Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.23 KB, 5 trang )



SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc
điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng này như thế nào?
2. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì?
Câu II (2,0 điểm)
1. Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.
2. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của nước ta đã và đang có sự
thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy?
Câu III (3,0 điểm)
1. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông
nghiệp nhiệt đới?
2. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao công
nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi?
Câu IV( 3,0 điểm)
1. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ
cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và
2010.
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
(Đơn vị: tỉ đồng, giá thực tế)

2000


2010
Kinh tế Nhà nước
170 141
668 300
Kinh tế ngoài Nhà nước
212 879
941 814
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
58 626
370 800
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê 2011)
2. Rút ra nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ.

………Hết………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………; Số báo danh:……………………


1/4
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đáp án gồm có 04 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN ĐỊA LÝ

Câu
Ý
Nội dung

Điểm
I
( 2,0đ)
1
Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc.
Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của
vùng này như thế nào?
1,50
a) Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc
- Phạm vi
- Hướng núi. Độ cao địa hình.
- Các dạng địa hình chính.
1,00
0,25
0,25
0,50
b)Ảnh hưởng của địa hình vùng núi đến sự phân hóa khí hậu của
vùng:
- làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao.
- làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.
0,50

0,25
0,25
2
Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì?
0,50
Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là
tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
-Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện của

tình trạng này là sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật
chất (tuần hoàn sinh vật, tuần hoàn nước, tuần hoàn khí quyển) gây
nên sự gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất
thường về thời tiết, khí hậu…
-Tình trạng ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nước, không khí, đất đã
trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công
nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng của sông ven biển. Ở
nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần.


0,25




0,25

II
(2,0đ)
1
Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động
nước ta.
1,50
a)Thế mạnh:
- Số lượng:
+ Nguồn lao động dồi dào, năm 2005 số dân hoạt động kinh tế là:
42,53 triệu người chiếm 51,2% dân số.
+ Gia tăng nguồn lao động lớn khoảng gần 3% / năm, mỗi năm
nước ta có thêm trên 1 triệu lao động mới.

Nguồn lao động dồi dào, giá lao động thấp hơn một số nước trong
khu vực, bổ sung lao động mỗi năm lớn. Đây là nguồn lực quyết định
cho sự phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư, còn là lợi thế để
phát triển những ngành cần nhiều lao động và xuất khẩu lao động.

0,25








0,25

2/4
- Chất lượng
+ Yếu tố truyền thống: Người lao động nước ta cần cù, chịu khó, có
nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống dân tộc
( đặc biệt trong n-l-ng, tiểu thủ công nghiệp) được tích luỹ qua nhiều
thế hệ. Có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật hiện đại.
+ Yếu tố đào tạo: chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ
những thành tựu phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Năm 1996 lao
động đã qua đào tạo mới chiếm 12,3% nhưng đến năm 2005 đã tăng
lên 25% và hiện nay khoảng trên 40%.
- Về phân bố: Lực lượng lao động tập trung đông ở đồng bằng Sông
Hồng, ĐNB và các thành phố lớn nhất là lao động có trình độ chuyên
môn kĩ thuật thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ,
thu hút đầu tư.

b)Hạn chế:
- Số lượng lao động đông gây sức ép lên vấn đề việc làm và sử dụng
hợp lí nguồn lao động. Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.
- Lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
Lao động có trình độ chuyên môn cao còn ít đặc biệt là đội ngũ cán
bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề, các kĩ sư, bác sĩ, nhà khoa
học…chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH đất nước.
- Lao động ở các vùng không đều: Trung du miền núi thiếu lao đông
cả về số lượng và chất lượng trong khi tài nguyên thiên nhiên đa
dạng gây khó khăn cho việc khai thác hợp lí tài nguyên.








0,25




0,25

0,25



0,25

2
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của nước ta đã và
đang có sự thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy?
0,50
a) Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn của nước ta đã và
đang có sự thay đổi: tăng tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị, giảm
tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn. ( D/C năm 2005 nông thôn
chiếm 75% lao động cả nước, TT chiếm 25%)
b) Nguyên nhân: do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, nước ta vẫn là nước nông nghiêp, CN và DV chưa pt
mạnh nên lao động nông thôn vẫn còn nhiều.

