Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Địa Lý trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.11 KB, 4 trang )

Câu I (2,0 điểm)
Vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành các đặc điểm
tự nhiên nước ta. Anh (chị) hãy:
1) Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, lãnh thổ của nước ta.
2) Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam
là do vị trí địa lí, lãnh thổ quy định.
Câu II (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy:
1) Kể tên các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50
nghìn tỉ đồng) và trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 – 9,9 nghìn
tỉ đồng) ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
2) Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng bằng
sông Hồng và phụ cận.
Câu III (2,0 điểm)
Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế -
xã hội của nước ta.
Câu IV (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của nước ta năm 1995 và 2005
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Sản lượng
1995 2005
Tổng số 1 584,4 3 465,9
Đánh bắt 1 195,3 1 987,9
Nuôi trồng 389,1 1 478,0
1) Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo
hoạt động của nước ta năm 1995 và 2005.
2) Nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản phân
theo hoạt động của nước ta.
Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh………… ……………………………….SBD………………
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: Địa lý
Ngày thi 7/3/2015
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian phát đề)

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: Địa lý
Ngày thi 7/3/2015

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
2,0
(điểm)
1
Vị trí địa lí
1,0
- Vùng đất liền:
+ Hệ tọa độ (vĩ độ 8034’B – 23023’B; kinh độ từ 102009’Đ –
109024’Đ).
+ Hình thể: trải dài 15 vĩ độ khoảng 2000 km, hẹp ngang nơi hẹp

nhất (Quảng Bình khoảng hơn 50 km), nơi rộng nhất khoảng 600 km.
+ Đường biên giới: giáp Trung Quốc (hơn 1400 km), giáp Lào (gần
2100 km), giáp Campuchia (hơn 1100km). Đường bờ biển dài
khoảng 3260 km.
- Vùng biển:
+ Diện tích hơn 1 triệu km2.
+ Bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm trên
lãnh thổ không giới hạn độ cao, trên đất liền được xác định bởi
đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải và không
gian các đảo.
0,5
0,25
0,25
2
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
1,0
- Vị trí nội chí tuyến: quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu, các
thành phần và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
- Nằm ở rìa đông bán đảo Đông - Dương, giáp Biển Đông quy định
tính chất bán đảo của thiên nhiên Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam
chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Giáp Biển Đông đã quy định thiên nhiên Việt Nam tính chất ẩm.
- Nằm ở trung tâm khu vực châu Á gió mùa, sự hoạt động của chế độ
gió mùa, giao tranh với gió Tín phong của vùng nội chí tuyến đã
quy định nhịp điệu mùa của khí hậu, các thành phần khác và cảnh
quan thiên nhiên Việt Nam.
0,25
0,25

0,25
0,25
II
2,0
(điểm)
1
Kể tên các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50
nghìn tỉ đồng) và trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 –
9,9 nghìn tỉ đồng) ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
0,5
- Các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50 nghìn tỉ
đồng):
+ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hạ Long
- Các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 – 9,9 nghìn tỉ
đồng): Cẩm Phả, Thái Nguyên, Việt Trì, Hải Dương
2
Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng bằng
sông Hồng và phụ cận.
1,5
- Mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
- Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp chuyên môn hóa tỏa đi 6 hướng
dọc các tuyến giao thông quan trọng:
+ Hướng Đông: Hà Nộ - Hải Dương – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm
Phả (cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng).
+ Hướng Đông Bắc: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang (vật liệu xây
dựng, hóa chất).
+ Hướng Bắc: Hà Nội – Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí).
+ Hướng Tây Bắc: Hà Nội – Phúc Yên – Việt Trì (Cơ khí, hóa chất,
giấy).
+ Hướng Tây Nam: Hà Nội – Hà Đông – Hòa Bình (Dệt may, thủy

điện).
+ Hướng Nam: Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (Cơ
khí, dệt may, điện, vật liệu xây dựng)
(HS làm thiếu 1-2 hướng trừ 0,25 điểm, thiếu 3-4 hướng trừ 0,5
điểm…)
III
2,0
(điểm)
Những ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của nước ta
2,0
1
Tích cực
1,25
- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của nước ta.
- Các đô thị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng
góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp xây dựng, 87%
GDP dịch vụ và 89% ngân sách nhà nước.
- Các thành phố thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại; có sức
hút đối với đầu tư trong va ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho
người lao động.
2
Tiêu cực
0,75

- Gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường…
- Vấn đề an ninh, trật tự xã hội…
- Vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
IV
4,0
(điểm)
Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích
1
Xử lí số liệu
Cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động
của nước ta năm 1995 và 2005
(Đơn vị: %)
Năm
Sản lượng 1999 2005
Tổng số 100,0 100,0
Đánh bắt 75,4 57,4
Nuôi trồng 24,6 42,6
0,5
2
Vẽ biểu đồ
2,0
* Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn
- Có chú giải và tên biểu đồ.
- Đẹp, chính xác về tỉ lệ, ghi số liệu trên biểu đồ
3
Nhận xét
1,0
- Cơ cấu sản lượng ngành thủy sản phân theo hoạt động kinh tế của
nước ta có sự chuyển dịch.

- Trong cơ cấu đánh bắt nuôi trồng thủy sản có sự thay đổi, năm 1995
tỉ trọng đánh bắt cao hơn nuôi trồng, đến năm 2005 tỉ trọng hoạt động
nuôi trồng cao hơn đánh bắt (dẫn chứng)
- Tỉ trọng hoạt động nuôi trồng thủy sản tăng nhanh (dẫn chứng)
- Tỉ trọng hoạt động đánh bắt thủy sản giảm nhanh (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,25
0,25
4
Giải thích
- Nước ta có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản (dẫn
chứng)
- Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao, nhu cầu thị trường
ngày càng, thị trường được mở rộng…
- Đẩy mạnh nuôi trồng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến (nhất là chế biến để xuất khẩu).
0,5
* Chú ý:
- Tổng số điểm toàn bài là 10 điểm
- Nếu thí sinh không diễn đạt như hướng dẫn song vẫn đảm
bảo tốt về mặt nội dung thì vẫn có thể cho điểm tối đa.

×