1/8
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH LONG
ĐỀ THI THỬ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét 5 gen, gen thứ nhất và gen thứ hai mỗi gen có 3
alen cùng nằm trên một NST thường; gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn không tương đồng của
NST X; gen thứ tư và gen thứ năm mỗi gen có 2 alen cùng nằm trên đoạn tương đồng X, Y. Không
có đột biến xảy ra, theo lý thuyết, có tối đa bao nhiêu kiểu giao phối xảy ra trong quần thể khi xét
năm gen trên
A. 2177 . B. 195840. C.17625600. D. 97920 .
Câu 2: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen
D d
e E
AaBbX X
đã xảy ra hoán vị gen giữa
các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử
d
e
abX
được tạo ra từ cơ thể này là
A. 2,5%. B. 5,0%. C. 10,0%. D. 7,5%.
Câu 3: Kết luận nào sau đây là không chính xác khi nói về hình tháp sinh thái?
A. Hình tháp được xây dựng trên cơ sở bậc dinh dưỡng của các loài trong chuỗi thức ăn.
B. Để xây dựng hình tháp sinh thái có thể căn cứ vào tổng số lượng cá thể hoặc tổng sản lượng
hoặc năng lượng của mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Các hình tháp sinh thái lúc nào cũng có dạng hình tháp chuẩn nhỏ dần từ đáy lên đỉnh.
D. Trong tháp sinh thái, tổng năng lượng của bậc dinh dưỡng cao luôn nhỏ hơn tổng năng lượng
của bậc dinh dưỡng thấp.
Câu 4: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không
hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần
thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.
B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.
C. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng.
D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.
Câu 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.
Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F
1
.
Chọn ngẫu nhiên hai cây F
1
cho giao phấn với nhau, thu được F
2
gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây
quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F
2
là
A. 5AAA : 1AAa : 5Aaa : 1aaa. B. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa.
C. 5AAA : 1AAa : 1Aaa : 5aaa. D. 1AAA : 5AAa : 1Aaa : 5aaa.
Câu 6: Qua nghiên cứu người ta thấy rằng dạng ruồi có đột biến chống DDT phát triển mạnh trong
môi trường có DDT, trong môi trường không có DDT thì chúng có sức sống kém hơn dạng bình
thường. Từ kết quả này cho phép kết luận điều gì?
A. Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tuỳ thuộc vào tổ hợp gen.
MÃ ĐỀ: 247
2/8
B. Tần số đột biến cao hay thấp tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường.
C. Dạng ruồi bị đột biến có sức sống không ổn định.
D. Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tuỳ thuộc vào môi trường.
Câu 7: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, khi cho lai giữa hai cá thể có kiểu gen
AaBbDdEe x AaBBDdee thì tỉ lệ con sinh ra có kiểu gen gồm 3 alen trội là bao nhiêu?
A. 15/18. B. 15/64 C. 1/4. D. 15/32
Câu 8: Cho các dữ kiện sau:
I. Một đầm nước mới xây dựng.
II. Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần, các loài động vật chuyển vào
sống trong lòng đầm ngày một nhiều.
III. Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ
mọc ven bờ đầm.
IV. Đầm nước nong biến thành vùng đất trũng, cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm.
V. Hình thành cây bụi và cây gỗ.
Sơ đồ nào sau đây thể hiện quá trình diễn thế ở đầm nước nong?
A. I → III → II → IV → V. B. I → III → II → V → IV.
C. I → II → III → IV → V. D. I → II → III → V → IV.
Câu 9: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột
biến. Trong một phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 5A-B- : 1aaB- :
4A-bb : 2aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên ?
A. Ab//aB x Ab//ab . B. AB//ab x Ab//aB. C. AB//ab x Ab//ab. D. AaBb Aabb.
Câu 10: Cho giao phấn giữa cây hoa trắng và cây hoa đỏ (P), thu được F
1
gồm toàn cây hoa trắng.
Cho F
1
tự thụ phấn, thu được F
2
gồm ba kiểu hình: 1089 cây hoa trắng, 271 cây hoa đỏ, 89 cây hoa
vàng. Cho các cây hoa trắng ở F
2
giao phấn với nhau. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lý thuyết,
xác suất xuất hiện cây hoa vàng ở F
3
là
A.1/288. B. 1/256. C. 1/144. D. 1/36.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về tác động của chọn lọc tự nhiên là không đúng?
A. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những
quần thể kém thích nghi.
B. Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt
kiếm ăn, tự vệ, sinh sản.
C. Chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hóa
khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới bảo tồn cá thể hơn là quần thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh
giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.
Câu 12: Khi nói về mức phản ứng của một kiểu gen, kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Trong cùng một kiểu gen, các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
B. Mức phản ứng phụ thuộc vào kiểu gen của cơ thể và môi trường sống.
C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp hơn tính trạng số lượng.
3/8
4
3
5
1
2
6
7
Lưới thức ăn
D. Mức phản ứng quy định giới hạn năng suất của giống vật nuôi và cây trồng.
Câu 13: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a
quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được
tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy
mầm. Nếu đem các cây nảy mầm này ngẫu phối, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp ở đời con tính theo
lý thuyết là
A. 13/25. B. 17/32 . C. 15/64. D. 1/8.
Câu 14: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.
B. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F
1 sau
đó tăng dần qua các thế hệ.
C. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho
ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
D. Các con lai F
1
có ưu thế lai cao sẽ luôn được giữ lại để làm giống.
Câu 15: Trong lưới thức ăn được mô tả ở hình bên, khi bậc dinh
dưỡng đầu tiên bị nhiễm kim loại nặng thì con vật nào tích tụ
hàm lượng lớn nhất?
A. Con mang số 1. B. Con mang số 4.
C. Con mang số 6. D. Con mang số 7.
Câu 16: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
để tạo ra F
1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là
A. (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (2). D. (1), (4).
Câu 17: Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt,
mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R
cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu
(P) thụ phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu;
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
Kiểu gen của cây (P) là
A. AaBBRr. B. AABbRr. C. AaBbRr. D. AaBbRR.
Câu 18: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không quá dài?
A. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
B. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
C. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.
4/8
D. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 19: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn
gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Câu 20: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp
ß
-caroten trong hạt.
(2) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ.
(3) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
(4) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(5) Tạo giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người trong sữa.
(6) Tạo giống cây pomato mang đặc tính của khoai tây và cà chua.
(7) Tạo giống vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của người.
Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng công nghệ gen?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 21: Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F
1
toàn cây hoa đỏ.
Cho cây F
1
tự thụ phấn, thu được F
2
gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến,
tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F
2
là
A. 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 1 : 1. B. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1.
C. 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 . D. 3 : 3 : 1 : 1 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1.
Câu 22: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200
nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai
cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa
tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là
A. Bbbb. B. BBbb. C. Bbb. D. BBb.
Câu 23: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng Mặt Trời 10
9
kcal/m
2
/ ngày. Năng suất sinh học sơ
cấp chiếm 2%. Năng lượng mất đi khi chuyển sang sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 80%. Sinh vật tiêu thụ
bậc 2 sử dụng được 4.10
5
kcal. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ
bậc một là
A. 50%. B. 20%. C. 15%. D. 10%.
Câu 24: Khi làm tiêu bản tạm thời để quan sát nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi, người ta muốn cố
định các nhiễm sắc thể thì trữ mẫu trong hỗn hợp dung dịch
A. 3 cồn 90% : 1 axit axetic. B. oocxein 4-5% : axit axetic 45%.
C. carmin 4-5% : axit axetic 45%. D. 1 cồn 90% : 1fucsin.
Câu 25: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với
nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 20cm. Cho lai giữa cây cao nhất
với cây thấp nhất có chiều cao 100cm, thu được F
1
. Cho F
1
giao phấn với nhau, thu được F
2
gồm 9 loại kiểu
hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cây có chiều cao 140cm ở F
2
chiếm tỉ lệ
A. 15/32. B. 3/4. C. 7/64. D. 7/32.
5/8
Câu 26: Ở lúa 2n = 24. Ảnh chụp dưới kính hiển vi của một tế bào cây lúa đang phân chia cho thấy
12 NST, mỗi chiếc gồm 2 crômatit. Giai đoạn nào của sự phân bào cho phép thu được bức ảnh trên?
A. Kì trước của giảm phân II. B. Kì cuối của giảm phân II.
C. Kì trước của nguyên phân. D. Kì trước của giảm phân I.
Câu 27: Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình
thường. Gọi gen R quy định hạt đỏ, trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Lai P: ♂ RRr
(2n+1) x ♀ RRr (2n+1), tỉ lệ kiểu hình ở F
1
là
A. 17 đỏ: 1 trắng. B. 5 đỏ: 1 trắng. C. 35 đỏ: 1 trắng. D. 11 đỏ: 1 trắng.
Câu 28: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của
quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố
tiến hóa khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là
A. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa. B. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa.
C. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa. D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa.
Câu 29: Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
(1). Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng.
(2). Cánh chim và cánh côn trùng.
(3). Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác.
(4). Chân chuột chũi và chân dế nhũi.
(5). Cánh dơi và tay người.
(6). Mang cá và mang tôm.
(7). Gai xương rồng và gai hoa hồng.
Phát biểu đúng là:
A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (7). C. (2), (4), (6). D. (4), (5), (7).
Câu 30: Xét các bệnh tật di truyền do đột biến ở người như sau: (1) Bệnh phêninkêtô niệu, (2) Hội
chứng Đao, (3) Ung thư máu, (4) Bệnh máu khó đông, (5) Tật dính ngón tay số 2 và số 3. Số bệnh tật
di truyền phân tử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 31: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
C. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
D. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
Câu 32: Ở phép lai giữa ruồi giấm
ab
AB
X
D
X
d
với ruồi giấm
ab
AB
X
D
Y cho F
l
có kiểu hình đồng hợp
lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tỉ lệ đời con có ít nhất 1 tính trạng trội là
A. 45,625% . B. 47,8125%. C. 91,25% . D. 95,625%.
Câu 33: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có
2 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện thể một kép ứng với tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo
lý thuyết, các thể một kép này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét ?
A. 1180980. B. 3628800. C. 590490. D. 2361960.
6/8
Câu 34: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn
so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm
5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể
mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ
A. 0,5%. B. 90,5%. C. 3,57%. D. 3,45%.
Câu 35: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định, bệnh máu khó đông do
gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X qui định. Ở một cặp vợ chồng, bên
phía người vợ có bố, bà ngoại và ông nội bị bệnh máu khó đông, có bà nội và mẹ bị bệnh bạch tạng.
Bên chồng có em trai bệnh bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị 2 bệnh này.
Cặp vợ chồng này sinh một đứa con, xác suất để đứa con này bị cả 2 bệnh là
A. 4,16%. B. 3,125%. C. 12,5%. D. 6,25%.
Câu 36: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả
năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có
kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A.
2
9
. B.
1
2
. C.
17
18
. D.
4
9
.
Câu 37: Phương pháp nào giúp khẳng định một gen quy định một tính trạng bất kì nằm trên nhiễm
sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính?
A. Phân tích kết quả lai ở thế hệ con dựa trên xác suất thống kê.
B. Hoán đổi vị trí của các cá thể bố mẹ trong thí nghiệm lai (lai thuận nghịch).
C. Lai giữa cá thể có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn (lai phân tích).
D. Lai trở lại đời con với các cá thể thế hệ bố mẹ và phân tích kết quả lai ở thế hệ con.
Câu 38: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
B. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
C. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp và chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
Câu 39: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, phương pháp tạo giống bằng tạo dòng tế bào xôma
có biến dị được sử dụng trong việc
A. tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu.
B. tạo ra các đột biến ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên thành thể khảm.
C. tạo ra các giống cây trồng mới, có kiểu gen giống nhau của từ một số giống ban đầu.
D. tạo ra các dòng tế bào đơn bội, các dòng tế bào này có các kiểu gen khác nhau.
Câu 40: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen
AD
ad
đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D
và d với tần số 18%. Tính theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế
bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d là
A. 180. B. 820. C. 360. D. 640.
Câu 41: Cho các thông tin:
(1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được.
7/8
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin.
(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay
đổi chức năng của prôtêin.
(4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng.
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở
người là
A. (2), (3), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4).
Câu 42: Tia tử ngoại thường được dùng để tạo giống bằng phương pháp gây đột biến trên những đối
tượng nào?
