Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi khảo sát học sinh giỏi lớp 9 năm 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.55 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập- Tự do –Hạnh phúc
KỲ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
HUYỆN THÁP MƯỜI NĂM HỌC 2010-2011
Đề thi : Môn Lịch Sử
Thời gian : 150 phút( không kể thời gian phát đề)
(Đề có một trang)
Câu 1:( 3 điểm)
Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở những điểm
nào? Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại
của dân tộc?
Câu 2: (3 điểm)
Nhà Lý ra đời trong bối cảnh như thế nào? Tại sao nhà Lý cho dời đô từ Hoa
Lư về Thăng Long? Trong đại lễ kỉ niệm ngàn năm Thăng Long, cuộc diễu binh đã
tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình vào thời gian nào?
Câu 3: (3 điểm)
Hãy cho biết sự khác biệt về mục đích và tổ chức hoạt động giữa phong trào
Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục.
Câu 4: (3 điểm)
Tại sao nói Công Xã Pari là nhà nước kiểu mới? Hãy nêu ý nghĩa và bài học
kinh nghiệm của Công Xã Pari.
Câu 5: ( 3 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam
những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục như thế nào? Mục đích của các thủ
đoạn đó là gì?
Câu 6: ( 3 điểm)
Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “ một chương mới đã mở
ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
Câu 7: ( 2 điểm)
Em hãy kể hai sự kiện lớn của đất nước ta trong tháng 10 năm 2010 và tháng
01 năm 2011.


HẾT
UBND HUYỆN THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập- Tự do –Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
Môn Lịch Sử lớp 9
Năm học: 2010 – 2011
Câu 1:( 3 điểm) Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở
những điểm nào? Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến
thắng vĩ đại của dân tộc?
Nội dung Điểm
* Kế hoạch chủ động đánh địch của Ngô Quyền:
Khi nghe tin quân Nam Hán đánh vào nước ta ( năm 938), Ngô
Quyền nhanh chóng tiến quân vào Đại La ( Tống Bình – Hà Nội) bắt
giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
0,5
Dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo hướng sông Bạch Đằng,
Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh địch. Ông quyết định chọn
khu vực cửa sông và trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng để làm điểm
quyết chiến với giặc
0,5
* Kế hoạch đánh địch độc đáo của Ngô Quyền:
Ông huy động quân và dân lên rừng đẳn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu
đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở
những nơi hiểm yếu gần cửa biển.
0,5
Xây dựng thành trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ. 0,5
*Chiến thắng vĩ Đại của dân tộc vì:
Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến
phương Bắc. Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta.
0,5

Mở ra thời kì mới – thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài
của tổ quốc.
0,5
Câu 2: (3 điểm) Nhà Lý ra đời trong bối cảnh như thế nào? Tại sao nhà Lý cho dời
đô từ Hoa Lư về Thăng Long? Trong đại lễ kỉ niệm ngàn năm Thăng Long, cuộc
diễu binh đã tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình vào thời gian nào?
Nội dung Điểm
* Bối cảnh ra đời của nhà Lý:
Năm 1005 Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi đến năm1009 thì qua
đời. Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
1,0
Lý Thái Tổ cho dời đô ra Đại La, đổi tên là thành Thăng Long (1010) 0,5
* Nhà lý cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long là vì:
Vùng này có mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa.
Dân cư không khổ thấp trủng tối tâm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn
thịnh.
0,5
Xem khách đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chổ hội tựu quan yếu 0,5
của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô Kinh sư mãi muôn đời.
* Trong đại lễ ngàn năm Thăng Long, cuộc diễu binh đã tổ chức
trọng thể tại quãng trường Ba Đình vào ngày 10 tháng 10 năm 2010.
0,5
Câu 3: (3 điểm) Hãy cho biết sự khác biệt về mục đích và tổ chức hoạt động giữa
phong trào Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục.
Nội dung Điểm
* Về mục đích:
Phong trào Đông Du: chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp,
khôi phục độc lập.
0.75
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục: Thông qua các hoạt động góp

phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền
và một nền văn hóa mới ở nước ta.
0,75
* Về tổ chức hoạt động:
Phong trào Đông Du: Đưa học sinh sang Nhật học tập nhằm đào tạo
Nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp
0,75
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục: Lập trường học, tổ chức diễn
thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước.
0,75
Câu 4: (3 điểm) Tại sao nói: Công Xã Pari là nhà nước kiểu mới? Hãy nêu ý nghĩa
và bài học kinh nghiệm của Công Xã Pari.
Nội dung Điểm
* Công Xã Pari là nhà nước kiểu mới:
Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội Đồng Công Xã 0,25
Hội Đồng Công Xã có nhiệm vụ ban bố pháp luật và lập ra 10 ủy ban
để thi hành pháp luật.
0,25
* Chính sách của Công Xã:
Ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của tư sản, thành
lập lực lượng vũ trang của nhân dân.
0,5
Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, qui định tiền lương tối
thiểu.Thực hiện giáo dục bắt buộc không đóng học phí, quy định giá
bán bánh mì…Chính sách của công xã phục vụ cho nhân dân lao
động.Đây là nhà nước kiểu mới.
1,0
* Ý nghĩa lịch sử:
Công Xã Pari chỉ tồn tại chì 72 ngày nhưng Công Xã Pari có ý nghĩa
to lớn. Công Xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem

lại một tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động.
0,5
Để lại bài học kinh nghiệm quí báo: Muốn cách mạng vô sản thắng
lợi thì phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, phải thực hiện
liên minh công nông và phải cương quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu.
0,5
Câu 5: ( 3 điểm) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở
Việt Nam những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục như thế nào? Mục đích của
các thủ đoạn đó là gì?
Nội dung Điểm
* Về chính tri:
Thực dân Pháp thi hành chính sách chia để trị: chia nước ta thành 3
kỳ với ba chế độ khác nhau; chia rẽ giữa các dân tộc, các tôn giáo.
0,5
Bọn cường hào của giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn bị triệt
để lợi dụng nhằm củng cố uy quyền bảo vệ sự thống trị của chúng.
0,5
* Về văn hóa, giáo dục:
Thi hành chính sách văn hóa nô dịch, khuyến khích các hoạt động
mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội.
0,5
Trường học được mở rất hạn chế, trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội
thực chất chỉ là những trường chuyên nghiệp.
0,5
* Mục đích:
Sách báo xuất bản công khai được lợi dụng triệt để vào việc tuyên
truyền chính sách khai hóa của thực dân.
0,5
Gieo rắc ảo tưởng hòa bình hợp tác với thực dân cướp nước và vua
quan bù nhìn bán nước.

0,5
Câu 6: ( 3 điểm) Tại sao nói: Từ đầu nhũng năm 90 của thế kỷ XX “ một chương
mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
Nội dung Điểm
Năm 1984, sau khi giành độc lập, Bru- nây đã tham gia và trở thành
thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN.
0,25
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình chính trị khu vực
được cải thiện rỏ rệt.
0,25
Xu thế nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN 0,25
Tháng 7- 1992, Việt Nam,Lào chính thức gia nhập Hiệp ước Ba-li. 0,25
Tháng 7-1995, Việt nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên
thứ 7 của ASEAN.
0,25
Tháng 9-1997, Lào ,Mi-an-ma gia nhập ASEAN. 0,25
Tháng 4-1999, Cam pu chia được kết nạp vào tổ chức này. 0,25
Với 10 nước thành viên ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày
càng có uy tín với những hợp tác kinh tế(AFTA,1992), hợp tác an
ninh(diễn dàn khu vực ARF, 1994).
0,5
Nhiều nước ngoài khu vực đã tham gia hai tổ chức trên như: Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ…
0,5
Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. 0,25
Câu 7: (2 điểm) Em hãy kể 2 sự kiện lớn của nước ta trong tháng 10 năm 2010 và
tháng 1 năm 2011.
Nội dung Điểm
Đại lễ ngàn năm Thăng Long- Hà Nội. 1,0
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 1,0

Hết

×