LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiên. Các số liệu
được thu thập sơ cấp, tự tiến hành phân tích, nghiên cứu và kết luận nghiên
cứu trình bày trong khóa luận chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.
Các đoạn trích dẫn và số liệu thứ cấp sử dụng trong khóa luận đều đươc dẫn
nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, và các bạn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô
khoa Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, những người đã
giảng dạy và trang bị cho em một nền tảng kiến thức vững chắc khi em ngồi
trên giảng đường đại học để em có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn đến Sở NN & PTNT Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện cũng như chỉ bảo nhiệt tình trong suốt quá trình em vừa thực tập
vừa làm khóa luận tốt nghiệp để em có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Ths. Cao Trường
Sơn - Giảng viên bộ môn Quản lý Môi trường của khoa Môi trường – Trường
Đại học nông nghiệp Hà Nội, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy
bảo, động viên và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em và toàn thể gia đình đã
luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ em trong học tập, làm việc và hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận
tốt nghiệp đã cho em những ý kiến đóng góp quý báu để em hoàn chỉnh bài
khóa luận này.
Trong quá trình làm khóa luận dù đã có gắng và nỗ lực nhưng do kỹ năng
của bản thân còn một số hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp còn nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của Quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
ii
MỤC LỤC
viii
iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
3 BTNMT Bộ Tài Nguyên & Môi trường
4 C Chuồng
5 COD Nhu cầu oxy hóa học
6 DO Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
7 FAO Tổ chức Nông lương Thế giới
8 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
9 Sở NN& PTNT Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
11 T-N Tổng Nitow
12 T-P Tổng Phốt pho
13 TSS Tổng chất rắn lơ lửng
14 VAC Vườn - Ao - Chuồng
15 VC Vườn - Chuồng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009 Error:
Reference source not found
Bảng 2.2 : Sản phẩm chăn nuôi trên thế giới năm 2009 Error: Reference
source not found
Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Error:
Reference source not found
iv
Bảng 2.4: Số lượng các trang trại chăn nuôi trên cả nước Error: Reference
source not found
Bảng 2.5: Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu. Error: Reference source not
found
Bảng 2.6: Tỷ lệ các kiểu chuồng trại theo hai hình thức chăn nuôi trang trại và
hộ gia đình Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm tại thành phố Hà Nội Error:
Reference source not found
Bảng 2.8: Đặc trưng nước thải của một số loại vật nuôi Error: Reference
source not found
Bảng 2.9: Thành phần chính trong phân tươi của một số loại vật nuôi Error:
Reference source not found
Bảng 2.10: Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày tính trên % khối
lượng cơ thể Error: Reference source not found
Bảng 2.11: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại các hệ thống trang trại
chăn nuôi Lợn ở Hưng Yên Error: Reference source not found
Bảng 2.12: Ảnh hưởng của mùi hôi của các trang trại chăn nuôi Lợn đến cộng
đồng dân cư Error: Reference source not found
Bảng 2.13: Các loại chế phẩm khử mùi hôi trong chăn nuôi Error: Reference
source not found
Bảng 2.14: Một số hình thức sử dụng phân thải tại các trang trại Error:
Reference source not found
Bảng 3.1: Bảng các phương pháp phân tích chất lượng nước mặt Error:
Reference source not found
Bảng 3.2: Bảng các phương pháp phân tích chất lượng nước ngầm Error:
Reference source not found
Bảng 4.1: Bảng thể hiện các giá trị thời tiết huyện Ứng Hòa Error: Reference
source not found
v
Bảng 4.2: Lịch sử hình thành các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện
Ứng Hòa Error: Reference source not found
Bảng 4.3: Quy mô nuôi lợn trong các kiểu hệ thống trang trại trên địa bàn
huyện Ứng Hòa Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Khoảng cách từ chuồng nuôi tới các khu vực khác trong trang trại
chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa.Error: Reference source not found
Bảng 4.5: Diện tích sử dụng đất trong trang trại chăn nuôi lợn ở Ứng Hòa Error:
Reference source not found
Bảng 4.6: Khối lượng phân thải phát sinh tại các hệ thống trang trại chăn nuôi
Lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Lượng nước thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa
