Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp sản xuất sạch hơn cho các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 125 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP SXSH CHO CÁC TRANG
TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI, NĂM 2014”
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
Lớp: MTD
Khóa: 55
Chuyên ngành đào tạo: MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn: Th.S CAO TRƯỜNG SƠN
Hà Nội – Năm 2014
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP SXSH CHO CÁC TRANG
TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI, NĂM 2014”
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
Lớp: MTD
Khóa: 55
Chuyên ngành đào tạo: MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn: Th.S CAO TRƯỜNG SƠN
Địa điểm thực tập: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Hà Nội – Năm 2014
ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi trường và
các thầy cô Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS. Cao Trường Sơn là
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, Trạm thú y huyện Gia Lâm và các trang
trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những
người đã khích lệ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan những kết quả trong báo cáo này là sự thật.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 15 tháng 05 năm 2014
Ký tên
Nguyễn Thị Thùy Dung
iii
MỤC LỤC
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AC Hệ thống trang trại Ao - Chuồng
BOD
5
Nhu cầu ôxy sinh hóa
C Hệ thống trang trại Chuồng
CIDA
Cultural Industries Development Agency – Cơ quan Phát
triển Quốc tế Canada
COD Nhu cầu ôxy hóa học

CPI Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
DO Ô xy hòa tan trong nước
EC Độ dẫn điện
HDPE Màng chống thấm (High Density Poly Etylen – HDPE)
IDRC
International Development Research Centre − Trung tâm
nghiên cứu phát triển quốc tế Canada
IFPRI Viện nghiên cứu chính sách Lương thực Quốc tế
NIEM
Network for Industrial Environmental Management −
Mạng lưới quản lý môi trường công nghiệp
NXB Nhà xuất bản
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
SXSH Sản xuất sạch hơn
TCTK Tổng cục thống kê
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
UBND Ủy ban Nhân dân
UNEP
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (United
Nations Environment Programme – UNEP)
v
UNIDO Tổ chức phát triển công nghệ của Liên Hợp Quốc
VAC Hệ thống trang trại Vườn - Ao - Chuồng
VC Hệ thống trang trại Vườn - Chuồng
VietGAP
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
(Vietnamese Good Agricultural Practices)
VietGAHP
Thực hành chăn nuôi tốt ở Việt Nam (Vietnamese

Good Animal Husbandry Practices)
VOCs Chất hữu cơ bay hơi
VSV Vi sinh vật
vi
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
vii
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta đã có những bước
phát triển mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng diện mạo nông
thôn mới. Chăn nuôi hiện đang là một ngành mũi nhọn trong việc chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đa dạng vật nuôi, trong đó có chăn
nuôi lợn. Lợn là gia súc được chăn nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam với số lượng
khoảng 26.493,9 nghìn con trong tổng số 34.624,4 nghìn vật nuôi (Tổng cục thống
kê, 2012). Chăn nuôi lợn đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình
và là một trong những nguồn thu chủ yếu của nông hộ.
Hiện nay, bên cạnh phương thúc chăn nuôi lợn truyền thống trong hộ gia
đình với quy mô nhỏ, tận dụng nguồn thức ăn tự sản xuất sẵn có hoặc thức ăn dư
thừa từ sinh hoạt của hộ gia đình với năng suất thấp thì chăn nuôi lợn theo phương
thức tập trung công nghiệp đang có xu hướng ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới
dạng các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Theo tiêu chí trang trại trong Thông
tư số 27/2011/BNNPTNT – Quy định về Quy chế và thủ tục cấp giấy chứng nhận
kinh tế trang trại , cả nước hiện có 6.202 trang trại chăn nuôi, trong đó có 3.418
trang trại chăn nuôi lợn (chiếm 55,1%) (Tổng cục Thống kê, 2011).
Hình thức chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế
cao, góp phần làm tăng sản lượng nông sản hàng hóa, tạo ra cho xã hội một nghề
mang tính ổn định, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, trong quá
trình chăn nuôi lợn, các loại chất thải rắn, lỏng và khí phát sinh ngày càng nhiều và
không được xử lý triệt để gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm hay phát

