1
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM 2015
Môn: ĐỊA LÍ
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
Ngày thi: 12 tháng 02 năm 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
1. Trình bày các dạng địa hình vùng ven biển nước ta và ý nghĩa kinh tế của các dạng địa hình
trên?
2. Nêu đặc điểm của dân số nước ta. Phân tích tác động của dân số đông đến phát triển kinh tế -
xã hội và môi trường?
Câu II (2,0 điểm)
Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành giao thông vận tải biển. Kể tên
một số cảng nước sâu đã được xây dựng ở nước ta.
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày tình hình phân bố cây cà phê ở Tây Nguyên và các biện pháp để có thể phát triển ổn
định cây cà phê tại vùng này?
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU
VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
(Đơn vị: %)
Năm
Nông – lâm – thủy sản
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
2000
24,5
36,7
38,8
2005
21,0
41,0
38,0
2007
20,3
41,5
38,2
2010
20,6
41,1
38,3
(Nguồn: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001 – 2010, NXB Thống Kê Hà Nội 2011)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước
ta giai đoạn 2000 – 2010.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :…… …………………….;Số báo danh:……………………
1
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM 2015
Môn: ĐỊA LÝ
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đáp án – thang điểm có 4 trang)
Câu
Ý
Nội Dung
Điểm
I
(3,0 đ)
1
Trình bày các dạng địa hình vùng ven biển nước ta và ý nghĩa kinh tế của các
dạng địa hình trên.
1,50
a) Các dạng địa hình vùng ven biển nước ta rất đa dạng, gồm:
- Vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát
phẳng, cồn cát.
0,25
- Các đầm phá,các vũng vịnh nước sâu.
0,25
- Các đảo ven bờ và những rạn san hô,…
0,25
b) Ý nghĩa kinh tế của các dạng địa hình trên:
- Xây dựng hải cảng.
0,25
- Khai thác tài nguyên: Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản; trồng rừng; khai thác
khoáng sản,…
0,25
- Phát triển du lịch biển.
0,25
2
Nêu đặc điểm của dân số nước ta. Phân tích tác động của dân số đông đến phát
triển kinh tế - xã hội.
1,50
a) Đặc điểm dân số nước ta.
- Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc: Dân số Việt Nam tính đến 2006 là
84,156 triệu người xếp thứ 3 Đông Nam Á và thứ 13 thế giới. Nước ta có 54 dân
tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh.
0,25
- Dân số còn tăng nhanh,cơ cấu dân số trẻ: Trung bình mỗi năm tăng hơn một triệu
người. Năm 2005, nhóm người dưới tuổi lao động 27%, trong tuổi lao động 64%,
hết tuổi lao động 9%.
0,25
b) Tác động của dân số đông đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
- Tích cực:
+ Nguồn lao động dồi dào cung cấp cho các ngành cần nhiều lao động, tạo ra sản
phẩm hàng hóa giá rẻ.
0,25
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
0,25
- Tiêu cực:
+ Gây sức ép lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội: Khó đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng và tích lũy. Sản xuất nông nghiệp thiếu đất, sản xuất công nghiệp thiếu
vốn.Vấn đề việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế. Sức ép cho việc nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người dân.
0,25
+ Sức ép đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Tài nguyên dễ suy giảm, cạn
kiệt. Môi trường suy thoái, ô nhiễm. Không đảm bảo phát triển bền vững.
0,25
II
(2,0 đ)
Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành giao thông vận tải
biển. Kể tên một số cảng nước sâu đã được xây dựng.
2,00
2
a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành giao thông vận tải biển:
- Việt Nam có vùng biển Đông rộng lớn, đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái
(Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Viêt Nam nằm gần ngã tư các tuyến
hàng hải quốc tế trên biển Đông.
0,25
- Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió thuận lợi cho xây dựng các
cảng biển nước sâu. Nhiều cửa sông thông ra biển cũng thuận lợi cho xây dựng hải
cảng.
