộ bài thi đã chấm xong.
10. Quy chế và nghiệp vụ coi thi, chấm thi
- Các Ban coi thi, chấm thi thực hiện theo Quy chế coi thi, chấm thi TN THPT hiện
hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nghiệp vụ coi thi, chấm thi thực hiện theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông hiện hành của Bộ GD&ĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng sẽ có công văn hướng
dẫn làm hồ sơ phòng thi, coi thi và chấm thi …
- Nghiệp vụ coi thi tại các buổi thi các môn theo hình thức trắc nghiệm (nếu có)
được tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
11. Đăng ký dự tuyển
Căn cứ vào điều kiện dự tuyển và địa bàn tuyển sinh được quy định, việc đăng ký dự
tuyển phải theo đúng quy định sau đây:
- Trong phiếu dự tuyển, mỗi học sinh được đăng ký 02 nguyện vọng vào 2 trường
THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh, đó là:
+ Nguyện vọng 01 dự tuyển vào 01 trường công lập (Trường học sinh nộp hồ sơ
đăng ký dự thi)
+ Nguyện vọng 2 vào 01 trường THPT công lập khác.
- Nguyện vọng học các Ban theo chương trình phân ban, học sinh chỉ được chọn tối
đa một (01) ban theo chương trình phân ban.
- Đối với những học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 01 hoặc nguyện vọng 02
vào các trường công lập, học sinh rút hồ sơ nộp tại các trường công lập tự chủ và ngoài
công lập trên địa bàn huyện (thành phố) để tiếp tục xét tuyển.
7

- Học sinh được đăng ký dự thi vào các trường THPT theo địa bàn huyện (thành
phố) là nơi học lớp 9 THCS hoặc nơi cư trú.
- Những học sinh muốn đăng ký dự tuyển ở địa bàn huyện, thành phố khác với nơi
cư trú hoặc học tập thì phải có quyết định chuyển công tác hoặc giấy chuyển hộ khẩu của
cha mẹ về địa bàn đăng ký thi tuyển.
- Các học sinh đang học lớp 9 giáo dục thường xuyên, học sinh đã tốt nghiệp Trung
học cơ sở, giáo dục thường xuyên bậc THCS phải đăng ký dự thi tại trường THPT mà mình
muốn dự tuyển và phải có hộ khẩu hoặc có học bạ năm cuối cấp trên cùng địa bàn.
Đối với học sinh đã tốt nghiệp THCS, giáo dục thường xuyên bậc THCS những năm
trước: đơn dự thi phải có xác nhận của UBND cấp huyện về việc người dự tuyển không
trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc bị hạn chế quyền công dân.
- Nộp đơn dự tuyển đúng thời gian quy định (Có hướng dẫn trên đơn).
- Việc xét tuyển nguyện vọng: Đối với nguyện vọng 2 lấy điểm chuẩn cao hơn điểm
chuẩn của nguyện vọng 1 tối thiểu là 01 điểm và tối đa là 02 điểm so v ới điể m chuẩn của
trường đăng ký dự tuyển nguyện vọng 2 (theo đơn xin tuyển sinh). Sở Giáo dục và Đào tạo
sẽ căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể của từng địa bàn để điều hòa cho phù hợp.
- Khi đã trúng tuyển, học sinh không được chuyển trường, trừ những trường
hợp đặc biệt có sự đồng ý của Giám đốc Sở GD & ĐT.
12. Quy trình xét tuyển
Sau khi xét tuyển sinh vào trường Chuyên Thăng Long – Đà Lạt và trường PT.DTNT
cấp THPT sẽ xét tuyển sinh vào các trường THPT đại trà.
- Nhà trường phải lập phương án phân ban và được Sở Giáo dục và Đào tạo phê
duyệt trước khi trường ra thông báo tuyển sinh.
- Các trường THPT công lập, căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh theo các ban, theo địa
bàn tuyển sinh quy định, thông báo rộng rãi những quy định về thi tuyển vào lớp 10 THPT
theo Quy chế tuyển sinh, Quy chế trường THPT phân ban của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
hướng dẫn này đến học sinh, gia đình học sinh và toàn xã hội.
- Mỗi trường THPT (công lập hoặc ngoài công lập) thành lập một Hội đồng xét tuyển
học sinh vào lớp 10 THPT.
+ Trước khi xét tuyển sinh, nhà trường căn cứ vào danh sách trúng tuyển vào trường

