Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.08 KB, 22 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
Vũ Hoàng Nam [1]
Đồn Quang Hưng[2]
Tóm tắt: Sự phát triển của các DN do nhiều yếu tố tác động và một trong
những yếu tố đó là hoạt động đổi mới. Tuy nhiên, đổi mới có vai trị như thế
nào đối với các DNVVN ở Việt Nam vẫn còn là một câu hỏi cần được trả lời.
Sử dụng số liệu khảo sát về các DNVVN ở Việt Nam từ năm 2004 đến năm
2010 bài viết cho thấy vốn nhân lực của người chủ/quản lý DNVVN, chất
lượng của lực lượng lao động, và cơ sở hạ tầng là các nhân tố ảnh hưởng tới
hoạt động đổi mới và kết quả hoạt động của DN. Bài viết cũng chỉ ra rằng các
hoạt động đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất, và đổi mới hoạt
động marketing có vai trị quyết định đối với kết quả sản xuất của các DNVVN
Việt Nam.


Abstract: The development of enterprises is determined by many factors, of
which innovations are important. It is, however, not clear how innovations
affect performance of small-and-medium enterprises (SMEs) in Vietnam.
Based on data collected from surveys of SMEs from 2004 to 2010 the paper
shows that human capital of owners/managers of the SMEs, quality of labor,
and public infrastructure affects innovations and performance of the SMEs.
The paper also presents that innovations in product, process, and marketing
are decisive factors of performance of SMEs in Vietnam.
Keywords: Đổi mới, DN vừa và nhỏ
1. Lời mở đầu
Đổi mới được biết đến như một yếu tố quan trọng tác động đến kết quả sản
xuất kinh doanh của DN. Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau chứng minh mối


quan hệ này (Gunday, Ulusoy, Kilic, & Alpkan, 2011). Theo Freel and Robson
(2004) đổi mới sản phẩm và quy mô DN đo bằng số lao động có mối quan hệ
tỷ lệ thuận trong các DN sản xuất và dịch vụ tại Scotland và Northern
England. Riêng trong các DN dịch vụ, đổi mới quy trình có tác động tích cực
đến doanh thu và năng suất. Hall, et al. (2009) cũng đã xác nhận rằng tại các
DN sản xuất của Ý từ năm 1995 – 2003, đổi mới quy trình có tác động tích
cực đến năng suất DN.
Các nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh rằng đổi mới là nhân tố quan
trọng tác động tới sự phát triển của các DNVVN ở nhiều nước. Hall et al.
(2009) sử dụng số liệu DNVVN của Italy từ năm 1995 đến 2003 để phân tích
và kết luận rằng đổi mới quy trình có tác động tích cực đến năng suất của
DN. Các nghiên cứu ở nhiều nước khác cũng cho thấy hoạt động đổi mới của
DNVVN có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh và xác
suất sống sót của DN (Audretsch, 1995; Cefis & Marsili, 2006; Huergo &
Jaumandreu, 2004b).
Vai trò của đổi mới đối với kết quả hoạt động của các DNVVN ở các nước
đang phát triển cũng đã được phân tích trong nhiều nghiên cứu. Radas &
Božić (2009) đã phân tích các yếu tố tác động tới hoạt động đổi mới của các
DNVVN trong nền kinh tế Croatia. Nghiên cứu này cho thấy quy mô của thị
trường là yếu tố quan trọng tác động tới các hoạt động đổi mới sản phẩm và
đổi mới quy trình. Tại Trung Quốc, Guan, Yam, Tang, & Lau (2009) kết luận
rằng các hoạt động đổi mới chủ yếu là nhằm nâng cao chất lượng và nhờ vậy


kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất ở Trung Quốc ngày
càng tốt hơn. Tuy vậy, những nghiên cứu về các yếu tố tác động tới sự đổi
mới và vai trò của đổi mới đối với kết quả hoạt động của DNVVN ở các nền
kinh tế chuyển đổi như Việt Nam là không nhiều. Những nghiên cứu này rất
cần thiết do các DNVVN thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số các DN
cũng như tạo ra được nhiều công ăn việc làm và đang dần trở thành một

trong những động lực quan trọng tạo nên tăng trưởng. Thêm vào đó, nhiều
người thường đặt câu hỏi liệu các DNVVN có thể tiến hành các đổi mới hay
khơng và chưa rõ những đổi mới đó có tác động như thế nào tới kết quả kinh
doanh của các DN.
Đã có một vài nghiên cứu về mối quan hệ giữa đổi mới và kết quả sản xuất
của các DN ở Việt Nam. Anwar and Nguyen (2011) lập luận rằng mối liên kết
ngang và dọc giữa FDI và DN trong nước ở Việt Nam có tác động tích cực đối
với đổi mới ví dụ như các quyết định xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu của DN
trong nước. Nguyen et al. (2008) cho rằng đổi mới được xác định là một yếu
tố quan trọng góp phần tăng xuất khẩu cho các DNVVN Việt Nam. Nam et al.
(2009) phân tích các DN trong một cụm công nghiệp sắt thép ở miền Bắc Việt
Nam và cho thấy rằng các DNVVN ở Việt Nam đã thực sự tiến hành các hoạt
động đổi mới. Tuy vậy những phân tích này cịn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra những minh chứng về tầm
quan trọng của đổi mới đối với kết quả hoạt động sản xuất của các DNVVN ở
Việt Nam, từ đó góp phần bổ sung vào những nghiên cứu thực nghiệm còn
gây nhiều tranh cãi hiện nay. Phần còn lại của bài nghiên cứu này được tổ
chức như sau. Phần 2 sẽ trình bày một số thơng tin khái quát về DNVVN ở
Việt Nam trong những năm gần đây. Phần 3 mơ tả những đặc tính của
chủ/người quản lý DN, sản phẩm và chiến lược marketing của DNVVN, cùng
với những giả thuyết để kiểm định trong phần tiếp theo. Các kết quả hồi
quy sẽ được trình bày trong phần 4 và phần cuối cùng sẽ đưa ra kết luận về
kết quả nghiên cứu.
2. Khái quát DNVVN của Việt Nam trong những năm gần đây
DNVVNgiữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt
Nam. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra định nghĩa doanh nghiệp vừa và
nhỏ là “cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp
luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung
bình hàng năm khơng q 300 người”. Bảng 1 cho thấy số lượng các DNVVN