bàn huyện Ứng Hòa Error: Reference source not found
Bảng 4.8 : Thể tích và diện tích hệ thống biogas tại các trang trại chăn nuôi
Lợn trên địa bàn nghiên cứu Error: Reference source not found
Bảng 4.9: Giá trị các thông số quan trắc chất lượng nước sau bể Biogas tại 1
trang trại theo kiểu hệ thống VC chăn nuôi Lợn ở Ứng Hòa Error: Reference
source not found
Bảng 4.10: Tình trạng hoạt động và các vấn đề gặp phải của bể biogas tại các
trang trại chăn nuôi Lợn huyện Ứng Hòa Error: Reference source not found
Bảng 4.11: Thông tin chung về hình thức thu gom phân ở các trang trại chăn
nuôi Lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa Error: Reference source not found
Bảng 4.12 : Tần suất đưa phân xuống ao cá và khối lượng phân đưa xuống ao
tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa Error: Reference
source not found
Bảng 4.13 : Một số giá trị thống kê kết quả quan trắc chất lượng nước mặt
trên các ao \nuôi cá thuộc hệ thống VAC Error: Reference source not found
vi
Bảng 4.14 : Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên các kênh, mương, rãnh
xung quanh hệ thống trang trại VC chăn nuôi Lợn huyện Ứng Hòa Error:
Reference source not found
Bảng 4.15: Giá trị các thông số quan trắc chất lượng nước ngầm tại các trang
trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa Error: Reference source not
found
Bảng 4.16: Bảng tương quan giữa các thông số quan trắc chất lượng nước ngầm tại
các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa Error: Reference source
not found
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ hiện trạng phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội Error:
Reference source not found
Hình 4.1: Vị trí địa lý huyện Ứng Hòa Error: Reference source not found
Hình 4.2: Các hệ thống trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng HòaError:
Reference source not found
Hình 4.3 : Vị trí các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn nghiên cứu Error:
Reference source not found
Hình 4.4: Xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu
Error: Reference source not found
Hình 4.5: Sơ đồ phát thải chất thải của các trang trại chăn nuôi Lợn vào môi
trường nước trên địa bàn huyện Ứng Hòa Error: Reference source not found
Hình 4.6: Sơ đồ tỷ lệ áp dụng các hình thức xử lý chất thải tại các trang trại
chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa.Error: Reference source not found
Hình 4.7 : So sánh các giá trị trung bình của các thông số chất lượng nước ở
2 kiểu hệ thống VAC và VC tại các kênh, mương, ao trong và xung quanh
trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn nghiên cứu Error: Reference source not
found
Hình 4.8: So sánh giá trị trung bình các thông số quan trắc chất lượng nước
mặt của 2 xã Vạn Thái và Sơn Công Error: Reference source not found
Hình 4.9: So sánh giá trị trung bình các thông số quan trắc chất lượng nước
ngầm với QCVN 09-2008 Error: Reference source not found
Hình 4.10: So sánh các giá trị trung bình của một số thông số quan trắc chất
lượng nước mặt ở 2 kiểu hệ thống VAC và VC Error: Reference source not
found
Hình 4.11: So sánh giá trị trung bình các thông số chất lượng nước ngầm ở 2
kiểu hệ thống VAC và VC Error: Reference source not found
viii
Hình 4.12: So sánh các giá trị trung bình các thông số chất lượng nước mặt ở
mùa khô và mùa mưa tại các trang trại chăn nuôi Lợn.Error: Reference source
not found
Hình 4.13: So sánh giá trị trung bình các thống số quan trắc chất luợng nước
ngầm vào mùa mưa và mùa khô tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn
huyện Ứng Hòa Error: Reference source not found
ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và
Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó phát triển kinh tế thông qua hoạt động
chăn nuôi. Chăn nuôi đa dạng với nhiều loại vật nuôi, trong đó có chăn nuôi
Lợn. Lợn là loại vật nuôi được nuôi phổ biến tại Việt Nam, với số lượng
khoảng 26.493,9 nghìn con trong tổng số 34.624,4 nghìn vật nuôi (Tổng cục
Thống kê, 2012).
Có nhiều hình thức chăn nuôi Lợn khác nhau như: Phương thức
truyền thống là chăn nuôi hộ gia đình theo quy mô nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn
thừa hay thức ăn sẵn có của gia đình. Phương thức này dễ trông nom, chăm
sóc, không tốn chi phí nhưng cho năng suất và hiệu quả không cao. Phương
thức thứ hai là chăn nuôi theo quy mô trang trại, nuôi với số lượng lớn, cho
hiệu quả và năng suất cao, đây là hình thức đang được sử dụng phổ biến và
có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây do ngành chăn nuôi chuyển
dần từ hình thức nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung trang trại.
