Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Đề án “Một số giải pháp huy động vốn nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn tới (2001 - 2005)” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.53 KB, 16 trang )



ĐỀ ÁN


“Một số giải pháp huy động
vốn nhằm thúc đẩy sự phát
triển của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam trong giai
đoạn tới (2001 - 2005)”





1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN
NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI (2001 - 2005)
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong các nền kinh tế hiện nay, kể cả các nền kinh tế phát triển, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) đều có vai trò hết sức quan trọng. Nó
không chỉ tạo ra một tỷ lệ GDP đáng kể, mà còn góp phần tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho xã hội, tận dụng và khai thác tốt các tiềm năng và
nguồn lực tại chỗ. Vì vậy nhiều nước trên thế giới đã có chính sách hỗ trợ
phát triển các doanh nghiệp vừ
a và nhỏ.
Ở nước ta, nhất là trong thời kỳ đổi mới và chuyển đổi cơ chế quản


lý kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những bước phát triển nhanh
chóng. Tới nay, theo kết quả điều tra thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã
tạo ra tổng sản phẩm chiếm gần 80% GDP, chiếm 79% lực lượng lao động
của cả nước, góp 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ y
ếu là xuất khẩu gạo,
thuỷ sản, cà phê, chè… kết quả này có được là do nhà nước ta đã nhận thức
được vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Từ đó nhà nước đã có
những chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mặc dù vậy, trên con đường phát triển của các doanh nghiệ
p vừa và
nhỏ còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại: Trình độ công nghệ sản xuất lạc
hậu, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế thấp, trình
độ quản lý yếu kém, khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu
tư…
Vậy, phải làm gì để khắc phục những khó khăn, vướng mắc của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở nước ta hiện nay? Có rất nhiều các giải pháp để
giải quyết những khó khăn tồn đọng đó, giúp cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ phát triển đúng với tiềm năng và vị trí của nó trong nền kinh tế thị
trường.
Bài viết này em chỉ đề cập đến những khó khăn trong việc tiếp cận
với các nguồn vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiệ
n nay, từ



2

đó đưa ra một số giải pháp huy động vốn để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa

của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn tới.
Để hoàn thành được bài viết này em xin chân thành cảm ơn Thầy
giáo_Thạc sỹ Vũ Cương đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình
viết.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu và viết bài, nhưng do tầm hiểu
biết và thông tin thu thập
được còn hạn chế nên bài viết của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!






















3




B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.
1. Quan niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Thực tế trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau về doanh
nghiệp vừa và nhỏ, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này tiêu thức
dùng để phân loại quy mô doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên trong hàng
loạt các tiêu thức phân loại đó có hai tiêu thức được sử dụng ở phần lớn các
nước là quy mô vốn và số lượng lao động.
Mặt khác việc lượng hoá các tiêu thức để phân loại quy mô doanh
nghiệp còn tuỳ thuộc vào những yếu tố như:
+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và những quy định
cụ thể phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai

đoạn.
+ Trong ngành nghề khác nhau thì chỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức
cũng khác nhau.
Điều này ta có thể thấy rõ thông qua số liệu ở bảng 1.
Bảng 1: Tiêu thức xác định doanh nghiệp vừ
a và nhỏ ở một số nước và
vùng lãnh thổ.
Tiêu thức áp dụng
NƯỚC
Số lao động Tổng vốn hoặc giá trị tài sản
Inđônêxia
Xingapo

Thái Lan
Hàn Quốc

Nhật Bản

EU
Mêhicô
<100
<100
<100
<300 trong CN, XD
<200 trong TM&DV
<100 trong bán buôn
<50 trong bán lẻ
<250
<250
<0.6 tỷ Rupi
<499 triệu USD
<200 Bath
<0.6 triệu USD
<0,25 triệu USD
<10 triệu yên
<100 triệu yên
<27 triệu ECU
<7 triệu USD



4


Mỹ <500 <20 triệu USD
Nguồn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam – NXB CTQG, tr2
.
Tại Việt Nam tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể
hiện trong nghị định 90/2001/NĐ ngày 23-11-2001 của Chính Phủ. Theo
quy định này doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau: ”Doanh
nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc
số lao động trung bình hành năm không qua 30 người”.
Như vậy, tấ
t cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có
đăng ký kinh doanh và thoả mãn một trong hai điều kiện trên đều được coi
là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo cách phân loại này ở Việt Nam có
khoảng 93% trong tổng số doanh nghiệp hiện có là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, cụ thể là 80% các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm doanh nghiệp
vừa và nhỏ, trong khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm
tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về
lao động so với tổng số doanh
nghiệp của cả nước.
2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
2.1 Tính chất hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung ở nhiều khu vực chế biến
và dịch vụ, tức là gần với người tiêu dùng hơn. Trong đó cụ thể là:
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vệ tinh, chế biến bộ phậ
n chi tiết cho
các doanh nghiệp lớn với tư cách là
t
t
h

h
a
a
m
m


g
g
i
i
a
a vào các sản phẩm đầu tư.
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong
phú trong nền kinh tế như các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương
mại hoá, dịch vụ sinh hoạt và giải trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ.
+ Trực tiếp tham gia chế biế
n các sản phẩm cho người tiêu dùng cuối
cùng với tư cách là nhà sản xuất toàn bộ.
Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà các doanh nghiệp
vừa và nhỏ có lợi thế về tính linh hoạt. Có thể nói tính linh hoạt là đặc tính
trội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả



5

năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng kinh doanh thậm chí cả địa điểm
kinh doanh được coi là mặt mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.



2.2. Về nguồn lực vật chất:
Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế bởi nguồn vốn,
tài nguyên, đất đai và công nghệ. Sự hữu hạn về nguồn lực này là do tôn chỉ
và nguồn gốc hình thành doanh nghiệp. Mặt khác còn do sự hạ
n hẹp trong
các quan hệ với thị trường tài chính – tiền tệ, quá trình tự tích luỹ thường
đóng vai trò quyết định của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhận thức về vấn đề này các quốc gia đang tích cựu hỗ trợ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể tham gia tốt hơn trong các tổ chức hỗ trợ để
khắc phục sự hạn hẹp này.
2.3. Về nă
ng lực quản lý điều hành:
Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất, quy mô... các quản trị
gia doanh nghiệp vừa và nhỏ thường nắm bắt, bao quát và quán xuyến hầu
hết các mặt của hoạt động kinh doanh. Thông thường họ được coi là nhà
quản trị doanh nghiệp hơn là nhà quản lý chuyên sâu.. Chính vì vậy mà
nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất
thấp so với yêu cầu.
2.4. V
ề tính phụ thuộc hay bị động:
Do các đặc trưng kể trên nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thụ động
nhiều hơn ở thị trường. Cơ hội “đánh thức”, “dẫn dắt” thị trường của họ rất
nhỏ. Nguy cơ “bị bỏ rơi”, phó mặc được minh chứng bằng con số doanh
nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản ở các nước có nền kinh tế
thị trường phát
triển. Chẳng hạn ở Mỹ, bìng quân mỗi ngày có tới 100 doanh nghiệp vừa và
nhỏ phá sản (đương nhiên lại có số doanh nghiệp tương ứng phù hợp các
doanh nghiệp vừa và nhỏ mới xuất hiện), nói cách khác các doanh nghiệp
vừa và nhỏ có “tuổi thọ” trung bình thấp.

×