thải vào khí quyển nhiều khí nhà kính như CO
2
, NH
4
, SO
2
,
Sản xuất sạch hơn với mục tiêu là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài
nguyên, nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất trong sản xuất đang ngày càng
được áp dụng nhiều ở nước ta đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
Việc nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong chăn nuôi là một vấn đề mới, vừa
1
nhằm nâng cao sản xuất ngành chăn nuôi vừa tăng cường hạn chế ô nhiễm môi
trường từ hoạt động sản xuất.
Năm 2011, UBND thành phố Hà Nội quyết định phê duyệt chương trình
phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và phát triển chăn nuôi quy mô lớn
ngoài khu vực dân cư giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó, huyện Gia Lâm có 22
trang trại chăn nuôi lợn đã được quy hoạch thành vùng chăn nuôi rất thuận lợi cho
việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất
các biện pháp sản xuất sạch hơn cho các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, năm 2014” nhằm đánh giá hiện trạng sản
xuất chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Lâm và đưa
ra biện pháp kiểm soát ô nhiễm theo hướng sản xuất sạch hơn, mang lại lợi ích
kinh tế, bảo vệ môi trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
• Mục tiêu chung:
Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất
và bảo vệ môi trường cho các trang trại chăn nuôi lợn tập trung.
• Mục tiêu cụ thể:

- Chỉ rõ đặc điểm, hiện trạng phát triển của các trang trại chăn nuôi lợn.
- Đánh giá đặc điểm quy trình chăn nuôi lợn của 1 số trang trại chăn nuôi lợn
tập trung.
- Đề xuất và đánh giá tính khả thi các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công
các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được các mục tiêu đề ra của đề tài.
- Các số liệu, kết quả phải trung thực, chính xác, khoa học.
2
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam
2.1.1. Xu hướng phát triển
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Tổng sản phẩm
trong nước theo giá trị thực tế của khu vực nông nghiệp không ngừng tăng kể từ
năm 1990 và sơ bộ đạt 558.284 tỷ đồng vào năm 2011, chiếm 22.02% tổng sản
phẩm trong nước (Tổng cục Thống kê, 2011). Trong đó, chăn nuôi chiếm tỷ trọng
lớn. Kể từ năm 1990 đến nay, ngành chăn nuôi có hướng phát triển tương đối ổn
định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến 5,27% năm (Trần Khải Châu, 2010).
Tính từ năm 2005 đến sơ bộ năm 2012 giá trị sản xuất của hoạt động chăn
nuôi tăng từ 45,1 nghìn tỷ đồng lên tới 200,8 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, tỷ trọng
chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng tăng kể từ năm 1998, giảm nhẹ vào các
năm 2004, 2006, 2010 nhưng ngay sau đó lại tiếp tục tăng và đạt 26,8% trong cơ
cấu sản xuất nông nghiệp vào năm 2012 (Tổng cục thống kê, 2012).
Bảng 2.1: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp qua các năm.
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
nghìn tỷ
đồng
% nghìn tỷ
đồng
% nghìn tỷ

đồng
%
1998 91.2 79,7 20.4 17,8 2.8 2,5
1999 101.6 79,2 23.8 18,5 3.0 2,3
2000 101.0 78,3 24.9 19,3 3.1 2,4
2001 101.4 77,9 25.4 19,6 3.3 2,5
2002 111.2 76,7 30.5 21,0 3.3 2,3
2003 116.1 75,5 34.4 22,3 3.4 2,2
2004 131.6 76,3 37.2 21,6 3.6 2,1
2005 134,7 73,6 45,1 24,6 3,4 1,8
2006 145,8 73,8 48,3 24,4 3,6 1,8
2007 175,0 73,9 57,6 24,4 4,1 1,7
2008 269,3 71,4 102,2 27,1 5,7 1,5
2009 306,6 71,3 116,6 27,1 7,0 1,6
2010 396,7 73,4 135,1 25,1 8,4 1,5
2011 577,7 73,4 199,2 25,3 10,3 1,3
3
Sơ bộ 2012
534,3
71,3
200,8
26,8
14,2
1,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012
Ngày 13/04/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại. Theo tiêu chí này, số lượng trang trại nước ta giảm
mạnh từ 146.000 trang trại vào năm 2010 xuống còn 20.028 trang trại vào
01/07/2012. Các vùng nhiều trang trại là ĐBSCL (6.267 trang trại), ĐNB (5.387