0,25



0,25
III
(3,0đ)
1
Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả
nền nông nghiệp nhiệt đới?
1,00

- Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh
thái nông nghiệp.
VD: ĐBSH đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn
nước dồi dào dẫn đến cây trồng là lúa nước điển hình, gia cầm : gà,
lợn…
Tây nguyên: đất đỏ badan, khí hậu cận xích đạo  thích hợp trồng

cây CN lâu năm, vật nuôi: gia súc lớn như trâu, bò…).

0,25






3/4
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây
ngắn ngày chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt
hay hạn hán.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt đông
GTVT, áp dụng rộng rãi CN chế biến và bảo quản nông sản. Việc
trao đổi nông sản giữa các vùng nhất là các tỉnh phía bắc và phía
nam ngày càng mở rộng và có hiệu quả .
- Đẩy mạnh sx nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su…là 1
phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông
nghiệp nhiệt đới.
0,25


0,25



0,25
2
Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao

công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi?
2,00
a) Trình bày
* Hoạt động CN tập trung chủ yếu trên 1 số khu vực
- Bắc Bộ ( ĐBSH và phụ cận)
+ Là khu vực có mức độ tập trung CN theo lãnh thổ và loại cao nhất
cả nước.
+ Từ HN hoạt động CN tỏa đi các hướng chuyên môn hóa khác nhau
dọc theo các trục giao thông huyết mạch:
. HN đi HP, Hạ Long, Cẩm Phả (quốc lộ 5) chuyên môn hóa cơ khí
khai thác than, vật liệu xây dựng.
. HN đi Đông Anh, Thái Nguyên chuyên môn hóa cơ khí, luyện kim
. HN đi BN, BG ( theo quốc lộ 1) chuyên môn hóa vật liệu xây
dựng và hóa chất.
. HN đi Việt Trì- Lâm Thao- Phú Thọ chuyên môn hóa hóa chất,
giấy.
. HN đi Hòa Bình – Sơn La chuyên môn hóa thủy điện
. HN đi Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa chuyên môn hóa dệt
may, điện, vật liệu xây dựng .
- Ở Nam Bộ:
+ Hình thành một dải CN trong đó nổi lên câc trung tâm CN hàng
đầu như TPHCM ( lớn nhất cả nước về giá trị sx CN), Biên Hòa –
Vũng Tàu - Thủ Dầu Một.
+ Cơ cấu ngành rât đa dang trong đó có 1 vài ngành CN non trẻ
nhưng lại phát triển rất mạnh như khai thác dầu khí sx điện, phân
đạm từ khí.
- Dọc Duyên Hải Miền Trung ngoài Đà Nẵng là trung tâm CN quan
trọng nhất còn có 1 số trung tâm khác như Vinh, Quy Nhơn , Nha
Trang…
* Ở các khu vực còn laị nhất là vùng núi như Tây Bắc, Tây Nguyên,

CN phát triển chậm phân bố phân tán rời rạc
b) Tại sao công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi?
1,50


0,25

0,25












0,25


0,25


0,25


0,25


0,50

4/4
- Có nhiều hạn chế về gtvt
- Có nhiều hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề, thị trường, thu hút
đầu tư, địa hình núi cao,
0,25
0,25
IV
(3,0đ)
1
Vẽ biểu đồ
2,00


0,25




0,25









1,50
a. Xử lí số liệu
- Bảng số liệu so sánh qui mô, bán kính biểu đồ

SS qui mô
SS Bán kính
Năm 2000
1
1
Năm 2010
4,5
2,1
- Tính cơ cấu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế
( Đơn vị: %)

2000
2010
Tổng số
100
100
- Kinh tế NN
38.5
33.7
- Kinh tế ngoài NN
48.2
47.5
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
13.3
18.8


-
cấu)



2

1,00

0,25



0,25





0,25

0,25

- Ở cả hai năm, tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước trong
tổng sản phẩm trong nước đều lớn nhất và chiếm gần 50%; tiếp đến
là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. ( D/C).
- Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi: Tỉ trọng của thành phần

kinh tế Nhà nước giảm tương đối nhanh, thành phần kinh tế ngoài
Nhà nước giảm nhẹ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
tăng nhanh.( D/C)

- Do kết quả của đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần trong thời kì đổi mới.
- Do chính sách mở cửa, hội nhập. Nhà nước kêu gọi, khuyến khích
sự đầu tư nước ngoài.
Hết

×