Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.15 MB, 79 trang )

THƯ MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Chú thích
1 UBND Ủy ban nhân dân
2 UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
3 MTTQ Mặt trận Tổ quốc
4 HĐND Hội đồng nhân dân
5 QL Quốc lộ
6 UBND Ủy ban nhân dân
7 HS Học sinh
8 TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
9 BCĐ Ban chỉ đạo
10 BVĐ Ban vận động
11 GĐVH Gia đình văn hóa
12 LVH Làng văn hóa
13 KDCTT Khu dân cư tiên tiến
14 CLB Câu lạc bộ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế diễn ra mạnh mẽ và trên quy mô lớn. Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội phát triển
1
nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia, nhất
là các nước đang phát triển. Sự ảnh hưởng này không chỉ về phương diện kinh
tế mà nó cũng có những tác động mạnh mẽ đến nền văn hóa của các nước.
Trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình
thế giới và khu vực, Đảng ta luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ
trương, chính sách đổi mới đúng đắn trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực
văn hóa, chỉ đạo hoạch định các chính sách văn hóa nhằm thực hiện thắng lợi
mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Ngay từ đại hội VI những nhận thức mới của Đảng về văn hóa đã
có bước chuyển quan trọng. Nền văn hóa mà Đảng ta xác định phải xây dựng


là nền văn hóa với đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn. Tháng 7 năm 1998,
Hội nghị Trung Ương 5 (khóa VIII) ra nghị quyết về xây dựng nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất phát từ quan điểm, định hướng: Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát
triển kinh tế xã hội, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010
Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vị trí của văn hóa trong lịch sử phát triển dân tộc,
đồng thời phát triển sâu rộng, nâng cao hơn nữa chất lượng nền văn hóa dân tộc,
làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người.
Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng đã chủ trương phát động phong trào
“Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”. Phong trào đã lôi cuốn sự tham gia
của mọi tầng lớp nhân dân trong mọi miền cả nước thi đua trở thành người tốt
việc tốt, các điển hình tiên tiến; xây dựng gia đình văn hóa; các công sở,
doanh nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang xây dựng nếp sống văn hóa; các
địa phương trong cả nước tích cực xây dựng đời sống văn hóa mới…. Phong
trào đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần cho nhân dân. Trong đó phong trào xây dựng Làng, Khu dân cư văn
hóa đạt được những kết quả đáng kể. Đến năm 2009, theo báo cáo của Bộ văn
hóa thông tin, cả nước đã có 53321 làng (ấp, bản), khu dân cư văn hóa [41].
Đó là một con số quan trọng nói nên ý nghĩa của phong trào.
2
Thực hiện theo chủ trương của Đảng, Đảng bộ huyện Phú Bình đã phát
động phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Sau
10 năm thực hiện 2001 - 2010 phong trào đã phát triển sâu rộng trên toàn diện
trên khắp 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, toàn huyện đã có 687 lượt xóm tổ
dân phố được công nhận đạt danh hiêu làng, khu dân cư văn hóa. Nó đã góp
phần vào việc thúc đẩy và ổn định tình hình kinh tế xã hội của huyện: Kinh tế
tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nhiều nguồn đầu tư của nước ngoài, đời sống
của nhân dân được cải thiện, tệ nạn xã hội giảm đáng kể…Tuy nhiên, khi đi
sâu vào tìm hiểu thì phong trào cũng còn nhiều hạn chế cần có hướng giải
quyết để phong trào đạt kết quả cao hơn trong những năm tiếp theo.

Từ những cơ sở trên tôi đã quyết định chọn vấn đề “phong trào xây
dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên
(giai đoạn 2001 – 2010)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Mục tiêu của đề tài
nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và
những tác động của nó tới sự phát triển của địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hóa là một bộ phận quan
trọng và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”. Tuy nhiên cũng chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này mà chủ yếu được nêu trong các báo cáo tổng kết của các
địa phương hay được đề cập rất hạn chế trong các công trình nghiên cứu về
địa phương như:
Cuốn sách: Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình (1930 – 2005) đã dựng lại
quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ huyện, ghi lại những thành
tựu to lớn mà Đảng bộ đã lãnh đạo cán bộ và nhân dân trong huyện giành
được trong 75 năm qua. Trong đó đã nói lên chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ và UBND huyện Phú Bình và kết quả của việc thực hiện phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội hàng năm của UBND huyện Phú Bình
đã tổng kết những những thành tựu về kinh tế, văn hóa - xã hội, trong đó có
3
phần tổng kết những kết quả đạt được của phong trào xây dựng Làng, Khu
dân cư văn hóa. Trên cơ sở đó đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ
xây dựng đời sống văn hóa của những năm trước, đề ra những mục tiêu và
nhiệm vụ chủ yếu cho năm sau.
Báo cáo tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” và phương hướng nhiệm vụ hàng năm của Ban chỉ đạo phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Phú Bình đã đánh giá
kết quả của phong trào từng năm và đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
xây dựng phong trào của năm sau.

Báo cáo tổng kết 10 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” từ 2000 – 2010 đã tổng kết những thành tựu trong công tác xây
dựng đời sống văn hóa về mọi mặt: giáo dục, y tế, dân số, gia đình và trẻ em,
làng xã văn hóa… Trên cơ sở đó đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ
xây dựng đời sống văn hóa của những năm trước, đề ra những mục tiêu và
nhiệm vụ chủ yếu cho năm sau.
Tổng kết 20 năm phong trào xây dựng Làng văn hóa (giai đoạn 1989 -
2009) của UBND tỉnh Thái Nguyên đã nói lên quá trình thực hiện, kết quả đạt
được và những tồn tại yếu kém khi thực hiện, đưa ra phương hướng, nhiệm
vụ, giải pháp và những kiến nghị đề xuất lên cấp trên.
Báo cáo tổng kết 20 năm phong trào xây dựng Làng văn hóa (1989 –
2009) và tuyên dương làng văn hóa tiêu biểu năm 2009 của UBND huyện Phú
Bình cũng đã tổng kết những kết quả đã đạt được và những tồn tại yếu kém
khi thực hiện phong trào trong 20 năm qua. Từ đó, rút ra những bài học kinh
nghiệm và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp cụ thể đẩy mạnh
phong trào trong những năm tiếp theo.
Như vậy, qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy chưa có một công trình
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách toàn diện về “phong trào xây dựng
các làng, khu dân cư văn hóa của huyện Phú Bình giai đoạn 2001– 2010” mà
chỉ dừng lại ở việc tổng kết một cách khái quát những thành tựu, hạn chế, từ
đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra chỉ tiêu cho năm sau. Tuy
4
nhiên đây là nguồn tài liệu quý giá, cung cấp những tư liệu cần thiết giúp tôi
thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – Thái Nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: Huyện Phú Bình – Thái Nguyên.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 đến 2010.

