Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua scylla paramamosain

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 32 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn:
+ Ths. Nguyễn Thị Tiên
+ Ths. Nguyễn Việt Bắc
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và góp ý để em được hoàn thành kỳ thực tập.
Xin cảm ơn anh Tô Khắc Khải – trại trưởng trại sản xuất giống Tô Khải tạo điều kiện
thuận lợi và hướng dẫn trong qá trình thực tập suốt thời gian qua.
Cà Mau,Ngày 01 Tháng 03 Năm 2015
Sinh viên thực tập
TÔ TUẤN AN
i
TÓM TẮT
Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những đối tượng quan trọng trong
nuôi trồng thủy sản. Tiểu luận “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua Scylla
paramamosain” được thực hiện tại trại sản xuất cua giống Tô Khải.
Trong giai đoạn Zoea
1
-Zoea
5
, ấu trùng được ương trong bể composite 4m
3
, với mật
độ 300 con/L. Hệ thống nước trong hở được áp dụng trong suốt giai đoạn này, với độ
mặn nước ương luôn duy trì ở mức 28 ppt. Thức ăn cho giai đoạn này gồm 30 – 45g
artemia và 20 g Lansy ZM. Trong giai đoạn Zoea
5
– Megalop, ấu trùng được ương trong
bể composite 4 m
3
, với mật độ 30 ấu trùng/L. Nươc ương vẫn luôn duy trì ở độ mặn 28
ppt. Thức ăn trong giai đoạn này gồm 55 g artemia nở và thức ăn chế biến theo nhu cầu.


Kết quả cho thấy, sau 14 ngày ấu trùng biến thái hoàn toàn sang Megalop, với tỷ lệ sống
đạt 6,5%. Chi phí đầu tư cho vụ ương thấp (15 triệu), chủ yếu là artemia chiếm 40%. Lợi
nhuận đạt 35 triệu/vụ. Kết quả trên cho thấy, việc áp dụng ương cua biển theo hai giai
đoạn rất thích hợp trong điều kiện ương nuôi thực tế.
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
Chương I: GIỚI THIỆU 1
Chương II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1. Đặc điểm sinh học của cua biển 2
2.1.1. Đặc điểm phân bố và phân loại 2
2.1.2. Vòng đời 2
2.1.3. Tập tính dinh dưỡng 3
2.1.4. Sinh trưởng 4
2.1.5. Thành thục 4
2.1.6. Mùa vụ sinh sản và di cư sinh sản 5
2.1.7. Cư trú và tập tính sống 5
2.2. Tình hình sản xuất giống cua biển trên thế giới và Việt Nam 6
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới 6
2.2.2. Nghiên cứu trong nước 6
2.3. Điều kiện môi trường sống của ấu trùng 6
2.3.1. Nhiệt độ và độ mặn 6
2.3.2. Thức ăn và chế độ cho ăn 7
2.3.3. Thay nước 7
Chương III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 8

3.2. Vật liệu và trang thiết bị 8
3.2.1. Thuốc và hóa chất thí nghiệm 8
3.2.2. Nguồn nước 8
3.2.3. Nguồn cua bố mẹ 8
3.2.4. Thức ăn 8
3.3. Kỹ thuật ương ấu trùng 10
3.3.1. Ương ấu trùng từ giai đoạn Zoea1-Zoea5 10
3.3.2. Ương ấu trùng từ giai đoạn Zoea5 – Megalop 11
3.3.3. Thu mẫu 11
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 11
Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12
4.1. Các yếu tố môi trường 12
4.1.1. Nhiệt độ 12
4.1.2. pH 12
4.1.3. NO
2
13
iii
4.1.4. TAN 13
4.2. Tỷ lệ biến thái 13
4.3. Tỷ lệ sống 14
4.4. Hiệu quả kinh tế 14
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 15
5.1. Kết luận 15
5.2. Đề xuất 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
PHỤ LỤC 21
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các giai đoạn thành thục cua cái 4