luôn chiếm trên 97% tổng số các DN trong cả nước từ năm 2005 đến nay. Số
lượng việc làm do các DNVVN tạo ra đã tăng 16% và đến năm 2010 chiếm
khoảng 50% tổng số lao động của cả nước. Các DNVVN của Việt Nam có quy
mơ đo bằng số lượng lao động ngày càng giảm. Quy mơ trung bình năm 2010
là 17,5 lao động. So với tổng số các DN, tỉ lệ doanh thu của các DNVVN không
tăng nhiều nhưng tỉ lệ vốn tăng đáng kể khoảng gần gấp đôi từ năm 2000
đến nay.
Bảng 1. Tỉ lệ DN nhỏ và vừa tại Việt Nam
2005

2006

2007

2008

2009

20
10

Tổng số DN

28
6.0
112.251 129.157 155.595 205.535 248.530 88

Tổng số DNVVN


28
1.3
108.692 125.658 151.650 201.458 244.272 26

Tỉ lệ DNVVN/Tổng số DN
Tỉ lệ lao động của DNVVN
Tỉ lệ vốn của DNVVN
Tỉ lệ doanh thu của DNVVN

97%
41%
32%
48%

Lao động trung bình trong
DNVVN
23,1

97%
44%
50%
54%
21,5

97%
43%
36%
53%
21,0


98%
47%
38%
57%
19,1

98%

98
%

50%

50
%

42%

47
%

59%

54
%

18,0

17,
5


Nguồn: Các tác giả tính tốn từ số liệu của GSO.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, các DNVVN của Việt
Nam đã gặp phải nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Theo đánh giá
sơ bộ của CIEM sau khi thực hiện xong cuộc khảo sát DNVVN năm 2011, các
DNVVN của Việt Nam đã giảm mức đầu tư mới từ mức 61% năm 2009 xuống


56% năm 2011. Trong số hơn 2500 DNVVN được điều tra năm 2009, khoảng
20% số lượng DN đã đóng cửa năm 2011 bởi nhiều lý do khác nhau trong đó
có ngun nhân khó tiếp cận nguồn vốn vay chính thức, tồn kho hàng hóa quá
nhiều... Riêng 9 tháng năm 2012 đã có 42.000 DNVVN trong cả nước phải
ngừng hoạt động và giải thể và khoảng 60% DN giảm số lao động nói chung
và lao động thường xuyên có hợp đồng chính thức.
3. Đặc điểm của các DNVVN của Việt Nam
Nguồn số liệu
Bài nghiên cứu của chúng tôi sử dụng số liệu điều tra DNVVN của Việt Nam
trong các năm 2005, 2007, 2009, và 2011được thực hiện bởi Viện Kinh tế và
Quản lý Trung ương, Viện Lao động Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, và Đại học Copenhegen, Đan Mạnh. Bốn cuộc điều tra này là điều tra
chọn mẫu với số mẫu trung bình là trên 2500 DNVVN. Bộ số liệu này bao gồm
hầu hết các chỉ số của DN đặc biệt là các chỉ số liên quan đến đổi mới, chi phí,
doanh thu.
Đặc điểm của người chủ/quản lý DN
Theo Bảng 2 dưới đây, hầu hết những người chủ/quản lý DNVVN của
Việt Nam có độ tuổi tương đối cao (40-50) và phần lớn đều là nam giới.
Trong mẫu khảo sát từ năm 2004 đến năm 2010, những người chủ/quản lý
là dân tộc Kinh chiếm đại đa số (hơn 90%). Về trình độ học vấn, đa số các
chủ/quản lý DNVVN của Việt Nam có trình độ tương đối cao vì khoảng 60%
đã học xong trung học phổ thơng (cấp 3). Tỷ lệ chủ/quản lý DNVVN của Việt

Nam đã học xong cấp 3 có sự gia tăng dù khơng lớn khi so sánh năm 2004 và
2010. Tuy nhiên, trình độ nghề của chủ/quản lý DNVVN của Việt Nam có sự
thay đổi đáng kể khi tỷ lệ những người đã được đào tạo nghề tại các trường
đại học/cao đẳng tăng từ 2,1% năm 2004 lên tới 24,2% năm 2010. Trình độ
học vấn của các chủ/quản lý DN nói chung có vai trò quan trọng đối với hoạt
động đổi mới và kết quả của các DN trong một số nghiên cứu trước đây. Dựa
trên những quan sát này, chúng tôi đưa ra giả thuyết thứ nhất như sau:
H1: Những chủ/quản lý DNVVN có trình độ học vấn và kiến thức nghề cao
hơn tiến hành đổi mới nhiều hơn và có kết quả hoạt động sản xuất tốt hơn.
Bảng 2: Đặc điểm cơ bản và trình độ học vấn của người
chủ/quản lý DN


2004

2006

2008

2010

Tuổi bình quân

44.7

51.3

45.7

45.7


% là nam giới

69.4

66.8

65.6

62.7

% là dân tộc Kinh

93.4

93.5

93.3

92.9

Học vấn: % đã học xong tiểu học

7.5

8.2

9.0

8.4


Học vấn: % đã học xong trung học cơ sở

31.8

31.3

28.0

27.9

Học vấn: % đã học xong trung học phổ thơng

57.9

56.0

59.2

62.2

Đào tạo nghề: % có chứng chỉ nghề

18.7

18.3

15.4

17.6


Đào tạo nghề: % được đào tạo ở trường đại học 2.1

1.3

20.8

24.2

Số DN

2615

2642

2528

2802

Nguồn: khảo sát DNVVN các
năm
Trình độ học vấn là một thước đo quan trọng chất lượng nguồn nhân
lực. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, kinh nghiệm của
chủ/quản lý DNVVN cũng có vai trị khơng kém phần quan trọng ảnh hưởng
tới chất lượng nguồn nhân lực. Kinh nghiệm của chủ/quản lý DNVVN có thể
được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng thơng thường là qua kinh
nghiệm sản xuất trực tiếp hoặc qua kinh nghiệm quản lý các cơ sở sản xuất
và kinh doanh trước đây. Bảng 3 dưới đây mô tả tỷ lệ những chủ/quản lý
DNVVN có kinh nghiệm về sản xuất hoặc quản lý sản xuất kinh doanh trước
khi thành lập DN hiện tại. Một tỷ lệ khá lớn các chủ/quản lý DNVVN đã từng

