Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG môi TRƯỜNG CỦA NHÀ máy sản XUẤT GIẤY KRAFT GIẤY DULEX THỊNH PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.51 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có rất nhiều nghề truyền thống lâu đời - trong đó có nghề
sản xuất giấy từ hàng trăm năm nay. Hiện nay, tình hình thị trường tiêuthụ của
các sản phẩm giấy, đặc bịêt là nhóm sản phẩm giấy trắng cao cấp cóchất
lượng, tính thẩm mỹ cao đang phát triển mạnh. Các mặt hàng giấy do cácdoanh
nghiệp trong nước đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu tiêu dùng,đạt khoảng
70%, bước đầu xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thếgiới. Tuy nhiên,
các sản phẩm giấy trong nước thường có chất lượng thấp nênrất khó khăn trong
việc theo kịp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc
biệtlà trong bối cảnh nước ta gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới
(WTO). thìviệc đổi mới thiết bị và hiện đại hoá công nghệ, kết hợp hài
hoà giữa đầu tưxây dựng mới và đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có,
phát triển vùng Nguyên liệu, cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất,
xuất nhập khẩu, tăng sảnlượng, đảm bảo chất lượng và sức cạnh
tranh của hàng hoá, góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp
hoá và hiện đại hoá đất nước.Công ty giấy Thịnh Phú đã vươn lên trở thành
một trong những Công ty sảnxuất các sản phẩm giấy các loại. Hàng năm, Công
ty đóng góp cho Ngân sáchnhà nước hàng trăm triệu đồng, hoạt động của
Công ty đã tạo công ăn việclàm thường xuyên và ổn định nâng cao thu
nhập và mức sống cho trên 100lao động.
Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1.Tên Dự án
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY KRAFT –
GIẤY DULEX THỊNH PHÚ
ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG:
Đường số 3, KCN LIÊN CHIỂU, QUẬN LIÊN CHIỂU, TP. ĐÀ NẴNG
1.2. Chủ dự án
CÔNG TY TNHH THỊNH PHÚ
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
57 NGUYỄN VĂN LINH, QUẬN HẢI CHÂU, TP. ĐÀ NẴNG


TEL/FAX: 0511.583 044
1.3. Vị trí địa lý của dự án.
Địa điểm thực hiện Dự án tại lô đất G trong KCN Liên Chiểu, TP.Đà
Nẵng. Vị trí lô đất có ranh giới giáp như sau:
- Phía Tây - Bắc giáp: đường số 3
- Phía Đông - Bắc giáp: đất trống trong khu công nghiệp
- Phía Tây - Nam giáp: XN Phân bón hoá chất Kim Liên
- Phía Đông Nam giáp: đất trống trong khu công nghiệp.
1.4. Di ện tích mặt bằng:
Tổng diện tích mặt bằng của dự án là 7.000 m2. Lô đất có dạng hình chữ
nhật, kích thước các cạnh như sau:
- Chiều dài: 100m
- Chiều rộng : 70m
- Nguồn cung cấp nước:
Hoạt động sản xuất của Nhà máy sử dụng nước cho các mục đích sau:
1- Nước dùng cho dây chuyền sản xuất.
2- Nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày (tắm, rửa chân tay, ăn uống,
toilet ) của đội ngũ cán bộ và công nhân làm việc tại Nhà máy.
3- Nước dự phòng để phòng cháy, chữa cháy.
- Nguồn nước:
Nguồn nước phục vụ cho toàn bộ hoạt động của Dự án là nguồn nước
thủy cục của thành phố Đà Nẵng theo tuyến cấp cho khu công nghiệp.
- Nhu cầu nước ngày đêm:
Nhu cầu sử dụng nước ngày đêm được ước tính theo từng mục đích sử
dụng như sau:
1. Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất: ≈ 70m3/ngày đêm.
2. Nước cấp phục vụ sinh hoạt: ≈ 10m3/ngày đêm.
3. Nước dự phòng để phòng cháy chữa cháy: bể 60 m3
1. 5 . Các đối tượng xung quanh địa điểm thực hiện dự án
1.5.1. Các đối tượng tự nhiên