0,25
- Nhiều đảo và quần đảo gần và xa bờ có nhiều thế mạnh kinh tế kích thích ngành
giao thông vận tải biển phát triển.
0,25
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên nước biển không bị đóng băng, giao thông
đường biển có thể hoạt động liên tục trong năm.
0,25
- Những năm gần đây ngành công nghiệp đóng tàu biểnvà trình độ kinh nghiệm
đội ngũ thủy thủ nâng cao; hoạt động ngoại thương phát triển khá mạnh hỗ trợ và
thúc đẩy giao thông vận tải biển phát triển.
0,25
- Nhu cầu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của lãnh thổ cũng đòi hỏi đầu tư phát
triển ngành.
0,25
b) Kể tên một số cảng nước sâu đã được xây dựng. (kể được ít nhất 4 trong số các
cảng sau)
- Cái Lân (Quảng Ninh).
- Nghi Sơn (Thanh Hóa).
- Vũng Áng (Hà Tĩnh).
- Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
- Dung Quất (Quảng Ngãi).
- Cảng Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh (Khánh Hòa).
- Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
- Các cảng khác.
0,50
III
(2,0 đ)
Trình bày tình hình phân bố cây cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn
định cây cà phê ở vùng Tây Nguyên.
2,00
a) Tình hình phân bố cây cà phê ở Tây Nguyên.
- Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở
Tây Nguyên là hơn 468,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước năm 2005.
0,25
- Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất. Cà phê Buôn Mê Thuột nổi tiếng có
chất lượng cao.
0,25
- Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn: Gia
Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
0,25
- Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk, Đắc
Nông.
0,25
b) Biện pháp nhằm phát triển ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên.
- Đầu tư thâm canh trong sản xuất: Tăng cường giống mới, tăng cường phân bón,
đưa máy móc vào khâu làm đất.Củng cố và xây dựng các công trình thủy lợi nhằm
đảm bảo tưới tiêu cho cây công nghiệp nói chung, cây cà phê nói riêng.
0,25
- Cải tạo và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến nhằm bảo quản và nâng
cao chất lượng sản phẩm. Cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà nông, nhà nước, nhà
0,25
3
khoa học, nhà doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm để mở
rộng, ổn định thị trường tiêu thụ, xâm nhập vào thị trường khó tính nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu.
- Quy hoạch mở rộng diện tích cây cà phê cần có kế hoạch dựa trên cơ sở khoa
học,nhu cầu thị trường và đi đôi với bảo vệ rừng. Đảm bảo đủ lương thực cho dân
cư vùng để ổn định diện tích gieo trồng cây cà phê.
0,25
- Cần tăng cường lực lượng lao động có trình độ thâm canh cao, năng động trong
kinh tế thị trường đến vùng.
0,25
IV
(3,0 đ)
1
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực
kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2010.
3,00
Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.
- Yêu cầu:Vẽ chính xác, đẹp, có chú giải đầy đủ trên biểu đồ và tên biểu đồ.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU
VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 (%).
1,50
2
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịchcơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
của nước ta giai đoạn 2000 – 2010.
1,50
a) Nhận xét.
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2010 đang có sự
chuyển dịch theo hướng:
- Tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản giảm là: 3,9%.
0,25
- Tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng tăng là: 4,4%.
0,25
- Tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định và giảm nhẹ 0,4%
0,25
- Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
của đất nước trong giai đoạn mới.
0,25
b) Giải thích.
- Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
0,25
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2000 2005 2007 2010
Dịch vụ
Công nghiệp – xây dựng
Nông – lâm – thủy sản
24,5
21,0
20,3
20,6
36,7
41,0
41,5
41,1
38,8
38,0
38,2
38,3
Năm
4
- Do đổi mới đường lối phát triển kinh tế: Kinh tế thị trường nhiều thành phần,
tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, khu vực vì ảnh hưởng của các cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật công nghệ, xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa.
0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III + IV = 10,00 điểm.
Hết