3.3. Nhiệm vụ của đề tài.
Làm rõ chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Bình về việc xây dựng
làng, khu dân cư văn hóa;
Những kết quả đạt được của phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn
hóa ở huyện Phú Bình giai đoạn 2001 – 2010;
Chỉ ra hiệu quả của phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hóa về
kinh tế, xã hội ở Phú Bình.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Tư liệu thành văn:
+ Tư liệu gốc: Các văn kiện, nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới
từ Đại hội VII đến Đại hội X;
+ Các nguồn tư liệu thành văn khác: các sách nghiên cứu, sách tham
khảo, các công trình nghiên cứu về văn hóa, về xã hội học,… có liên quan.
- Tư liệu lưu trữ: các tài liệu, báo cáo lưu trữ tại phòng thống kê huyện
ủy huyện Phú Bình, phòng văn hóa thông tin huyện Phú Bình.
- Tư liệu điền dã thực tế tại các xóm, xã trong huyện.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic để thấy được việc
thực hiện chủ trương của Đảng về vấn đề xây dựng làng, khu dân cư văn hóa.
- Phương pháp thống kê so sánh để thấy được kết quả của phong trào.
- Phương pháp phân tích tổng hợp để thấy được những tác động của nó
đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây
dựng đời sống văn hóa mới trong giai đoạn sau.
5. Đóng góp của đề tài.
Đề tài sẽ góp phần tìm hiểu một phần nhỏ trong chủ trương xây dựng
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta.

Làm rõ được phong trào xây dựng làng khu dân cư văn hóa của huyện
Phú Bình giai đoạn 2001 – 2010 và thấy được những ảnh hưởng của nó đến
kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện.
Góp phần vào việc tìm hiểu lịch sử địa phương.
6. Cấu trúc của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính của
khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú
Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010)
Chương 3: Những hạn chế, biện pháp và một số bài học kinh nghiệm.
6
Chương 1.
KHÁI QUÁT HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lí
Phú Bình là một huyện trung du, địa đầu phía Đông Nam của tỉnh Thái
Nguyên, huyện lị đặt tại thị trấn Hương Sơn cách thành phố Thái Nguyên 28 km
theo quốc lộ 37. Thời Lý vùng đất huyện Phú Bình ngày nay có tên gọi là
huyện Tư Nông, thuộc châu Thái Nguyên; thời Minh thuộc phủ Thái Nguyên.
Thời Lê thuộc Thái Nguyên thừa tuyên; Ninh Sóc thừa tuyên. Đầu thế kỷ XX
Toàn quyền Đông Dương đổi huyện Tư Nông thành phủ Phú Bình. Hơn 5 thế
kỷ tồn tại và phát triển, cương vực huyện Phú Bình ngày nay căn bản như đất
Tư Nông xưa, không có biến đổi gì nhiều. Phía Đông giáp huyện Yên Thế và
Tân Yên; Phía Nam giáp huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang); phía Bắc và Tây Bắc
giáp huyện Đồng Hỷ, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Phổ Yên, có tọa độ
địa lý từ 21
0
23


33

đến 21
0
35

22

vĩ bắc, giữa 105
0
51

đến 106
0
02

kinh
đông.[1, 5]
Huyện Phú Bình có diện tích tự nhiên là 249,36 km
2
. Sự kiến tạo địa chất
và con sông Cầu, sông Máng, kênh Đông (thuộc hệ thống đại thủy nông) chia cắt
Phú Bình thành 3 vùng: vùng phía Bắc và Đông Bắc nằm trên tả ngạn sông Máng,
là vùng bán sơn địa (vùng số I) gồm 8 xã (Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Kim,
Tân Thành, Bảo Lý, Tân Hòa, Tân Khánh), trong đó có 7 xã miền núi, có diện tích
đất tự nhiên là 13.883,84 ha. Vùng trung tâm huyện (vùng II) có địa hình trung
bình, gồm 6 xã và thị trấn (Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh,
Lương Phú, Tân Đức và thị trấn Hương Sơn) có diện tích tự nhiên là 583,88 ha.
Đây là vùng có dân số đông, lao động dồi dào, trình độ dân trí khá. Vùng phía Tây
và Tây Nam (vùng III) gồm 6 xã (Hà Châu, Điềm Thụy, Nga My, Thượng Đình,