• Hệ thống giao thông
Hệ thống đường giao thông nội bộ công trình được xây dựng thông thoáng với các
đường trục chính có bề rộng 34,5m; các đường nội bộ KCN có bề rộng 16,5m bao
quanh bởi các vệt cây xanh trên vỉa hè.
Hệ thống giao thông tại khu vực nhìn chung rất thuận tiện cho quá trình xây dựng
và cho sinh hoạt đi lại của người dân
• Hệ thống sông suối
Hệ thống cấp nước cho công trình có công suất 5.000m3/ngày đêm lấy từ nguồn
nước ở sông Bắc qua trạm xử lý đặt tại thôn Quan Nam, xã Hòa Liên. Ngoài ra, hệ
thống thoát nước, bao gồm nước thải công nghiệp và nước mưa cũng được thiết kế
thành hai hệ thống riêng biệt; trong đó nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử
lý cục bộ tại nhà máy, xí nghiệp trước khi đấu nối vào hệ thống.
1. 6 . Nội dung chủ yếu của dự án :
1.6.1.1. Các hạng mục chính của dự án:
TT Tên hạng mục Đơn vị Diện tích
1 Nhà xưởng m
2
2.754
2 Nhà làm việc m
2
210
3 Hệ thống thoát nước
và xử lý nước thải
m
2
440
4 Cây xanh M2 1.156
5 Hệ thống đường nội bộ M2 2.165
6 Các công trình phụ trợ
khác

M2 275
1.6.1.2. Các hạng mục phụ trợ của dự án:
• Hệ thống cấp nước
• Hệ thống thoát nước
• Hệ thống xử lý chất thải
• Hệ thống điện
• Các hệ thống khác
1.6.1.3. Máy móc và nguyên-nhiên-vật liệu:
Máy móc
TT Tên các loại máy
móc, thiết bị
ĐVT Số lượng Nước sản xuất
1 Máy xeo Cái 04 Đài loan
2 Máy nghiền giấy Cái 04 Đài loan
3 Máy cắt biên Cái 02 Trung quốc
4 Nồi hơi Cái 01 Việt Nam
5 Thiết bị đo khác Cái 02 Trung Quốc
6 Xe tải Cái 01 Việt Nam
Nguyên liệu
STT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Số lượng (tháng)
1 Bột giấy và giấy loại Tấn 900
2 AKD Tấn 7,2
3 NaOH Tấn 0,96
4 Bột đá Tấn 144
5 Phèn công nghiệp Tấn 2,2
6 Nhựa thông Tấn 3
Nhiên liệu:
STT Nhiên
liệu
Đơn vị Số lượng

(tháng)
Nguồn cung cấp Mục đích số
lượng
1 Than cám Tấn 190 Đại lý Lò hơi
2 Điện Kw 30000 Mạng lưới điện của khu
công nghiệp
Phục vụ sản
xuất, sinh
hoạt
1.6.1.4. Vốn đầu tư để thực hiện dự án:
- Tổng số vốn đầu tư: 4.030.250.000đ
- Nguồn vốn: Do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển du lịch biển Tiên Sa đầu
tư và được lấy từ các nguồn sau: vốn tự có của Công ty, vốn vay Ngân hàng.
1.6.1.5. Qui trình công ngh ệ sản xuất:
Qui trình công nghệ sản xuất giấy:


* Thuyết minh:
Nguyên liệu chính: Giấy phế liệu các loại đã qua sơ tuyển được thu mua
đóng trong bao, bành và vận chuyển về nhà máy. Sau đó, được đưa qua khâu lựa
chọn, tách các tạp chất (ghim, kẹp, băng keo, nylon, ). Nguyên liệu được cắt
Loại bỏ tạp chất
Công đoạn cắt
Công đoạn nghiền bột giấy
Bể chứa bột giấy
Công đoạn guồng giấy
Công đoạn xeo giấy
Công đoạn xén giấy
Kiểm tra
Đóng gói