có kinh nghiệm làm việc vì trước đây đã từng làm công nhân trong các DN
(nhà nước hoặc ngoài nhà nước) trước khi mở DN hiện tại. Tỷ lệ những
người có kinh nghiệm quản lý trước khi thành lập DN có ít hơn so với kinh
nghiệm sản xuất.
Bảng 3: Kinh nghiệm và đặc điểm gia đình của chủ/quản lý DNVVN của
Việt Nam
2004 2006 2008 2010
% trước khi thành lập DN đã từng là:


Cán bộ nhà nước

6.3

4.6

4.6

3.1

Làm việc trong quân đội

7.0

8.5

6.8

8.0


Là đảng viên

9.3

7.6

7.2

9.5

Công nhân trong DNNN

25.9

30.2

26.4 20.2

Cơng nhân trong DN ngồi nhà nước

25.2

19.7

22.9 26.2

Chủ cơ sở sản xuất

8.9


9.1

8.5

Chủ cơ sở kinh doanh

19.5

14.2

16.2 18.5

Số lượng người trong gia đình

4.9

4.8

4.7

Số DN

2802 2615 2642 2528

% trước đây làm:

8.7

4.5


Nguồn: khảo sát DNVVN các năm
Đặc điểm của các DNVVN
Bảng 4 trình bày một số đặc điểm của DNVVN bao gồm tuổi của DN, điều kiện
cơ sở hạ tầng mà DN được hưởng và chất lượng lao động của DN. Phần lớn
các DNVVN đều có số năm thành lập chưa nhiều. Cơ sở hạ tầng nơi DN có trụ
sở là tương đối tốt do phần lớn DN đều có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống
giao thông bao gồm đường quốc lộ và đường sắt. Cơ sở hạ tầng tốt khơng chỉ
giúp cho các DN có thể tiến hành đổi mới một cách dễ dàng mà còn giúp cho
DN thu được kết quả hoạt động sản xuất tốt hơn do ví dụ như DN có thể dễ
dàng mua nguyên vật liệu và bán sản phẩm. Liên quan tới việc tiếp cận với cơ
sở hạ tầng, chúng tôi đưa ra giả thuyết như sau:
H2: Những DNVVN tiếp cận dễ dàng hơn với cơ sở hạ tầng tốt tiến hành đổi
mới nhiều hơn và có kết quả sản xuất tốt hơn.
Bảng 4 cũng cho thấy một số lượng không nhiều các DNVVN trong mẫu khảo
sát qua các năm là thành viên của các hiệp hội (chính thức hoặc phi chính
thức). Thơng tin quan trọng tiếp theo về DN được trình bày trong Bảng 4 là
chất lượng lao động của DN. Ở các DNVVN, lực lượng lao động thường là lao
động giản đơn, khơng có tay nghề cao và chưa được đào tạo ngoại trừ một số
rất ít đã qua đào tạo. Thực tế này được phản ánh rất rõ trong số liệu về tỷ lệ


lao động có tay nghề hoặc đã qua đào tạo so với tổng số lao động thường
xuyên của DN. Ngoại trừ tỷ lệ nghệ nhân so với tổng số lao động thường
xuyên ở mức trên 20% thì tỷ lệ cán bộ hành chính có trình độ học vấn cao
(cao đẳng hoặc đại học) và tỷ lệ trưởng ca (những người có nhiều kinh
nghiệm) đều ở mức rất thấp. Chúng tơi chủ động lựa chọn ba chỉ tiêu này để
phản ánh trình độ lao động trong DN với lý do là trình độ học vấn và kinh
nghiệm là hai yếu tố có tính chất bổ sung lẫn nhau và quyết định chất lượng
của đội ngũ lao động trong DN. Sự thiếu hụt cả về trình độ học vấn và kinh
nghiệm của lực lượng lao động trong các DNVVN của Việt Nam có thể phản

ánh hai vấn đề. Thứ nhất, việc đào tạo lao động chưa được thực sự chú trọng
trong các DNVVN. Thứ hai, những DNVVN của Việt Nam sở hữu được những
lao động hoặc có trình độ học vấn cao hoặc có nhiều kinh nghiệm đang thực
sự sở hữu những tài sản quý cho DN bởi vì những người lao động và quản lý
trong các DN thực sự là những người khởi xướng và tạo ra đổi mới. Vấn đề
thiếu hụt lực lượng lao động được đào tạo và có tay nghề cao thực sự khơng
chỉ là khó khăn của riêng các DNVVN ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy,
chúng tôi đưa ra giả thuyết thứ 3 như sau:
H3: Những DNVVN có lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao tiến
hành đổi mới nhiều hơn các DN khác.
Bảng 4: Một số đặc điểm và chất lượng lao động của các DNVVN
2004 2006 2008 2010
Số năm thành lập

11.5

13.4

14.5

15.6

% DN có tiếp cận dễ dàng với đường quốc lộ

77.1

76.2

78.1


77.7

% DN có tiếp cận dễ dàng với đường sắt

77.1

37.7

57.9

51.2

% DN là thành viên của ít nhất một hiệp hội nào đó

9.6

10.2

10.2

7.6

Tỷ lệ cán bộ hành chính có trình độ đại học/cao đẳng so 3.8
với tổng số lao động thường xuyên (%)

3.2

3.7

3.6


Tỷ lệ trưởng ca so với tổng số lao động thường xuyên 1.8
(%)

1.2

1.1

1.4

Tỷ lệ nghệ nhân so với tổng số lao động thường xuyên 48.5
(%)

