Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.07 KB, 8 trang )

SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 2
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm 02 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà
hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết
mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với
những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau
với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống
con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa,
những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm
hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau
khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình,
hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với
người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách
giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì
để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà
cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có
kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng
nhiều càng tốt”.
(Trích Về việc đọc sách – Nguồn Internet)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)


Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách đối với
lớp trẻ ngày nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão.
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chi còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
Câu 5: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,25đ)
Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như
hàng cây / Đã qua mùa gió bão / Tình ta như dòng sông / Đã yên ngày thác lũ. (0,5đ)
Câu 7: .Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ
mang ý nghĩa gì? (0,25đ)
Câu 8: Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ:
Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và
em …/Cùng tình yêu ở lại. Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng. (0,5đ)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
“Trước tình trạng xảy ra một số vụ bạo lực học đường trong thời gian gần đây, Bộ Giáo
dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở
giáo dục tăng cường công tác quản lý học sinh, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, các

buổi chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc “nói không với hành
vi bạo lực và tệ nạn xã hội”, phát huy vai trò của học sinh trong việc ngăn chặn, tố giác tội
phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lí
kịp thời”.
(Báo Dân trí – ngày 24 tháng 3 năm 2015)
Với những nỗ lực của ngành Giáo dục nhằm ngăn chặn bạo lực học đường như Báo
Dân trí đưa tin, giả sử là một học sinh tham gia Diễn đàn “Nói không với bạo lực” do Đoàn
trường tổ chức, anh/chị hãy viết một bài tham luận (với hình thức bài văn nghị luận khoảng
600 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ sau:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2012)
-HẾT-
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – LẦN 2
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm – Đáp án – Thang điểm có 06 trang)
Phần I.
Đọc hiểu

(3,0 điểm)
Hướng dẫn chấm Điểm
Câu 1
(0,25)
Trả lời đúng theo một trong các cách: Phong cách ngôn ngữ chính
luận/ Phong cách chính luận/ chính luận.
0,25
Trả lời sai hoặc không trả lời 0
Câu 2
(0,5)
Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Nói tới sách là
nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà
hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau.
0,5
Ghi câu khác hoặc không trả lời.
0
Câu 3
(0,25)
Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận phân tích/
thao tác phân tích/ lập luận phân tích/ phân tích
0,25
Trả lời sai hoặc không trả lời. 0
Câu 4
(0,5)
Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân,
không lặp lại ý của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải
chặt chẽ, có sức thuyết phục.
0,5
-Với những trường hợp sau:
+ Nêu ý nghĩa của việc đọc sách nhưng không phải là quan điểm

riêng của bản thân mà lặp lại ý của tác giả trong đoạn trích đã cho.
+ Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng nhưng không
hợp lí, không thuyết phục.
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục.
+ Không có câu trả lời.
0
Câu 5
(0,25)
Trả lời đúng theo một trong các cách: thơ ngũ ngôn/ thơ tự do
0,25
Trả lời sai hoặc không trả lời
0
Câu 6
(0,5)
Trả lời đúng 3 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ được sử
dụng:
+ so sánh: Tình ta như hàng cây / Tình ta như dòng sông
+ ẩn dụ: mùa gió bão/ ngày thác lũ
+ điệp cấu trúc: Tình ta như…/ Đã qua… Đã yên…
0,5
Trả lời đúng 1 -2 biện pháp tu từ trong số nêu trên.
0,25
Trả lời sai hoặc không trả lời 0
Câu 7
(0,25)
Trả lời đúng: Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” lặp lại hai lần trong
đoạn thơ có ý nghĩa: khẳng định tình yêu thủy chung, bền chặt,
không thay đổi.
0,25
- Với những trường hợp:

+ Trả lời sai hoặc chung chung, không rõ ý.
+ Không trả lời
0
Câu 8
(0,5)
- Trả lời đúng về quan niệm về tình yêu của tác giả: Dù vạn vật có
vận động, biến thiên nhưng có một thứ bất biến, vĩnh hằng, đó chính
là tình yêu. Tình yêu đích thực vượt qua thời gian và mọi biến cải
của cuộc đời. (Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có
sức thuyết phục).
- Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả: (đúng hay sai, phù hợp
hay không phù hợp, như thế nào?).
0,5
- Với những trường hợp:
+ Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả hoặc nhận xét theo hướng
trên.
+ Hoặc nêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng trên
nhưng nhận xét có sức thuyết phục.
0,25
- Với những trường hợp:
+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc
ngược lại;
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc
nhận xét không có sức thuyết phục;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý;
+ Không có câu trả lời.
0
II. Làm
văn.
7,0 điểm

