Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Địa lý trường THPT Cẩm Giàng 2, Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.65 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG II
***
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2
NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: ĐỊA LÍ; KHỐI: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề
Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày vị trí địa lí của nước ta.
2. Phân tích các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế
- xã hội ở nước ta.
Câu II (3,0 điểm)
1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh về chuyên môn hóa sản xuất
nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu III (2,0 điểm)
Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước
ta? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên 5 trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm quy mô lớn.
Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta, giai đoạn 1990-2005
Năm
Sản phẩm
1990 1995 2000 2005
Than (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 34,1
Dầu mỏ (triệu tấn) 2,7 7,6 16,3 18,5
Điện (tỉ kWh) 8,8 14,7 26,7 52,1
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta
giai đoạn 1990 - 2005.
2. Nhận xét sự thay đổi sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta trong giai đoạn trên.
Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa - THPT Cẩm Giàng II năm 2015
Câu Ý Đáp án Điểm


I 1 Vị trí địa lí: 1,0
- Nước ta nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần
trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Hệ tọa độ địa lí trên đất liền: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23
0
23’ B tại
xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở
vĩ độ 8
0
34’ B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau;
điểm cực Tây ở kinh độ 102
0
09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109
0
24’Đ tại
xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới
khoảng vĩ độ 6
0
50’B và từ khoảng kinh độ 101
0
Đ đến 117
0
20’Đ
tại Biển Đông.
- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á-Âu, vừa tiếp giáp với Biển
Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105
0
Đ

chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong
khu vực múi giờ thứ 7.
0,25
0,25
0,25
0,25
2 Các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối
với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
1,0
* Các thế mạnh:
- Khoáng sản: tập trung nhiều loại như: đồng, chì, thiếc, sắt,
crôm, bôxit, apatit, than đá, vật liệu xây dựng…là nguyên, nhiên
liệu cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
- Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền lâm- nông
nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật.
Các cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình
thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả (Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ…), phát triển
chăn nuôi đại gia súc.
- Nguồn thủy năng dồi dào: sông dốc, nhiều nước, có tiềm năng
thủy điện lớn. Tiềm năng du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu,
rừng, môi trường sinh thái…thuận lợi cho phát triển du lịch sinh
0,25
0,25
0,25
thái, nghỉ dưỡng, tham quan.
* Hạn chế:
- Địa hình bị chia cắt mạnh gây trở ngại cho giao thông, khai thác
tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Thiên tai: lũ quét,
mưa đá, sương muối…khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.

0,25
II
1 Những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. 1,5
* Thế mạnh:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào, năm 2005 dân số hoạt động
kinh tế ở nước ta là 42,53 triệu người (chiếm 51,2% tổng số dân),
mỗi năm có thêm hơn 1 triệu lao động.
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất
phong phú.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
* Hạn chế:
- Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu hiện nay, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công
nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu.
- Chất lượng lao động giữa các vùng không đồng đều.
- Có sự chênh lệch lớn về chất lượng lao động giữa thành thị và
nông thôn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2 So sánh về chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng
bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
1,5
* Đồng bằng Sông Hồng:
- Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.
- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả.
Đay, cói.

- Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi trồng thủy sản
nước ngọt, thủy sản nước mặn, lợ.
* Đồng bằng Sông Cửu Long:
0,25
0,25
0,25
- Lúa có chất lượng cao.
- Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói). Cây ăn quả nhiệt
đới.
- Thủy sản (đặc biệt là tôm). Gia cầm (vịt đàn).
0,25
0,25
0,25
III Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành
công nghiệp trọng điểm của nước ta? Dựa vào Atlat Địa lí
VN, kể tên 5 trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm quy mô lớn.
2,0
* Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công
nghiệp trọng điểm vì :
- Cơ cấu ngành đa dạng.
- Nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển
* Tên 5 trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
quy mô lớn:
- Hải Phòng.
- Nha Trang.
- Thủ Dầu Một.
- Biên Hòa.

- Cần Thơ. (hoặc Cà Mau).
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
IV
1
Vẽ biểu đồ: 2,0
- Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường. Có 2 cột: một cột biểu diễn sản
lượng than, một cột biểu diễn sản lượng dầu mỏ. Một đường biểu
diễn sản lượng điện.
- Biểu đồ có 2 trục tung, mỗi trục tung biểu diễn một đơn vị:
(triệu tấn và tỉ kWh), trục hoành biểu diễn thời gian (năm).
- Biểu đồ vẽ chính xác, đẹp, ghi số liệu trên cột và đường biểu
diễn, có đủ chú giải và tên biểu đồ.
(Nếu vẽ sai hoặc thiếu, mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm)
2 Nhận xét: 1,0
Sản lượng than, dầu mỏ và điện ở nước ta, giai đoạn 1990-2005
đều tăng:
- Sản lượng than tăng (dẫn chứng)
- Sản lượng dầu mỏ tăng (dẫn chứng)
- Sản lượng điện tăng (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,25
0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II + III + IV = 10,0 điểm

×