Chuyên, vào chương trình song ngữ tiếng Pháp để không xét những trường hợp này, sau đó
tiến hành xét tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo địa bàn (Sở sẽ gửi danh sách trúng tuyển vào
Chuyên, vào lớp Song ngữ về trường THPT trước khi xét tuyển sinh vào đại trà).
Nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng :
+ Thông báo, giải thích quy chế tuyển sinh và những quy định cụ thể đến học sinh
đăng ký dự tuyển.
+ Nhận đơn, hồ sơ xin dự tuyển, lệ phí xét tuyển.
Yêu cầu: Xem xét kỹ hồ sơ thí sinh và chỉ nhận đăng ký dự tuyển khi hồ sơ đầy đủ và hợp
lệ.
+ Tiến hành sơ tuyển: Việc sơ tuyển thực hiện theo nguyên tắc tính điểm xét tuyển từ
cao đến thấp và thực hiện đúng theo chỉ tiêu quy định được giao cho t ừng tr ường (kể cả các
trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên). Trong quá trình sơ tuyển
nếu có vướng mắc về chỉ tiêu, số lượng, điểm chuẩn … cần có thảo luận, lập biên bản cụ thể
và đề xuất cách giải quyết để xin ý kiến cấp trên.
+ Lập danh sách học sinh theo thứ tự điểm xét tuyển của từng nguyện vọng trình Sở
Giáo dục và Đào tạo duyệt.
8
+ Lập danh sách, tập hợp hồ sơ các học sinh (Có nguyện vọng 2) không đạt điểm
chuẩn theo nguyện vọng 1 gửi về trường THPT mà học sinh đăng ký nguyện vọng 2 để Hội
đồng tuyển sinh các trường này xét tuyển (Lập danh sách chính xác và gửi đi đúng thời gian
quy định để đảm bảo quyền lợi cho học sinh khi xét nguyện vọng 2).
+ Các đơn vị cần có thông báo kịp thời những học sinh không trúng tuyển vào trường
công lập theo nguyện vọng 2, để học sinh rút hồ sơ và nộp vào các trường công lập tự chủ
và ngoài công lập trên địa bàn để tham dự tuyển sinh theo thời gian quy định.
+ Trên cơ sở danh sách và phương án xét tuyển, điểm xét tuyển do Hội đồng tuyển
sinh đề nghị và được Sở Giáo dục và Đào tạo duyệt, Hội đồng tuyển sinh các trường THPT
thông báo công khai danh sách học sinh trúng tuyển theo đúng ngày quy định.
V. THI TUYỂN VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN THĂNG LONG ĐÀ LẠT
1. Điều kiện tuyển sinh vào lớp 10 chuyên:
Ngoài quy định về điều kiện dự tuyển tại Quy chế tuyển sinh THCS và THPT hiện