trang trại) và TN (2.528 trang trại), các vùng còn lại trang trại rất ít (gần 30%).
Chia theo loại hình sản xuất của trang trại: Trang trại trồng trọt nhiều nhất có 8.665
trang trại, chiếm 43,3% trang trại cả nước, trang trại chăn nuôi có 6.348 trang trại
(31,7%) và trang trại nuôi trồng thủy sản có 4.522 trang trại (22,6%)… (Tổng cục
thống kê, 2012).
Bảng 2.2: Số trang trại ở Việt Nam năm 2011.
Tổng
số
Chia theo loại trang trại
Trồng
trọt
Chăn
nuôi
Nuôi
trồng
thuỷ sản
Khác(*)
Cả nước 20078 8635 6267 4440 736
Đồng bằng sông Hồng 3512 43 2439 923 107
Trung du và miền núi phía Bắc 593 38 519 21 15
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung 1750 756 507 261 226
Tây Nguyên 2528 2134 370 9 15
Đông Nam Bộ 5389 3430 1851 54 54
Đồng bằng sông Cửu Long 6306 2234 581 3172 319
(*) Bao gồm: Trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011
4
Hình 2.1: Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất ở nước ta năm 2012.
Trong 10 năm từ 2001 đến 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân của một số

loại gia súc, gia cầm đều cao. Số lượng trâu, bò tăng bình quân một năm là 2,15%,
lợn tăng 2,41%, gia cầm 4,79%. Chỉ có số lượng ngựa giảm dần với tốc độ bình
quân 2,23%/năm.
Bước sang năm 2012, chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp khó khăn do giá thịt
giảm, chi phí đầu vào tăng cao và khó khăn về vốn nên chăn nuôi của các hộ và
các doanh nghiệp cũng như trang trại bị ảnh hưởng. Theo kết quả điều tra chăn
nuôi, tại thời điểm 01/10/2012, đàn lợn cả nước có 26,5 triệu con, giảm 2,1% so
với cùng thời điểm năm 2011, trong đó đàn lợn nái có 4,0 triệu con, giảm 0,5%;
đàn trâu có 2.627,8 nghìn con, giảm 3,1%; đàn bò có 5.194,2 nghìn con, giảm
4,5%. Nguyên nhân chủ yếu do diện tích chăn thả bị thu hẹp, chăn nuôi hiệu quả
thấp nên chưa khuyến khích người nuôi mở rộng quy mô đàn. Riêng nuôi bò sữa
vẫn phát triển, tổng đàn bò sữa tại thời điểm trên của cả nước đạt 167 nghìn con,
tăng 17% so với cùng thời điểm năm 2011. Đàn gia cầm có 308,5 triệu con, giảm
4,4% so với thời điểm 01/10/2011, trong đó đàn gà 223,7 triệu con, giảm 3,86%
(Tổng cục Thống kê, 2013).
5
Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm
Trâu Bò Ngựa Dê, cừu Lợn Gia cầm
(Nghìn con)
(Triệu
con)
2001 2.807,9 3.899,7 113,4 571,9 21.800,1 218,1
2002 2.814,5 4.062,9 110,9 621,9 23.169,5 233,3
2003 2.834,9 4.394,4 112,5 780,4 24.884,6 254,6
2004 2.869,8 4.907,7 110,8 1.022,8 26.143,7 218,2
2005 2.922,2 5.540,7 110,5 1.314,1 27.435,0 219,9
2006 2.921,1 6.510,8 87,3 1.525,3 26.855,3 214,6
2007 2.996,4 6.724,7 103,5 1.777,7 26.560,7 226,0
2008 2.897,7 6.337,7 121,2 1.483,4 26.701,6 248,3
2009 2.886,6 6.103,3 102,2 1.375,1 27.627,7 280,2