Nhã Lộng và Úc Kỳ), có diện tích tự nhiên là 4518,39 ha.[17, 943]
Phú Bình là huyện có đặc điểm đa dạng về địa hình, có cả miền núi,
trung du và đồng bằng, độ cao so với mặt nước biển trung bình là 14m, nơi
thấp nhất là 10m, đỉnh cao nhất là 250m. Ở Phú Bình, tuy đồi núi thấp chiếm
7
một diện tích lớn nhưng lại có ưu thế về giao thông cả đường bộ lẫn đường
sông. Phú Bình được ví như chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ - nơi
có những đô thị buôn bán sầm uất với miền núi non hiểm trở phía Bắc – nơi
ngã ba con đường giao lưu của các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Giang,
Bắc Ninh, Hà Nội... Vị thế này rất thuận tiện cho Phú Bình giao lưu với các
huyện xung quanh, với thành phố Thái Nguyên và một số địa phương khác.
Nhìn chung toàn huyện Phú Bình địa hình tương đối bằng phẳng. Vùng đồi
núi chủ yếu là đồi núi bát úp thoải và thấp, có độ cao dưới 100m. Diện tích có độ
dốc nhỏ hơn 8
0
chiếm 67,56% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Địa hình mang
đặc điểm của vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu là điều kiện
thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lương thực.[1, 8]
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Phú Bình rất ít sông, suối. Trên địa bàn huyện chỉ có hai con sông chính là
sông Cầu và sông Đào (hay còn gọi sông Máng). Sông Cầu thuộc hệ thống sông
Thái Bình, đoạn chảy qua Phú Bình dài 29km từ đập Thác Huống (xã Đồng
Liên) qua 9 xã rồi đổ Chã (huyện Phổ Yên), lòng sông rộng khoảng 120m, có
lưu lượng nước trung bình vào mùa mưa từ 280 đến 610m
3
/s, vào mùa khô từ
6,3 đến 6,5m
3
/s. Sông Đào (còn gọi là sông Máng) bắt nguồn từ đập Thác
Huống (xã Đồng Liên), chảy qua 9 xã của huyện và đổ về sông Thương (Bắc

Giang) với chiều dài 31km. Đây là con sông thuộc hệ thống đại thủy nông được
khởi công xây dựng năm 1922 và hoàn thành năm 1929, hàng năm cung cấp
nước tưới cho hơn 1.800 ha ruộng đất của huyện Phú Bình và hàng ngàn ha
ruộng của các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên (Bắc Giang). Bên cạnh đó là
hệ thống đại thủy nông hồ núi Cốc và 119 hồ chứa nước lớn, nhỏ và hàng trăm
ngàn ao, đầm cùng với một số suối nhỏ cung cấp nước cho hơn 1000 ha đất canh
tác thuộc ở các xã Tây Bắc huyện. Do vậy, những năm gặp thời tiết thất thường,
diện tích gieo trồng bị khô cạn của huyện Phú Bình cũng ít hơn so với các huyện
khác trong tỉnh. Huyện Phú Bình có trữ lượng nước ngầm khá lớn và ở độ sâu
vừa phải (trung bình dưới mặt đất 4m là thấy mạch nước ngầm). [1, 8]
8
Khí hậu của Phú Bình mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi, trung du
Bắc Bộ, có nhiệt độ trung bình năm từ 23,1
0
c đến 24,4
0
c. Nhiệt độ cao nhất trung
bình 28,9
0
c, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2000 mm đến 2500 mm.
Tháng 8 có lượng mưa cao nhất và tháng 1 có lượng mưa thấp nhất. Tổng số giờ
nắng trong năm dao động từ 1206 giờ đến 1570 giờ và phân phối đều trong năm. [43]
So với các huyện khác trong tỉnh, huyện Phú Bình có độ ẩm cao, trung
bình từ 81,9% đến 82%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào
tháng 11, 12. Do địa hình tương đối bằng phẳng nên huyện Phú Bình có tần
suất lặng gió thấp, khoảng từ 15 đến 20% và tốc độ gió cũng lớn hơn các
huyện miền núi, hướng gió thay đổi theo hệ thống hoàn lưu, mùa hè thường
có gió Đông Nam, mát mẻ; mùa đông có gió Đông Bắc, thời tiết lạnh.[21, 20]
Hệ thống đường bộ của Phú Bình qua nhiều năm xây dựng, đặc biệt từ
năm 1990 đến nay đã tương đối hoàn chỉnh, gồm nhiều đường giao thông

ngang, dọc nối liền các thôn, xã trong huyện với nhiều vùng trong tỉnh và nhiều
miền của đất nước.
Trục giao thông quan trọng nhất trên địa bàn huyện là Quốc lộ 37. Từ
Phú Bình ta có thể theo Quốc lộ 37 xuôi xuống Bắc Giang gặp Quốc lộ 1A,
rồi theo Quốc lộ 1A có thể ngược lên thành phố Lạng Sơn, hoặc xuôi về thủ
đô Hà Nội. Từ huyện Phú Bình ta cũng có thể theo Quốc lộ 3A ngược lên các
tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng hoặc xuôi về thủ đô Hà Nội.
Tiếp theo là tỉnh lộ 262 bắt đầu từ bến đò Hà Châu, qua các xã Hà
Châu, Nga My, Úc Kì lên xã Điềm Thụy chia làm hai nhánh, một nhánh nối
với Quốc lộ 37 tại xã Điềm Thụy, một nhánh sang huyện Phổ Yên, lên huyện
Đại Từ, nối với đọan Quốc lộ 37 từ ngã ba Bờ Đậu. Ngoài ra, trên địa bàn
huyện còn có hai bờ đê sông Đào cũng là trục đường bộ khá quan trọng, nhất
là bờ đê phía hữu ngạn, xe ôtô có trọng tải tương đối lớn có thể đi lại dễ dàng.
Về giao thông đường thủy, từ tháng 7/1954 trở về trước, sông Cầu và
sông Đào không chỉ là tuyến vận tải quan trọng của huyện mà của cả tỉnh
Thái Nguyên. Trên sông Đào, các đoàn thuyền và xà lan chở than đá và nông
sản từ bến Tượng (Thị xã Thái Nguyên) có thể đến tận Hải Phòng và có thể
9
lấy hàng từ Hải Phòng về Thái Nguyên. Năm 1966, đế quốc Mỹ cho máy bay
ném bom bắn phá làm hỏng nhiều âu thuyền nên tuyến vận tải này ngừng hoạt
động. Tuy nhiên nhân dân địa phương vẫn sử dụng vận tải nội hạt.[21,21]
Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Bình rất thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông – lâm nghiệp. Do vị trí địa lý, giao thông thuận tiện cho việc giao lưu hàng
hóa, đặc biệt thuận tiện trong cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường Thái
Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, nên buôn bán ở Phú Bình có vị trí đáng
kể. Huyện Phú Bình có một số chợ lớn nằm sát đường giao thông ví dụ như Chợ
Đồn, Chợ Cầu, Chợ Cầu, Chợ Tân Đức, Chợ Hanh đó chính là những cầu giao
lưu hàng hóa, cung cấp lương thực thực phẩm cho các vùng xung quanh.
1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế, văn hóa - xã hội
1.2.1. Dân cư