hành, học sinh đăng ký dự tuyển vào trường chuyên còn phải có đủ các điều kiện sau:
- Học sinh và gia đình có bản cam kết trúng tuyển vào trường Chuyên sẽ không được
xét tuyển sinh vào các trường công lập.
- Hạnh kiểm xếp loại tốt và học lực xếp loại từ lọai khá trở lên vào cuối năm học lớp
9 và xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên, .
- Các môn thi chuyên là Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ thì điểm trung bình cuối
năm lớp 9 các môn này phải đạt từ 7,0 trở lên; từ 8.0 trở lên đối với các môn chuyên khác
(Đối với môn Tin học, nếu học sinh chưa hoàn thành chương trình môn Tin học ở cấp
THCS thì lấy điểm trung bình môn Toán thay thế).
- Điểm tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn và môn Toán, mỗi môn phải đạt từ 5,0
điểm trở lên (thang điểm 10).
- Ngoài các quy định trên, học sinh phải đủ điểm trúng tuyển vào trường THPT theo
nguyện vọng 1.
Lưu ý:
- Khi học sinh có nguyện vọng thi vào trường Chuyên cần phải phôtô học bạ để kèm
theo hồ sơ dự thi trước khi nộp hồ sơ dự thi vào lớp 10 THPT đại trà.
- Những học sinh đã trúng tuyển vào trường Chuyên Thăng Long Đà Lạt không
xét vào lớp 10 THPT đại trà. (Sở GD & ĐT sẽ gửi danh sách trúng tuyển vào Chuyên về
trường THPT trước khi xét tuyển sinh vào đại trà)
2. Địa bàn tuyển sinh: Tuyển sinh trên phạm vi toàn tỉnh.
Học sinh đã đăng ký dự thi và trúng tuyển vào trường THPT Chuyên Thăng Long
không được xét tuyển vào trường THPT khác.
3. Ngày thi, môn thi, lịch thi
3.1. Ngày thi : Buổi sáng 25/6/2011
3.2. Địa điểm thi : tại trường Chuyên Thăng Long - Đà Lạt.
3.3. Môn thi và hình thức của đề thi
- Nếu môn thi thứ ba của kỳ thi tuyển sinh THPT là môn Tiếng Anh thì học sinh dự
thi vào trường Chuyên Thăng Long-Đà Lạt chỉ thi thêm một môn thứ tư là môn chuyên (hệ
số 2). Sử dụng điểm bài thi môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh của kỳ tuyển sinh vào lớp 10
THPT đại trà (hệ số 1). Môn Tiếng Anh phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.

- Nếu môn thi thứ ba của kỳ thi tuyển sinh THPT không phải là môn Tiếng Anh thì
học sinh dự thi vào trường Chuyên Thăng Long – Đà Lạt phải thi 2 môn là: môn chuyên và
môn Tiếng Anh. Môn Tiếng Anh phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.
9
- Đề thi môn chuyên dưới hình thức tự luận; môn Tiếng Anh dưới hình thức kết hợp
trắc nghiệm và tự luận.
Thời gian làm bài môn chuyên: môn Hóa học và môn Ngoại ngữ là 120 phút các môn
khác là 150 phút.
3.4. Lịch thi
NGÀY THI BUỔI MÔN THI
THỜI GIAN
LÀM BÀI
GIỜ MỞ
BÌ ĐỀ
GIỜ PHÁT
ĐỀ
GIỜ BẮT ĐẦU
LÀM BÀI
25/6/2011
Sáng Môn chuyên
Theo từng
môn
8giờ 00 8 giờ 20 8 giờ 25
Chiều
Phương án
có thi môn
Tiếng Anh
90 phút 14giờ 00 14giờ 20 14giờ 25
3.5. Một số điểm cần lưu ý
- Các lớp chuyên gồm có 9 bộ môn: Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Văn,

Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh.
- Học sinh dự thi phải dự thi và trúng tuyển vào một trường THPT đại trà mới đủ
điều kiện xét tuyển sinh vào THPT chuyên; học sinh phải nộp đơn dự thi tại hai trường:
trường THPT phân ban theo nguyện vọng 1 và đơn dự thi vào trường chuyên tại trường tổ
chức thi môn chuyên theo quy định trên.
- Trước 20 ngày tổ chức kỳ thi, với các môn có số lượng thí sinh đăng ký không đủ
để tổ chức lớp, Giám đốc Sở GD&ĐT sẽ quyết định không tổ chức thi tuyển môn đó và học
sinh có thể chuyển thi môn chuyên khác, theo nguyện vọng.
- Học sinh đăng ký dự thi vào chuyên Toán Vật lý, Hóa học, có thể đăng ký nguyện
vọng 2 vào chuyên Tin học. Học sinh đăng ký dự thi vào chuyên môn Ngữ Văn, Tiếng Anh
có thể đăng ký nguyện vọng 2 vào chuyên môn Lịch Sử, Địa Lý. Điểm nguyện vọng 2 tuyển
sinh môn chuyên phải cao hơn nguyện vọng 1 tuyển sinh chuyên ít nhất 1 điểm. (Xét
nguyện vọng 2 với điều kiện trong đơn đăng ký dự thi phải có ghi nguyện vọng ).
- Ngoài các lớp chuyên, trường THPT Chuyên Thăng Long không tuyển sinh vào lớp
10 phân ban.
3.6. Điểm khuyến khích (thực hiện đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên).
- Học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bộ môn lớp 9 cấp tỉnh được cộng
thêm điểm khi tuyển vào lớp 10 THPT chuyên nếu môn đạt giải là môn chuyên đăng ký dự
thi.
- Mức điểm được cộng thêm như sau :
+ Giải nhất : 2 điểm
+ Giải nhì : 1,5 điểm
+ Giải ba : 1 điểm
3.7. Điểm xét tuyển
Điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT chuyên =
Tổng điểm các bài thi (đã tính hệ số) + điểm khuyến khích (nếu có)
Tổng các hệ số bài thi
3.8. Nguyên tắc và điều kiện xét tuyển
+Xét tuyển từ điểm cao đến thấp.
+ Không có bài thi nào có điểm dưới 5,0; điểm thi môn chuyên phải đạt từ 6,0 trở