Bảnh 3.1: Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng cua 10
Bảng 3.2: Thức ăn hổn hợp 10
Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường 12
Bảng 4.2: Tỷ lệ chuyển giai đoạn 13
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Vòng đời cua biển Scylla paramamosain 3
Hình 3.1: Bể ương 10
Hình 4.1: Tổng thu chi và lợi nhuận giữa hai đợt sản xuất giống 14
Hình 4.2: Cơ cấu chi phí chi trả sản xuất 15
vi
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Nghề nuôi thủy sản nước lợ trong những năm qua đã và đang phát triển mạnh
mẻ với các đối tượng như: tôm sú, tôm càng xanh, cua, sò, nghêu…Trong đó cua biển
(Scylla paramamosain) được xem là đối tượng quan trọng thứ hai sau tôm biển (tôm sú).
Cua biển có tiềm năng kinh tế quan trọng đối với hoạt động đánh bắt cũng như nuôi trồng
thủy sản ở các nước Đông Nam Á đặc biệt là Việt Nam. Cua biển có đặc điểm là tăng
trọng nhanh, kích thước lớn, giá tri kinh tế cao, dể bảo quản nên được xem là đối tượng
có thể được thay thế tôm ở vùng ven biển (Overton and Macintosh, 1997). Mặc khác,
chúng được tiêu thụ mạnh ở một số quốc gia trong khu vực Châu Á như Hong Kong,
Nhật, Đài Loan và Singapore đặc biệt là cua gạch (Keenan, 1999). Ở thị trường Hoa Kỳ,
cua ở dạng đông lạnh và cua lột tiêu thụ rất mạnh (Keenan, 1999). Do đó, nghề nuôi cua
biển phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới (Keenan, 1999; Trần Thị Hồng Hạnh,
2003). Ở nước ta, cua biển được nuôi nhiều ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cữu
Long, với diện tích nuôi khoảng 3,086 ha và sản lượng đạt 1.644 tấn/năm (Trần Ngọc Hải
và ctv., 2009).
Tuy nhiên, hiện nay sản lượng cua giống ngoài tự nhiên đang giảm dần do đánh bắt
quá mức (khai thác nguồn con giống, khai thác bố mẹ, khai thác để tiêu thụ trực tiếp),
việc thu giống ngoài tự nhiên để nuôi gặp khó khăn về kích thước lẩn số lượng. Do nhu

cầu của người nuôi hiện nay và giảm bớt áp lực cho việc khai thác giống ngoài tự nhiên
thì việc sản xuất con giống có số lượng và chất lượng là vấn đề cấp thiết hiện nay (Nghia,
2001). Nhưng năng suất ương còn hạn chế, với tỷ lệ sống đạt 5 – 7% (Trần Ngọc Hải và
ctv, 2009). Nhằm góp phần giới thiệu quy trình sản xuất giống cua biển từ thực tế, tiểu
luận “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua Scylla paramamosain” được
thực hiện tại trại sản xuất cua giống Tô Khải
Mục tiêu
Tìm hiểu quy trinh kỹ thuật sản xuất giống cua Scylla paramamosain, nhằm áp
dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Đúc kết, học hỏi và tích luỹ kinh
nghiệm thông qua việc sản xuất giống. Bồi dưỡng rèn luyện những kỹ năng, thao tác cần
thiết liên quan đến sản xuất giống. Đồng thời, bước đầu làm quen với môi trường làm
việc thực tế để chuẩn bị tham gia sản xuất khi ra trường.
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu quy trình kỹ thuật ương, nuôi ấu trùng cua biển tại trại sản xuất cua
giống Tô Khải.
vii
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.Đặc điểm sinh học của cua
2.1.1.Đặc điểm phân bố và phân loai.
Cua biển thuộc lớp giác xác, bộ mười chân (Decapoda), là đối tượng hải sản quý,
có giá trị thương mại cao, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước. Theo nghiên
cứu của Keenan (1998) ở vùng Đông Nam Á có 4 loài cua là Scylla serrata, Scylla
paramamosain, Scylla olivecea và Scylla tranquebarica.
Cua biển Scylla phân bố khắp khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương (Keenan et al.,
1998). Scylla serrata là loài cua lớn phân bố rộng ở vùng cửa sông khu vực Ấn Độ - Thái
Bình Dương (Stephenson, 1962). Scylla olivacea được tìm thấy phần lớn ở Philipines và
Malaysia. Cả Scylla olivacea và Scylla tranquebarica đều xuất hiện tập trung ở Biển
đông, nơi mà loài Scylla serrata hầu như không hiện diện (keenan, 1999).
Ở Việt Nam, có hai loài chủ yếu là Scylla paramamosain (cua sen) và scylla