Theo tiêu chí về trang trại quy định, cả nước ta hiện nay có 6.202 trang trại
chăn nuôi, trong đó có 3.418 trang trại chăn nuôi Lợn (chiếm 55,1%) (Tổng
cục Thống kê, 2011).
Chăn nuôi Lợn theo quy mô trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao,
góp phần tăng số lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, tăng thu nhập và
hiệu quả kinh tế cho chủ hộ, tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp ổn
định xã hội. Tuy nhiên ,bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại, thì chăn nuôi
nói chung cũng như chăn nuôi Lợn nói riêng đang nảy sinh rất nhiều vấn đề
về chất lượng môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư và ảnh
hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên. Nguyên nhân là do trong qua trình
1
chăn nuôi, mặc dù phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử
lý chưa triệt để. Tình trạng trên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng nước. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý
nhà nước về môi trường trong ngành chăn nuôi còn thiếu, sự phân công trách
nhiệm chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, hạn chế về năng lực và trình độ. Nhận thức của
các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác
bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa đầy đủ và đúng mức.
Thành phố Hà Nội với đặc điểm địa hình và điều kiện kinh tế rất thuận
lợi cho chăn nuôi Lợn. Năm 2011, toàn thành phố có khoảng 1,53 triệu con
Lợn trong số 1,74 triệu con gia súc. Mật độ Lợn nuôi tại các trang trại này khá
lớn và ngày càng tăng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước ở
trong và xung quanh trang trại do ảnh hưởng chủ yếu của phân thải và nước
rửa chuồng trại từ các chuồng trại chăn nuôi Lợn thải ra.
Xuất phát từ những lý do và yêu cầu thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của các trang trại chăn nuôi lợn đến chất
lượng chất lượng nước trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định nguồn thải gây ô nhiễm nước từ các trang trại chăn nuôi
Lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa - Thành phố Hà Nội.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước tại các trang trại chăn nuôi Lợn
trên địa bàn huyện Ứng Hòa-Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu chất thải phát sinh và cải thiện chất
lượng nước.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tình hình phát triển chăn nuôi
2.1.1. Tình hình chăn nuôi trên thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống
còn của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp
lương thực và thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn
nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là thực phẩm cơ bản cho
dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gene và đa dạng sinh
học trên trái đất.
• Số lượng vật nuôi
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm
2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau:
Bảng 2.1: Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009
Trâu
(con)
Bò
(con)
Dê
(con)
Cừu
(con)
Lợn
(con)
Gà
(1000 con)
Vịt
(1000 con)
Thế giới 182.275.837 1.164.893.633 591.750.636 816.967.639 877.569.546 14.191.101 1.008.332
Châu Á 176.797.915 407.423.038 415.238.186 345.158.332 534.329.449 9.101.291 953.859
Châu Âu 317.922 114.204.134 15.911.331 100.146.054 183.050.883 1.895.583 49.478
Châu Phi 4.000.000 175.046.563 137.580.921 199.832.226 5.858.898 708.019 10
Châu Mỹ 1.160.000 430.340.339 22.925.369 66.707.744 151.705.814 2.374.152 3.512
Châu Úc - 37.879.559 94.829 105.123.283 2.624.502 112.056 1.473
Nguồn: FAO, 2009
Nhìn vào bảng phân bố số lượng gia súc, gia cầm thế giới năm 2009 ta thấy:
Trên thế giới, số lượng gà (14.191.101.000 con) đứng thứ nhất, bò
(1.164.893.633 con) đứng thứ hai, vịt (1.008.332.000 con) đứng thứ 3, lợn
(877.569.546 con) đứng thứ 4, cuối cùng là trâu (182.275.837 con).
Chăn nuôi trâu, ở châu Á đứng thứ nhất (chiếm 96,99%), châu Âu đứng
vị trí cuối cùng (chiếm 0,17%), châu Úc không chăn nuôi trâu. Chăn nuôi bò,
đứng thứ nhất là châu Mỹ (chiếm 36,94%), châu Úc đứng ở cuối cùng (chiếm
3,25%). Chăn nuôi dê, châu Á đứng đầu (chiếm 70,17%), châu Úc đứng cuối
3
(chiếm 0,016%). Chăn nuôi cừu, châu Á với 42,24% đứng thứ nhất, châu Mỹ
đứng cuối chiếm 8,17%. Chăn nuôi lợn, đứng đầu là châu Á chiếm 60,89%,
đứng ở cuối là châu Úc chiếm 0,3%. Chăn nuôi gà, chiếm 64,13% là châu Á
đứng thứ nhất, đứng cuối là châu Úc (chiếm 0,78%). Chăn nuôi vịt, đứng đầu
là châu Á (chiếm 94,60%), châu Phi (chiếm 0,001%).