lên.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng sẽ ra quyết định thành lập hội đồng ra đề thi,
coi thi, chấm thi vào trường chuyên.
10
VI. TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT
1. Mục tiêu
1.1. Tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng dân tộc thiểu số, các dân tộc định cư lâu dài
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
1.2. Nâng cao dân trí cho các vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
nhằm góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh,
quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
2. Yêu cầu chung
Để từng bước nâng cao chất lượng trường PT.DTNT góp phần nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ cho các vùng dân tộc thiểu số, việc tuyển sinh vào các trường PT.DTNT được tổ
chức theo 2 phương thức sau:
- Vào lớp 6 các trường PT.DTNT: Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển hồ sơ và xét điểm
kiểm tra học kỳ II của lớp 5;
- Vào lớp 10 các trường PT.DTNT: Sau khi xét duyệt hồ sơ trên cơ sở đối tượng, điều
kiện và hồ sơ quy định dưới đây, còn phải thông qua kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
THPT phân ban. Kết hợp cả hai điều kiện về xét hồ sơ và kết quả thi tuyển để xét tuyển sinh
từ cao xuống thấp.
3. Đối tượng xét tuyển sinh
3.1. Thanh niên, thiếu niên là con em dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên, con em gia đình
các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
3.2. Thanh niên, thiếu niên là con em dân tộc thiểu số ở các vùng khác nếu được UBND
cấp tỉnh quy định là vùng có nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc. Tỉ lệ tuyển sinh
số học sinh này do UBND tỉnh quy định;
3.3. Tuyển sinh không quá 5% trong tổng số học sinh được tuyển là con em dân tộc
Kinh định cư lâu dài ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tạo sự giao lưu
văn hóa giữa học sinh các dân tộc, tạo sự hòa nhập trong cộng đồng và nâng cao hiệu quả

đào tạo.
4. Điều kiện dự tuyển, hồ sơ dự tuyển:
4.1. Điều kiện dự tuyển:
Những học sinh đăng ký dự xét tuyển phải có hồ sơ hợp lệ và có đủ các điều kiện sau
đây:
- Có đủ sức khoẻ để học tập, trong độ tuổi quy định và có hồ sơ hợp lệ.
- Học sinh dân tộc gốc Tây Nguyên có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá
trở lên (ở năm học cuối cấp). Đối với học sinh các dân tộc khác định cư lâu dài ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn phải có học lực và hạnh kiểm từ khá trở lên.
- Ưu tiên đào tạo liên thông từ lớp 6 đến lớp 12 (phần lớn học sinh tốt nghiệp THCS tại
các trường PTDTNT huyện được tuyển lên học tiếp tại trường PTDTNT tỉnh, trường THCS
& THPT DTNT liên huyện).
4.1.1. Vào lớp 6 trường PTDTNT huyện, trường THCS & THPT DTNT liên huyện:
- Hoàn thành chương trình bậc tiểu học.
- Từ 11 đến 15 tuổi (Học sinh dân tộc và tính từ năm sinh đến năm 2011).
4.1.2. Vào lớp 10 trường PTDTNT tỉnh, trường THCS & THPT PTDTNT liên huyện.
11
Sau khi có kết quả tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT phân ban, các trường lập
danh sách học sinh tham gia dự tuyển vào trường, đối chiếu với kết quả tuyển sinh và điều
kiện xét tuyển sinh như sau để xét duyệt và trình Sở GD & ĐT phê duyệt kết quả tuyển sinh.
- Đã tốt nghiệp THCS.
- Từ 15 đến 20 tuổi (Học sinh dân tộc và tính từ năm sinh đến năm 2011).
- Ưu tiên xét tuyển các học sinh dân tộc đã tốt nghiệp THCS tại các trường PTDTNT
huyện, THCS & THPT PTDTNT liên huyện.
4.2.Hồ sơ dự tuyển:
4.2.1 Hồ sơ học sinh:
- Học bạ hợp lệ.
- Học bạ có xác nhận đã hoàn thành chương trình tiểu học (đối với tuyểnh sinh lớp 6).
- Bằng tốt nghiệp THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời (đối với tuyển
sinh lớp 10).

