Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.1 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 12 LẦN THỨ NHẤT
Môn: VĂN
Thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Câu 1 (2.0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
a. Xác định thể thơ, cách ngắt nhịp và hài thanh của bài thơ.
b. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và nội dung chính của bài thơ.
Câu 2: (1.0đ) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Thủy sản là loại thực phẩm truyền thống của nhân dân ta. Nhu cầu thực
phẩm hiện nay ngày càng tăng do đời sống được nâng cao, mặt khác ngành du
lịch cũng phát triển mạnh. Bình quân cho mỗi người những năm tới là 12 đến
20kg/năm, trong đó thực phẩm do nuôi thủy sản cung cấp chiếm từ 40 đến 50%.
Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, người tiêu dùng cần được cung cấp thực
phẩm tươi (sống), sạch, không bị nhiễm bệnh, không nhiễm độc.
(Công nghệ 7, NXB GD, trang 132, năm 2003)
a. Văn bản nói về vấn đề gì?
b. Đặt tên cho văn bản.
II. PHẦN VIẾT (7.0 điểm).
Câu 1(3.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Đừng xin
người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”.
Câu 2 (4.0 điểm): Nỗi niềm của nhà thơ Thanh Thảo khi xây dựng hình tượng
Lor-ca ở đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor –ca.
“Tây Ban Nha


hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy”
……………Hết………….
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT LẦN 1 NĂM HỌC 2014-2015
MÔN VĂN - LỚP 12
Thời gian: 150 phút.
Phần Câu Nội dung Điểm
I. 1 - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt;
- Ngắt nhịp: 4/3; Hài thanh ở các tiếng 2,4,6.
- Hoàn cảnh ra đời: Tại chiến khu Việt Bắc năm 1947
- Nội dung chính: Vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn nhà
thơ – người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.
0,5
0,5
0,5
0,5
2 - Nội dung chính của đoạn văn: cung cấp thực phẩm thủy sản
tươi sống để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
- Đặt tên: Vì sao người tiêu dùng cần được cung cấp thực
phẩm thủy sản tươi sống?
0,5

0,5
II 1 Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí. Bố cục
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những kiến thức về tư tưởng, đạo lí, học sinh có
thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo
các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Giải thích:
+ “con cá” : thành quả lao động cụ thể
+ “cách làm cần câu” và “cách câu cá” : phương pháp, cách
thức lao động.
+ Ý nghĩa : đừng nên thừa hưởng thành quả lao động cụ thể
của người khác, mà hãy học cách thức, phương pháp lao động
để tạo ra thành quả.
- Phân tích, chứng minh:
+ Việc hưởng thụ thành quả lao động của người khác là biểu
hiện của thói lười biếng, thích hưởng thụ.
+ Biết học hỏi để lao động là biểu hiện của đức tính siêng
năng, tinh thần sáng tạo.
- Bình luận:
+ Sự hưởng thụ dẫn đến hậu quả xấu tất yếu trong tương lai.
+ Biết học hỏi để lao động giúp con người phát triển toàn diện.
0,5
0,5
1,0
0,5
- Rút ra bài học nhận thức và hành động. 0,5

Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ
năng và kiến thức.
- Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp
nhận.
2 a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ. Kết cấu bài viết
chặt chẽ, biết dùng từ , đặt câu, diễn đạt lưu loát, thuyết phục.
Không mắc lỗi chính tả.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Thanh Thảo và bài thơ
Đàn ghi ta của Lor-ca, thí sinh có thể trình bày cảm nhận của
mình về nỗi niềm của nhà thơ trong đoạn thơ theo nhiều cách
khác nhau. Tuy nhiên cần có các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5
- Nội dung:
* 6 dòng thơ đầu:
- Cái chết bất ngờ, thê thảm của Lor-ca: Qua sự thay đổi đột
ngột cấu trúc thơ (câu ngắn chỉ từ một đến hai từ “Tây Ban
Nha/hát nghêu ngao/bỗng kinh hoàng”), sự chuyển đổi hình
ảnh ẩn dụ, biểu tượng ( “áo choàng bê bết đỏ”) chi tiết tả thực
(“Lor-ca bị điệu về bãi bắn…”)
- Bàng hoàng, sững sờ, đau đớn trước cái chết đến quá bất ngờ
nhưng bằng cách lí tưởng hóa, Lor- ca bước đến cái chết với
một phong thái lãng mạn của người nghệ sĩ: “Lor- ca bị điệu về
bãi bắn/chàng đi như người mộng du”
Sự tiếc thương, đau đớn, bi phẫn của nhà thơ trước cái chết
đột ngột, bi thảm của Lor-ca-người nghệ sĩ thiên tài.
0,5
0,5

*6 dòng thơ sau:
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hóa, hình ảnh
tượng trưng, nhịp điệu bất thường như phím đàn đảo phách
gián tiếp miêu tả cái chết của Lor-ca và tội ác kẻ thù
- Lor-ca chết, sự nghiệp của anh dang dở, tiếng đàn như vỡ òa
thành màu sắc, âm thanh, đường nét. Tiếng đàn biểu tượng cho
tâm hồn, cho nghệ thuật và số phận đau thương của Lor-ca.
 Niềm trân trọng, ngưỡng mộ, tri âm của Thanh Thảo với
người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh.
0,5
1,0
- Nghệ thuật: Kết hợp hài hoà yếu tố thơ, nhạc. Hình ảnh,
ngôn từ mới mẻ giàu sức gợi, đậm chất tượng trưng siêu thực.
Thể thơ tự do, không dấu câu, không viết hoa đầu dòng…
0,5
- Đánh giá chung. 0,5
Hết

×