Nhìn chung châu Á đứng đầu về số lượng gia súc, gia cầm; còn châu
Úc đứng vị trí cuối cùng về số lượng gia cầm, gia súc trên thế giới.
• Sản phẩm chăn nuôi
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới- FAO năm
2009, sản phẩm chăn nuôi trên thế giới bao gồm thịt gia súc, gia cầm; sữa tươi
và trứng gia cầm. Số liệu cụ thể được trình bày ở Bảng 2.2:
Bảng 2.2 : Sản phẩm chăn nuôi trên thế giới năm 2009
Thịt gia súc, gia cầm
( triệu tấn)
Sữa tươi
( triệu tấn)
Trứng gia cầm
( triệu tấn)
281 696,5 67,4
Nguồn: FAO,2009
Cơ cấu về thịt của thê giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà
28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa,
trâu, vịt và các vật nuôi khác.
• Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba
hình thức cơ bản đó là:
- Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao.
- Chăn nuôi trang trại bán thâm canh.
- Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản
xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu
Mỹ, Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công
nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong
4
chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý
đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn
nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn
các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung
Đông.Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm
chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của
chăn nuôi hữu cơ.
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước
phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng.Xu hướng
chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn
nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng.
Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi
cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là
thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
• Xu hướng phát triển
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển với tốc
độ nhanh. Trong giai đoạn 2000- 2012 số lượng vật nuôi (bò, dê, cừu, lợn, gia
cầm) tăng lên liên tục, bên cạnh đấy thì số lượng ngựa và trâu lại giảm trong các
năm ( Tổng cục thống kê, 2013). Số liệu cụ thể được thể hiện trong Bảng 2.3:
Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
Năm
Trâu
(nghìn
con)
Bò
(nghìn
con)
Ngựa
(nghìn
con)
Dê, cừu
(nghìn
con)
Lợn
(nghìn
con)
Gia cầm
(triệu
con)
2000 2897,2 4127,9 126,5 543,9 20193,8 196,1
2001 2807,9 3899,7 113,4 571,9 21800,1 218,1
5
2002 2814,5 4062,9 110,9 621,9 23169,5 233,3
2003 2834,9 4394,4 112,5 780,4 24884,6 254,6
2004 2869,8 4907,7 110,8 1022,8 26143,7 218,2
2005 2922,2 5540,7 110,5 1314,1 27435,0 219,9
2006 2921,1 6510,8 87,3 1525,3 26855,3 214,6
2007 2996,4 6724,7 103,5 1777,7 26560,7 226,0
2008 2897,7 6337,7 121,2 1483,4 26701,6 248,3
2009 2886,6 6103,3 102,2 1375,1 27627,7 280,2
2010 2877,0 5808,3 93,1 1288,4 27373,3 300,5
2011 2712,0 5436,6 88,1 1267,8 27056,0 322,6
2012 2627,8 5194,2 1343,6 26493,9 308,5
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013
• Hình thức chăn nuôi
Hiện nay ở nước ta có hai hình thức chăn nuôi chính là chăn nuôi truyền
thống trong hộ gia đình và chăn nuôi tập trung theo quy mô trạng trại (Cục Chăn
nuôi, 2006). Đây là xu hướng phát triển phổ biến trên thế giới và là hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta.
Hình thức chăn nuôi hộ gia đình
Đây là hình thức chăn nuôi đã có từ lâu đời và vẫn còn phổ biến ở nước
ta. Hiện nay cứ trung bình 5 hộ dân sống ở nông thôn thì có tới 3 hộ chăn
nuôi Lợn và gia cầm chiếm tỷ lệ gần 60% (Cục Chăn nuôi, 2008). Các hộ dân
thường nuôi từ 2-5 con Trâu, Bò; 3-10 con Lợn và 20-30 con Gia cầm/hộ
(Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009). Nhìn chung, hình thức chăn nuôi hộ gia
đình có khả năng kết hợp với trồng trọt để tận dụng các sản phẩm dư thừa của
mùa vụ, quy mô nhỏ, ít gây ô nhiễm môi trường tuy nhiên hiệu quả kinh tế lại
không cao.Do nhu cầu thị trường về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng
nên số lượng vật nuôi lớn hơn trước đây.Hình thức này vẫn chưa phổ biến.