29.2

19.8

22.4


Số DN

2802 2615 2642 2528

Nguồn: khảo sát DNVVN các năm
Bảng 5 cung cấp thông tin về các ngành nghề của các DNVVN trong
năm 2010.[3]Các DNVVN trong mẫu khảo sát các năm có tính chất đại diện
tương đối cao do mẫu bao gồm các DN trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác
nhau bao gồm cả lĩnh vực chế biến thực phẩm, cơ khí, chế tạo... trong đó một
số lượng đáng kể các DNVVN của Việt Nam tập trung trong một vài lĩnh vực

bao gồm chế biến thực phẩm, sản xuất các sản phẩm kim loại, sản phẩm gỗ
và đồ gỗ, dệt may, đồ nội thất.
Bảng 5: Tỷ lệ (%) DN trong các ngành nghề năm 2010
2010
Thực phẩm

29.7

Dệt may

9.5

Da Giầy

2.0

Đồ gỗ

10.0

Giấy

2.8

Hóa chất và thuốc

1.8

Cao su


4.8

Khoáng phi kim loại

4.7

Kim loại

17.5

Điện và điện tử

1.9

Máy móc

1.1

Phương tiện vận tải

1.0

Đồ nội thất

7.1

Sản phẩm khác

6.1


Tổng số DN

2528


Nguồn: khảo sát DNVVN các năm
Những thông tin về hai biến số quan trọng nhất mà chúng tơi quan
tâm đó là đổi mới và kết quả sản xuất của các DNVVN được trình bày trong
Bảng 6. Đổi mới trong nghiên cứu này được hiểu là những cải tiến hoặc đổi
mới hoàn toàn trong nhiều hoạt động của DN. Số liệu khảo sát cho phép
chúng tôi xác định những DN đã tiến hành những hoạt động đổi mới sau đây:
cải tiến sản phẩm cũ, tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới, cải tiến về quy trình
sản xuất hoặc áp dụng cơng nghệ mới trong sản xuất, và các đổi mới về
marketing bao gồm việc mua nguyên vật liệu đầu vào và bán sản phẩm đầu
ra. Đây là những hoạt động đổi mới tiêu biểu của các DN và đại diện cho
những đổi mới về sản phẩm, quy trình sản xuất và marketing và trong nghiên
cứu này chúng tôi sử dụng để đánh giá về mức độ đổi mới của DNVVN.
Chúng tôi gộp thông tin về những đổi mới sản phẩm (bao gồm cải tiến sản
phẩm cũ và tạo ra sản phẩm hồn tồn mới) thành một nhóm thơng tin gọi
chung là hoạt động đổi mới sản phẩm. Các kiểm định cần thiết đã được tiến
hành để đảm bảo việc cộng gộp này là được phép và không làm ảnh hưởng
tới kết quả phân tích hồi quy sau này trong bài nghiên cứu này. Các đổi mới
về marketing có thể được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Ví dụ
DN có thể đa dạng hóa nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc DN có thể thắt
chặt hơn quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp đầu vào nhằm có đầu vào ổn
định và có chất lượng cao. Tương tự những đổi mới trong tiêu thụ sản phẩm
có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi
số liệu khảo sát và bài viết này, đổi mới việc mua nguyên vật liệu đầu vào
được hiểu là khi DNVVN nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. Tương tự, đổi
mới việc bán sản phẩm đầu ra được hiểu là khi DNVVN xuất khẩu sản phẩm

ra nước ngoài. Hai tiêu chí này được lựa chọn để phản ánh những đổi mới về
kênh marketing của DN vì thơng thường những ngun vật liệu nhập khẩu từ
nước ngoài là những nguyên vật liệu trong nước khơng sản xuất được hoặc
có chất lượng cao hơn trong nước. Tương tự, những sản phẩm xuất khẩu
thường là những sản phẩm có chất lượng cao hơn những sản phẩm tiêu thụ
trong nước. So với những đổi mới khác về kênh marketing chúng tôi cho rằng
đổi mới về nhập khẩu nguyên vật liệu và đổi mới về xuất khẩu sản phẩm ra
nước ngoài phản ánh rõ nét nhất việc DN đã tiến hành đổi mới về marketing.
Bảng 6: Đổi mới và kết quả sản xuất của DNVVN


2004 2006 2008 2010
% DN tiến hành đổi mới sản phẩm

63.8

45.2

41.6

40.4

% DN tiến hành đổi mới quy trình sản xuất

29.5

15.5

13.9


13.3

% DN nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài

4.1

3.1

3.5

3.3

% DN xuất khẩu sản phẩm

4.6

4.4

4.3

3.9

Lợi nhuận gộp thực tế bình quân (triệu VND)

211

235

249


255

Số DN

2802 2615 2642 2528

Nguồn: khảo sát DNVVN các năm
Số liệu thu thập được từ các cuộc khảo sát chỉ là DNVVN có tiến hành những
đổi mới nói trên hay không chứ không cho biết DNVVN đã tiến hành những
đổi mới nói trên cụ thể như thế nào, những đổi mới đó có thành cơng và hiệu
quả hay khơng, hoặc cụ thể DN đã làm những gì để có thể tiến hành những
đổi mới nói trên. Do vậy, những chỉ tiêu phản ánh trong Bảng 6 là khơng
hồn hảo nếu muốn sử dụng để phân tích sâu về những hoạt động đổi mới
của DNVVN. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định chúng ta có thể đánh giá
chung về những hoạt động đổi mới của DNVVN của Việt Nam.
Kết quả trong Bảng 6 cho thấy so với các đổi mới về marketing các DNVVN
của Việt Nam tiến hành nhiều hoạt động đổi mới về sản phẩm và quy trình
hay công nghệ sản xuất hơn trong giai đoạn 2004-2010. Sự chênh lệch này là
rất đáng kể và có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cũng không phải là một
kết quả bất ngờ do khả năng đổi mới về marketing của các DN Việt Nam nói
chung và các DNVVN nói riêng là khơng cao do các DN có rất nhiều hạn chế
về nguồn lực, về kiến thức, về kinh nghiệm. Các nỗ lực đổi mới về các kênh
marketing của các DNVVN có giảm đi đơi chút trong những năm gần đây. Lý
do có thể là do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu làm
cho DNVVN gặp phải nhiều khó khăn hơn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt
là do sự sụt giảm nhu cầu của thị trường nước ngồi. Tuy nhiên, mức giảm
sút là khơng đáng kể. Lý do cũng có thể là do các DNVVN đã cố gắng nhiều để
có thể tăng cường hoạt động marketing nhằm nhanh chóng thốt khỏi
những khó khăn do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và Việt Nam gây ra.