olivacea (cua lửa) (Keenan et al., 1998), trước đây thường bị nhầm lẫn là Scylla serrata
(Hoàng Đức Đạt, 1992; Nguyễn Anh Tuấn và ctv., 1996 được trích dẫn Phạm Thị Tuyết
Ngân và ctv, 2005). Loài Scylla serrata không được tìm thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long cũng như ở Việt Nam. Scylla paramamosain chiếm trên 95% trong quần thể Scylla
(Le Vay et al., 2001).
Hệ thống phân loại cua biển
Ngành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda (mười chân)
Họ: Portunidae
Giống: Scylla
Loài: Scylla paramamosain.
2.1.2 Vòng đời
Vòng đời của cua biển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập
tính sống và cư trú khác nhau. Ong (1964) lần đầu tiên đã mô tả các giai đoạn của ấu
trùng cua là sau khi nở, Z
1
trải qua năm lần lột xác thành Z
5
khoảng 17-20 ngày. Từ Z
5
,
ấu trùng biến thái thành Megalop và trở thành cua con khoảng 8-11 ngày qua một lần lột
xác. Cua con tiếp tục qua 16-18 lần lột xác nữa để trở thành cua trưởng thành và thành
thục, thời gian này ít nhất khoảng 338 - 523 ngày.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) cho rằng vòng đời của cua biển
được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn ấu trùng, giai đoạn cua con (chiều dài mai khoảng
20-80 mm), cua tiền trưởng thành (chiều dài mai 70-150 mm) và cua trưởng thành (chiều
dài mai từ 150 mm trở lên). Tuổi thọ trung bình của cua từ 2-4 năm tùy thuộc vào điều
kiện môi trường sống.

viii
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành thục của cua biển. Heasman và Fielder (1983)
cho rằng, nhiệt độ nước cao có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng vì thế giảm thời gian
thành thục của cua.
Nghiên cứu về sinh học sinh sản của cua Quinn và Kojis (1987) cho biết S.
serrata có thể thành thục ở kích thước nhỏ (chiều rộng mai cua khoảng 10 cm). Trong
khi đó S. paramamosain đạt mức thành thục ở kích thước lớn hơn chiều rộng mai ít nhất
phải 12 cm, (trích bởi Nguyễn Cơ Thạch và ctv, 1998)
Hình 2.1: Vòng đời cua biển Scylla paramamosain
2.1.3 Tập tính dinh dưỡng
Trong tự nhiên thức ăn ưa thích của ấu trùng cua là tảo khuê, ấu trùng giáp xác,
nhuyễn thể, giun…Tuy nhiên, những thông tin chi tiết về tính ăn của cua trong tự nhiên
không được nhiều. Trong điều kiện nuôi ấu trùng cua được cho ăn với nhiều loại thức ăn
khác nhau như: Chlorella, Tetraselmis, luân trùng, Artemia và nhiều loại thức ăn viên có
kích thước nhỏ.
Cua là loài ăn tạp, từ giai đoạn cua con đến cua trưởng thành chúng kiếm ăn vào
ban đêm. Hill (1975) báo cáo rằng, thức ăn trong tự nhiên của chúng chiếm 55% là
nhuyễn thể, 21% là giáp xác.
Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng đến tính ăn và hoạt động của cua. Hill (1980) cho
rằng, cua S. paramamosain có tốc độ ăn và hoạt động tối đa khi nhiệt độ nước đạt 25
o
C,
khi nhiệt độ giảm xuống 20
o
C thì tính ăn và hoạt động của chúng sẽ giảm xuống rõ rệt.
ix
Cua ăn khỏe với lượng thức ăn rất lớn. Tuy nhiên khi sống trong điều kiện bất lợi, chúng
có thể nhịn đói nhiều ngày (10-15 ngày).
2.1.4 Sinh trưởng
Cua cũng như các loài giáp xác khác, chúng lột xác để biến thái và tăng trưởng.