Dân cư là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Thái Nguyên là
một tỉnh đông dân so với các tỉnh miền núi phía Bắc, với mật độ dân cư trung
bình là 297 người/km
2
. So sánh với các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, tỉnh
Thái Nguyên có mật độ dân cư trung bình cao hơn gấp 2 lần tỉnh Tuyên
Quang, gấp 3 lần tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, và gấp 7 lần tỉnh Lai
Châu [Dẫn theo 21,24]
Phú Bình là một huyện có nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống, trong đó đa
số là người Kinh chiếm 91,56%, các dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở các
xã Tân Thành, Tân Hòa, Bàn Đạt và Tân Kim; Dân tộc Tày chiếm 1,86%, dân tộc
Nùng chiếm 3,86, dân tộc Sán Dìu chiếm 2,44%, còn các dân tộc khác chỉ chiếm
0,10%. Tỷ lệ nhân khẩu theo thành phần dân tộc được cụ thể như bảng 1.1:
10
Bảng 1.1: Các dân tộc ở Phú Bình
STT Dân tộc Khẩu Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 Kinh 123.315 91,56
2 Nùng 5205 3,86
3 Sán dìu 3279 2,44
4 Tày 2504 1,86
5 Hoa 242 0,17
6 Dao 73 0,05
7 H’mông 8 0,01
8 Sán chay 12 0,01
9 Mường 37 0,02
10 Ngái 13 0,01
Tổng cộng 134.679 100
(Nguồn: phòng dân tộc huyện Phú Bình năm 2010)
Dân cư huyện Phú Bình do nhiều bộ phận hợp thành. Bên cạnh một bộ
phận lớn là dân cư bản địa định cư lâu đời là bộ phận dân cư do bọn điền chủ

người Pháp và người Việt mộ vào làm thuê cho chúng ở các đồn điền. Một bộ
phận khác là đồng bào các tỉnh vùng địch tạm chiếm tản cư kháng chiến rồi
định cư lâu đời và một bộ phận là đồng bào các địa phương khác di cư đến địa
bàn huyện sinh cơ, lập nghiệp.
Dân số trung bình của huyện năm 2010 là 134.679 người trong đó dân
số nông thôn là 126.730 chiếm 94,5%, dân số thị trấn là 7474 chiếm gần
5,6%. Mật độ dân số trung bình là 586 người/km
2
nhưng phân bố không đều
giữa các xã trong huyện, các xã có mật độ cao trên 1000 người/km
2
là Nhã
Lộng, Thanh Ninh, Hà Châu. Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người /km
gồm Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim và Tân Thành.[38]
Dân cư đông đúc làm cho địa phương có nguồn lao động dồi dào, có thị
trường tiêu thụ rộng. Tuy nhiên, trong điều kiện huyện Phú Bình nói riêng và
tỉnh Thái Nguyên nói chung còn nghèo thì dân số đông tất yếu sẽ dẫn đến thu
nhập bình quân theo đầu người hạn chế.
1.2.2 Về kinh tế
Hàng trăm năm nay, ngành sản xuất chủ yếu của Phú Bình là nông -
lâm nghiệp, trong đó sản xuất lương thực thực phẩm đảm bảo cho tiêu dùng
tại chỗ là chính. Đất đai Phú Bình thích hợp với các loại cây lương thực, cây
11
công nghiệp ngắn ngày (đỗ tương, lạc, thuốc lá…), cây ăn quả có giá trị kinh
tế cao. Phú Bình là huyện có diện tích trồng cây lương thực lớn, được mệnh
danh là vựa lúa lớn của tỉnh Thái Nguyên.
Sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình còn phụ thuộc vào thiên nhiên
song nhân dân trong huyện cần cù lao động và có kinh nghiệm thâm canh nên sản
lượng lương thực của huyện năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2009 sản lượng
lương thực là 71.544 tấn đến năm 2010 tăng lên là 72.004 tấn. [38]

Phú Bình có nhiều nghề thủ công. Đáng chú ý là nghề làm đồ gốm Lương
Tạ, nghề đan nát mây tre, mộc gia dụng.... Tuy nhiên, sản phẩm thủ công nghiệp
của Phú Bình còn nhỏ bé, đơn điệu và tiêu thụ ở địa phương là chính.
Thắng lợi của đường lối đổi mới sau 15 năm thực hiện ở Phú Bình đã mở
ra bước phát triển mới trong huyện. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích
cực. Năm 2001, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng là 71,79%, công
nghiệp và xây dựng 10,57%. Đến năm 2010 công nghiệp xây dựng tăng lên 19,7%;
nông, lâm nghiêp, thủy sản giảm còn 52,3%; dịch vụ tăng lên 28%. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế hàng năm đạt 7,0% (tính trong giai đoạn 2005 - 2010)[16, 22 - 23].
Nét nổi bật trong nông thôn Phú Bình những năm gần đây là cơ cấu
kinh tế gia đình phát triển khá vững chắc, đa dạng: trồng cây, nuôi cá, chăn
nuôi gia súc gia cầm và làm thủ công nghiệp gia đình. Đàn lợn của huyện Phú
Bình tăng từ 88.008 con năm 2001 lên 133.000 con năm 2010; đàn bò cũng
tăng từ 9.699 con năm 2001 lên 19.000 con năm 2010…. chủ yếu là nhờ chăn
nuôi gia đình [38]. Một số xã như Kha Sơn, Lương Phú, Thượng Đình, Nhã
Lộng có nghề thủ công phát triển, thu nhập gia đình cao hơn so với các xã
thuần nông.
Phú Bình những năm gần đây chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất theo
hướng phát triển kinh tế hàng hóa gắn liền với thị trường, giữ vững diện tích
trồng lúa, đẩy mạnh thâm canh, thực hiện chương trình cao sản, đưa năng suất
lúa từ 39,4 tạ/ha năm 2001 lên 48,54 tạ/ha năm 2010, diện tích cây ngô đông
từ 1.463 ha với sản lượng 4.358 tấn năm 2001 lên 2.986 ha với sản lượng
11.761 tấn năm 2010. Kinh tế vườn phát triển nhanh. [38]
12
1.2.3 Về văn hóa - xã hội
Về Giáo dục - Đào tạo: Sự nghiệp giáo dục đào tạo của Phú Bình 60 năm qua
được quan tâm, phát triển toàn diện. Năm học 1944 – 1945, cả huyện mới chỉ có 1
trường sơ học toàn cấp (từ lớp 1 đến lớp 3) và một trường sơ học bán cấp (từ lớp 1
đến lớp 2) với khoảng 50 học sinh, 95% dân số trong huyện mù chữ. Từ năm 1956
trở về trước huyện chưa có trường cấp II. Năm 1966, huyện mới mở trường cấp III

