Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu, giải quyết tình huống cụ thể có liên quan đến HĐLĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.58 KB, 14 trang )

Bài tập nhóm số 1_ Môn Luật lao động Việt Nam
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ : Bộ luật lao động
HĐLĐ : Hợp đồng lao động
NLĐ : Người lao động
NSDLĐ : Người sử dụng lao động
Nhóm 01_Lớp NO3_Tl4 Page 1
Bài tập nhóm số 1_ Môn Luật lao động Việt Nam
TÌNH HUỐNG
Sau khi được tuyển dụng, chị X được công ty Y đưa đi đào tạo ở nước ngoài
trong thời hạn 6 tháng với cam kết chị X sẽ làm việc cho công ty ít nhất là 3 năm
sau khi đào tạo xong. Sau khi đào tạo xong, về nước công ty chỉ ký hợp đồng lao
động với thời hạn 2 năm. Chị X không đồng ý vì cho rằng công ty phải ký với thời
hạn ít nhất là 3 năm nên đã không ký hợp đồng với công ty. Sau đó, công ty Y chịu
ký hợp đồng 3 năm với mức lương 2 triệu/tháng. Chị X cũng không đồng ý vì cho
rằng mức lương này không tương xứng với trình độ chuyên môn của mình. Hỏi:
1. Theo anh chị việc không ký được hợp đồng lao động trong các trường hợp
nói trên chị X có phải bồi thường chi phí dạy nghề cho công ty Y không? Tại sao
Tình tiết bổ sung: Giả thiết, sau khi về nước, Chị X và công ty Y ký hợp
đồng lao động không xác định thời hạn từ 01/2007. Tháng 01/2009, do có thông tin
doanh nghiệp Z tuyển dụng vị trí làm việc tương tự mới mức lương cao hơn, chị X
đã đề ngị chấm dứt hợp đồng lao động. Xét thấy lý do của chị X là không chính
đáng nên doanh nghiệp đã không đồng ý. Sau đó, chị X gửi thông báo bằng văn bản
tới doanh nghiệp là sau 45 ngày làm việc nữa nữa sẽ chấm dứt hợp đồng với công
ty . Giám đốc công ty Y phê vào đơn là không chấp thuận. Tuy nhiên, hết thời gian
nói trên , chị X đã chấm dứt HĐLĐ với công ty Y. Vì vây, giám đóc đã không trả
trợ cấp thôi việc cho X đồng thời yêu cầu X phải bồi thường chi phí đào tạo thêm
như đã cam kết. Hỏi:
2.1 Chị X có quyền chấm dứt hơp đồng lao động hay không? Vì sao?
2.2 Quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong vụ việc nêu trên ?
ĐẶT VẤN ĐỀ


Nhóm 01_Lớp NO3_Tl4 Page 2
Bài tập nhóm số 1_ Môn Luật lao động Việt Nam
Trong thời gian qua việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động nói chung
và các quy định về HĐLĐ nói riêng đã góp phần làm cho NSDLĐ và NLĐ hiểu rõ
và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên cũng còn nhiều trường
hợp NSDLĐ và NLĐ không nắm vững các quy định của pháp luật về HĐLĐ nên
đã xảy ra nhiều tình huống làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của hai bên. Do vậy
việc tìm hiểu, giải quyết tình huống cụ thể có liên quan đến HĐLĐ sẽ giúp chúng ta
hiểu sâu sắc hơn các quy định của pháp luật về lao động, quyền và nghĩa vụ của
NLĐ và NSDLĐ.
Do sự hiểu biết và kiến thức của chúng em còn hạn chế, nên trong bài làm còn
nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô xem xét, góp ý để bài làm của nhóm 01-N03-
TL4 được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Theo anh chị việc không ký được hợp đồng lao động trong các trường
hợp nói trên chị X có phải bồi thường chi phí dạy nghề cho công ty Y
không? Tại sao?
Đối với câu hỏi trên, ta xét hai trường hợp sau:
a Trường hợp 1 : Sau khi học xong, về nước công ty Y chỉ ký HĐLĐ với thời hạn
hai năm. Chị X không đồng ý vì cho rằng công ty phải ký với thời hạn ba năm nên
đã không ký với công ty Y.
b Trường hợp 2 : Công ty Y chấp thuận ký hợp đồng ba năm với mức lương 2 triệu
đồng/tháng. Chị X cũng không đồng ý vì cho rằng mức lương này không tương
xứng với trình độ chuyên môn của mình.
Trong cả 2 trường hợp trên chị X đều phải bồi thường chi phí dạy nghề cho
công ty Y.
Nhóm 01_Lớp NO3_Tl4 Page 3
Bài tập nhóm số 1_ Môn Luật lao động Việt Nam
Giải thích
Đối với trường hợp 1: Trước hết ta xét mối quan hệ giữa công ty Y và chị X. Đây

