Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.09 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (3,0 điểm)
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có những thuận lợi
và khó khăn gì? Trong những khó khăn đó, khó khăn nào là nguy hiểm nhất, nước ta đã có
những giải pháp gì để giải quyết?
Câu 2 (2,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), chiến thắng quân sự nào của quân
dân miền Nam in đậm dấu ấn trong lịch sử dân tộc Việt Nam ? Trình bày suy nghĩ về sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu 3 (2,0 điểm)
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới đất nước trong hoàn cảnh lịch sử nào? Sự kiện nào mở
đầu công cuộc đổi mới đất nước của Đảng? Anh (chị) hiểu thế nào về đường lối đổi mới của
Đảng.
Câu 4 (3,0 điểm)
Từ những dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy cho biết Cu ba có vai trò gì trong phong trào giải
phóng dân tộc ở Mĩ la tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Thời gian Nội dung
Tháng 3-1952
Được sự giúp đỡ của Mĩ, chế độ độc tài quân sự Ba-tix-ta được thiết lập ở
Cu ba. Chính quyền Ba tix ta xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ, tàn sát nhiều người
yêu nước…
Ngày 26 tháng 7
năm 1953
Nhân dân Cuba đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc
tấn công trại lính Môn ca đa của 135 thanh niên yêu nước do Phi-đen Cax-
tơ-rô chỉ huy
1953-1956 Cuộc tấn công vào trại lính Môn ca đa không thành, Phi-đen Cax-tơ-rô bị
bắt giam. Ra tù, ông hoạt động ở Mê hi cô, tích cực chuẩn bị lực lượng
Cuối năm 1956 Phi-đen Cax-tơ-rô cùng 81 chiến sĩ về nước, tiến hành chiến tranh du kích


và phát triển nhân dân đấu tranh vũ trang
Ngày 1-1-1959 Chế độ độc tài Ba-tix-ta sụp đổ, cuộc cách mạng của nhân dân Cuba thắng
lợi hoàn toàn. Nước cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cax-tơ-rô đứng đầu
(Nguồn: Lịch sử 12, NXB giáo dục Việt Nam, 2012)
HẾT
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………… ; Số báo danh:………………
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015
Môn : LỊCH SỬ
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có
những thuận lợi và khó khăn gì? Trong những khó khăn đó, khó khăn nào là
nguy hiểm nhất, nước ta đã có những giải pháp gì để giải quyết?
a) Thuận lợi
- Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ đất nước, bước đầu được
hưởng những quyền lợi do chính quyền cách mạng đưa lại nên rất phấn
khởi, gắn bó vói chế độ mới.
0.25
- Cách mạng nước ta có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
0.25
- Sự hình thành và lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào
cách mạng giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ
đang dâng cao trên thế giới có tác dụng cổ vũ và là chỗ dựa của cách mạng
Việt Nam.
0.25
b) Khó khăn
- Ngoại xâm và nội phản:
Danh nghĩa giải giáp quân Nhật, quân đội các nước Đồng minh lũ lượt

kéo vào nước ta, theo sau là bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động âm
mưu lật đổ chính quyền cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc
và các tổ chức phản động tay sai (Việt Quốc, Việt Cách) kéo vào hòng
cướp chính quyền của ta.
0.25
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân
Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Bọn phản động trong nước
ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.
0.25
+ Ngoài ra, trên cả nước ta, còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một
bộ phận quân Nhật theo lệnh quân Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta,
tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.
0.25
- Kinh tế:
+ Nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, hậu
quả của nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục.
Tiếp đó là nạn lụt lớn làm vỡ đê của 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài,
khiến gần một nửa diện tích ruộng đất bị bỏ hoang
+ Nền công nghiệp lạc hậu, nhiều xí nghiệp nằm trong tay tư bản
Pháp. Các cơ sở công nghiệp của ta sản xuất chưa được phục hồi, hàng hoá
0.25
khan hiếm và đắt đỏ, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn
- Tài chính: Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng, trong khi đó quân
Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá
làm cho nền tài chính của ta thêm rối loạn.
0.25
- Văn hoá: Tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến để lại
hết sức nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ
- Những khó khăn đã đặt nước ta trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