- Giấy khai sinh hợp lệ.
- Lý lịch được UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) nơi bố mẹ
học sinh cư trú xác nhận.
- Giấy chứng nhận hoặc bản sao (có công chứng từ cấp phường trở lên) các loại giấy
chứng nhận ưu tiên (Gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng …
- Đơn xin xét tuyển của học sinh có xác nhận của UBND cấp xã xác nhận.
- Phiếu khám sức khoẻ do bệnh viện cấp huyện trở lên cấp (năm 2011).
- Giấy cam kết của phụ huynh học sinh.
4.2.2 Hồ sơ của đơn vị xét tuyển:
- Quyết định của UBND huyện thành lập Hội đồng xét tuyển.
- Biên bản xét tuyển.
- Danh sách trích ngang kết quả xét tuyển.
5. Quy trình xét tuyển
Xét theo điểm tuyển sinh từ cao xuống thấp (lớp 6 lấy điểm kiểm tra học kỳ II của lớp 5
và lớp 10 lấy điểm thi tuyển sinh) và lấy đủ chỉ tiêu được giao.
Lưu ý:
+ Xét theo đối tượng, khu vực đảm bảo học sinh dân tộc 95%, dân tộc kinh 5%. Đảm
bảo cơ cấu hợp lý giữa các dân tộc (ưu tiên dân tộc gốc Tây nguyên 80% và 15% dân tộc
khác).
+ Xét theo điều kiện văn hóa, lấy điểm tuyển sinh từ cao xuống thấp.
D. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC TRONG
VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN TUYỂN SINH NĂM HỌC 2011 - 2012
I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:
1. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo
1.1 Tham mưu cho UBND huyện thành lập Hội đồng xét tuyển các cấp, Phòng GD &
ĐT là cơ quan thường trực của Hội đồng xét tuyển.
- Có trách nhiệm phối hợp với các trường PTDTNT để thu nhận, phân loại hồ sơ, lập
biên bản kết quả xét duyệt …, chỉ đạo các trường tiểu học, THCS, THPT có bậc THCS trên
địa bàn trong quá trình xét tuyển.
1.2 Căn cứ vào số học sinh đăng ký dự thi TN THCS trên địa bàn, lập dự trù mua đơn