Hình thức chăn nuôi trang trại tập trung
Đây là hình thức chăn nuôi mới được hình thành và phát triển mạnh
trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị
trường. Năm 2001 cả nước ta có khoảng 1761 trang trại chăn nuôi đến năm
2010 đã tăng lên tới 23558 trang trại (Tổng cục Thống kê, 2011). Hình thức
chăn nuôi theo trang trại có số lượng vật nuôi lớn, đem lại hiệu quả kinh tế
6
cao nhưng lại gây ra những vấn đề về môi trường do các loại chất thải phát
sinh quá lớn.
• Tỷ lệ phân bố
Mặc dù chăn nuôi của nước ta đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên mật độ
vật nuôi và số lượng các trang trại chăn nuôi ở nước ta phân bố không đồng đều
giữa các vùng miền trong cả nước.Số liệu được thể hiện trong Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Số lượng các trang trại chăn nuôi trên cả nước
STT Vùng
Số lượng
trang trại
Tỷ lệ
( %)
1 Đồng bằng sông Hồng 3174 39,03
2 Trung du và miền núi phía Bắc 828 10,18
3 Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 767 9,43
4 Tây Nguyên 453 5,57
5 Đông Nam Bộ 1903 23,40
6 Đồng bằng sông Cửu Long 1008 12,39
7 Cả nước 8133 100
Nguồn:Tổng cục thống kê,2012
Nhìn vào bảng trên ta thấy hoạt động chăn nuôi trang trại tập trung phát
triển mạnh nhất tại khu vực Đồng bằng sông Hồng với 3174 trang trại chiếm
39,03% tổng số trang trại chăn nuôi của cả nước. Tây Nguyên có số trang trại
chăn nuôi thấp nhất cả nước với 453 trang trại chiếm 5,57%.
• Sản phẩm chăn nuôi
Bảng 2.5: Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
Đơn vị 2011 2012
Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng Nghìn tấn 87,8 88,5
Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng Nghìn tấn 287,2 294
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Nghìn tấn 3098,9 3160
Sản lượng thịt gia cầm hơi giết bán Nghìn tấn 696 729,4
Sản lượng sữa tươi Triệu lít 345,4 382
7
Trứng gia cầm Triệu quả 6896,9 7299,9
Sản lượng mật ong Tấn 11804 12365
Sản lượng kén tằm Tấn 7057 7517
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013
Nhìn vào bảng trên ta thấy, nhìn chung tất cả các sản lượng sản phẩm
chăn nuôi năm 2012 đều tăng một cách đáng kể so với năm 2011. Đặc biệt là
sản lượng trứng gia cầm, tăng khoảng 5,52% so với năm 2011. Sản lượng
trâu, bò, lợn hơi xuất chuồng tăng nhẹ.
• Đặc điểm chuồng trại
Trong chăn nuôi, việc bố trí chuồng trại có ý nghĩa rất quan trọng đối
với sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng
đến các vấn đề môi trường, xử lý và quản lý chất thải.
8
Bảng 2.6: Tỷ lệ các kiểu chuồng trại theo hai hình thức chăn nuôi trang
trại và hộ gia đình
Đơn vị: %
Kiểu
chuồng trại
Trang trại Hộ gia đình
Lợn Bò
Gia
cầm
Lợn Bò
Gia
cầm
Kiên cố 71,88 27,24 10,71 48,21 17,42 1,67
Bán kiên cố 28,12 58,62 53,57 41,08 51,61 26,66
Đơn giản 20,14 35,72 10,71 24,97 71,67
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009
Dựa vào Bảng 2.6 ta thấy,tỷ lệ chuồng trại kiên cố tại hình thức trang
trại cao hơn so với hình thức chăn nuôi hội gia đình. Tỷ lệ bố trí chuồng trại
chăn nuôi kiên cố, bán kiên cố, đơn giản ở hai hình thức trang trại và hộ gia
đình là khác nhau. Tỷ lệ chuồng trại kiên cố cao nhất đối với chăn nuôi lợn,
thứ hai là bò và thấp nhất là chăn nuôi gia cầm.