2010 2.877,0 5.808,3 93,1 1.288,4 27.373,3 300,5
2011 2.712,0 5.436,6 88,1 1.267,8 27.056,0 322,6
2012 2.627,8 5.194,2 26.500,0 308,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013
Những năm gần đây, chăn nuôi lợn nước ta đang có sự chuyển dịch từ
chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn. So với năm 2006, mặc dù số hộ chăn nuôi lợn
năm 2011 giảm gần 35% song chủ yếu là ở nhóm các hộ nuôi nhỏ lẻ. Do đó tổng
đàn lợn cả nước năm 2011 vẫn đạt xấp xỉ năm 2006 và sản lượng thịt lợn hơi tăng
gần 24% trong 5 năm (Tổng cục Thống kê, 2011). Đây là xu hướng tiến bộ đáng
ghi nhận vì sự phù hợp với yêu cầu chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, ứng
dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật chăn nuôi, tăng số lứa xuất chuồng cũng như
khả năng phòng trừ dịch bệnh.
2.1.2. Hình thức chăn nuôi.
Hiện nay, ở nước ta có 2 hình thức chăn nuôi chính là chăn nuôi hộ gia
đình và chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung.
Sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các hộ quy mô nhỏ.
Đây là hình thức chăn nuôi đã có từ lâu đời, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng và sử
dụng lao động gia đình. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách Lương thực
Quốc tế (IFPRI), hơn 92% người sản xuất chăn nuôi chỉ sử dụng lao động của hộ
6
gia đình trong sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, các hộ không chỉ tập trung vào chăn
nuôi mà còn kết hợp với trồng trọt và các hoạt động phi nông nghiệp khác. Trong
các hộ gia đình, phần lớn nông dân chỉ nuôi dưới 3 con lợn (Trịnh Quang Tuyên và
cộng sự, 2010).
Theo thống kê, năm 2011, số hộ nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ (từ 1- 5 con) còn chiếm
một tỷ lệ lớn trong tổng số hộ có chăn nuôi lợn ở nước ta (77,5%), trong đó Bắc Trung Bộ
và Duyên hải miền Trung có đến 85%, số hộ nuôi từ 6 – 10 con chiếm 20%, từ 11 con trở
lên chiếm 30% (Tổng cục Thống kê, 2011). Điều này thể hiện chăn nuôi lợn của các hộ ở
nước ta phổ biến vẫn là nhỏ lẻ.
Hình thức chăn nuôi này yêu cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về

mặt kỹ thuật nhưng năng suất chăn nuôi thấp.
Những năm gần đây, bên cạnh phương thức chăn nuôi lợn truyền thống
mà đặc trưng là chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ, năng suất thấp, chăn nuôi
theo kiểu trang trại tập trung đã hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển.
Nhất là từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về
phát triển kinh tế trang trại. Đây là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp nước ta (Cục Chăn nuôi, 2007). Trang trại chăn nuôi
lợn tập trung có quy mô từ 30 đến dưới 100 con chiếm tỷ lệ lớn (Trịnh Quang
Tuyên và cộng sự, 2010). Chăn nuôi trang trại làm tăng khả năng khai thác đất,
tiềm năng về vốn, kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư mạnh mẽ vào
chăn nuôi công nghiệp hóa, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, cải
thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Hiện nay, số lượng trại chăn nuôi quy mô lớn ngày càng tăng. Các trại chăn
nuôi lợn tập trung có trên 400 - 500 đầu lợn có mặt thường xuyên trong chuồng nuôi.
Tính đến năm 2011, cả nước có: 6.202 trang trại chăn nuôi trong tổng số 20.065 trang
trại của cả nước, chiếm 30,9% (Tổng cục Thống kê, 2012).
2.1.3. Tỷ lệ phân bố
Những năm gần đây, trang trại chăn nuôi phát triển nhanh về số lượng, chủng
loại và quy mô. Theo số liệu thống kê năm 2011, cả nước có 6.202 trang trại chăn nuôi,
7
trong đó, các trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sông Hồng với 4.240 trang trại, chiếm 68,3% số trang trại chăn nuôi của cả nước, tiếp
đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 578 trang trại, chiếm 9,3%. Vùng Tây
Nguyên có số trang trại chăn nuôi tập trung ít nhất cả nước chiếm 5,9% (366 trang trại)
(Tổng cục Thống kê, 2011).
Hình 2.2: Cơ cấu trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011
Tính đến thời điểm 01/7/2011 cả nước có trên 4,13 triệu hộ có chăn nuôi
lợn, tổng đàn lợn của nước ta khoảng 27 triệu con (Tổng cục Thống kê, 2011).
Tính chung 3 vùng ở miền Bắc và miền Trung chiếm hơn 80% tổng số hộ có