A. Hạt phấn, hạt khô. B. Hạt phấn, bào tử, vi sinh vật.
C. Hạt nảy mầm, hạt phấn. D. Bào tử, hạt phấn.
Câu 43: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thường dẫn đến thoái hoá giống là do
A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp nên bị đào thải khỏi
quần thể.
B. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại và được di truyền cho thế hệ sau.
C. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình vì chúng được đưa về thể đồng hợp.
D. tập trung các gen trội có hại ở các thế hệ sau gây thoái hóa giống.
Câu 44: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại khỏi
quần thể nhanh nhất ?
A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.
C. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y.
D. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 45: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.
B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
Câu 46: Nhận xét nào sau đây đúng?
1. Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đọan phát triển phôi thai.
2. Bằng chứng sinh học phân tử là so sánh giữa các loài về cấu tạo chuỗi pôlipeptit hoặc
pôlinuclêôtit.
3. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β -Hb như nhau chứng tỏ cùng
nguồn gốc thì gọi là bằng chứng tế bào học.
4. Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng
cùng tổ tiên xa thì gọi là bằng chứng phôi sinh học.
5. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung
của sinh giới thuộc bằng chứng sinh học phân tử.
Phương án chọn là:
A. 1,2,3,4. B.1,2,4,5. C. 1,4,5. D. 3,4,5
8/8
Câu 47: Ở người, trong một quần thể đang đạt trạng thái cân bằng di truyền, theo dõi một bệnh di
truyền do một cặp gen gồm 2 alen qui định, trong đó tần số alen lặn là 0,3. Trong một dòng họ, bệnh
này được ghi nhận theo sơ đồ phả hệ sau:
Nếu người con gái số 5 lấy chồng bình thường thì xác suất để cặp vợ chồng này sinh đúng hai người
con trong đó có một con trai bình thường và một con gái bị bệnh là bao nhiêu?
A. 1/338 . B. 1/169. C. 3/26. D. 6/169.
Câu 48:
1. bệnh sốt rét A. kí sinh
2. cây nắp ấm ăn sâu bọ B cộng sinh
3. chim sáo và trâu rừng C. hợp tác
4 .cá ép sống bám trên cá lớn D. thực vật ăn động vật
5. cây tằm gửi trên thân cây gỗ E. hội sinh
6. vi khuẩn lam và bèo hoa dâu F.cạnh tranh
Sự kết cặp nào là đúng nhất về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã?
A. 1-A; 2-D; 4-E; 6-B. B. 1-A;2-D;3-C; 4-B.
C. 2-D; 3-E; 5-A; 6-B. D. 3-C; 4-E; 5-F; 6-C.
Câu 49: Ở người, bệnh mù màu đỏ lục do đột biến gen lặn a nằm trên NST giới tính X qui định,
alen A qui định khả năng nhìn màu bình thường. Người chồng bình thường về bệnh này kết hôn với
người phụ nữ bình thường mang cặp gen dị hợp sinh được đứa con trai vừa bị bệnh mù màu vừa
mắc hội chứng Claiphentơ. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên là hợp lí hơn cả?
A. Cặp NST giới tính của mẹ bị rối loạn phân li ở kì sau của giảm phân II, bố bình thường.
B. Cặp NST giới tính của bố bị rối loạn phân li ở kì sau của giảm phân I, mẹ bình thường
C. Cặp NST giới tính của mẹ bị rối loạn phân li ở kì sau của giảm phân I, bố bình thường.
D. Cặp NST giới tính của bố bị rối loạn phân li ở kì sau của giảm phân II, mẹ bình thường.
Câu 50: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây
(1)
AAaaBBbb AAAABBBb
(2)
AaaaBBBB AaaaBBbb
(3)
AaaaBBbb AAAaBbbb
(4)
AAAaBbbb AAAABBBb
(5)
AAAaBBbb Aaaabbbb
(6)
AAaaBBbb AAaabbbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình
thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo
tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
A. (2) và (4). B. (3) và (6). C. (1) và (5). D. (2) và (5).
HẾT
Quy ước
: Nam bình thường
: Nữ bình thường
: Nam bị bệnh
: Nữ bị bệnh
?
1
2
3
4
5
6
I
II
III
9/8
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 247
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐA C A C B B D B A C D D B B C D D A C B B
CÂU
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
ĐA C A D A C A A C A B B D A D A C B B A D
CÂU
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
ĐA D B C A A B D A A D