(trung học phổ thông) nhưng cũng chỉ có một lớp đầu cấp (lớp 10) [17, 950].
Năm học 2009 – 2010 cả huyện có 66 trường, trong đó có 21 trường
mẫu giáo, 21 trường tiểu học, 21 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học
phổ thông. Đội ngũ giáo viên hầu hết đã tốt nghiệp các trường cao đẳng và đại
học sư phạm, một số có trình độ trên đại học. Số học sinh phổ thông toàn
huyện năm học 2009 – 2010 là 22.972 em. 100% số xã, thị trấn trong huyện
đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 70% số trường
trong huyện đạt chuẩn quốc gia. Số người chưa biết chữ trong độ tuổi chỉ
chiếm khoảng 1% tổng số dân trong huyện[38].
Về y tế: Huyện có 26 cơ sở y tế, trong đó có một bệnh viện đa khoa, 4
phòng khám khu vực với 115 giường bệnh và 21 trạm y tế xã và thị trấn với
105 giường bệnh. Đội ngũ thầy thuốc gồm 194 người, trong đó bác sĩ và trên
đại học 55 người, trung học y dược 102 người và hơn 100 cán bộ y tế thôn,
bản. Đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của ngành y tế huyện những năm qua
đã đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và ngăn chặn các ổ
dịch bệnh; các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt trên địa bàn.[38]
Về văn hóa: Đến năm 2010, huyện Phú Bình có 13 di tích được xếp
hạng quốc gia: cụm di tích lịch sử xã Kha Sơn (gồm chùa Mai Sơn, Rừng
Rác, nền nhà ông Cao Nhật, đình Kha Sơn Hạ, đình Kha Sơn Thượng, Chùa
Làng Ca, rừng Mẫn) và các di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật: đình Phương
Độ (xã Xuân Phương), đình Hộ Lệnh (xã Điềm Thụy), đình Xuân La (xã
Xuân Phương), chùa Úc Kỳ (xã Úc Kỳ), chùa Ha (xã Nhã Lộng), đình Đông
(xã Tân Đức). Đình đền Cầu Muối (xã Tân Thành). [37]
13
Những làn điệu dân ca như hát ví, hát chèo, hát trống quân…., biểu
diễn trong các dịp lễ hội được nhân dân ưa thích. Đặc biệt là kho tàng ca dao,
tục ngữ ở đây rất phong phú, đa dạng phản ánh kinh nghiệm sản xuất, chế
giễu thói hư tật xấu trong xã hội.
Ngày nay các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được phát
triển mạnh mẽ từ huyện đến các cấp cơ sở, góp phần nâng cao đời sống tinh

thần cho nhân dân các dân tộc trong huyện, tạo môi trường văn hóa lành
mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc cho nhân dân nhất là thế hệ trẻ.
1.2.4. Truyền thống lịch sử của huyện Phú Bình
Bên cạnh truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nhân dân huyện Phú
Bình còn có truyền thống yêu nước, một lòng đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Vào thế kỷ XI nhà Tống cho 30 vạn quân vào xâm lược nước ta, nhân dân
Phú Bình đã sát cánh cùng đồng bào cả nước dưới sự chỉ huy tài giỏi của Thái
uý quốc công Lý Thường Kiệt chặn đứng quân Tống trên phòng tuyến sông
Như Nguyệt (Sông Cầu ngày nay), sau đó quét sạch bọn cướp nước ra khỏi
dân tộc.
Sang thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam càng lún sâu vào giai
đoạn khủng hoảng, suy vong trầm trọng. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông
dân nổ ra trên phạm vi cả nước. Vùng Việt Bắc trong đó có Phú Bình, nông
dân chống phong kiến diễn ra rất gay gắt, quyết liệt. Năm 1833, nhân dân Phú
Bình cùng đồng bào trong tỉnh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa rộng lớn do Nông
Văn Vân chỉ huy. Đầu năm 1884 đội quân cờ Đen do Lý A Sinh cầm đầu kéo
đến đánh chiếm thành lũy Phương Độ và cướp bóc hầu khắp các tổng trong phủ
Phú Bình. Một lần nữa, nhân dân Phú Bình lại đứng lên cầm vũ khí sát cánh
cùng với quân của triều đình nhà Nguyễn đánh đuổi bọn cướp lên phía Bắc.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cũng như quân và dân cả nước,
quân và dân Phú Bình đã đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược rất quyết liệt.
Trận đánh quân Pháp ngày 17/3/1884 khi chúng vừa đặt chân đến Đức Lân,
Phương Độ; sự hưởng ứng và tham gia tích cực vào các cuộc khởi nghĩa do
Hoàng Hoa Thám (năm 1887), của Trịnh Văn Cấn 1917 lãnh đạo chống thực
14
dân Pháp là những trang sử chống xâm lược vẻ vang của nhân dân huyện Phú
Bình. Những năm 1938 – 1940, cũng trên mảnh đất mà nhân dân có truyền
thống đấu tranh kiên cường ấy, những thanh niên yêu nước ở xã Kha Sơn Hạ
đã tìm đến với chủ nghĩa cộng sản, với cách mạng. Từ nhóm thanh niên yêu
nước này, năm 1941, Hội Nông dân phản đế, Hội Phụ nữ phản đế đầu tiên của