nuôi lợn: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (30%), Trung du và miền núi
phía Bắc (29,1%) và Đồng bằng sông Hồng (21,1%). Trong 3 vùng còn lại, Đồng
bằng sông Cửu Long chiếm 12%, Tây Nguyên chiếm 5,1% và Đông Nam Bộ
chiếm 2,7%.
Bảng 2.4: Số lượng hộ chăn nuôi lợn theo quy mô số con lợn của từng vùng
KT – XH, thời điểm 1/7/2011
8
(Đơn vị: 1.000 hộ)
Tổng số
Chia theo quy mô số con lợn
1 đến 2
con
3 đến 5
con
6 đến 9
con
Từ 10
con trở
lên
Cả nước 4.131,6 2144,0 1.060,0 367,2 560,4
Đồng bằng sông Hồng 870,7 454,4 170,4 66,1 179,9
Trung du và miền núi phía
Bắc
1.204,3 615,5 351,0 120,6 117,2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
1238,8 709,9 343,4 95,5 90,0
Tây Nguyên 210,8 106,3 50,7 20,5 33,3
Đông Nam Bộ 110,2 30,1 17,5 11,7 51,0
Đồng bằng sông Cửu Long 496,7 227,9 127,0 52,8 89,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012
Qua bảng trên cho thấy, nhóm hộ nuôi nhỏ lẻ từ 1 đến 2 con vẫn chiếm
đến trên 50% trên phạm vi cả nước. Tỷ lệ số hộ nuôi 1-2 con cao nhất là
vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (57,3%) và thấp nhất là Đông Nam
Bộ (27,3%). Nhóm có quy mô nhỏ (từ 3 đến 5 con) cũng chiếm đến hơn ¼ số hộ
có chăn nuôi lợn trên phạm vi cả nước tập trung chủ yếu ở vùng Trung du và miền
núi phía Bắc (29,1%). Số hộ nuôi từ 6 đến 9 con lợn chiếm tỷ lệ thấp nhất cả nước
(8,9%).
9
Hình 2.3: Cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô nuôi trong từng vùng kinh tế - xã
hội, thời điểm 01/07/2011
2.1.4. Đặc điểm chuồng trại
Trong những năm gần đây, các trang trại chăn nuôi đã có sự đầu tư đáng kể
về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi theo các tiêu chuẩn tiên tiến. Trong chăn nuôi
lợn, chuồng trại kiên cố chiếm tỷ lệ cao nhất trong quy mô trang trại, đạt 71,88%,
sau đến gia trại 68,75%, trong nông hộ tỷ lệ này chỉ đạt 48,21%. Chăn nuôi nông
hộ chủ yếu là bán kiên cố và đơn giản với tỷ lệ tương ứng là 41,70 và 10,71%
(Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).
Đối với lợn sinh sản thì một số trang trại sử dụng chuồng kín, chuồng sàn
có hệ thống làm mát để giảm nóng về mùa hè, sưởi ấm cho gia súc non, góp phần
cải thiện đáng kể năng suất vật nuôi. Đối với lợn thịt áp dụng phổ biến cả hai kiểu
chuồng kín và chuồng hở. Máng ăn tự động, bán tự động; máng uống, thiết bị cung
cấp nước uống cũng có sự cải tiến phù hợp với độ tuổi vật nuôi (Cục Chăn nuôi,
2007).
10
Trong chăn nuôi gia cầm quy mô nông hộ chuồng trại chủ yếu là loại
chuồng đơn giản, tận dụng chiếm 71,67%; chuồng kiên cố chỉ có 1,67%. Với chăn
nuôi gia trại và trang trại chủ yếu là loại hình bán kiên cố với tỷ lệ tương ứng là
56,25% và 53,57%. Ở trang trại chuồng kiên cố cao nhất cũng chỉ đạt 10,71%
(Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).