xin thi tuyển vào lớp 10 năm học 2011 – 2012 chuyển về các trường có cấp THCS.
12
1.3 Chỉ đạo các trường có cấp THCS thu nhận và hướng dẫn học sinh làm đơn xin thi
tuyển, lập danh sách học sinh đăng ký thi tuyển nộp về trường THPT theo nguyện vọng 1
(kèm đơn xin dự thi).
1.4 Phối hợp với các trường THPT trên địa bàn để thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp
10 THPT, đề nghị danh sách giáo viên coi thi, chấm thi trên địa bàn huyện , thành phố.
1.5 Báo cáo kết quả tuyển sinh lớp 6 về Sở GD & ĐT.
2. Các trường có cấp THCS, Trung tâm GDTX
2.1 Hướng dẫn cụ thể, giải thích cách ghi trong đơn xin dự thi vào lớp 10 năm học 2011
– 2012.
2.2 Thu nhận đơn xin dự thi, lập danh sách nộp về trường THPT theo nguyện vọng 1.
2.3 Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời kịp thời để học sinh nộp hồ sơ dự thi.
2.4 Chuẩn bị tốt các điều kiện khi trường được đặt Hội đồng coi thi.
3. Các trường THPT công lập
- Lập phương án tuyển sinh: Lập kế hoạch phân ban trình Sở GD&ĐT phê duyệt, đề
xuất địa điểm đặt các Hội đồng coi thi, chuẩn bị cơ sở vật chất.
- Thực hiện theo các quy trình xét tuyển.
- Xây dựng cơ cấu các ban, số lượng lớp của từng ban trình Giám đốc Sở phê duyệt.
- Phổ biến rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng về công tác tuyển sinh
(phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh vào các ban trong nhà trường …) đến phụ huynh học
sinh, học sinh và nhân dân địa phương.
- Chuyển đơn, hồ sơ tuyển sinh của những học sinh không trúng tuyển về trường THPT
theo nguyện vọng 2.
- Trường THPT Chuyên Thăng Long Đà Lạt chuẩn bị cơ sở vật chất cho ngày thi vào
trường và nhận hồ sơ dự thi, giấy cam kết của Phụ huynh học sinh.
- Trường THCS&THPT Bùi Thị Xuân Đà Lạt chuẩn bị cở sở vật chất cho kỳ thi tốt
nghiệp THCS tiếng Pháp và nhận giấy cam kết của phụ huynh học sinh cho con em học đến
hết cấp học sau khi được tuyển sinh vào học chương trình này.
4. Trường THPT ngoài công lập

- Căn cứ điểm tuyển sinh để xét tuyển sinh theo chỉ tiêu, chỉ công bố kết quả tuyển sinh
khi đã được Sở duyệt.
5. Các trường THPT trên cùng địa bàn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và cùng với
Phòng Giáo dục và Đào tạo làm tốt công tác tuyển sinh.
6. Các trường PT DTNT huyện, THCS & THPT, PTDTNT liên huyện, PT.DTNT
tỉnh:
- Hướng dẫn học sinh đã tốt nghiệp THCS làm đầy đủ hồ sơ dự tuyển, lập danh sách
trích ngang và chuyển toàn bộ hồ sơ cho Phòng GD & ĐT.
- Sau khi Hội đồng xét tuyển của huyện duyệt và thông báo kết quả tuyển sinh vào lớp
6, nhà trường tiếp nhận, tổ chức triệu tập và giảng dạy cho học sinh.
- Liên hệ với các trường PTDTNT huyện, với các hội đồng xét tuyển cấp huyện để phối
hợp xét tuyển.
- Phổ biến rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng về công tác tuyển sinh
(phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh vào các ban trong nhà trường …) đến phụ huynh học
sinh, học sinh và nhân dân địa phương. Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ xét tuyển và kết quả thi
tuyển để sơ duyệt vào lớp 10, trực tiếp trình Sở GD & ĐT phê duyệt.
13
7. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ra Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh của các trường THPT, Ban ra đề thi, coi
thi, chấm thi và chấm phúc khảo.
- Tổ chức, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh tại các đơn vị.
- Phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường THPT.
II. LỊCH THỰC HIỆN
1. Lịch làm việc
2. Hạn cuối cùng là ngày 16/5: các trường THPT có phương án phân ban và trình Sở
phê duyệt.
3. Từ ngày 20/5 đến 23/5/2011 các trường có cấp THCS nhận đơn dự thi của học
sinh tại các Phòng GD&ĐT, phân loại theo nguyện vọng, thu nhận lệ phí thi và lệ phí xét
tuyển sinh.
4. Từ 24/5 đến 26/5/2011: Các trường có cấp THCS phân loại hồ sơ dự tuyển của

