Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn (điều kiện) lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.67 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
LẦN 4 - NĂM HỌC: 2014 -2015
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề
Phần I (6.0 điểm):
Cho đoạn thơ sau:
…“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
…Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Đoạn hội thoại trên diễn ra trong hoàn cảnh
nào?
2. Giải thích ý nghĩa các cụm từ “báo đức thù công” và “kiến nghĩa bất vi”?
3. Những từ tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể
hiện phương châm hội thoại nào? Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm hội
thoại đó?
4. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của
em về những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều
Nguyệt Nga. Trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh và thành phần phụ chú (gạch dưới hình
ảnh so sánh và thành phần phụ chú ).
Phần II (4.0 điểm):
Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao


mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê
man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được
cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng
xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái
làng quá.
(Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)
1. Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân?
2. Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì? Chỉ ra các thành
biệt lập trong đoạn trích.
3. Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày trong đoạn trích
trên là kiểu câu gì (phân loại theo cấu trúc ngữ pháp)?
4. Nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, đã vô cùng xấu hổ và
tủi nhục. Đó là nỗi xấu hổ của một con người có lòng tự trọng và nhân cách. Bằng hiểu biết xã hội
của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách
của mỗi người (Bài viết không quá một trang giấy thi).
HẾT
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2014 -2015
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
PHẦN I
1
(1.0 điểm)
- Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình
Chiểu
- Đoạn hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh: Sau khi Lục Vân Tiên đánh tan
bọn cướp Phong Lai, cứu Kiều Nguyệt Nga, đã ghé lại hỏi han nàng.
Kiều Nguyệt Nga tâm sự về hoàn cảnh của mình và tỏ ý muốn đền ơn
Lục Vân Tiên, nhưng chàng đã từ chối.

0.5
0,5
2
(0,5 điểm)
- Giải thích ý nghĩa các cụm từ “báo đức thù công” và “kiến nghĩa bất
vi”?
+ Báo đức thù công: báo trả ơn đức, đền đáp công lao
+ Kiến nghĩa bất vi: thấy việc nghĩa mà không làm (Cả hai câu thơ ý nói:
thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng)
0.25
0.25
3
(1.0 điểm)
- Những từ tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trong lời nói của Kiều
Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm lịch sự
- Tìm đúng câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm lịch sự (VD:
Lời chào cao hơn mâm cỗ; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói
cho vừa lòng nhau…)
0.5
0.5
4
(3.5 điểm)
- Đoạn văn tổng – phân – hợp
- Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của
Lục Vân Tiên được thể hiện trong tác phẩm:
+ Tinh thần nghĩa hiệp, anh hùng
+ Tinh thần quả cảm, võ nghệ cao cường
+ Biết quan tâm và cảm thông
+ Biết trọng lễ nghĩa
+ Trọng nghĩa khinh tài

* Viết đúng hình ảnh so sánh (gạch dưới)
* Viết đúng thành phần phụ chú (gạch dưới)
Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
Phần II
1
(0.5 điểm)
- Nêu ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Kim Lân: Kim Lân (1920 -
2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn gắn bó và am hiểu
sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt
làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001 ông được tặng Giải
thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
0.5
2
(1.5 điểm)
- Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích
nhấn mạnh việc ông Hai lúc nào cũng luôn nhớ về làng Chợ Dầu.
- Các thành biệt lập trong đoạn trích:
+ Thành phần tình thái: Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.
+ Thành phần cảm thán: Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Chao ôi! Ông lão nhớ
làng, nhớ cái làng quá.
0,5

0.5
0.5
3
(0,5 điểm)
Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày
là kiểu câu rút gọn (phân loại theo cấu trúc ngữ pháp)
0.5
4
(1.5 điểm)
Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về:
- Nội dung: Từ nỗi xấu hổ, tủi nhục của nhân vật ông Hai trong tác phẩm
khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, nêu được những suy nghĩ về vai trò
của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người: tự xấu
hổ là dấu hiệu của việc tự nhận thức về những điều mình chưa làm được,
chưa làm đúng; đó là bước đầu tiên để dẫn đến hành động sửa sai và hoàn
thiện nhân cách con người…
- Hình thức: kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài theo
qui định
1.0
0.5

×