huyện được thành lập ở Kha Sơn Hạ, sau đó lan rộng ra các làng Kha Sơn
Thượng, Mai Sơn.… Cuối năm 1941, các tổ chức phản đế của Phú Bình được
đổi thành các hội cứu quốc quân trong Mặt trận Việt Minh. Đến giữa năm 1943,
Mặt trận Việt Minh đã mở rộng cơ sở của mình ra khắp các tổng trong huyện.
Năm 1943, Phú Bình cùng Phổ Yên, Hiệp Hòa (Bắc Giang) được
Trung Ương chọn làm An toàn khu II (gọi tắt là ATKII). Các cơ quan Trung
Ương, Xứ ủy Bắc Kỳ như binh vận tuyên truyền cổ động, cơ sở in báo Cờ
giải phóng, trạm giao liên, nơi tổ chức huấn luyện chính trị, quân sự, nơi đứng
chân của cán bộ... đã lấy Phú Bình làm nơi bí mật để hoạt động và liên lạc với
Trung Ương, Xứ ủy chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước cho đến Tổng Khởi
nghĩa Tháng Tám 1945.
Tháng 7/1943, cơ sở Đảng đầu tiên của huyện Phú Bình được thành lập
ở Kha Sơn Hạ, bảy tháng sau, tháng 2/1944 chi bộ Kha Sơn Thượng ra đời và
đến tháng 7/1945, Ban cán sự Đảng bộ huyện Phú Bình được thành lập.
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Nắm thời cơ đó, ngày 14/3, chi
bộ Kha Sơn Hạ, Kha Sơn Thượng đã phát động nhân dân trong xã đứng lên
giành chính quyền thắng lợi. Từ thắng lợi ở Kha Sơn, liên tiếp các xã trong
huyện lần lượt nổi dậy giành chính quyền thành công. Đến cuối tháng 4/1945,
chính quyền các xã trong huyện cơ bản đã về tay nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Phú Bình đã
góp công lớn đập tan chiến dịch “Hải cẩu” tấn công lên Việt Bắc của 3000
quân Pháp tháng 10/1950. Trong chiến dịch này quân và dân Phú Bình đã tiêu
diệt và làm bị thương hơn 1000 tên địch, bắn cháy 4 ca nô trên sông Cầu, song
quan trọng hơn cả là làm chậm kế hoạch tấn công của chúng lên thị xã Thái
Nguyên. Đồng thời, âm mưu hỗ trợ đồng bọn ở Biên giới tháo chạy của chúng
15
cũng không còn cơ hội thực hiện. Trong 9 năm kháng chiến Phú Bình đã động
viên được 2.716 thanh niên tòng quân, 6.244 người tham gia dân quân du kích,
72.500 lượt người đi dân công, 230 người hi sinh ngoài mặt trận.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phú Bình đã có gần 9.500

nam, nữ xung phong vào bộ đội, hơn 500 đoàn viên gia nhập thanh niên xung
phong, có mặt khắp các chiến trường Đông Dương. Nhiều người đã lập công
xuất sắc như anh hùng Phạm Thanh Ngân bắn rơi 8 máy bay của đế quốc Mỹ,
được bầu vào Bộ chính trị ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII, được
phong hàm Thượng Tướng. Riêng trong kháng chiến chống Mỹ đã có hơn
1200 người hi sinh ngoài mặt trận. Cùng với sức người, nhân dân Phú Bình
còn đóng góp hơn 20.000 tấn thóc, hàng nghìn tấn đỗ, lạc và thực phẩm cho
kháng chiến.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Phú Bình đã có
11.816 người trực tiếp cầm súng đánh giặc, 1.340 người đã anh dũng hi sinh,
813 người bị thương, trong đó có nhiều thương binh nặng, 125 gia đình có
công với nước, 36 lão thành cách mạng, 6 cán bộ hoạt động tiền khởi nghĩa đã
được nhà nước khen thưởng, 15.339 Huân huy chương các loại; huyện Phú
Bình, hai xã Kha Sơn, Lương Phú và đồng chí Phạm Thanh Ngân được nhà
nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, 24 bà
mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.[17, 948]
Tiểu kết
Phú Bình là một huyện có đặc điểm đa dạng về địa hình có cả miền núi,
trung du và đồng bằng, thuận tiện cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp.
Địa hình có nhiều đồi núi thấp tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây
dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp. Sự
phát triển của mạng lưới đường giao thông quốc gia và nội tỉnh, nhất là QL37
và những trục đường được xây dựng và nâng cấp nối liến huyện với các địa
phương giáp ranh và thủ đô, Phú Bình sẽ có những vận hội mới phát triển
kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đây là huyện có
truyền thống lịch sử lâu đời, nhân dân cần cù lao động, đoàn kết cùng nhau
16
xây dựng quê hương nên Phú Bình là địa phương luôn giữ vững ổn định chính
trị, xã hội. Tuy nhiên Phú Bình cũng có không ít những khó khăn như: xuất
phát điểm để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất thấp so

với mặt bằng chung toàn quốc; là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu;
chất lượng đất xấu nên năng suất thực tế không cao và tiềm năng tăng năng
suất cây trồng hạn chế. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn. Dân cư đa dạng do nhiều bộ phận hợp thành và
đông đúc làm cho huyện có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ lao động
thấp sẽ tạo ra cho Phú Bình những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt
là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa… Những khó khăn thách thức này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển của phong trào xây dựng Làng văn hóa của huyện.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm và đầu tư của Đảng và
Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có sự thay đổi rõ rệt, đời sống
vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
17
Chương 2.
PHONG TRÀO XÂY DỰNG LÀNG, KHU DÂN CƯ VĂN HÓA Ở
HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 2001 - 2010)
2.1. Những chủ trương về xây dựng Làng văn hóa.
2.1.1. Chủ trương của Đảng
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hàng loạt các văn kiện của Đảng về
lĩnh vực văn hóa được ra đời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới và
yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt quan trọng
là tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã thông qua “cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (1991). Trong cương
lĩnh này, Đảng ta đã xác định nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một
trong sáu đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng [20,166]. Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng và
phát triển sự nghiệp văn hóa Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống văn
hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Vận động

