1
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HUỲNH MẪN ĐẠT
TỔ: SỬ - ĐỊA-GDCD
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C
Thời gian làm bài: (180 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu I: (2,0 điểm)
1. Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt
Nam?
2. Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong
công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước?
Câu II: (3,0 điểm)
Anh (chị) hãy:
1-Phân tích mối quan hệ về kinh tế giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
2-Trình bày các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta.
Câu III: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội &
tp.HCM. Tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung ở 2 trung tâm này?
Câu IV: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1990 - 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Tổng số
Lúa
đông xuân
Lúa
hè thu
Lúa mùa
1990 6042,8 19225,1 7865,6 4090,5 7269,0
1995 6765,6 24963,7 10736,6 6500,8 7726,3
1999 7653,6 31393,8 14103,0 8758,3 8532,5
2005 7329,2 35832,9 17331,6 10436,2 8065,1
2007 7207,4 35942,7 17024,1 10140,8 8777,8
2009 7440,1 38895,5 18696,3 11184,1 9015,1
1- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích và sản lượng lúa của nước ta thời kỳ
1990-2009
2- Nhận xét và giải thích sự thay đổi về diện tích và sản lượng lúa của trong thời
gian nói trên.
Hết
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
trong khi làm bài.
Họ và tên thí sinh:……………………………. Số báo danh:……………
2
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HUỲNH MẪN ĐẠT
TỔ: SỬ - ĐỊA-GDCD
ĐÁP ÁN ĐỀ THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
NĂM 2015
Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I Ý Nội dung Điểm
1 Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt
Nam.
1,0
điểm
2
- Vị trí địa lí:
+ Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới (nội chí tuyến) nóng ẩm với
nguồn bức xạ lớn, nền nhiệt cao, 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
+ Kéo dài từ 8
0
34
/
- 23
0
23
/
và 3 mặt giáp biển khí hậu Việt Nam phân hóa đa
dạng, có lượng ẩm dồi dào
- Các điều kiện tự nhiên (vai trò của địa hình):
+ Tạo ra các đai cao khí hậu
+ Vai trò của các bức chắn địa hình (sườn tây và sườn đông Trường Sơn, dãy
con voi, khối Kontum, )
- Hoàn lưu khí quyển: mùa của khí hậu và mùa của cảnh quan tự nhiên
- Sự kết hợp của chế độ gió mùa và địa hình từng nơi, từng địa phương khí hậu
khác nhau:
+ Khí hậu Việt Nam rất đa dang và phức tạp
+ Sự thất thường trong chế độ nhiệt và chế độ mưa.
Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong
công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước?
- Vùng biển nước ta trong Biển Đông là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn với nguồn
tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú.
- Biển Đông chính là cửa ngõ quan trọng để nước ta thực hiện chiến lược tiến ra
biển, đại dương để khai thác hiệu quả các nguồn lợi.
- Biển Đông cũng là con đường để nước ta thực hiện sự giao lưu, hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Biển Đông là biển chung giữa nước ta với nhiều nước láng giềng và trong khu
vực, đang có những diễn biến hết sức phức tạp, nhạy cảm…
1,0
điểm
Câu II 1 Phân tích mối quan hệ về kinh tế giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung
Bộ.
1,0
điểm
- Tây Nguyên có điều kiện cung cấp các thế mạnh kinh tế cho Duyên Hải Nam
Trung Bộ:
3
+ Thế mạnh cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, Cao su, chè (Dẫn chứng)
+ Thế mạnh Lâm nghiệp; năng lượng: cung cấp gỗ, lâm sản (Dẫn chứng)
+ Cung cấp nước phát triển thủy điện cho Nam Trung Bộ (Dẫn chứng)
+ Tây Nguyên có vai trò to lớn bảo vệ môi trường sinh thái cho Nam Trung Bộ
- Nam Trung Bộ có các thế mạnh kinh tế cung cấp, trao đổi với Tây Nguyên
+ Cung cấp các sản phẩm thủy sản cho Tây Nguyên (Dẫn chứng)
+ Duyên Hải Nam Trung Bộ có thế mạnh đặc biệt về hàng hải. Hệ thống cảng
biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ là cửa mở ra thị trường bên ngoài cho các sản
phẩm cây công nghiệp xuất khẩu ở Tây Nguyên. Điều này còn rõ nét hơn khi các
tuyến đường ngang nối Tây Nguyên với các cảng ở Duyên Hải Nam Trung Bộ
được nâng cấp hoàn thiện
+ Nam Trung Bộ có nguồn lao động khá dồi dào. Do đó có thển cung cấp cho
Tây Nguyên một phần lao động dư thừa.