2.1.3. Tình hình chăn nuôi của thành phố Hà Nội
Chăn nuôi thành phố Hà Nội trong những tháng đầu năm 2013 được
duy trì và phát triển tốt. Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội
năm 2013: Tổng đàn bò toàn thành phố là 137.778 con, trong đó bò thịt là
117.976 con, bò sữa 18.121 con, bê là 1.681 con, sản lượng sữa đạt 93,4
tấn/ngày. Tổng đàn lợn hiện nay là 1.379.389 con, trong đó lợn nái là 164.534
con, lợn thịt 1.212.573 con, lợn đực giống 2.282 con. Tổng đàn gia cầm hiện
có 19.697.000 con, trong đó gà là 14.228.000 con; vịt, ngan, ngỗng là
5.469.000 con.
Hiện nay, thành phố Hà Nội phát triển chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu
dân cư. Toàn thành phố Hà Nội có 722 trại chăn nuôi Lợn ngoài khu dân cư.
Trong đó có 566 trại, 34 trại lợn nái, 194 trại lợn thịt, 338 trại chăn nuôi tổng
hợp( nái+ thịt).Trại chăn nuôi gia cầm ngoài khu dân cư của toàn thành phố là
2147 trại với tiêu chí quy mô từ 1000 gà đẻ, 1000 gà thịt, 500 gà thả vườn,
9
500 vịt trở lên (Sở NN & PTNT Hà Nội, 2013). Bên cạnh đấy thành phố Hà
Nội còn phân theo vùng, xã trọng điểm từng vùng chăn nuôi từng loại vật
nuôi để cho năng suất và chất lượng cao nhất (Sở NN & PTNT Hà Nội). Số
liệu được thể hiện ở Bảng 2.7.
Bảng 2.7: Chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm tại thành phố Hà Nội
Vật nuôi Tổng đàn (con) Hộ
Bò sữa 10.123 2.555
Bò thịt 22.294 12.159
Lợn 27.637 32
Gia cầm
Gà 2.986.795 975
Vịt 368.930 305
Nguồn: Số liệu thống kê Sở NN& PTNT Hà Nội, 2013
Việc hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung, vùng trong điểm cho
hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, so với tiềm năng hiện có, các vùng, xã chăn
nuôi trọng điểm, tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa nhiều và người
chăn nuôi còn thiếu hiểu biết trong việc xử lý và quản lý môi trường. Chính vì
vậy môi trường nói chung, môi trường chăn nuôi ở thành phố đang dần bị suy
giảm. Để khắc phục tình trạng này, ngành nông nghiệp Hà Nội đã triển khai
chương trình phát triển chăn nuôi đi đôi với việc đảm bảo môi trường bằng
một không gian quy hoạch hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra
cũng như chất lượng môi trường.
10
Hình 2.1: Sơ đồ hiện trạng phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội
(Nguồn: Sở NN và PTNT Hà Nội)
11
2.2. Tổng quan các vấn đề môi trường trong chăn nuôi
2.2.1. Nguồn ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi
Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra một
lượng chất thải nhiều nhất ra môi trường. Nguồn ô nhiễm từ hoạt động chăn
nuôi chủ yếu là từ phân thải, nước tiểu và nước rửa chuồng từ các chuồng
nuôi.Nước thải chăn nuôi là một tập hợp phong phú bao gồm các chất ở
dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh trong quá trình chăn nuôi, lưu trữ, chế biến.
Đặc trưng cơ bản của nước thải chăn nuôi là có hàm lượng chất rắn lơ lửng
(SS), chất hữu cơ (thể hiện bởi COD và BOD
5
), các hợp chất nitơ (NH
4
-N và
N-Tổng) rất cao (Lương Đức Phẩm, 2009; Lâm Vĩnh Sơn và Nguyễn Trần
Ngọc Phương, 2011). Các chất ô nhiễm với nồng độ cao trong nước thải và
phân thải là một nguồn ô nhiễm quan trọng nếu không xử lý kịp thời và triệt
để.Số liệu cụ thể được thể hiện ở Bảng 2.8.