Cua đực tăng trưởng nhanh hơn cua cái (Manganpa et al, 1987), tốc độ tăng trưởng của
cua đực khoảng 1,3 g/ngày. Trong khi đó, cua cái tăng trưởng 0,9 g/ngày. Trong ao nuôi
cua đực hoạt động nhiều hơn cua cái và tốc độ tăng trưởng riêng cao hơn một cách có ý
nghĩa so với cua cái (Trĩno et al., 1999)
Manjulatha và Babu (1998) cho rằng nhiệt độ và nồng độ muối có ảnh hưởng rất
lớn đến sự lột xác và tăng trưởng của cua. Nhiệt độ nước thấp hơn 24
o
C hoặc trên 34
o
C
làm cua giảm ăn và kéo dài thời gian lột xác. Ở nhiệt độ từ 26 - 31
o
C, hoạt động bắt mồi
và lột xác của cua trong tình trạng bình thường.
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) thì tuổi thọ trung bình của cua từ
2 - 4 năm, trong thời gian này cua lột xác liên tục và trọng lượng sau mỗi lần lột xác tăng
từ 20 - 50% trọng lượng cơ thể. Khi cua đạt kích cở trưỡng thành, chúng có trọng lượng
từ 1-3 kg/con và chiều rộng mai 19-28 cm. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ
trong khoảng 7,5 - 10,5 cm.
Ấu trùng cua lột xác trong vòng 2-3 ngày hoặc 3-5 ngày/lần. Cua lớn lột xác chậm
hơn (nửa tháng hay một tháng/lần). Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi ba loại kích
thích tố: Kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều
khiển hút nước lột xác. Đặc biệt trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh các bộ phận cơ
thể đã mất như càng hay chân. Cua thiếu phụ bộ hoặc phụ bộ bị tổn thương thường có
khuynh hướng lột xác sớm hơn, có thể ứng dụng đặc điểm này vào kỹ thuật nuôi cua lột
(Ong, 1966 trích dẫn bỡi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
2.1.5 Thành thục
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) cho biết trong tự nhiên cua biển có thể
thành thục ở độ tuổi từ 1-1,5 năm, với CW thấp nhất là 83-144 mm. Prasad (1989) nhận
thấy cua chỉ tham gia sinh sản khi CW đạt từ 120-180 mm Bên cạnh đó, con cái đều

thành thục khi chúng đạt giá trị chỉ số thành thục 0,88-1, (Sombat, 1991 trích bởi Trần
Ngọc Hải, 2004).
Bảng 2.1: Các giai đoạn thành thục của cua cái
Giai đoạn thành thục Đặc điểm
Giai đoạn I Chưa thành thục, tuyến sinh dục mỏng và trong suốt, bụng
có hơi dạng tam giác. Đường kính trứng 0,01-0,06mm.
Giai đoạn II Tuyến sinh dục đang phát triển, noãn sào có màu trắng kem
hay vàng chiếm 1/4 gan tụy. Đường kính trứng từ 0,1-
0,3mm.
Giai đoạn III Cua đang thành thục noãn sào nở rộng, chiếm 1/4-3/4 diện
tích gan tụy. Noãn sào màu trắng. Đường kính trứng 0,4-
x
0,9mm.
Giai đoạn IV Túi chứa tinh lồi lên, noãn sào màu cam hay đỏ, nở rộng và
chiếm hết diện tích gan tụy và cả khoan ruột. Có thể nhìn
thấy màu vàng từ phía sau giữa giáp đầu ngực và yếm.
Đường kính trứng 0,7-1,3mm
2.1.6. Mùa vụ sinh sản và di cư sinh sản
Cua biển Scylla hầu như sinh sản quanh năm (Quinn and Kojis, 1987). Cua giao vĩ
sau khi lột xác và thời gian cua đẻ sau khi giao vĩ khác nhau ở mỗi vùng. Ở Đài Loan cua
đẻ sau khi giao vĩ khoảng 4 tháng (Cowan, 1984). Trong khi đó ở Ấn Độ cua đẻ sau khi
giao vĩ khoảng 28 – 42 ngày (Marichamy and Rajapackiam, 1991) và ở Astralia cua đẻ
khoảng 21 – 32 ngày sau khi giao vĩ (Heasman and Fielder, 1983).
Vào mùa sinh sản con cái loài Scylla sp có tập tính di cư ra biển khơi đẻ trứng
(Ong, 1966 trich dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Cua di cư ra
biển chủ yếu tìm môi trường thuận lợi cho quá trình sinh sản, ấp trứng và cho sự phát
triển của ấu trùng Zoae như nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn và nguồn thức ăn cho ấu trùng
(Hill, 1994).
2.1.7. Cư trú và tập tính sống
Loài cua S. paramamosain cũng như một số loài cua thuộc giống Scylla chủ yếu