2 Trình bày các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta. 2
điểm
Đông Nam Bộ
+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta
- Điều kiện tự nhiên
+ Địa hình: đồi lượn sóng, độ cao trung bình 200-300m
+ Đất đai: đất xám trên phù sa cổ và đất badan
+ Khí hậu: cận xích đạo gió mùa, ít biến động
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển nhất so với các vùng khác trong cả nước.
+ Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng.
- Các cây công nghiệp chính:
+ Cao su, cà phê;
+ Các loại cây công nghiệp khác: điều, mía, đậu tương, lạc
Tây Nguyên
- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình: cao nguyên xếp tầng
+ Đất đai: đất ba dan màu mỡ, tầng phong hóa sâu
+ Khí hậu: cận xích đạo gió mùa, có sự phân hóa theo độ cao và phân hóa theo
mùa rất rõ rệt.
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Là vùng thu hút nhiều lao động từ vùng khác
4
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn thiếu và yếu.
- Các cây chuyên canh chính:
+ Cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng
+ Cao su
+ Các loại cây công nghiệp khác: chè, dâu tằm, bông
Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba cả nước
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình: gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi thấp ở Đông Bắc
+ Đất đai: chủ yếu là đất feralit trên đá vôi, đá phiến và các loại đá mẹ khác
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo độ cao và có mùa đông lạnh
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Là nơi có thành phần đa dạng, nhiều dân tộc có kinh nghiệp trồng và chế biến
một một số cây công nghiệp
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn hạn chế, mới chỉ có một số cơ sở chế
biến quy mô nhỏ.
- Các các công nghiệp chính:
+ Chè là cây công nghiệp chính của vùng.
+ Các loại cây công nghiệp khác: hồi, sơn, thuốc lá, đậu tương
III Hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội
& tp.HCM. Tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung ở 2 trung tâm này?
* Quy mô và cơ cấu:
Tp.HCM là TTCN lớn nhất nước, quy mô: trên 120.000 tỷ đồng, gồm nhiều
ngành: cơ khí, luyện kim đen, LK màu, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến
thực phẩm, vật liệu xây dựng…
Hà Nội là TTCN lớn thứ 2, quy mô từ 120.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành:
cơ khí, luyện kim đen, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, sản
xuất giấy…
* Hoạt động công nghiệp tập trung ở đây vì có những lợi thế:
- Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn
lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL.
Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất
cả nước.
- Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút
đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có
chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm
2,0
điểm
5
của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM.
Câu
IV
1 Vẽ biểu đồ: 1,5
điểm
Yêu cầu vẽ biểu miền chính xác, rõ ràng, đẹp…
- Vẽ biểu đồ cột chồng và đường kết hợp, loại biểu đồ khác không cho điểm.
- Sai hoặc thiếu mỗi yếu tố (tên biểu đồ, chú giải, trục thời gian và trục tăng
trưởng và khoảng cách trục hoành) trừ 0,25 điểm.
2 Nhận xét và giải thích sự thay đổi về diện tích và sản lượng lúa của trong thời
gian nói trên.
1,5
điểm
Nhận xét
- Diện tích và sản lượng lúa của nước ta trong giai đoạn trên đều tăng, nhưng mức
độ tăng khác nhau:
- Diện tích: tăng (1,2 lần); tổng sản lượng tăng (2,0 lần)
- Trong đó sản lượng lúa đông xuân tăng 2,4 lần, lúa hè thu tăng 2,7 lần, lúa mùa
tăng tăng 1,2 lần
Giải thích:
- Diện tích tăng do đẩy mạnh khai hoang
- Sản lượng tăng nhanh hơn so diện tích: do diện tích tăng, do áp dụng các biện
pháp khoa học kỹ thuật, thâm canh, tăng vụ
- Trong đó sản lượng lúa đông xuân và hè thu tăng nhanh hơn so với lúa mùa là do
chủ trương tăng vụ bằng cách thay đổi cơ cấu mùa vụ, giảm diện tích lúa dài ngày
tăng diện tích lúa ngắn ngày.
Câu I + II + III + IV = 10,0 điểm