Bảng 2.8: Đặc trưng nước thải của một số loại vật nuôi
Loại vật
nuôi
V nước
thải
(m
3
/con/nă
m)
BOD
5
(kg/con/nă
m)
TSS
(kg/con/nă
m)
T-N
(kg/con/nă
m)
T-P
(kg/con/nă
m)
Bò thịt 8,0 164,0 1204 43,8 11,3
Bò sữa 15,6 228,5 1533 82,1 12,0
Lợn 14,6 32,9 73 7,3 2,3
Gà 2,9 19,2 169 2,5 1,24
Nguồn: Alexander P.Economopoulos
Thành phần chính trong phân thải của các loại vật nuôi có chứa nhiều
hợp chất của nito, phốtpho nên có khả năng gây ô nhiễm môi trường khi thải
bỏ nó ra ngoài môi trường.
12
Bảng 2.9: Thành phần chính trong phân tươi của một số loại vật nuôi
( giá trị trung bình)
Loại
vật nuôi
Độ ẩm
(%)
N
(%)
P
2
O
5
(%)
K
2
O
(%)
Bò thịt 85 0,5 0,2 0,5
Bò sữa 85 0,7 0,5 0,5
Gia cầm 72 1,2 1,3 0,6
Lợn 82 0,5 0,3 0,4
Dê, cừu 77 1,4 0,5 0,2
Nguồn: Lê Văn Cát,2007
Lượng nước thải và phân thải còn phụ thuộc vào số lượng vật nuôi, số
lượng vật nuôi càng cao thì lượng nước thải và phân thải phát sinh càng
cao.Bên cạnh đấy khối lượng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi,
giai đoạn phát triển, khẩu phần thức ăn và thể trọng gia súc và gia cầm. Riêng
đối với gia súc, lượng phân và nước tiểu tăng nhanh theo quá trình tăng thể
trọng. Nếu tính trung bình theo khối lượng cơ thể thì lượng phân thải ra mỗi
ngày của vật nuôi rất cao, nhất là đối với gia súc cao sản. Số liệu được thể
hiện ở Bảng 2.10.
Bảng 2.10: Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày tính trên %
khối lượng cơ thể
Loại gia súc Tỷ lệ % phân, nước tiểu so với khối lượng cơ thể
Lợn 6-8
Bò sữa 7-8
Bò thịt 5-8
Gà, vịt 5
Nguồn: Lochr,1984
Nước thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm
13
môi trường làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm
và sức khoẻ con người.Vì vậy, việc hiểu rõ thành phần và các tính chất của nước
thải chăn nuôi nhằm có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, khống chế ô
nhiễm, tận dụng nguồn nước thải, chất thải giàu hữu cơ vào mục đích kinh tế.
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước
Chất lượng môi trường nước đang dần suy giảm, ô nhiễm, đặc biệt là
chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực chăn nuôi. Nước thải chăn
nuôi không được xử lý kịp thời và triệt để đã thải bỏ ra ngoài môi trường, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
Tại Hà Nội, kết quả khảo sát của sở Khoa học & Công nghệ tại các hộ
chăn nuôi Lợn với quy mô 3-43 con ở các xã Trung Châu, Đan Phượng thì có
tới 93,33% hộ có mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh ở tình trạng báo
động. Chăn nuôi Lợn ở các xã Tô Hiệu và Thường Tín, Hà Nội do xả thải
thẳng phân, nước tiểu Lợn nuôi ra cống rãnh và hệ thống thoát nước xung
quanh đã làm môi trường ở đây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
người dân (Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2008).
Tại Hưng Yên, kết quả ngiên cứu ở các trang trại chăn nuôi Lợn ở hai
huyện Văn Giang và Khoái Châu cho thấy hầu hết nước mặt tại các trang trại
đều đã bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng DO trung bình đều rất thấp,
còn nồng độ trung bình COD, NH
4
+
, PO
4
3-
đều vượt quá quy chuẩn Việt Nam
(QCVN 08: 2008- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt)
nhiều lần. Mức độ ô nhiễm nước mặt tại các trang trại chăn nuôi Lợn khác
nhau: Tại các trang trại CV + C mức độ ô nhiễm là cao nhất, mức độ ô nhiễm
thấp hơn ở các trang trại VAC và thấp nhất là tại các trang trại CA (Cao
Trường Sơn và các cộng sự, 2011).