học sinh g ử i về trường THPT (sau ngày 26/5/2011 trường THPT không nhận bất kỳ một hồ
sơ dự thi nào).
5. Ngày 28/5/2011 các trường THPT báo cáo số liệu số lượng thí sinh dự thi tại các
địa điểm đặt hội đồng về Sở Giáo dục và Đào tạo (phòng Khảo thí & KĐCLGD). Số liệu
cần chính xác để in đề thi đến từng thí sinh.
6. Từ 28/5 đến 05/6/2011 :Trường THPT Bùi Thị Xuân, THCS Nguyễn Du Đà Lạt
nhận đơn, bản cam kết của PHHS và hoàn thành tuyển sinh vào lớp 6 THCS, lớp 10 THPT
Chương trình song ngữ tiếng Pháp (báo cáo danh sách tuyển sinh về Sở duyệt).
7. Từ ngày 03/6 đến 08/6/2011: Các trường THPT công lập, lập danh sách phòng thi,
bảng GTGĐ, hồ sơ phòng thi.
8. Tổ chức thi tuyển sinh: Ngày 22 và 23/6/2011 (Thi vào trường chuyên ngày
25/6/2011).
9. Từ chiều ngày 24/6 đến 30/6: Tiến hành chấm thi.
10. Từ 01/7 đến 04/7/2011 xét tuyển sinh vào trường THPT Chuyên Thăng Long Đà
Lạt. và trường PT. DTNT tỉnh và DTNT liên huyện.
11. Từ 05/7 đến 10/7/2011: trường THPT công lập tổ chức xét tuyển sinh theo nguyện
vọng 1 và 2.
12. Từ ngày 11/7 đến 22/7/2011 Các trường ngoài công lập nhận đơn xin dự tuyển
và tiến hành xét tuyển sinh; từ 23/7 đến 30/7/2011 trình Sở duyệt và trường công bố danh
sách tuyển sinh .
13. Lịch duyệt kết quả tuyển sinh các trường THPT công lập, PT DTNT cấp
THPT trên cùng địa bàn huyện, TP:
- Ngày 11/7/2011: Đà Lạt (sáng); Đơn Dương, Đạ Huoai (chiều)
- Ngày 12/7/2011: Lâm Hà, Bảo Lâm (sáng), Di Linh (chiều).
- Ngày 13/7/2011: Bảo Lộc (sáng), Đức Trọng (chiều)
- Ngày 14/7/2011: Cát Tiên, Đạ Tẻh (sáng), Đam Rông, Lạc Dương (chiều)
14. Từ 11/7 đến 14/7/2010: Các trường THPT công lập thông báo kết quả tuyển sinh
và nhận đơn xin phúc khảo bài thi, chuyển hồ sơ phúc khảo về Sở, hạn cuối cùng là ngày
18/7/2011. Phúc khảo bài thi chỉ dành cho thí sinh không được trúng tuyển nguyện vọng 1
và 2 vào trường THPT và trường THPT Chuyên Thăng Long Đà Lạt.

15. Từ ngày 20/7 đến 23/7: Tổ chức chấm phúc khảo bài thi.
16. Lịch duyệt kết quả tuyển sinh các trường ngoài công lập trên cùng địa bàn
huyện, thành phố:
- Ngày 23/7/2011: Đơn Dương, Di Linh (sáng), Lâm Hà (Chiều)
14
- Ngày 24/7/2011: Bảo Lộc, Đức Trọng (sáng), Đà Lạt (chiều)
- Ngày 29/7/2011 đến ngày 31/07/2011: Các trường dân lập: Lê Lợi – Bảo Lộc;
Yersin, Phù Đổng – Đà Lạt.
17. Lịch duyệt tuyển sinh các trường PT DTNT cấp THCS
- Từ ngày 25/5 – 30/5/2011 các huyện, thành phố duyệt kết quả tuyển sinh
- Từ ngày 01/6 – 10/6/2011 Sở GD&ĐT phố duyệt kết quả tuyển sinh.
- Ngày 12/6/2011 Công bố kết quả tuyển sinh.
III. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH.
Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có thông báo cùng với môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp
10 sau khi đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc công
văn này.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- Như trên: (để thực hiện);
- UBND Tỉnh, Ban Dân tộc Tỉnh (thay báo cáo); ( Đã ký)
- Lãnh đạo Sở;
- Các Phòng CM, Thanh tra;
- Lưu: VT, KTKĐCLGD.
Nguyễn Thị Anh Phương

SỐ ĐẾN : 375 – NGÀY 20/4/2011
- Lãnh đạo Phòng ; để chỉ đạo cho cấp học phụ trách .
- Tổng hợp (Ông Bảo) ra văn bản chỉ đạo chung cho toàn ngành .
- Chuyên viên các cấp học
- Vp mail các trường học

TRƯỞNG PHÒNG
( đã ký )
Từ Ngọc Thanh
15

×