tập trung sống ở vùng biển nông, vùng cửa sông và vùng rừng ngập mặn… Chúng
thường xuất hiện trong môi trường có độ mặn không quá cao, thường thấp hơn 33 ‰.
(Lewis and Campell, 1967 trích bởi Nguyễn thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Riêng có loài cua S. serrata thường phân bố ở vùng có nồng độ muối lớn hơn 34 ‰.
Trong chu kỳ sống của mình, cua biển thường sống ở những nơi khác nhau. Thời kỳ phát
triển phôi được cua mẹ mang dưới yếm và sống ở vùng biển ven bờ. Ấu trùng nở ra sống
phù du và theo thủy triều trôi dạt vào vùng nước lợ, những vùng bãi lầy ven bờ biển, cửa
sông…Đến khi thành thục sinh dục lại di cư ra biển sinh sản (Ong, 1966 trích dẫn bởi
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)
Cua là loài rất năng động, chúng có thế hoạt động trung bình 13 giờ/ngày và hoạt động
gần như sáng đêm. Quảng đường mà chúng di chuyển trung bình trong một đêm là 416m,
thường dao động từ 219-910m (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Cua chịu đựng kém với pH thấp. Cua có khả năng chịu đựng pH từ 7,5-9,2 nhưng pH
thích hợp nhất đối với cua là 8,2-8,5. Cua có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của
độ mặn và thích hợp là từ 25-32 ‰ (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Tuy nhiên, cua có thể sống trong môi trường có độ mặn thấp 0 ‰ nhưng tỷ lệ chết sẽ
tăng nếu thời gian nuôi này kéo dài (Vũ Ngọc Út, 2006).
xi
2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cua biển trong nước và thế giới
2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu
trùng cua biển Scylla serrata, Yunus et al (1994) đã ương với các mật độ 25, 50, 75, và
100 ấu trùng/L. Tác giả đã kết luận rằng, tỷ lệ sống giảm dần khi gia tăng mật độ ương và
kết quả lần lượt là 18,4%, 12,7%, 9,3% và 8,2% ứng với các mật độ.
William và ctv (1999) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến ấu
trùng cua biển Scylla serrata ở các mức 20, 25, 30, 35
o
C và độ mặn là 0 ‰, 5 ‰, 10 ‰,
20 ‰, 30 ‰ và 40 ‰. Tác giả nhận thấy rằng., nhiệt độ thích hơp trong ương ấu trùng
cua Scylla serrata là 30

o
C và độ mặn từ 20-30 ‰.
Màu sắc bể ương cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bắt mồi của ấu trùng.
Abed and Zeng (2005) đã báo cáo, ấu trùng có khả năng bắt mồi, tăng trưởng và tỷ lệ
sống tốt nhất khi chúng được ương trong các bể có màu sắc tối.
2.2.2 Nghiên cứu trong nước
Hoàng Đức Đạt (1993) trích bởi Trần Thị Hồng Hạnh (2000) bước đầu nghiên cứu
thành công trong sinh sản nhân tạo giống cua biển Scylla paramamosain tại trại giống
COFIDEC (Cần Giờ) cho tỷ lệ sống từ giai đoạn Z
1
đến Z
5
khoảng 45-60%, thường chỉ
đạt 35-45%, thậm chí còn thấp hơn.
Hoàng Đức Đạt (1995) đã báo cáo, ấu trùng khi được ương trong môi trường nước có độ
mặn 30 ‰, nhiệt độ 29
o
C và pH 7,5-8,0 thì thời gian biến thái từ Z
1
đến giai đoạn
megalop là 17 ngày. Đồng thời kết quả cũng cho thấy, độ mặn càng cao thì thời gian biến
thái càng chậm.
Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2000) đã tiến hành thí nghiệm ương ấu trùng cua
biển ở các mật độ 50, 75 và 100 ấu trùng/L trong mô hình nước xanh. Kết quả cho thấy,
ấu trùng ương với mật độ 100 con/l sẽ cho tỷ lệ sống và biến thái tốt nhât.
2.3 Điều kiện môi trường sống của ấu trùng
2.3.1 Nhiệt độ và độ mặn
Nhiệt độ được xem là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi, biến
thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua. Ấu trùng chỉ phát triển đến giai đoạn zoae3 khi ấu
trùng được ương ở nhiệt độ 19-23