Sản phẩm
Nguyên liệu (Giấy vụn)
nhỏ rồi đưa vào máy nghiền thuỷ lực. Đây là công đoạn nghiền nước, giấy phế liệu
sau khi được tuyển chọn cắt nhỏ cho nước vào, vận chuyển liên tục đến bộ phận
đánh tơi. Tại đây, giấy được nghiền thành bột bằng máy đánh tơi. Tuỳ theo yêu cầu
chất lượng sản phẩm của khách hàng mà có thể bổ sung thêm một lượng nhỏ hoá
chất như:
- Hoá chất AKD (đối với loại sản phẩm là giấy trắng), nhựa thông (đối với loại sản
phẩm là giấy màu) với mục đích là tạo sự chống thấm cho giấy.
- NaOH: làm cứng giấy.
- Bột đá: Thay thế một phần nguyên liệu chính và tăng độ độ trắng mịn mặt giấy.
- Phèn công nghiệp: Giữ độ pH của nước.
Bột giấy sau khi nghiền được bơm liên tục sang bể bột. Sau đó tiếp tục
qua máy guồng bột giấy để đánh tơi bột giấy, khi đạt nồng độ yêu cầu, bột giấy
được đưa đến máy xeo. Tại đây, bột giấy được hút nước nhờ hệ thống bơm chân
không, sau đó đưa lên Rulô gia nhiệt cho bay hơi nước tạo hình sản phẩm trên rulô.
Trên rulô, giấy đã định hình được dao gọt tách giấy bán thành phẩm và Sau đó,
cuộn giấy bán thành phẩm được đưa đến máy xén xén theo yêu cầu kích cỡ và
đóng gói thành phẩm.
Đối với các loại thành phẩm không đạt yêu cầu chất lượng sẽ đưa đi tái
chế.
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Điều kiện địa lý
Toàn bộ khu đất xây dựng nằm trong khu quy hoạch với địa hình tự nhiên
tương đối phẳng. Theo hồ sơ quy hoạch được duyệt, cao độ san nền được duyệt,
lớp san nền chủ yếu là đất đồi cấp phối sẽ được đầm chặt theo tính toán.
Cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, hệ thống cấp
thoát nước đều đã được xây dựng hoàn chỉnh.

Những thuận lợi trên giúp cho việc xây dựng và hoạt động của sự án gặp
nhiều suôn sẻ.
2.1.1.2. Đặc điểm khí tượng – thủy văn
Dự án nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng nên mang tính chất khí hậu của Đà Nẵng. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển
tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới
điển hình ở phía Nam. Số liệu thống kê của “Niên giám thống kê Đà Nẵng” về đặc
điểm khí hậu của thành phố Đà nẵng như sau:
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình di chuyển và chuyển
hóa chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ của các phản ứng
hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong khí
quyển sẽ càng giảm. Khi phân tích các điều kiện tự nhiên làm cơ sở để tính toán và
đo quá trình ô nhiễm không khí cần phải phân tích nhiệt độ không khí. Chế độ
nhiệt của Đà Nẵng là sản phẩm quan trọng của loại hình nhiệt đới gió mùa của một
trong lãnh thổ nằm khá sâu trong khu vực nội chí tuyến trên bờ biển Đông. Đó là
một nền nhiệt độ cao, bắt nguồn từ sự tiếp nhận lương bức xạ mặt trời phong phú,
khá đồng đều trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9
0
C; cao nhất
vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-30
0
C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2,
trung bình từ 18-23
0
C.
b. Số giờ nắng
Nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ trong vùng, qua
đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi chất ô nhiễm. Số giờ nắng
bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234

đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.
c. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô
nhiễm và là một trong nhưng yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Độ ẩm lớn sẽ làm cho các phản ứng hóa học của các chất thải (SO
2
, SO
3
…) mạnh
hơn tạo ra H
2
SO
3
, H
2
SO
4
. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung
bình từ 76,67 - 77,33%.
d. Mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng các chất ô
nhiễm trong nước. Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm trong không khí càng
giảm. Tuy nhiên, các hạt mưa kéo theo bụi và hòa tan một số chất độc hại rơi
xuống đất gây ô nhiễm đất, nước.
Tại Đà Nẵng, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Tổng lượng mưa
trong mùa mưa chiếm tỉ lệ khá cao so với tổng lượng mưa năm, hầu hết đạt 70%
lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng
mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất
vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.

e. Gió
Gió là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới sự lan truyền các chất ô nhiễm trong
không khí. Sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ gió. Tốc độ gió
càng lớn thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn. Tuy nhiên, một
trong số trường hợp nồng độ các chất ô nhiễm sẽ đạt cực đại tuyệt đối ở tốc độ gió
nguy hiểm. Vì vậy, khi đánh giá mức độ ô nhiễm cần xem xét tới trường hợp tốc
độ gió nguy hiểm.
 Chế độ gió:
Đà Nẵng nằm trong khu vực nhiệt độ gió mùa nên có hai mùa gió chính là:
gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
 Hướng gió thịnh hành:
Hướng gió tại Đà Nẵng tương đối phân tán, do địa hình chi phối nên hướng
gió không phản ánh đúng cơ chế hoàn lưu.
Tuy nhiên, hướng gió thịnh hành vẫn biến đổi theo mùa rõ rệt:
- Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau năm sau là Bắc, Đông và Tây Bắc.
- Tháng 4 là tháng chuyển mùa, gió thịnh hành có hướng Đông.
- Từ tháng 5 đến tháng 8 có hướng Đông và Tây Nam.
 Tốc độ gió:
Đà Nẵng là thành phố nằm ven biển tiếp giáp với dãy Trường Sơn, cho nên
hoàn lưu đất biển và địa hình ảnh hưởng đến tốc độ gió. Song do tính trội của gió
mùa nên hoàn lưu đất biển được thể hiện gián tiếp: vào ban đêm phần lặng gió tăng
đáng kể, tốc độ gió giảm và tần suất hứng gió biển giảm so với ban ngày.
Tốc độ gió trung bình năm tại Đà Nẵng khoảng 1,5m/s. Trong trường hợp ảnh
hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc… tốc độ gió sẽ cao hơn giá
trị tốc độ gió trung bình trên hàng chục lần.
 Bão và áp thấp nhiệt đới:
Trung bình hàng năm có 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển
Đông, trong đó có từ 5 đến 6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết Việt Nam
và thành phố Đà Nẵng có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp không dưới
0,5cơn/năm.

Mùa bão tại Đà Nẵng bắt đầu từ tháng 08 đến tháng 11 trong năm nhưng
nhiều nhất vào tháng 10 và tháng 11.
Tuy nhiên, những cơn bão trái mùa hoặc có thể nói những cơn bão hoạt động
không theo những quy luật phổ biến của khí hậu thường gây ra những thiệt hại vô
cùng lớn về người và tài sản như cơn bão số 2 vào tháng 5 năm 1989.
2.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
2.1.2.1. Môi trường nước
Bảng 2.1: Hiện trạng môi trường nước ngầm
TT
Thông
số
Đơn vị Kết quả
QCVN
09:2008/BTNMT
Số lần vượt
tiêu chuẩn
1 pH - 6,62 5,5 – 8,5 K
2 Độ cứng mg/l 97,50 500 K
3 COD mg/l 1,48 4 K
4 NH
4
+
mg/l - - -
5 NO
3
-
mg/l 11,19 15 K
6 Fe tổng mg/l 0,109 5 K
7 Colifom MPN/100ml 7 3 2,33
Ghi chú: mẫu nước được lấy tại giếng nước Hòa Cường (ngày lấy mẫu 5/6/2010)