Ngược lại, những nỗ lực cải tiến sản phẩm của các DNVVN có xu hướng giảm
sút và đặc biệt sự giảm sút là rất mạnh và có ý nghĩa về mặt thống kê đối với
những những nỗ lực đổi mới về quy trình sản xuất (đổi mới cơng nghệ). Điều
này cũng có thể lý giải bởi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
tồn cầu. Cuộc khủng hoảng có thể đã tác động tiêu cực tới kết quả sản xuất
kinh doanh của các DNVVN do vậy đã hạn chế các DN này tiến hành các đổi
mới về công nghệ vì thường những đổi mới về cơng nghệ là rất tốn kém, địi
hỏi nguồn lực tài chính lớn.
Bảng 6 cũng phản ánh kết quả sản xuất của các DNVVN thông qua chỉ tiêu lợi
nhuận gộp. Lợi nhuận gộp được đo bằng doanh thu trừ đi chi phí nguyên,
nhiên vật liệu đầu vào và trừ đi tiền lương trả cho người lao động. Để có thể
so sánh mức lợi nhuận mà các DNVVN thu được theo thời gian, chúng tơi đã
tính toán lợi nhuận gộp theo giá thực tế bằng cách lấy lợi nhuận gộp theo giá
danh nghĩa chia cho chỉ số giảm phát GDP. Kết quả trong Bảng 5 cho thấy
mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng lợi
nhuận tính theo giá thực tế của các DNVVN khơng những khơng giảm sút mà
có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên sự gia tăng khơng có ý nghĩa về mặt thống
kê ngay cả ở mức ý nghĩa 10%. Do đó, có thể nói lợi nhuận gộp thực tế của
các DNVVN không thay đổi đáng kể. Từ những phân tích trên chúng tơi đưa
ra giả thuyết thứ 4 như sau:
H4: Những nỗ lực đổi mới toàn diện về sản phẩm, về quy trình sản xuất và về
marketing ảnh hưởng tích cực tới kết quả sản xuất của các DNVVN của Việt
Nam
4. Phân tích kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến sự phát triển của
các DNVVN
Phương pháp hồi quy
Để có thể kiểm định được 4 giả thuyết trong phần 3, chúng tôi sẽ tiến
hành hồi quy nhằm phân tích các yếu tố tác động tới kết quả sản xuất đo
lường bằng lợi nhuận gộp của các DNVVN. Chúng tôi gộp số liệu của các năm

lại với nhau để tiến hành hồi quy. Chúng tôi muốn chứng minh rằng những
đặc điểm khác biệt của bản thân người chủ/quản lý đặc biệt về trình độ học
vấn và kỹ năng làm việc và những điểm khác biệt về đặc điểm của các DNVVN
đặc biệt về chất lượng của đội ngũ lao động có ảnh hưởng tới những nỗ lực
đổi mới của các DN và chính những nỗ lực đổi mới này sẽ tác động tới kết


quả sản xuất của các DNVVN Việt Nam. Nói cách khác, chúng tôi muốn khẳng
định các giả thuyết H1, H2, H3 và H4.
Đối với phương trình hồi quy lợi nhuận gộp chúng tơi sử dụng mơ hình
hồi quy OLS đã điều chỉnh heteroskedasticity. Đối với phương trình hồi quy
hoạt động đổi mới do biến phụ thuộc nhận giá trị 0 (khơng đổi mới) và 1 (có
đổi mới) nên chúng tơi sử dụng mơ hình hồi quy logistic. Để có thể kiểm định
giả thuyết H4, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp hồi quy 2SLS do biến nỗ lực
đổi mới là một biến nội sinh. Để có thể sử dụng phương pháp 2SLS, một điều
kiện quan trọng cần phải đạt được là phải tìm được các biến cơng cụ thích
hợp chỉ tác động tới những nỗ lực đổi mới mà không tác động trực tiếp tới
kết quả sản xuất (thể hiện bởi lợi nhuận gộp) của DN. Về mặt lý thuyết, có thể
có nhiều biến số thích hợp để sử dụng làm biến công cụ. Tuy nhiên trong
phạm vi số liệu có được, chúng tơi dự kiến sẽ sử dụng các biến số phản ánh
chất lượng của đội ngũ lao động như đã trình bày trong phần 3 để làm các
biến công cụ trong hồi quy sử dụng phương pháp 2SLS. Giả định chất lượng
của đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng tác động tới nỗ lực đổi mới của
các DNVVN nhưng khơng trực tiếp có tác động tới lợi nhuận gộp của DN là
một giả định có thể chấp nhận được. Do vậy những biến này có thể là những
biến cơng cụ trong phương trình hồi quy 2SLS. Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm
định về mặt kỹ thuật để khẳng định các biến công cụ này ở phần tiếp theo.
Kết quả hồi quy ở giai đoạn 1
Trong giai đoạn 1 để đánh giá tác động của các nhân tố lên các biến số
bao gồm những nỗ lực đổi mới và kết quả sản xuất của DNVVN, chúng tôi sử

dụng phương pháp hồi quy với một hệ thống các biến độc lập giống nhau
trong mỗi phương trình hồi quy. Các biến độc lập sử dụng trong các phương
trình hồi quy chủ yếu là những biến đã được mô tả chi tiết trong phần 3 nói
trên. Ngồi những biến số này, chúng tơi cịn đưa vào các phương trình hồi
quy nhóm biến giả về khu vực địa lý (theo đơn vị cấp tỉnh), những biến giả về
ngành nghề sản xuất của các DNVVN và nhóm biến giả về thời gian trong đó
năm gốc được lựa chọn là 2004.
Kết quả hồi quy ở giai đoạn 1 được trình bày trong Bảng 7. Kết quả hồi
quy cho thấy các biến phản ánh trình độ học vấn và kiến thức nghề của người
chủ/quản lý DNVVN có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa về mặt thống kê ở
mức ý nghĩa cao. Nói cách khác những chủ/quản lý DNVVN của Việt Nam đã
tốt nghiệp các cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) cũng


