Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.59 KB, 13 trang )

BÀI LÀM
Nhằm đảm bảo lợi ích cho vợ, chồng, tôn trọng quyền sở hữu tài sản riêng
của công dân, cũng như tạo điều kiện cho họ có những điều kiện tốt nhất để sản
xuất kinh doanh thì Luật HNGĐ 2000 đã công nhận quyền có tài sản riêng của
vợ chồng. Tài sản riêng của vợ chồng có thể được hình thành từ nhiều nguồn.
Trong đó thì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là 1 căn
cứ đặc biệt hình thành tài sản riêng của vợ chồng. Luật HNGĐ đã có những quy
định khá cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên thì vẫn còn 1 số những vướng mắc khi
áp dụng trong thực tế cũng như khi xác định hậu quả pháp lý khi chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Nhằm làm rõ hơn về vấn đề này em
xin được đi sâu vào phân tích vấn đề: Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản
chung trong thời kì hôn.
1. Cơ sở của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân.
Tài sản chung của vợ chồng được hình thành khi quan hệ hôn được xác
lập, tài sản chung của vợ chồng thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất. Hình
thức sở hữu này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Do tính chất đặc
biệt của gia đình đòi hỏi giữa vợ và chồng phải có 1 lượng tài sản chung nhất
định để đảm bảo các nhu cầu của gia đình cũng như xây dựng 1 gia đình hạnh
phúc. Trên cơ sở đó và kế thừa điều 14 luật HNGĐ 1986, Điều 27 Luật HNGĐ
2000 quy định tài sản chung của vợ chồng bao gồm: “tài sản do vợ, chồng tạo
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp
pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa
kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả
thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được
thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận”. Vợ chồng có
quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản chung. Tuy
nhiên, theo quy định của luật HNGĐ 2000 thì tài sản chung của vợ chồng cũng
có thể được chia trong các trường hợp sau đây:


- Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
- Chia tài sản chung của vợ chồng khi 1 bên chết.
- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là 1 trường hợp
đặc biệt đây là điểm mới của luật hôn nhân gia đình 1986 và luật hôn nhân gia
đình 2000 so với luật hôn nhân gia đình 1959. Thực tế đã có nhiều trường hợp
vợ chồng không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung để ở riêng hoặc
vì muốn kinh doanh riêng hay vì lý do nào đó mà vợ chồng lại muốn chia tài sản
chung trong khi vẫn muốn chung sống với nhau. Để đáp ứng thực tế đó, luật hôn
nhân và gia đình đã quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân
còn đang tồn tại giúp cho tòa án có cơ sở pháp lý để xét xử khi có yêu cầu của vợ
hoặc chồng. Khoản 1 Điều 29 Luật HNGĐ 2000 quy định:
“Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh
riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ
chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải được lập
thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải
quyết”.
Theo quy định trên thì chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn
tồn tại được tiến hành vào các trường hợp sau:
- Trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng: Xuất phát từ việc tôn
trọng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, nếu 1 trong 2 vợ chồng muốn đầu tư
kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ
chồng có tài sản riêng làm vốn kinh doanh. Mặt khác quy định này còn nhằm
bảo vệ lợi ích của gia đình, đảm bảo cuộc sống ổn định của các thành viên trong
gia đình gia đình khỏi các rủi do của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra.
- Trường hợp vợ, chồng thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng: Nếu vợ hoặc
chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà hoJ không có tài sản riêng hoặc
họ có tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì vợ chồng có thể
chia tài sản chung để giúp người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Trường hợp có lý do chính đáng khác: Việc xác định có lý do chính

