Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Địa Lí trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.23 KB, 5 trang )

MA TRẬN ĐỀ THI THỬ MÔN ĐỊA LÍ – 18/01/2015
Cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Điểm
Cấp độthấp Cấp độ cao
Vị trí địa lí và
phạm vi lãnh thổ
Chủ quyền biển
đảo
Tỉ lệ %
Trình bày được
vùng KT và thềm
lục địa
Giải thích vì sao phải
tăng cường hợp tác với
các nước láng giềng
2,5
1,0 1,5
Đặc điểm chung
của tự nhiên Việt
Nam
-Trình bày sự
phân hóa thiên
nhiên theo Bắc-
Nam( 2,0)
-Tính biên độ
nhiệt(0,25)
Phân tích các thế


mạnh và hạn chế
của khu vực địa
hình đồi núi
Vẽ biểu đồ(2,0)
Giải thích nguyên nhân
phân hóa Bắc –
Nam( 0,5)
Nhận xét và giải
thích bảng số liệu
11,0
Tỉ lệ % 2,25 2,5 2,5 3,5
Vấn đề sử dụng
và bảo vệ tự
nhiên
Nêu và phân tích
ví dụ về ô nhiễm
môi trường
Giải thích, nêu
giải pháp về vấn
đề ô nhiễm môi
trường
4,0
Tỉ lệ % 1,0 3,0
Địa lí dân cư
-Trình bày các
phương hướng
giải quyết việc
làm
Giải thích việc mở rộng
đa dạng hóa các loại

hình đào tạo có ý nghĩa
ntn đối với vấn đề giải
quyết việc làm.
2,5
Tỉ lệ % 1,5 1,0
Định hướng phát
triển năng lực:
-Chung:Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán
-Chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê, tư duy tổng hợp
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5,75
28,8%
5,5
27,5%
5,0
25,0%
3,5
18,7%
20,0
100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TRƯỚC KÌ THI QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN 18/01 NĂM 2015
MÔN ĐỊA LÍ
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu I (5,0 điểm)
1.Trình bày vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vì sao phải tăng
cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?
2. Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn
lao động ở nước ta hiện nay?Việc mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa như

thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?
Câu II (5,0 điểm)
1. Hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế của khu vực địa hình đồi núi ở nước ta.
2.Chứng tỏ rằng thiên nhiên nước ta có sự phân hóa Bắc – Nam. Cho biết nguyên nhân của
sự phân hóa này?
Câu III (4,0 điểm) Hãy nêu và phân tích một ví dụ cụ thể ở địa phương nơi em đang sinh
sống (tỉnh/thành phố, quận/huyên, xã/phường…) chứng tỏ môi trường ở khu vực này đang bị
ô nhiễm? Nêu nguyên nhân và đề xuất giải pháp để giải quyết tình trạng này?
Câu IV (6,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA(Đơn vị:
o
C)
Địa điểm Nhiệt độ trung bình
tháng I
Nhiệt độ trung bình
tháng VII
Nhiệt độ trung bình
năm
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
TP Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1
a. Tính biên độ nhiệt độ năm của Lạng Sơn, Huế, thành phố Hồ Chí Minh
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ trung bình tháng I, VII, trung bình năm
của Lạng Sơn, Huế, thành phố Hồ Chí Minh.
c. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam. Nêu nguyên nhân của sự
thay đổi đó.
Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ NĂM 2015
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Câu Nội dung Điểm
I
(2,5đ)
1
a) Trình bày vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
- Vùng đặc quyền về kinh tế:
+ Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính
từ đường cơ sở.
+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt
ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động
hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
- Thềm lục địa:
+ Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở
rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc
hơn nữa.
+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí
các tài nguyên thiên nhiên.
1,00
0,25
0,25
0,25
0,2
b) Phải tăng cường hợp tác với trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa
vì:
- Trong các vấn đề về biên giới, về đảo, về vùng biển đăc quyền kinh tế, do nhiều
nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực còn nhiều tranh

chấp, phức tạp, đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết một cách hòa
bình.
- Biển Đông là biển chung giữa VN và nhiều nước láng giềng. vì vậy việc tăng cường đối
thoại, hợp tác giữa VN và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định
trong khu vực , bảo vệ được lợi ích chính đáng của nhà nước và nhân dân ta, giữ vững
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
- Việt Nam là nước ĐNÁ lục địa, có nhiều lợi ích ở biển Đông, vì vậy mỗi công dân
VN đều có bổn phận bảo vệ vùng biển hải đảo của đất nước cho hôm nay và cho các thế
hệ mai sau.
1,50
0,5
0,5
0,5
I
(2,5đ)
2
a.Phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý hiệu quả nguồn lao động ở
nước ta hiện nay.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng,các ngành cho hợp lý.
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý phát triển các ngành dịch vụ
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
- Tăng cường hợp tác liên kết với các nước để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng
sản xuất hàng xuất khẩu
- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao
động.
1,5
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
b.Ý nghĩa của việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo đối với vấn đề giải
quyết VL
- Giúp nâng cao trình độ lao động, đa dạng hóa ngành nghề cho người lao động, tạo điều
kiện cho họ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang trong quá trình CNH, HĐH.
- Tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự tạo ra việc làm hay khả năng tự kiếm
việc làm trong và ngoài nước. Mặt khác cũng giúp tận dụng triệt để nguồn lao động trong
nước.
1,0
0,5
0,5
II
(2,5Đ)
1
a) Các thế mạnh
+ Tập trung nhiều loại khoáng sản, đặc biệt là các mỏ nội sinh là nguyên liệu, nhiên liệu
cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh
vật rừng nhiệt đới thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.
+ Miền núi nước ta còn có các bề mặt cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng và các thung
lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn
quả, phát triển chăn nuôi đại gia súcvà một số có thể phát triển cây lương thực. Ngoài các
vùng địa hình đồi núi thấp, ở vùng núi cao có thể tròng các loại cây cận nhiệt và ôn đới.
+ Tập trung nhiều sông lớn, thác ghềnh nên có tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Thiên nhiên đa dạng, khí hậu mát mẻ, nhiều phong cảnh đẹp, thuận lợi phát triển các
loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng nhất là du dịch sinh thái.
b) Các mặt hạn chế:
+ Ở nhiều vùng núi địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều khe suối, hẻm vực,sườn dốc

gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các
vùng.
+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai lũ quét, xói
mòn, trượt lở đất gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư.
+ Vùng núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và thường khan hiếm nước vào mùa khô, một
số hiện tượng khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến SX và
đời sống
+ Giáp biên giới chủ yếu là vùng núi cao nên việc đảm bảo an ninh quốc phòng gặp
nhiều khó khăn, tốn kém.
1,5
0,25
0,25
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II
(2,5đ)
2
Chứng tỏ rằng thiên nhiên nước ta có sự phân hóa Bắc – Nam. Cho biết nguyên nhân
của sự phân hóa
a) Phần lãnh thổ phía Bắc (Từ dãy Bạch Mã trở ra)
-Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 25
0
C, có mùa đông lạnh, 2- 3 tháng nhiệt độ
dưới 18

0
C. Biên độ nhiệt độ TB năm lớn.
- Sự phân hóa mùa: mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Sự phân mùa nóng lạnh
làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên: mùa Đông bầu trời nhiều mây, tiết trời lạnh mưa ít
nhiều loại cây rụng lá, mùa hạ trời nắng nóng mưa nhiều, cây cối xanh tốt.Trong rừng
thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới như dẻ,
re, các loài cây ôn đới như: sa mu, pơ mu; các loài thú có lông dày như gấu, chồn… ở
vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.
b) Phần lãnh thổ phía Nam (Từ dãy Bạch Mã trở vào)
- Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên
25
0
C và không có tháng nào dưới 20
0
C. Biên độ nhiệt độ TB năm nhỏ.
- Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia hai mùa mưa và khô, rõ nhất từ VĐ 14
0
B trở
vào.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật,
động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam. Động vật tiêu biểu là
các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo…Vùng đầm lầy có trăn, rắn,
cá sấu…có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên.
c) Nguyên nhân
- Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ. Sự thay đổi của khí hậu theo vĩ độ( từ Bắc
vào Nam, vĩ độ tăng, góc nhập xạ tăng, nhiệt độ tăng)
- Miền Bắc nhiệt độ hạ thấp còn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
-Ảnh hưởng của địa hình, đặc biệt là dãy Bạch Mã đã tạo ra ranh giới tự nhiên

giữa MBắc và Mnam.
2,50
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
III
(4,0đ)
- Nêu một vấn đề ô nhiễm môi trường của địa phương
- Xác định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này
- Đưa ra giải pháp và có lập luận lo-gic với nguyên nhân
1,0
1,5
1,5
IV
(6,0đ)
d. Xử lí số liệu: Tính biên độ nhiệt độ năm của 3 địa điểm trên
Địa điểm Biên độ nhiệt độ
Lạng Sơn 13,7
Huế 9,7
TP Hồ Chí Minh 1,3
0,5

b) Vẽ biểu đồ:
Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ côt nhóm
- Vẽ chính xác, có chú giải và tên biểu đồ
2,0
Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam. Nêu nguyên nhân
của sự thay đổi đó.
3,5
-Nhiệt độ TB năm :
+ Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 20
0
C chứng tỏ
nước ta có chế độ nhiệt cao của vùng nhiệt đới )=> do vị trí nước ta nằm trong vùng nội
chí tuyến, các địa phương đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn nên
lượng bức xạ lớn.
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch Lạng Sơn 21,2
o
C,
TPHCM 27,1
o
C là(5,9
0
C) Do lãnh thổ hẹp ngang, dài theo chiều B-N nên từ bắc vào
nam, càng gần xích đạo, góc nhập xạ trung bình năm càng lớn vì thế nhiệt độ trung bình
năm tăng dần.
-Nhiệt độ trung bình tháng I cũng tăng dần từ Bắc vào Nam, các địa điểm có sự chênh
lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch Lạng Sơn 13,3
o
C,
TPHCM 25,8

o
C. Chênh lệch (12,5
0
C),
+Do: lành thổ kéo dài theo đường kinh tuyến, ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, càng
vào phía nam, ảnh hưởng này càng yếu đi.
+Từ Đà Nẵng vào đến TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ cũng tăng dần và trên 20
0
C, do Miền
Nam hầu như không bị ảnh hưởng gió mùa ĐB (Dãy Bạch Mã chắn gió mùa Đông Bắc)
và chịu ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc.
- Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các điểm ít có sự chênh lệch Lạng Sơn 27,0
o
C,
TPHCM 27,1
o
C; (0,1
0
C)
+Do tháng VII không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ
giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.
+Cả 6 địa phương t
0
đều >27
0
vì thời gian này nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời;
mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc và đang chuyển động về phía XĐ.
+Các tỉnh miền trung
có nhiệt độ cao nhất
vì ảnh hưởng của gió phơn tây Nam nên

t
o
cao hơn.
+TPHCM gần xích đạo hơn nhưng có nhiệt độ thấp hơn miền Trung do lúc này là
mùa mưa nên nhiệt độ hạ thấp.
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
Tổng
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III + IV
20
điểm
.

×