như có chứng chỉ đào tạo nghề hoặc đã học nghề ở bậc cao đẳng/đại học đã
tiến hành các hoạt động đổi mới nhiều hơn đồng thời có kết quả sản xuất (đo
bằng lợi nhuận gộp) cao hơn so với những chủ/quản lý chưa tốt nghiệp tiểu
học hoặc chưa có chứng chỉ nghề/ bằng cao đẳng, đại học. Hệ số của các biến
thể hiện kinh nghiệm của chủ/quản lý các DNVVN có được do trước đây đã
từng làm cơng nhân hoặc quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi
thành lập DN hiện tại cũng nhận giá trị dương và có ý nghĩa thống kê trong
một số phương trình hồi quy, đặc biệt là trong phương trình hồi quy về hoạt
động đổi mới sản phẩm của DN. Kết quả này phần nào phản ánh kinh nghiệm
của các chủ/quản lý DNVVN của Việt Nam là một nhân tố có ảnh hưởng tích
cực tới nỗ lực đổi mới của các DN. Những kết quả này đã khẳng định Giả
thuyết H1 của chúng tôi.
Một kết quả thú vị là hệ số của các biến số thể hiện chất lượng của đội
ngũ lao động trong các DNVVN nhận giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở
mức cao trong nhiều phương trình hồi quy về hoạt động đổi mới sản phẩm,
đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới kênh marketing. Tuy nhiên, các hệ số này

mặc dù cũng nhận giá trị dương nhưng khơng có ý nghĩa về mặt thống kê
trong phương trình hồi quy kết quả sản xuất của các DNVVN. Kết quả này có
ý nghĩa là chất lượng của lực lượng lao động là nhân tố quan trọng tác động
tới hoạt động đổi mới nhưng không tác động trực tiếp tới kết quả sản xuất
của các DNVVN. Kết quả này đã khẳng định Giả thuyết H3 và giúp chúng tơi
có thể khẳng định việc lựa chọn những biến số này làm biến công cụ là hợp lý.
Bảng 7 cũng cho thấy hệ số của các biến số về sự tiếp cận với hệ thống
đường quốc lộ và đường sắt cũng có giá trị dương và có ý nghĩa về mặt thống
kê ở mức cao trong các phương trình hồi quy. Kết quả này phản ánh cơ sở hạ
tầng tốt là điều kiện quan trọng quyết định hoạt động đổi mới và kết quả sản
xuất của các DNVVN của Việt Nam. Kết quả này cũng hàm ý các DNVVN của
Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận đầy đủ với cơ sở hạ tầng có chất lượng
cao. Kết quả này khẳng định Giả thuyết H2 của chúng tơi. Ngồi ra, các hệ số
của biến giả về việc tham gia hiệp hội của các DNVVN của Việt Nam cũng có ý
nghĩa về mặt thống kê trong tất cả các phương trình hồi quy. Việc tham gia
các hiệp hội (cả hiệp hội chính thức và phi chính thức) làm tăng vốn xã hội
(social capital) của DN và thúc đẩy hoạt động đổi mới cũng như nâng cao kết
quả sản xuất của các DNVVN.
Kết quả hồi quy với phương pháp 2SLS


Để đánh giá vai trò của các hoạt động đổi mới đối với kết quả sản xuất
của các DNVVN, chúng tôi đã sử dụng phương pháp 2SLS để hồi quy với các
biến công cụ là các biến thể hiện chất lượng của lực lượng lao động trong các
DN. Biến phụ thuộc trong các phương trình hồi quy là kết quả sản xuất thể
hiện bằng lợi nhuận gộp. Kết quả Bảng 6 khẳng định các biến này là những
biến công cụ thích hợp. Trong nghiên cứu này, hoạt động đổi mới diễn ra cả
trong đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và đổi mới marketing (đổi mới
kênh mua đầu vào và đổi mới kênh tiêu thụ sản phẩm). Chính vì vậy, hàm hồi
quy sẽ có 4 biến nội sinh. Do nhiều nghiên cứu trước cho rằng khơng nên có

nhiều hơn một biến nội sinh trong một phương trình hồi quy nên chúng tơi
xây dựng 4 phương trình hồi quy trong đó mỗi phương trình có một biến nội
sinh trong số 4 biến nói trên.
Do chúng tơi có 3 biến cơng cụ đều phản ánh chất lượng của lực lượng lao
động nên và trong mỗi phương trình hồi quy chỉ có một biến nội sinh nên việc
kiểm định overidentification đã được tiến hành và kết quả cho thấy các
phương trình hồi quy đạt yêu cầu kiểm định.
Kết quả hồi quy được trình bày trong Bảng 8. Kết quả cho thấy hệ số của các
biến đổi mới bao gồm đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới
kênh mua nguyên vật liệu đầu vào và đổi mới kênh tiêu thụ sản phẩm đều có
giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức cao. Do vậy, những nỗ lực đổi mới
của các DNVVN của Việt Nam thực sự đóng vai trị quan trọng quyết định kết
quả sản xuất. Kết quả này khẳng định Giả thuyết H4 của chúng tơi. Kết quả
hồi quy trong Bảng 8 cịn cho thấy hệ số của các biến mà chúng tơi đã phân
tích trong phần kết quả hồi quy giai đoạn một ở trên hầu như khơng thay đổi
về dấu nhưng khơng cịn có ý nghĩa về mặt thống kê nữa. Kết quả này cũng
thấy phần nào trình độ học vấn, kiến thức nghề, cơ sở hạ tầng có tác động
nhất định tới hoạt động đổi mới của DNVVN của Việt Nam và thơng qua đó
tác động tới kết quả sản xuất của các DN.
5. Kết luận
Sử dụng số liệu khảo sát về các DNVVN của Việt Nam từ năm 2004 tới
năm 2010, bài viết đã phân tích được các nhân tố tác động tới sự phát triển
của các DNVVN của Việt Nam bao gồm hoạt động đổi mới và kết quả sản xuất
của các DN. Các nhân tố bên trong của DN bao gồm trình độ học vấn, kiến
thức nghề, kinh nghiệm sản xuất và quản lý DN, mạng lưới liên kết của DN và
các yếu tố điều kiện cơ sở hạ tầng bên ngồi DN đều có tác động tích cực tới