11
Hình 2.4: Sơ đồ hiện trạng phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội
(Nguồn: Sở NN và PTNT Hà Nội)
12
2.2. Tổng quan các vấn đề ô môi trường nước trong chăn nuôi
2.2.1. Nguồn ô nhiễm nước từ hoạt động chăn nuôi
• Nguồn phát sinh
Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra lượng
chất thải lớn nhất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Chất thải chăn nuôi
là một hỗn tạp các chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hoặc khí phát sinh trong quá
trình chăn nuôi, lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải.
Các chất thải chăn nuôi được phát sinh chủ yếu
từ:
- Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lông, vảy
da và
các
phủ tạng loại thải của gia súc, gia
cầm
- Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và thiết bị
chăn
nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn
nuôi…
- Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong quá trình chăn
nuôi.
- Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm
chết.
- Bùn lắng từ các mương dẫn, hố chứa hay lưu trữ và chế biến hay xử lý chất
thải.
• Khối lượng chất thải
Hàng ngày, gia súc thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn. Lượng

phân và nước tiểu được thải ra có thể chiếm từ 1,5 – 6% khối lượng cơ thể gia
súc. Các chất thải này chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao. Theo Nguyễn Thị
Hoa Lý, 1994, các chỉ tiêu ô nhiễm trong chất thải của gia súc đều cao hơn của
người theo tỷ lệ tương ứng BOD
5
là 5:1, N
tổng
là 7:1, TS (chất rắn tổng số) là
10:1…
Lượng phân và nước tiểu sinh ra trong chăn nuôi tùy vào giống vật nuôi,
giai đoạn phát triển, chế độ dinh dưỡng, thể trọng gia súc và phương thức vệ sinh
13
chuồng trại. Đối với lợn, lượng phân thải ra hàng ngày bằng 6 – 8% trọng lượng cơ
thể (Nguồn: Lochr, 1984).
Theo ASEN standards, lượng chất thải chăn nuôi 1000kg lợn trong 1 ngày
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5: Lượng chất thải chăn nuôi 1000ka lợn trong 1 ngày
Chỉ tiêu Khối lượng (kg)
Tổng lượng phân 84
Tổng lượng nước tiểu 39
TS 11
BOD
5
3,1
NH
4
– N 0,29
SS 0,027
• Phân thải
Phân là sản phẩm loại thải của quá trình tiêu hóa của gia súc, gia cầm bị