Nhận xét:
Kết quả đo đạc chất lượng nước ngầm tại khu vực triển khai dự án cho thấy
hầu hết các chỉ tiêu thấp hơn quy chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. Riêng chỉ tiêu Colifom vượt
tiêu chuẩn 2,33 lần, do vậy trong suốt quá trình thi công xây dựng nước ngầm chỉ
sử dụng phục vụ xây dựng, không phục vụ nhu cầu ăn uống của công nhân. Khi dự
án đi vào hoạt động, toàn bộ nhu cầu nước phục vụ cho khu chung cư đều lấy từ
nguồn nước thủy cục.
2.1.2.2. Môi trường không khí
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án, dự án đã
tiến hành đo đạc, thu mẫu và phân tích các thông số về chất lượng môi trường
không khí xung quanh. Kết quả được trình bày dưới đây:
Bảng 2.2: Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án
TT Thông số Đơn vị K1 K2 TCVN,
QCVN
1 Nhiệt độ
0
C 30,5 30,5 -
2 Độ ẩm % 56 55 -
3 Tốc độ gió m/s 1,2 1,3 -
4 Độ ồn dBA 65 – 70 58 – 60 60
(2)
5 Bụi tổng mg/m
3
0,2 0,18 0,3
(1)
6 NO
x
mg/m
3

0,1 0,08 0,2
(1)
7 SO
x
mg/m
3
0,09 0,02 -
Ghi chú:
+ Thời gian quan trắc: ngày 5/6/2010
+ Vị trí đo đạc thu mẫu:
− K1: mẫu khí tại trung tâm khu đất xây dựng.
− K2: mẫu khí lấy tại cổng khu đất xây dựng.
+ QCVN 05:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
+ TCVN 5949:1998: Âm học – tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – mức
ồn tối đa cho phép.
Nhận xét:
- So với QCVN 05:2008/BTNMT thì nồng độ các chất ô nhiễm đo được ở cả
2 vị trí đều thấp hơn quy định, điều này cho thấy chất lượng môi trường không khí
tại khu vực còn khá sạch, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi bụi, hơi khí độc.
- So với TCVN 5949:1998 thì độ ồn tại cổng công trình nằm trong tiêu chuẩn
cho phép, còn độ ồn tại khu vực xây dựng là 65 – 70 dBA vượt so với tiêu chuẩn
tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – mức độ ồn tối đa cho phép là 60 dBA. Tuy
nhiên, nguồn phát sinh tiếng ồn không có tính liên tục và cục bộ trong công trình.
Chủ dự án đã có biện pháp khắc phục sự ô nhiễm trên bằng bờ rào tôn kẽm cao 2m
để giảm tác động đến môi trường xung quanh.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ -XÃ HỘI KHU VỰC
Khu vực thực hiện dự án thuộc địa phận phường Hòa Khánh, quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở thu thập số liệu về kinh tế - xã hội và sức
khỏe cộng đồng trên địa bàn quận Liên Chiểu năm 2013, chúng tôi đã tổng hợp các

điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn quận:
2.2.1. Về phát triển kinh tế:
Quận đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để bình ổn giá cả, tập trung vào
các mặt hàng thiết yếu, thường xuyên kiểm tra kiểm soát giá cả ở các chợ, đại lý đầu
mối, doanh nghiệp nhằm tránh việc đầu cơ tăng giá bất hợp lý, chống gian lận
thương mại, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đã cấp mới 1.143 giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, thu đổi đăng ký kinh doanh cho 343 hộ, giải quyết 722 hộ
ngừng kinh doanh và 186 hộ tạm ngừng kinh doanh; cấp 31 giấy phép kinh doanh
rượu và 24 giấy phép kinh doanh thuốc lá lẻ.
Giá trị xuất khẩu 11 tháng đạt 76,16 triệu USD, ước cả năm là 88,2 triệu USD,
bằng 100,23% kế hoạch, tăng 8,97% so cùng kỳ 2012.
Giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh đạt 2.087,03 tỷ đồng (giá cố định
2010), ước cả năm là 2.275,5 tỷ đồng, đạt 101,1% kế hoạch, tăng 6,85% so cùng kỳ
2012.
Thời tiết trong 11 tháng qua không thuận lợi (ảnh hưởng áp thấp và bão liên tục
xảy ra trong những tháng gần đây) và giá cả đầu vào tăng dẫn đến hiệu quả khai thác
không cao. Sản lượng đánh bắt 11 tháng đạt 2.911 tấn, ước cả năm là 3.106 tấn,
bằng 100,19% kế hoạch, tăng 3,36% so cùng kỳ 2012. Giá trị sản xuất thuỷ sản (giá
cố định 2010) 11 tháng đạt 95,526 tỷ đồng, ước cả năm là 98,15 tỷ đồng, bằng
102,78% kế hoạch, giảm 13,74% so cùng kỳ 2012.
2.2.2. Về thu, chi ngân sách