hoạt động đổi mới và kết quả sản xuất của các DNVVN của Việt Nam. Bài viết
cũng đã chứng minh được rằng hoạt động đổi mới toàn diện bao gồm đổi

mới sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất và đổi mới các kênh marketing là
các yếu tố quyết định tới kết quả sản xuất của các DNVVN của Việt Nam.
Nghiên cứu này cũng hàm ý các chính sách đối với khu vực cơng nhằm
có thể hỗ trợ cho sự phát triển của các DNVVN của Việt Nam. Bằng cách cải
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thơng đường bộ và
đường sắt, Chính phủ có thể giúp các DNVVN tăng cường đổi mới, đạt kết quả
sản xuất cao hơn và nhanh chóng hồi phục sau khủng hoảng tài chính tồn
cầu.
Tài liệu tham khảo
Anwar, Sajid, & Nguyen, Lan Phi. (2011). Foreign direct investment and
export spillovers: Evidence from Vietnam. International Business Review,
20(2), 177-193.
Audretsch, David B. (1995). Innovation, growth and survival. International
Journal of Industrial Organization, 13(4), 441-457.
Cefis, Elena, & Marsili, Orietta. (2006). Survivor: The role of innovation in
firms’ survival.Research Policy, 35(5), 626-641.
Freel, Mark S., & Robson, Paul J. A. (2004). Small Firm Innovation, Growth and
Performance: Evidence from Scotland and Northern England. International
Small Business Journal, 22(6), 561-575.
Guan, Jian Cheng, Yam, Richard C. M., Tang, Esther P. Y., & Lau, Antonio K. W.
(2009). Innovation strategy and performance during economic transition:
Evidences in Beijing, China. Research Policy, 38(5), 802-812.
Gunday, Gurhan, Ulusoy, Gunduz, Kilic, Kemal, & Alpkan, Lutfihak. (2011).
Effects of innovation types on firm performance. International Journal of
Production Economics, 133(2), 662-676.
Heidenreich, Martin. (2009). Innovation patterns and location of European
low- and medium-technology industries. Research Policy, 38(3), 483-494.


Huergo, Elena, & Jaumandreu, Jordi. (2004b). How does probability of

innovation change with firm age? Small Business Economics, 22(3-4), 193207.
Nguyen, A.N, Pham, N.Q, Nguyen, C.D, & Nguyen, N.D. (2008). Innovation and
exports in Vietnam's SME sector. The European Journal of Development
Research, 20(2), 262-280.
Radas, Sonja, & Božić, Ljiljana. (2009). The antecedents of SME
innovativeness in an emerging transition economy. Technovation, 29(6–7),
438-450.
Bảng 7: Các nhân tố tác động tới hoạt động đổi mới và kết quả sản xuất
Đổi
mớiĐổi mớiNhập
khẩuXuất khẩu
Lợi nhuậnsản phẩmquy trìnhnguyên
vậtsản phẩm
gộp (OLS) (Logit)
(Logit) liệu (Logit) (Logit)
Giới tính (Nam=1)

(0.06)

(0.12)

(0.11)

-0.004*

-0.015**

-0.012** -0.004

0.008


(0.00)

(0.00)

(0.01)

(0.01)

0.214**

0.090

0.105

-0.185

0.137

(0.10)

(0.13)

(0.24)

(0.24)

-0.002

0.341*


-0.078

14.707**

-0.452

(0.15)

(0.23)

(1.94)

(0.74)

0.004

0.308*

0.125

14.290**

-0.242

(0.14)

(0.21)

(2.62)


(0.62)

0.050*

0.501**

0.561**

15.196**

0.967

(0.02)

(0.14)

(0.21)

(2.34)

(0.60)

0.029

0.421**

0.280**

0.346


0.222

(0.03)

Có chứng chỉ nghề

(0.05)

(0.02)
Đã tốt nghiệp THPT

-0.128

(0.02)
Đã tốt nghiệp THCS

-0.181

(0.07)
Đã tốt nghiệp tiểu học

0.071

(0.00)
Dân tộc (Kinh=1)

0.051

(0.06)

Tuổi

-0.123*

(0.06)

(0.08)

(0.26)

(0.20)

0.533**

0.529**

1.505**

1.030**

Học nghề ở trường ĐH/CĐ 0.376**


(0.07)

(0.09)

(0.26)

(0.21)


-0.129**

0.238*

0.076

-0.436

-0.304

(0.04)

(0.10)

(0.13)

(0.36)

(0.27)

0.266**

0.122

-0.468

-0.105

(0.04)


(0.09)

(0.11)

(0.32)

(0.24)

0.148*

-0.152

0.022

0.061

0.198

(0.07)

(0.09)

(0.11)

(0.21)

(0.20)

0.075


0.151*

0.008

0.249

0.451*

(0.05)

(0.07)

(0.09)

(0.21)

(0.18)

0.246**

-0.025

0.298

0.278

(0.05)

(0.07)


(0.08)

(0.19)

(0.19)

0.062

0.122

0.024

0.515

-0.102

(0.03)

(0.09)

(0.11)

(0.29)

(0.30)

0.059

0.220**


0.210*

0.063

0.120

(0.06)

(0.07)

(0.09)

(0.23)

(0.20)

0.516

1.195**

2.608**

2.816**

2.628**

(0.29)

(0.34)


(0.36)

(0.57)

(0.56)

0.233

1.861**

2.459**

1.513

2.938**

(0.39)