Câu 1
(3,0 đ)
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng
bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy
đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
a. 0,5 đ - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài,
Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn
đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn
đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
0,5
- Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ
có 1 đoạn văn
0,25
- Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả
bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
0
b. 0,5 đ - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những nỗ lực nhằm ngăn chặn
0,5
bạo lực học đường – “Nói không với bạo lực”
- Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. (Bạo lực
học đường)
0,25
- Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.
0
c.1,0 đ
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận
điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử

dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống,
cụ thể và sinh động.
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Làm rõ thực trạng : nêu được cách nhìn nhận của riêng mình về
vấn nạn bạo lực học đường hiện nay, những băn khoăn, lo ngại của
dư luận xã hội về tình trạng bạo lực học đường gia tăng và phức tạp
và những nỗ lực của ngành Giáo dục.
+ Làm rõ vấn đề đặt ra: Hiểu “Nói không với bạo lực” là muốn
nói đến thái độ quyết liệt với bạo lực – cụ thể là bạo lực học đường,
là quyết tâm ngăn chặn và đấu tranh giữ cho môi trường học đường
thực sự là ngôi nhà chung ấm áp, thân thiện, an toàn cho tất cả các
thành viên.
+ Bàn luận: bày tỏ sự đồng tình đối với vấn đề được nêu: “Nói
không với bạo lực”, đưa được những dẫn chứng mang tính thời sự
(vụ đánh hội đồng ở Cần Thơ, vụ bạo hành khiến nạn nhân mất khả
năng nói, vụ cô giáo rượt đuổi học trò…), phân tích những hậu quả
của nó để thấy được ý nghĩa của vấn đề mà diễn đàn nêu ra và đưa
được những giải pháp cụ thể và thiết thực …. Lập luận phải chặt chẽ,
có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung
quanh làm sao để “phát huy vai trò của học sinh trong việc ngăn
chặn, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối
với bản thân, bạn bè”
1,0
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên
kết chưa thật chặt chẽ.
0,75

- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên
0,5
- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên
0,25
- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên
0
d. 0,5 đ
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử
dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); thể hiện được dấu
ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc, thể hiện ý phản biện
0,5
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số
suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và
pháp luật.
0,25
- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm
và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.
0
e. 0,5 đ
- Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không
đáng kể)
0,5
- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0
Câu 2
(4,0 đ)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng
bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy
đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học
tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,
từ ngữ, ngữ pháp.
a. 0,5
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài,
Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn
đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn
đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
0,5
Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1
đoạn văn.
0,25
Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài
viết chỉ có 1 đoạn văn.
0
b. 0,5
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tính dân tộc của thơ Tố Hữu
qua 8 dòng đầu bài thơ Việt Bắc.
0,5
- Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. (đoạn
thơ hoặc tính dân tộc trong thơ Tố Hữu)
0,25
- Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.
0
c. 2,0
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận

điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
+ Bàn luận về tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ:
Ý1. Sơ lược về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:
- Tính dân tộc là những dấu ấn độc đáo, không lặp lại, biểu hiện
những gì là bản sắc, là những nét riêng biệt đặc thù của một dân tộc.
Tính dân tộc trong văn học được thể hiện ở phương diện nội dung và
2,0
nghệ thuật.
- Tính dân tộc trong thơ thơ Tố Hữu:
+ Ở phương diện nội dung: phản ánh những vấn đề của hiện thực đời
sống cách mạng, những tình cảm chính trị có sự gắn bó, hòa nhập với
truyền thống tình cảm và đạo lí của dân tộc.
+ Ở phương diện nghệ thuật: sử dụng các thể thơ dân tộc, lối nói
truyền thống của dân tộc (cách so sánh, ẩn dụ, hiện tựợng chuyển
nghĩa, cách diễn đạt gần với ca dao dân ca).
Ý2. Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đọan thơ:
- Ở phương diện nội dung: Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến
giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng.

Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại,
khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội
nghĩa tình, thể hiện tâm trạng nhớ thương, tình cảm gắn bó, thủy
chung của quê hương Việt Bắc, con người Việt Bắc dành cho người
về xuôi.
 Bốn câu sau là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi: tâm

trạng bâng khuâng, bồn chồn đầy lưu luyến, bịn rịn của người kháng
chiến đối với cảnh và người Việt Bắc.
 Nghĩa tình sâu nặng của người kháng chiến đối với chiến khu Việt
Bắc, của quần chúng đối với cách mạng trong thơ Tố Hữu là sự kế
thừa tình cảm, đạo lý sống của con người Việt Nam “Uống nước nhớ
nguồn”, ân nghĩa thủy chung.
- Ở phương diện nghệ thuật:
 Thể thơ lục bát: Tố Hữu đã vận dụng và phát huy được ưu thế của
thể thơ lục bát, một thể thơ dân tộc có nhạc điệu nhẹ nhàng, uyển
chuyển rất phù hợp để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của kẻ ở, người về.

Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao.
 Sử dụng tài tình đại từ mình – ta.
 Lối nói truyền thống được thể hiện qua biện pháp hoán dụ. Câu thơ
giàu nhạc điệu với hệ thống từ láy, cách ngắt nhịp…
 Tất cả đã làm nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết. Đoạn
thơ là khúc hát ru kỉ niệm, khúc hát ân nghĩa, ân tình.
Ý3. Đánh giá
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Việt Bắc nói chung là minh chứng
cho sự thành công của thơ Tố Hữu trong việc kết hợp hai yếu tố:
Cách mạng và Dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca.
- Tính dân tộc là một trong những đặc điểm nổi bật làm nên phong
cách thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp của thơ ca truyền thống
nhưng vẫn mang đậm hồn thơ của thời đại Cách mạng.
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên
kết chưa thật chặt chẽ.
1,5 –
1,75
- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 1,0- 1,25

- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên 0,5–0,75
- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 0
d. 0,5 - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử
dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); văn viết giàu cảm
xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong
quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,5
- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số
suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và
pháp luật.
0,25
- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm
và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.
0
e. 0,5 - Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không
đáng kể)
0,5
- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0
-HẾT-

×