Năm 2013, dự toán thu ngân sách thành phố giao cho quận rất cao so với năm
2012. Thu ngân sách 11 tháng đạt 505,225 tỷ đồng; ước tính cả năm là 536,605 tỷ
đồng, bằng 85,85% kế hoạch, bằng 99,86% so cùng kỳ 2012.
Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành
chặt chẽ nên đã đảm bảo hoạt động thông suốt của cả hệ thống chính trị từ quận đến
phường. Tổng chi ngân sách 11 tháng đạt 379,803 tỷ đồng, ước cả năm là 518,587
tỷ đồng bằng 115,28% kế hoạch, tăng 25,2% so cùng kỳ 2012.
2.2.3. Về quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường

Đã thẩm tra thiết kế dự toán 176 công trình vốn ngân sách, cấp 1.051 giấy phép
xây dựng nhà ở với 85% hồ sơ trả sớm hẹn, không xảy ra tình trạng khiếu nại, tranh
chấp và cấp 90 giấy phép thi công đào đường đặt ống nước, 2.052 giấy phép sử dụng
tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đảm bảo đúng thời gian quy định và xác
nhận qui hoạch 197 trường hợp. Qua kiểm tra 858 trường hợp xây dựng đã xử lý vi
phạm hành chính 38 trường hợp vi phạm, đình chỉ thi công 19 trường hợp.
Ra quân thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp” trên địa bàn
13 phường. Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, quận đã tổ chức Lễ phát động ra
quân diễu hành và tổng dọn vệ sinh môi trường với 500 đoàn viên Đoàn TNCSHCM
tham gia. Tổ chức Lễ phát động ra quân cấp thành phố để hưởng ứng phong trào
“Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp” với 1.000 người tham gia và huy động 350
người dọn vệ sinh môi trường đường Nguyễn Tất Thành.
2.2.4. Về lĩnh vực Văn hóa và Xã hội
Tổng kết năm học 2012 – 2013 với 100% trẻ Mầm non đạt các tiêu chí của Bộ
GD&ĐT; 100% học sinh lớp 5 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học;
99,8% học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp THCS. Tham gia và đạt kết quả xuất sắc
tại các kỳ thi, hội thi thành phố.
Tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao như Liên hoan
nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát dâng Người”, Liên hoan nghệ thuật quần chúng
Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm thực
hiện, đến nay có 7.800 lao động được giải quyết việc làm bằng 95,12% kế hoạch,
ước cả năm đạt 8.800 lao động bằng 107,32% kế hoạch.
Công tác chăm sóc bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn quận ngày càng
được quan tâm và thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao.
2.2.5. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014
Với mục tiêu tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế bên vững, tiếp tục phát triển
cơ sơ hạ tầng và chỉnh trang đô thị, xây dựng và từng bước hình thành nếp sống
văn hóa – văn minh đô thị trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và chương trình giảm
nghèo. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, tăng cường

cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh thực hiện phòng chống tham nhũng và thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bảo đảm quốc phòng – an ninh; giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội và phục vụ tốt đai hội Đảng các cấp.

×