bài tiết ra qua đường tiêu hóa (Bùi Hữu Đoàn và cộng sự, 2012). Do thành phần
nhiều chất hữu cơ nên chúng rất dễ phân hủy thành các sản phẩm độc, khi phát tán
vào môi trường có thể gây ô nhiễm cho con người, vật nuôi và môi trường.
Thành phần và khối lượng của phân chịu ảnh hưởng của chế độ dinh
dưỡng, loài và giai đoạn phát triển.
Bảng 2.6: Thành phần hóa học của phân lợn từ 70 – 100 kg
(Đơn vị: g/kg)
Đặc tính Giá trị
Vật chất khô 213 – 342
NH
4
– N 0,66 – 0,76
N tổng 7,99 – 9,32
Tro 32,5 – 93,3
Chất xơ 151 – 261
Carbonat 0,23 – 0,41
Các acid mạch ngắn 3,83 – 4,47
pH 6,47 – 6,59
Nguồn: Trương Thanh Cảnh và cs, 1997, 1998
14
Trong phân còn chứa nhiều loại vi sinh vật và ký sinh trùng kể cả có lợi và
có hại. Trong đó, các vi khuẩn Enterbacteriacea chiếm đa số với các loài điển hình
như E.coli, Samonella. Shigella,… Kết quả phân tích của Viện Vệ sinh – Y tế công
cộng TP. Hồ Chí Minh năm 2001 cho thấy nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại từ
5 – 15 ngày trong phân và đất. Đáng lưu ý nhất là vi virus gây nhiễm bệnh viêm
gan Rheovirus, Adenovirus. Ngoài ra trong 1 kg phân có thể chưa tới 2.100 – 5.000
trứng giun sán.
• Nước tiểu
Nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật, sản phẩm cặn bã từ quá
trình sống của gia súc chứa đựng nhiều độc tố, khi phát tán và môi trường có thể

chuyển hóa thành các chất ô nhiễm. Thành phấn chính của nước tiểu là nước,
chiếm 99% khối lượng.
Bảng 2.7: Thành phần hóa học nước tiểu lợn có khối lượng 70 – 100 kg
(Đơn vị: g/kg)
Chỉ tiêu Giá trị
pH 6,77 – 8,19
Vật chất khô 30,9 – 35,9
NH4 0,13 – 0,40
N tổng 4,90 – 6,63
Tro 8,5 – 16,3
Ure 123 – 196
Carbonat 0,11 – 0,19
Nguồn: Trương Thanh Cảnh và cs, 1997, 1998
• Nước thải
Nước thải từ chăn nuôi bao gồm hỗn hợp nước tiểu, nước rửa chuồng,
nước tắm cho vật nuôi với khối lượng rất lớn. Nước thải còn có thể chứa một phần
hay toàn bộ lượng phân được vật nuôi thải ra. Theo khảo sát của Trương Thanh
Cảnh và cộng sự (2006) trên gần 1.000 trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ
ở một số tình phía Nam cho thấy cứ 1 kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra được
pha thêm với 20- 49 kg nước.
15
Thành phần nước thải chăn nuôi rất phong phú, bao gồm chất rắn lơ lửng,
chất hữu cơ, Nitơ, Photpho và các thành phần khác, đặc biệt là các vi sinh vật gây
bệnh.
• Khác
Ngoài các thành phần chất thải kể trên (phân, nước tiểu, nước thải) thì chăn
nuôi còn tạo ra một số loại chất thải khác như xác động vật chất, thức ăn thừa, chất
độn chuồng, vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y, đặc biệt là khí thải và tiếng ồn.
Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất.
Theo Hobbs và cộng sự (1995), có tới 170 chất khí có thể sinh ra trong chăn nuôi,

điển hình là các khí: NH
3
, H
2
S, CH
4
, CO
2
, NO
2
, N
2
O, NO, indol, schatol
mecaptan…
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở nước ta
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn phát triển với tốc độ rất
nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về
chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó năng suất chăn nuôi thấp và gây ô nhiễm
môi trường một cách trầm trọng. Ô nhiễm môi trường không những ảnh hưởng đến
sức khỏe vật nuôi, năng suất chăn nuôi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con
người và môi trường sống xung quanh.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, mỗi năm ngành chăn nuôi của nước ta
thải ra 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu
tấn chất thải khí. Việc phân và nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra môi
trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Bảng 2.8: Hiện trạng chất thải rắn chăn nuôi ước tính năm 2008
TT
Loài vật
nuôi
Tổng số đầu con