toàn dân thực hiện lối sống cần kiệm, văn minh, lịch sự; phổ biến rộng rãi
trong nhân dân những kiến thức văn hóa cần thiết cho sản xuất và đời
sống....”[Dẫn theo 18, 171]
Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã
ban hành Nghị quyết về vấn đề “xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc”. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu cũng như
những hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở thời kỳ phát
triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
trên tầm cao của sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã xác định phương hướng
chung để xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam: “phương hướng chung
của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền
thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự cường xây dựng và bảo
18
vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,….”[2, 15]
Trong nghị quyết này, Đảng ta đã khái quát hóa năm quan điểm chỉ đạo
cơ bản để xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc.
3. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
4. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng
lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
5. Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp
cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Năm quan điểm này thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về
văn hóa ở bình diện khái quát cao, bao quát được toàn bộ những vấn đề cốt lõi
của việc xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Sự sáng tạo của

Đảng không chỉ dừng lại ở việc nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn vai trò của
văn hóa trong sự nghiệp đổi mới mà còn thể hiện ở việc xác định rõ phương
hướng, đặc trưng, tính chất, động lực và đặc thù của hoạt động xây dựng và phát
triển văn hóa.
Để thực hiện phương hướng về quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển
văn hóa, Đảng ta đã đề ra 10 nhiệm vụ và 4 giải pháp lớn, trong đó có: Phát
động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huy động mọi
lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ
quan Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội tích cực tham gia, thực hiện phong
trào, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào
từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào
mọi lĩnh vực sinh hoạt, vào quan hệ con người; tạo ra trên đất nước ta đời sống
tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự
19
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. [6, 38]
Để thực hiện Nghị quyết của Đảng, ngày 23 tháng 12 năm 1999, Thủ
tướng Chính phủ đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động
phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cấp Trung ương
nhằm chỉ đạo, định hướng phối hợp hoạt động, phát huy nội lực của toàn xã
hội thực hiện thắng lợi phong trào to lớn này.
Từ ngày 12 tháng 4 năm 2000 và những năm sau đó, Ban chỉ đạo đã
ban hành kế hoạch triển khai phong trào trào Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa trên phạm vi cả nước. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch là:
1. Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo.
2. Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh.
3. Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc
theo pháp luật.
4. Xây dựng môi trường văn hóa, sạch - đẹp – an toàn;
5. Xây dựng các thiết chế văn hóa – thể thao và nâng cao chất lượng

các hoạt động văn hóa – thể thao cơ sở.
Để thực hiện các nội dung chủ yếu trên, kế hoạch đề ra các phong
trào cụ thể sau:
1. Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến;
2. Xây dựng gia đình văn hóa;
3. Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư;
4. Xây dựng làng, bản, ấp, khu phố văn hóa;
5. Xây dựng công sở, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang … có
nếp sống văn hóa;
6. Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại;
20
7. Đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo.[25, 193 - 204]
Như vậy, nghị quyết hội nghị trung ương 5 khóa VIII đã bao quát
được tổng thể những nội dung cơ bản và chủ yếu để xây dựng và phát triển
văn hóa trong thời kỳ đổi mới, là “Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về văn
hóa của cách mạng nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
[Dẫn theo 18, 182]. Vì vậy, nó đã nhanh chóng có sức lan tỏa sâu rộng trong
cuộc sống, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, hình
thành nhiều phong trào văn hóa ở các vùng miền, thu hút đông đảo quần
chúng tham gia, góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã
hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Sự hình thành của phong trào xây dựng làng văn hoá là nhu cầu đòi
hỏi tất yếu trong sự chuyển mình đi lên của khu vực nông thôn nói chung
và của các địa bàn dân cư như xóm, tổ, khối phố dân cư nói riêng. Năm
2001, Bộ Văn hoá Thông tin đã ban hành Quy chế công nhận danh hiệu gia
đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá. Tới năm 2003, các danh hiệu
“làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá, gia đình văn hoá” được đưa vào trong
Luật thi đua khen thưởng. Theo đó, việc công nhận gia đình văn hoá được
định kỳ tiến hành 1 năm ở cấp cơ sở, danh hiệu làng văn hoá được định kỳ
bình xét 3 năm/lần. Đây thực sự là những cơ sở pháp lý quan trọng để định

hướng nội dung, hình thức, nhiệm vụ mục tiêu cụ thể và các giải pháp xây
dựng làng văn hoá ở nước ta.
2.1.2. Chủ trương của tỉnh Thái Nguyên.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng,
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra chủ trương về việc phát triển đời sống văn
hóa của nhân dân: “Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa và đời sống
văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát triển xây dựng làng, bản, khu
phố văn hóa, tạo môi trường văn hóa lành mạnh để bài trừ các hủ tục, đẩy lùi
các hiện tượng tiêu cực các tệ nạn xã hội…. Tiếp tục đưa các hoạt động văn
21
hóa thông tin về cơ sở vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc…” [14, 39].
Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành chỉ thị số 05/CT – TU ngày 14/10/1998
về việc thực hiện nếp sống văn hóa thực hành tiết kiệm trong việc cưới việc
tang và lễ hội. Tiếp đó UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số
2530/1998/ QĐ-UB về việc thực hiện nếp sống văn minh thực hành tiết kiệm
trong việc cưới việc tang và lễ hội. Ngày 3/7/1999, Ban thường vụ tỉnh ủy đã
ban hành quyết định số 339 - QĐ/TU thành lập ban chỉ đạo phong trào Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Thái Nguyên và đề ra chương
trình thực hiện phong trào.
Mục tiêu tổng quát của phong trào là:
Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, làm cho phong trào phát triển ngày
càng sâu rộng, đồng đều, thực chất và bền vững; thực sự được các cấp các
ngành quan tâm lãnh đạo chỉ đạo; được đông đảo các cán bộ và các tầng lớp
nhân dân tham gia hưởng ứng mạnh mẽ.
Tăng cường sự phối hợp với các ngành, các tổ chức thành viên lồng
ghép giữa việc thực hiện các chương trình, các cuộc vận động, các phong trào
thi đua yêu nước với cuộc vận động. Phối hợp chặt chẽ với ngành Văn hóa thể
thao và du lịch trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc vận động, nhất là