0.25
c) Khó khăn nào là nguy hiểm nhất?
Khó khăn nguy hiểm nhất là giặc ngoại xâm, vì giặc ngoại xâm đe
doạ sự tồn vong của chính quyền cách mạng non trẻ ở nước ta vừa mới
được thành lập, trực tiếp đe doạ nền độc lập mà nhân dân ta vừa giành
được.
0.25
d) Nước ta đã có những giải pháp để giải quyết:
- Nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, tránh một cuộc chiến với nhiều kẻ
thù cùng một lúc.
+ Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946: Với sách lược vừa cứng
rắn vừa mềm dẻo của Đảng ta tạm hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc
để tập trung đối phó với quân Pháp xâm lược ,
+ Từ ngày 6/3/1946, nước ta tạm hòa hoãn với Pháp để đuổi quân
Trung Hoa dân quốc về nước và tranh thủ thời gian hòa hoãn chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến mà ta biết là không thể tránh khỏi
- Đảng và nhân dân ta củng cố chính quyền nhân dân, củng cố thực lực
trong nước về kinh tế, tài chính, văn hóa – xã hội, quân đội bằng nhiều giải
pháp lâu dài và trước mắt
0.5
Câu 2 Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), chiến thắng quân sự
nào của quân dân miền Nam in đậm dấu ấn trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
Trình bày suy nghĩ về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc .
Thí sinh có thể đề cập đến nhiều chiến thắng quân sự hoặc là những chiến
dịch của ta trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), nhưng phải
kể được chiến thắng in đậm dấu ấn có ý nghĩa trong đại trong lịch sử dân
tộc đó là chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975
1.0
Trình bày suy nghĩ về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong

sự nghiệp giải phóng dân tộc .
Thí sinh căn cứ vào kiến thức lịch sử để bài tỏ suy nghĩ của bản thân về sự
lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Bài làm có
thể đề cập đền sự lãnh đạo của Đảng chung từ khi Đảng ra đời, hoặc một
giai đoạn cụ thể (Chẳng hạn như từ năm 1930 – 1945; 1945-1954; 1954-
1975… ), nhưng phải khẳng định được sự lãnh đạo của Đảng là nguyên
nhân làm nên thắng lợi. Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác
nhau, nhưng phải lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
1.0
Câu 3
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới đất nước trong hoàn cảnh lịch sử nào? Sự
kiện nào mở đầu công cuộc đổi mới đất nước của Đảng? Anh (chị) hiểu thế nào về
đường lối đổi mới của Đảng.
- Hoàn cảnh trong nước:
+ Qua hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976- 1980
và 1981- 1985), ta đạt được những thành tựu đáng kê trong các lĩnh vực
kinh tế - xã hội và trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Song, chúng ta gặp
không ít khó khăn và yếu kém, chủ yếu là do sai lầm khuyết điểm gây ra,
dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội .
+ Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đưa đất nước vượt qua
khủng hoảng, tiếp tục tiền lên con đường XHCN, Đảng và Nhà nước ta phải
tiến hành đổi mới.
0.5
- Hoàn cảnh thế giới:
+ Trên thế giới, sau nhiều thập kỉ phát triển, chế độ XHCN ở Liên Xô và
một số nước XHCN khác đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đang
đứng trước khó khăn lớn và có nguy cơ suy sụp
+ Những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước.
Nhiều nước trên thế giới sau một thời gian chịu tác động, ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã áp dụng những thành tựu

của khoa học – kĩ thuật vượt qua cuộc khủng hoảng và phát triển nhanh
chóng
+ Xu thế chung của thế giới lúc bấy giờ là quốc tế hóa, là cải cách mở
cửa để phát triển kinh tế. Năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành cải cách
nền kinh tế và bước đầu đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Trong khi đó, nước ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, nền kinh tế bị
tàn phá nặng nề, trong cơ chế quan liêu bao cấp, nếu không tiến hành đổi
mới đất nước thì sẽ càng trở nên nghèo nàn, tụt hậu xa so thế giới.
Như vậy, đổi mới là vấn đề sống còn của nước ta đồng thời cũng là xu
hướng tất yếu của thời đại.
0.75
Sự kiện mở đầu công cuộc đổi mới đất nước của Đảng:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra đường lối đổi mới đất nước.
0. 25
Hiểu thế nào về đường lối đổi mới của Đảng:
Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho mục
tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những hình thức, bước đi và biện
pháp thích hợp. Đổi mới ở Việt Nam mang tính toàn diện và đồng bộ, đổi
mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm vẫn là
đổi mới kinh tế
0.5
Câu 4 Từ những dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy cho biết Cu ba có vai trò gì trong
phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ biến khu vực Mĩ la tinh trở thành
sân sau của mình và thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ
- Mục tiêu của phong trào đấu tranh của Mĩ la tinh là chống Mĩ và chính
quyền tay sai thân Mĩ nhằm giành độc lập và thoát sự lệ thuộc Mĩ
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài
thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba

dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô
1.0
- Ảnh hưởng cách mạng Cuba, phong trào đấu tranh vũ trang chốngchống
chế độ độc tài thân Mĩ đã diễn ra sôi nổi ở nhiều nước như ở Vênêxuêla,
Nicaragoa, Cô lôm bia, En Xan va đo
- Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ, các chính
phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
1.0
- Thắng lợi của cách mạng Cuba đã nêu cao tấm gương về một nước nhỏ bé
nằm cạnh nước Mĩ vẫn có thể đấu tranh chống Mĩ giành thắng lợi. Cuba
trở thành là cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh
Chính vì thế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cu ba có vai trò rất quan
trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh.
1.0

×