năm 2007
(1.000.000 con)
Chất thải rắn bình
quân (kg/con/ngày)
Tổng chất thải
rắn/năm (triệu
tấn)
1 Bò 6,33 10 23,13
2 Trâu 2,89 15 15,86
16
3 Lợn 26,70 2 19,49
4 Gia cầm 247,32 0,2 18,05
5 Dê 1,34 1,5 0,73
6 Cừu 0,08 1,5 0,04
7 Ngựa 0,12 4 0,17
8 Hươu, Nai 0,04 2,5 0,03
9 Chó 8,07 1 2,95
Tổng cộng 80,45
Nguồn: Đào Lệ Hằng, 2012
Qua bảng trên cho thấy, lượng chất thải rắn do trâu, bò thải ra lớn nhất:
38,99 triệu tấn/năm chiếm 48,46% tổng số chất thải rắn chăn nuôi năm 2008. Mặc
dù tổng số đầu con trâu, bò không phải lớn nhất trong các loài vật nuôi. Lượng chất
thải rắn do chăn nuôi lợn thải ra cũng rất lớn: 19,49 triệu tấn/năm, chiếm 24,22%
tổng lượng chất thải rắn chăn nuôi năm 2008.
Bảng 2.9: Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam
TT
Loài vật
nuôi
CTR bình
quân (kg/ngày/

Tổng chất thải rắn (triệu tấn/năm)
2006 2007 2008 2009 2010
1 Bò 10 23,762 24,528 23,105 22,276 21,593
2 Trâu 15 15,987 16,37 15,823 15,801 15,948
3 Lợn 2 19,601 19,389 19,491 20,17 19,98
4 Gia cầm 0,2 15,666 16,499 18,054 20,44 21,9
5 Dê, cừu 1,5 0,832 0,969 0,0,734 0,750 0,706
6 Ngựa 4 0,127 0,146 0,175 0,149 0,131
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011
Chất thải rắn chăn nuôi đang là một trong những nguồn thải lớn ở nông
thôn. Tổng lượng chất thải rắn chăn nuôi của nước ta mỗi năm rất lớn: 80.450.000
tấn/năm (năm 2008) (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2011). Trong những
17
năm gần đây, do tổng số các loài vật nuôi ít biến động nên tổng khối lượng chất
thải rắn chăn nuôi tương đối ổn định.
Hiện nay, chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu vẫn ở quy mô hộ gia đình, chất
thải chăn nuôi của các hộ này chủ yếu được xử lý bằng các hình thức: Hầm biogas,
tận dụng nuôi thủy sản, làm phân ủ bón ruộng. Có khoảng 19% chất thải chăn nuôi
không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. (Báo cáo hiện trạng
môi trường quốc gia, 2011)
Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của
con người. Kéo theo đó là lượng chất thải rắn chăn nuôi cũng ngày một gia tăng,
người chăn nuôi vì chạy theo lợi nhuận hoặc do thiếu hiểu biết mà đổ chất thải
chưa qua xử lý ra môi trường gây nên các vấn đề nghiêm trọng cho môi trường.
Nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cộng sự năm 2009 cho thấy: Trong chăn nuôi
lợn, tỷ lệ hộ có khu xử lý chất thải rất thấp, nông hộ đạt 48,39%; gia trại 55,17% và
chăn nuôi trang trại cũng chỉ đạt 51,72%.
Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi còn chưa được quan tâm đúng
mức. Phần lớn các cơ sở chăn nuôi đổ chất thải trực tiếp ra môi trường, chỉ có một
số nhỏ cơ sở có khu xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu là ủ phân tươi và phần nhỏ

xử lý bằng biogas (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).
Năm 2007, kết quả điều tra sơ bộ của Cục Chăn nuôi cho biết:
Tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội): 10% số phân tươi gia súc thải ra dùng cho
hố ủ Biogas, 80% chỉ đánh đống, không ủ sau đó đem bán hoặc nuôi cá trực tiếp và
10% đổ ra vườn nhà hoặc thải trực tiếp ra đường.
Tại huyện Lâm Thao (Phú Thọ): 90% phân thải không xử lý, phân được
đánh đống không ủ hoặc dùng trực tiếp nuôi cá và bón ruộng, 5% thu gom ủ trong
vườn và 5% thải trực tiếp ra môi trường.
18

×