là quan hệ học nghề gắn với tuyển dụng vào doanh nghiệp để làm việc cho công ty
đó. Đây là trường hợp NSDLĐ tổ chức đào tạo nghề nhằm tạo nguồn lao động cho
mình. Do đó khi tuyển NLĐ vào học nghề để sử dụng, doanh nghiệp không được
thu học phí của người học nghề và người học nghề phải cam kết làm việc cho
doanh nghiệp một thời hạn nhất định cho doanh nghiệp sau khi học xong. Tuy
nhiên cam kết về thời hạn người học nghề phải làm việc cho doanh nghiệp sau khi
học xong không ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp phải nhận người học
nghề vào làm việc chính thức khi kết thúc khoá học, kể cả trong hợp đồng học nghề
doanh nghiệp đã cam kết bảo đảm giao kết HĐLĐ với người học nghề sau khi học
xong. Sau khi tuyển dụng, để đảm bảo trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cần thiết cho chị
X sau này có thể làm việc cho công ty, công ty Y đã cử chị đi đào tạo ở nước ngoài
6 tháng. Như vậy công ty đã gián tiếp đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề cho chị
X thông qua việc chi trả chi phí cho quá trình học tập tại nước ngoài của chị. Là
người được đào tạo, trong trường hợp này chị X phải cam kết về thời hạn làm việc
cho công ty Y sau khi học xong. Cam kết này của chị X làm phát sinh nghĩa vụ của
chị đối với công ty Y, theo đó nếu sau khi học xong mà không làm việc cho công ty
theo thời hạn đã cam kết, chị phải bồi thường toàn bộ chi phí mà công ty đã bỏ ra
để đào tạo chị. Nghĩa vụ này được quy định theo khoản 3 điều 24 “Trong trường
hợp doanh nghiệp nhận người vào học nghề để sử dụng thì hợp đồng học nghề phải
có cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp và phải bảo đảm ký kết hợp đồng
lao động sau khi học xong. Người học nghề sau khi học xong, nếu không làm việc
theo cam kết thì phải bồi thường phí dạy nghề.”
Từ các quy định trên, có thể thấy nghĩa vụ thực hiện cam kết về thời hạn làm
việc sau khi đào tạo chỉ được pháp luật đặt ra với người học nghề là chị X mà
Nhóm 01_Lớp NO3_Tl4 Page 4
Bài tập nhóm số 1_ Môn Luật lao động Việt Nam
không đặt ra với doanh nghiệp đào tạo nghề là công ty Y. Cam kết của chị X với
công ty Y về thời hạn làm việc của chị cho công ty sau khi học xong không làm
phát sinh nghĩa vụ của công ty phải nhận chị vào làm việc theo thời hạn đó. Công
ty Y có thể giao kết HĐLĐ thời hạn 3 năm hoặc ngắn hơn hoặc dài hơn thời hạn đó

với chị X cũng như có thể từ chối chị X làm việc tại công ty. Quyết định của công
ty tùy thuộc vào trình độ, tay nghề của chị X sau khi được đào tạo, nhu cầu lao
động của công ty hay những lý do khác. Như vậy, việc giao kết HĐLĐ sau khi đào
tạo nghề là nghĩa vụ của người học nghề nhưng là quyền của doanh nghiệp. Ký kết
HĐLĐ với chị X là quyền của công ty Y vì thế việc công ty chỉ ký hợp đồng thời
hạn 2 năm là hoàn toàn hợp pháp. Về nguyên tắc, để thực hiện nghĩa vụ làm việc đã
cam kết, chị X phải ký kết hợp đồng này kể cả khi thời hạn hợp đồng ngắn hơn thời
hạn 3 năm mà chị cam kết làm việc cho công ty Y trước đó. Vì vậy, chị X không có
quyền từ chối giao kết hợp đồng này; nếu không ký và không làm việc cho công ty
Y thì theo quy định tại khoản 3 Điều 24 BLLĐ chị X phải bồi thường chi phí đào
tạo cho công ty.
Tuy nhiên bản chất của HĐLĐ là sự thỏa thuận, các bên có thể thương lượng
và thống nhất về nội dung của hợp đồng trước khi đi đến ký kết. Chính vì vậy, khi
công ty Y đưa ra một hợp đồng mới với chị X thì hai bên có thể thỏa thuận để đi
đến thống nhất nhằm đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của hai bên.
Trường hợp 2: Trong trường hợp này cả yêu cầu của công ty Y và quan điểm của
chị X về vấn đề tiền lương đều không có gì bất hợp pháp. Theo quy định tại Điều
55- BLLĐ quy định “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong
hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả
công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu
do Nhà nước quy định ”. Hưởng lương là quyền lợi cơ bản và chính đáng của người
lao động vì vậy chị X hoàn toàn có quyền yêu cầu một mức lương mà mình cho là
Nhóm 01_Lớp NO3_Tl4 Page 5

×