đáng khác: Việc xác định có lý do chính đáng khác để chia tài sản chung của vợ
chồng khi hôn nhân tồn tại là xuất phát từ lợi ích của gia đình, lợi ích của vợ,
chồng hoặc người thứ ba. Vì vậy, lý do chính đáng khác để chia tài sản chung
của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại lại tùy vào từng trường hợp có khác nhau.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì Luật hôn nhân và gia đình đã dự liệu trước đến
trường hợp vợ, chồng có thể lạm dụng quyền của mình trong việc chia tài sản
chung có thể gây hậu quả xấu, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác được pháp
luật bảo vệ. Vì vậy, khoản 2 Điều 29 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định:
“ Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài
sản không được pháp luật công nhận”.
Sự quy định cụ thể của luật hôn nhân và gia đình về vấn đề chia tài sản
chung trong thời kì hôn nhân là 1 cơ sở pháp lý quan trọng trong việc phân định
tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Đáp ứng những yêu cầu của
thực tiễn đặt ra và phụ hợp với hệ thống pháp luật. Quy định của Điều 29 Luật
hôn nhân gia đình là phù hợp với điều 32 Luật hôn nhân và gia đình quy định về
quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng. Phù hợp với nguyên tắc tự
định đoạt về tài sản của công dân. Cần lưu ý rằng: Việc Luật hôn nhân gia đình
quy định việc chia tài sản chung khi hôn nhân còn đang tồn tại không phải là
gián tiếp quy định chế định ly thân . Luật hôn nhân gia đình hiện nay không quy
định chế định ly thân.
2. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân.
1. Về quan hệ nhân thân.
Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt các
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Mặc dù có sự phân chia tài sản giữa vợ và
chồng nhưng quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, vì vậy thì các quyền và nghĩa vụ
nhân thân giữa vợ và chồng không hề hay đổi, vợ chồng tiếp tục phải thực hiện
những quyền và nghĩa vụ đó. Thực tế cho thấy, nhiều cặp vợ chồng yêu cầu chia
tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhằm mục đích tiến hành các hoạt động sản
xất kinh doanh riêng vì không muốn ảnh hưởng đến lợi ích gia đình, mặt khác là

đảm bảo đời sống ổn định của gia đình, đây là điểm tích cực cần khuyến khích.
Do vậy cũng cần khẳng định rằng, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Mặt khác, luật HNGĐ không
quy định chế độ ly thân. Việc cho phép vợ chồng có thể chia tài sản chung trong
thời kì hôn nhân giữa vợ và chồng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các
nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, Việc chia tài sản chung trong
thời kì hôn nhân cũng phản ánh 1 phần những rạn nứt, mâu thuẫn trong đời sống
vợ chồng dẫn đến việc quyền lợi cũng như lợi ích của các thành viên trong gia
đình không được đảm bảo. Đây cũng là vấn đề cần xem xét và nghiên cứu nhiều
hơn khi ta nghiên cứu vấn đề này.
1.1 Về quan hệ tài sản.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ làm
phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Điều 30 Luật HNGĐ 2000 quy định:
“hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng: Trong trường hợp chia tài sản chung
của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu
riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung
của vợ chồng”. Và vấn đề này cũng được quy định cụ thể trong Điều 8 nghị
định 70/2001 như sau:
“1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của
mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thảo thuận khác.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung
của vợ chồng.
2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp
pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng,
trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.”
Như vậy, từ các quy định trên ta thấy được 1 số điểm quan trọng sau:
2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ xác
lập quyền sở hữu riêng của vợ chồng với tài sản đã được chia:
Tài sản chung sau khi được chia thì đó sẽ trở thành tài sản riêng của vợ và
chồng, họ có toàn quyền đối với khối tài sản riêng của mình, có đầy đủ các

quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Vợ
chồng tự quản lý tài sản riêng của mình, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người
được thanh toán bằng tài sản riêng (Khoản 1 Điều 33 Luật HNGD 2000). Như
vậy có thể coi việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chính là căn cứ xác
lập quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng. Như vậy thì việc quy định
“Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi
người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Là hợp lý và có cơ sở, phù
hợp với các quy định của luật dân sự về các căn cứ xác lập quyền sở hữu. Ví dụ

×