trong việc công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư tiên tiến”,
tạo tiền đề xây dựng thôn, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.
Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa văn hóa truyền thống, bảo tồn
có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần các hủ
tục lạc hậu, từng bước hình thành các phong tục tập quán mới văn minh, sống
và làm việc theo pháp luật, phù hợp với các yêu cầu chung của xã hội.
Tiếp tục tổng kết nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, đổi mới
công tác thi đua khen thưởng, cần ghi nhận và giải quyết một cách tích cực
nhất những kiến nghị về kinh phí của cuộc vận động ở khu dân cư và đội ngũ
cán bộ Mặt trận để có các cơ chế, điều kiện đảm bảo cho cuộc vận động
không ngừng được mở rộng và nâng cao chất lượng.
22
Xây dựng và phấn dấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy tắc về nếp sống
văn hóa. Huy động nguồn nhân lực của toàn xã hội tham gia các hoạt động
sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn
hóa phát triển, từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp
phần thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển.
Những nội dung chủ yếu của phong trào là:
1. Triển khai thực hiện phong trào sâu rộng, đồng đều ở các vùng trong
toàn huyện
2. Tiếp tục thực hiện những nội dung chủ yếu của phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
3. Nâng cao chất lượng các phong trào cụ thể: phong trào người tốt việc
tốt, xây dựng gia đình văn hóa
4. Gắn kết phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với
đời sống kinh tế chính trị văn hóa
Để thực hiện được những mục tiêu và nội dung nêu trên, các văn bản
của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã chỉ rõ những biện pháp cụ thể như sau:
- Củng cố và nâng cao nhận thức.
- Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp giữa các
ngành đoàn thể.
- Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa, đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng
phong trào.
- Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.
Xác định rõ xây dựng gia đình văn hóa, Làng/Khu dân cư văn hóa là
nội dung quan trọng và thiết yếu của cuộc vận động, “góp phần làm cho văn
hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, và từng người, từng
gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư...” [3, 15 - 16]. Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã chủ động phối hợp với ngành văn hóa
- thông tin cụ thể hóa chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện
Nghị quyết Trung Ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn
23
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Căn cứ Quyết định số
01/2002/QĐ/-BVHTT ngày 2/1/2001 của Bộ trưởng bộ văn hóa thông tin về
việc ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng, bản, xóm,
phố, cơ quan văn hóa. Ngày18/03/2004 UBND tỉnh ban hành quy định tiêu
chuẩn công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn
hóa, cơ quan văn hóa. Trong đó có những quy định chung là:
Danh hiệu Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Cơ quan văn hóa có hai
cấp công nhận:
Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Cơ quan văn hóa cấp huyện do chủ
tịch UBND huyện (Thành phố, Thị xã) công nhận.
Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Cơ quan văn hóa cấp tỉnh do chủ
tịch UBND tỉnh công nhận.
Việc công nhận Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Cơ
quan văn hóa phải đảm bảo nguyên tắc công khai dân chủ đúng tiêu chuẩn.
Những quy định cụ thể về công nhận làng văn hóa:
1. Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển
2. Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

3. Có môi trường cảnh quan sạch đẹp.
4. Thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. [31]
2.1.3. Chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Bình.
Thực hiện theo chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Bình trong các kỳ
Đại hội Đảng lần thứ XXIII (11/2000), XXIV (10/2005), XXV (8/2010) “Tăng
cường hơn nữa công tác lãnh đạo chỉ đạo và quản lý của Nhà nước trong các hoạt
động văn hóa, quản lý khai thác, phát huy những giá trị về văn hóa, du lịch... trên địa
bàn huyện. Thực hiện tốt phong trào: Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa…”[16,
25], Ban chấp hành Đảng bộ và Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình đã đề ra chương
trình, kế hoạch phát triển đời sống văn hóa cơ sở huyện.
Thứ nhất, về mục đích yêu cầu, Huyện uỷ và UBND huyện khẳng định
phong trào cần đạt những mục đích sau:
24
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong các cấp ủy Đảng, Chính quyền,
ban ngành, đoàn thể, từ trong các cơ quan nhà nước đến ngoài xã hội, trong cán
bộ, đảng viên,các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hóa và con người
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và của huyện.
- Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự
phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể để tạo nên sức mạnh đồng bộ, đẩy
mạnh các phong trào đang triển khai như: phong trào xây dựng gia đình văn
hóa, xây dựng phong trào “Người tốt việc tốt”, phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng “cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp…đạt chuẩn văn hóa”, phong trào “Toàn dân rèn luyện theo
gương Bác Hồ vĩ đại”, phong trào “Học tập, lao động sáng tạo”….
- Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa văn hóa, xây dựng và từng bước
nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở đồng bộ cả về cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, nội dung, phương thức hoạt động và
thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có trong phong
trào chung TDĐKXDĐSVH, đồng thời lồng ghép bổ sung nội dung văn hóa

vào các phong trào hiện có của các ban ngành, đoàn thể ở các địa phương
trong huyện.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của phong trào TDĐKXDĐSVH, tạo
chuyển biến cơ bản trong việc: thực hiện nếp sống văn minh; xây dựng môi
trường văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, giữ gìn, phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống lành mạnh của dân tộc; xây dựng các thiết chế
văn hóa thông tin – thể dục thể thao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho
nhân dân, nhất là những nhân dân ở vùng núi, vùng khó khăn của huyện.
Đồng thời thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế chính trị của huyện.
Thứ hai, về mục tiêu và những nội dung chủ yếu, bao gồm những mục
tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Đó là:
25

×