Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hệ thống tiêu chuẩn khí thải châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.71 KB, 3 trang )

Hệ thống tiêu chuẩn khí thải châu Âu
Theo lộ trình, giai đoạn 2005-2008, nước ta sẽ xây dựng tiêu chuẩn
chất lượng khí thải xe hơi phù hợp với Euro I trong hệ thống tiêu
chuẩn châu Âu. Đây là một trong những hệ thống tiêu chuẩn tiên
tiến nhất, được áp dụng rộng rãi trên thế giới, gồm cả Trung Quốc
và các nước Đông Nam Á.
Châu Âu là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô thế giới bởi những
phát minh sáng chế đầu tiên về động cơ đốt trong ra đời từ lục
địa này. Sự phát triển vượt bậc của thị trường ôtô giai đoạn 1960-
1970 và bài học về cái chết của 80 người dân New York trong 4
ngày thời tiết đảo lộn do ô nhiễm không khí, buộc chính phủ của
các nước châu Âu xây dựng một chương trình cắt giảm khí thải
xe hơi vào năm 1970. Tuy nhiên, phải đến năm 1987, dự luật
hoàn chỉnh quy định giá trị nồng độ giới hạn của các loại khí thải
mới được thông qua và người ta vẫn thường gọi đó là Euro 0.
Trải qua 18 năm, thêm 4 tiêu chuẩn nữa được ban hành bao gồm:
Euro I năm 1991, Euro II năm 1996, Euro III năm 2000 và Euro
IV năm 2005. Với mỗi tiêu chuẩn mới ra đời, nồng độ giới hạn
của khí thải lại thấp hơn tiêu chuẩn trước.
Hệ thống Euro áp dụng cho tất cả các loại xe trên 4 bánh lắp động
cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu, LPG (Liquefied
Petroleum Gas) và chia theo tính năng như: xe du lịch, xe công
suất nhỏ, xe công suất lớn và xe bus.
Khí thải gây ô nhiễm là những
hợp chất độc hại có ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khỏe con người
và môi trường trong thời gian dài bao gồm: cacbon oxít (CO), nitơ
oxít (NOx), hydrocacbon nói chung (HC) và thành phần bụi bay
theo (Particulate Matter-PM). Điển hình nhất trong số các khí trên
là cacbon oxít (CO), sinh ra do quá trình cháy không hoàn toàn
các hợp chất chứa cacbon. Loại khí này có khả năng làm mất vai


trò vận chuyển oxy của hemoglobin một cách nhanh chóng nhờ
tạo liên kết bền với nguyên tố sắt (Fe) - thành phần quan trọng của
hemoglobin- và là tác nhân chính gây ra hiện tượng ngất do hít
Tiêu chuẩn Euro đối với từng loại xe.
*Mỗi ngày mất 1 tỷ do ô nhiễm
phải quá nhiều khói lò gạch ở các vùng quê Việt Nam.
Phương pháp xác định
Trong các tài liệu về hệ thống tiêu chuẩn Euro, giá trị nồng độ khí
có thể khác nhau tùy theo cách đánh giá. Cách thứ nhất xác định
nồng độ khí thải theo hành trình của phương tiện bằng đơn vị
“g/km”. Cách thứ hai đánh giá theo công do động cơ sinh ra, lúc
đó giá trị nồng độ khí thải có thứ nguyên “g/kWh”.
Bên cạnh kết cấu động cơ, lượng khí thải phụ thuộc rất lớn vào
những yếu tố như: thời gian khởi động, tải trọng, vận tốc, độ ổn
định của vận tốc và loại đường vận hành. Nhằm đưa toàn bộ ảnh
hưởng của những nhân tố trên vào mô hình hóa thực nghiệm, các
nhà kiểm định đưa ra hai phương pháp: ESC (European Steady
Cycle - Chu trình thực nghiệm ổn định) và ETC (European
Transient Cycle - chu trình thực nghiệm tức thời).
ESC là phương pháp kiểm định tiến hành theo nhiều giai đoạn. Ở
mỗi giai đoạn, vận tốc và tải trọng của xe không đổi. Nhưng khi
chuyển sang giai đoạn khác người ta sẽ thay đổi hai thông số đó
một cách ngẫu nhiên. Trong suốt quá trình thực hiện, khí thải liên
tục đi qua thiết bị đo nồng độ và giá trị cuối cùng là trung bình
cộng của toàn bộ các giai đoạn. ESC phù hợp với điều kiện vận
hành trên đường trường, ít thay đổi vận tốc và tải trọng.
Không giống với ESC, phương pháp ETC dựa trên việc thay đổi
vận tốc, tải trọng một cách tức thời. Người ta không cho khí thải
qua thiết bị đo ngay mà gom vào một túi khí plastic và phân tích
sau khi kết thúc thực nghiệm. ETC thích hợp cho điều kiện chạy

trong thành phố, phải liên tục thay đổi vận tốc cũng như tải
trọng.
Hệ thống tiêu chuẩn Euro thường xuyên được nghiên cứu, cập
nhật theo tình hình sử dụng ôtô ở các nước thành viên liên minh
châu Âu. Những báo cáo về lượng xe hơi và nồng độ khí thải
trong không khí là cơ sở để các nhà chức trách đưa ra những quy
định mới do khoảng thời gian áp dụng của Euro thường không ấn
định trước. Ví như chỉ 3 năm sau khi có hiệu lực, Euro IV sẽ được
thay thế bằng tiêu chuẩn mới, Euro V.
Biểu đồ về mức độ khí thải cho phép của các tiêu chuẩn Euro.
Những quy định hết sức khắt khe của Euro V khiến các hãng sản
xuất ôtô lại tiếp tục thay đổi kết cấu động cơ nhằm tăng hiệu suất
cháy, lắp đặt bộ chuyển hóa xúc tác (catalytic converter), thay đổi
nguồn nhiên liệu và nghiên cứu thiết kế quy trình sản xuất thân
thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Euro còn quy định các loại xe
hoạt động tại châu Âu phải thỏa mãn tiêu chuẩn trong vòng
80.000 km. Nếu không đáp ứng được yêu cầu trên, nhà sản xuất s

phải thu hồi toàn bộ loại sản phẩm đó.
Việt Nam và Euro
Mặc dù mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn là đáng
báo động nhưng do khó khăn về kinh thế, kỹ thuật nên Việt Nam
chưa thể áp dụng ngay hệ thống tiêu chuẩn Euro. Đến 2007,
chúng ta mới có thể quy định Euro I cho xe hơi, tiếp đế
n là Euro II
năm 2010. Trong khi đó, hầu hết các nước Đông Nam Á đã và
đang chuẩn bị chuyển sang Euro II, thậm chí là Euro III. Dù sớm
hay muộn, áp dụng tiêu chuẩn Euro để kiểm soát lượng khí thải là
nhiệm vụ cần thiết bởi những ảnh hưởng về môi trường và sức
khỏe con người là hết sức to lớn.

×