(0.62)

(0.60)

(0.95)

(0.94)

0.110

-0.040


-0.062

-0.168

-0.043

(0.07)

(0.08)

(0.10)

(0.24)

(0.21)

-0.010

0.008

0.018

-0.020

-0.014

(0.01)

(0.01)


(0.01)

(0.03)

(0.03)

0.005

-0.001

-0.003

-0.019*

-0.033**

(0.00)

Trước là cán bộ

(0.08)

(0.00)

(0.00)

(0.01)

(0.01)


0.073**

0.195**

0.318**

0.635**

0.406*

Trước làm trong quân đội 0.002

Đã vào Đảng

Đã là cơng nhân DNNN

Đã là cơng nhân DN ngồi
NN
0.057

Đã quản lý DN SX

Đã quản lý DN dịch vụ

Tỷ lệ cán bộ có trình độ

Tỷ lệ trưởng ca

Tỷ lệ nghệ nhân


Số người trong gia đình

Số năm DN thành lập

Tiếp cận đường quốc lộ


(0.02)

Tổng số quan sát

(0.17)

-0.010

0.248**

-0.053

-0.068

-0.221

(0.05)

(0.07)

(0.16)


(0.14)

0.437**

0.706**

0.729**

1.175**

1.568**

(0.08)

(0.08)

(0.15)

(0.13)

-0.122

-0.602*

-1.353** -19.317**

-5.880**

(0.20)


Hệ số chặn

(0.23)

(0.13)

Thành viên Hội DN

(0.08)

(0.05)

Tiếp cận đường sắt

(0.06)

(0.24)

(0.33)

(2.21)

(0.80)

10.570

10.570

10.570


10.570

10.570

Ghi chú: - Các phương trình hồi quy đã bao gồm 13 biến giả về ngành nghề sản xuất
của DN, 9 biến giả về địa điểm của DN (theo tỉnh) và 3 biến giả năm; Giá trị trong
ngoặc là giá trị tuyệt đối của độ lệch chuẩn; * và ** là có ý nghĩa ở mức 5% và 1%.
Bảng 8: Sự tác động của hoạt động đổi mới tới kết quả sản xuất (2SLS)
Lợi nhuậnLợi nhuậnLợi nhuậnLợi nhuận
gộp
gộp
gộp
gộp
Đổi mới sản phẩm

1.509*
(0.71)

Đổi mới quy trình

1.048*
(0.46)

Nhập khẩu nvl

3.069*
(1.44)

Xuất khẩu sp


3.577*
(1.63)

Giới tính (Nam=1)

-0.043

-0.020

-0.035

(0.04)
Tuổi

-0.059

(0.04)

(0.04)

(0.04)

0.002

-0.001

-0.003*

-0.004*


(0.00)

(0.00)

(0.00)

(0.00)


Dân tộc (Kinh=1)

0.148*

0.138*

0.098

0.086

(0.07)

(0.06)

(0.08)

(0.08)

-0.092

0.017


-0.016

0.017

(0.06)

(0.02)

(0.02)

(0.02)

-0.068

0.013

-0.001

0.018

(0.06)

(0.03)

(0.02)

(0.03)

-0.097


-0.005

0.028

-0.011

(0.08)

(0.03)

(0.02)

(0.04)

-0.135*

-0.035

0.007

-0.007

(0.07)

(0.03)

(0.02)

(0.03)


0.166

0.233*

0.123

0.099

(0.13)

(0.09)

(0.15)

(0.15)

-0.182**

-0.118**

-0.076

-0.064

(0.06)

(0.04)

(0.04)


(0.05)

-0.100

-0.034

0.007

-0.008

(0.05)

(0.04)

(0.04)

(0.05)

0.181*

0.134*

0.158*

0.131

(0.07)

(0.07)


(0.07)

(0.07)

0.009

0.064

0.073

0.019

(0.06)

(0.05)

(0.05)

(0.05)

Đã là cơng nhân DN ngồi NN -0.049

0.022

-0.014

0.002

(0.06)


(0.05)

(0.05)

(0.05)

0.012

0.052

0.035

0.054

(0.04)

(0.03)

(0.03)

(0.03)

-0.066

-0.015

0.040

0.022


Đã tốt nghiệp tiểu học

Đã tốt nghiệp THCS

Đã tốt nghiệp THPT

Có chứng chỉ nghề

Học nghề ở trường ĐH/CĐ

Trước là cán bộ

Trước làm trong quân đội

Đã vào Đảng

Đã là công nhân DNNN

Đã quản lý DN SX

Đã quản lý DN dịch vụ


(0.05)

Tổng số quan sát

-0.005


(0.01)

(0.01)

(0.01)

0.004

0.004

0.005*

0.006**

(0.00)

(0.00)

(0.00)

-0.002

0.024

0.038

0.020

(0.03)


(0.02)

(0.03)

-0.103

-0.025

-0.020

0.014

(0.04)

(0.05)

(0.05)

0.218

0.290*

0.223

0.051

(0.15)

(0.17)


(0.22)

-0.764**

-0.420*

-0.092

0.053

(0.29)

Hệ số chặn

-0.006

(0.17)

Thành viên Hội DN

-0.008

(0.05)

Tiếp cận đường sắt

-0.007

(0.04)


Tiếp cận đường quốc lộ

(0.06)

(0.00)

Số năm DN thành lập

(0.06)

(0.01)

Số người trong gia đình

(0.05)

(0.18)

(0.19)

(0.23)

10.570

10.570

10.570

10.570


Ghi chú: - Các phương trình hồi quy đã bao gồm 13 biến giả về ngành nghề
sản xuất của DN, 9 biến giả về địa điểm của DN (theo tỉnh) và 3 biến giả
năm; Giá trị trong ngoặc là giá trị tuyệt đối của độ lệch chuẩn; * và ** là có
ý nghĩa ở mức 5% và 1%.

TS, Đại học Ngoại thương
ThS, Đại học Ngoại thương
Cần lưu ý rằng khảo sát DNVVN ở Việt Nam được thực hiện cho các DN sản
xuất (manufacturing)



×