14
Bảng 2.11: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại các hệ thống trang
trại chăn nuôi Lợn ở Hưng Yên
Thông
số
Loại
trang
trại
Giá trị T2/2010 T4/2010 T6/2010 T8/2010 T10/2010 T12/2010
Trung
bình
pH
VAC
(n=3)
Max 7,41 7,81 7,50 7,43 7,68 7,56 7,57
Min 7,11 7,45 7,19 7,21 7,05 6,84 7,14
Aver 7,30 7,63 7,37 7,35 7,42 7,29 7,39
CA
(n=3)
Max 8,23 7,64 7,81 7,81 8,02 7,92 7,91
Min 7,73 7,03 7,37 7,64 7,50 7,55 7,47
Aver 7,98 7,40 7,73 7,78 7,77 7,78 7,74
CV+C Max 7,57 8,35 7,27 7,45 7,69 7,82 7,62
Min 6,95 7,20 7,06 7,02 6,92 6,92 7,15
(n=4) Aver 7,19 7,75 7,17 7,18 7,25 7,31 7,31
DO
(mg/l)
VAC
(n=3)
Max 5,54 3,11 3,65 4,23 3,54 1,99 3,68
Min 3,50 2,55 1,56 1,12 2,16 1,06 1,99
Aver 4,52 2,83 2,49 2,16 2,93 1,41 2,72
CA
(n=3)
Max 5,57 5,26 5,53 4,44 4,62 2,45 4,65
Min 2,53 2,46 3,53 3,65 1,64 1,41 2,54
Aver 4,06 3,40 4,84 3,94 2,83 2,18 3,54
CV+C
(n=4)
Max 4,80 2,86 2,49 3,04 2,04 2,19 2,24
Min 0,30 0,60 0,54 0,36 0,35 0,23 0,53
Aver 1,80 1,67 1,79 1,80 1,06 0,83 1,49
COD
(mg/l)
VAC
(n=3)
Max 240 60 200 80 188 20 131
Min 120 44 120 40 80 16 70
Aver 160 236 160 53 120 17 124
CA
(n=3)
Max 220 24 160 80 52 24 93
Min 60 20 120 80 36 12 55
Aver 130 21 150 90 48 26 78
CV+C Max 1680 1120 120 1200 1440 1840 1136
(n=4) Min 120 520 120 40 124 28 159
Aver 1030 730 120 835 941 827 871
NH
4
+
(mg/l)
VAC
(n=3)
Max 4,64 2,20 11,71 15,00 4,14 8,05 7,62
Min 1,36 0,50 2,69 2,13 1,13 5,63 2,24
Aver 3,00 1,33 8,15 8,57 2,24 7,24 5,09
CA Max 1,81 3,38 2,98 3,00 5,76 28,80 7,62
15
(n=3)
Min 0,66 0,33 2,20 2,50 1,21 3,38 1,71
Aver 1,32 1,58 4,37 9,71 7,06 9,05 5,21
CV+C(n=
4)
Max 23,98 52,00 20,10 55,88 73,31 27,28 27,25
Min 6,41 5,04 2,79 6,13 1,98 4,25 8,05
Aver 13,14 24,51 9,13 22,85 36,04 18,79 20,74
NO
3
-
(mg/l)
VAC
(n=3)
Max 2,88 9,17 0,21 0,15 2,45 1,63 2,75
Min 1,16 4,17 0,08 0,10 0,04 0,46 1,00
Aver 2,20 6,91 0,12 0,13 0,87 0,89 1,85
CA
(n=3)
Max 3,67 4,95 0,31 0,14 0,33 0,64 1,67
Min 0,04 0,78 0,13 0,08 0,04 0,35 0,24
Aver 1,82 1,76 0,18 0,17 0,13 0,44 0,75
CV+C
(n=4)
Max 3,03 4,37 0,11 0,23 0,28 1,33 1,42
Min 1,12 0,77 0,06 0,12 0,06 0,56 0,28
Aver 1,72 2,43 0,08 0,18 0,15 1,09 0,94
PO
4
3-
(mg/l)
VAC
(n=3)
Max 4,87 1,89 0,33 3,05 5,14 1,27 2,76
Min 1,90 1,68 0,20 2,64 0,46 0,56 1,24
Aver 3,20 1,81 0,28 2,91 2,03 0,91 1,86
CA Max 0,03 0,03 0,30 0,41 11,77 1,25 2,30
Min 0,02 0,02 0,20 0,26 1,76 0,09 0,39
(n=3) Aver 0,02 0,16 0,26 9,17 9,17 1,18 2,05
CV+C Max 22,50 10,00 1,23 6,86 21,88 12,25 12,45
(n=4) Min 6,55 0,81 0,19 2,80 1,64 1,72 2,40
Aver 16,25 4,55 0,51 4,43 8,06 8,04 6,97
Nguồn: Cao Trường Sơn và cộng sự, 2011
16