o
C (Heasman và Fielder, 1983). Thời gian biến thái
càng kéo dài khi nhiệt độ càng thấp. Marichamy (1992) đã báo cáo, giai đoạn ấu trùng
cua có thể kéo dài 28-35 ngày khi nhiệt độ 25-27
o
C, nhưng thời gian ương sẽ ngắn hơn
26-30 ngày khi ấu trùng được ương với nhiệt độ 29 – 30
o
C.
Ngoài nhiệt độ thì độ mặn cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và phát triển của
ấu trùng. Ở Việt Nam, nồng độ muối trong các trại ương ấu trùng cua biển được duy trì ở
30 ‰, nhiệt độ khoảng 29
o
C và pH=7,5- 8,0 (Trương Trọng Nghĩa et al,1995).
xii
2.3.2 Thức ăn và chế độ cho ăn
Có nhiều loại thức ăn được thử nghiệm để ương ấu trùng cua như luân trùng,
Artemia, copepods, chlorella…và ngay cả thức ăn nhân tạo.
Ong (1964) sử dụng ấu trùng Artemia mới nở như là nguồn thức ăn duy nhất cho ấu trùng
cua biển trong suốt quá trình ương nuôi và nhận thấy chúng không thích hợp trong giai
đoạn Zoea vì chúng lớn và bơi lội quá nhanh.
Dominisac et al (1974) thử nghiêm ương ấu trùng cua biển với luân trùng, Artemia và
men bánh mì ở giai đoạn Zoea, cho ăn thịt nghêu thái nhỏ và Artemia cỡ lớn giai đoạn
Megalop.
Việc thay thế Artemia ở giai đoạn đầu bước đầu đã mang lại thành công. Ở
Malaysia, tảo Skeletonema và Isochrysis ở mật độ 500-800 tế bào/ml, luân trùng 5-30 cá
thể/lít và ấu trùng Artemia đông lạnh 6-20 cá thể/lít được sử dụng làm thức ăn cho ấu
trùng ở giai đoạn Zoea, trong khi đó chỉ sử dụng ấu trùng Artemia 2 ngày tuổi với mật độ
10-40 cá thể/lít cho giai đoạn megalop (Zainoddin, 1992). Ở Đài Loan thì chlorella, tảo
khuê, luân trùng và thức ăn chế biến (hạt sữa trứng lơ lửng) với đường kính 100-150 µm

được sử dụng cho giai đoạn Zoea đầu tiên, những giai đoạn ấu trùng sau đó chuyển sang
cho ăn ấu trùng Artemia (Chen,1992). Tại Nhật, giai đoạn Z
1
cho ăn ấu trùng Artemia rất
nhỏ và sau đó là Artemia tươi sống với mật độ 30 cá thể/ml (Cowan,1984).
Ở Việt Nam, Trương Trọng Nghĩa et al (1995) cho biết trong tuần đầu ấu trùng
cua được cung cấp tảo khuê Chaetoceros, Skeletonema và luân trùng Brachionus
plicatilis. Cho ấu trùng ăn tảo khuê trong thời gian 6 ngày đầu, ăn luân trùng trong thời
gian 12 ngày đầu. Từ ngày thứ 12 trở đi giảm lượng luân trùng xuống ½ và cho ăn
Artemia mới nở với mật độ 10-15 con/L. Đến ngày thứ 14 ngừng cho ăn luân trùng, tăng
mật độ Artemia lên 20 con/L. Thức ăn trong giai đoạn megalop gồm ấu trùng Artemia 2
ngày tuổi và thức ăn chế biến.
Ruscoe et al (2004) cho rằng, luân trùng rất quan trọng ở những giai đoạn sớm,
làm tăng tỷ lệ sống và tăng sự tăng trưởng. Nếu không có luân trùng, sự lột xác của ấu
trùng bị trở ngạy và tỷ lệ sống thấp đáng kể trong giai đoạn Zoea đầu tiên. Điều này cũng
ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống ở giai đoạn megalope. Tỷ lệ sống đến giai đoạn megalope
đạt 78% khi luân trùng được cung cấp đến giaio đoạn Z
2
, trong khi đó tỷ lệ sống chỉ đạt
được 32% khi không sử dụng luân trùng.
2.3.3 Thay nước
Trong ương ấu trùng cua, chế độ thay nước cũng rất khác nhau giữa các nơi. Thay
nước 75% thể tích/ngày ở Ấn Độ (Myrachamy,1992), 10% ở Nhật (Cowan,1984) hoặc
cho nước chảy liên tục với vận tốc 5 L/phút (Heasman, 1983)
Thay nước là nhân tố quan trọng trong ương ấu trùng cua. Ngoài tác dụng làm
giảm sản phẩm thải ra trong quá trình trao đổi chất mà còn góp phần cải thiện môi trường
bể ương. Bên cạnh đó, thay nước còn giúp loại bỏ thức ăn thừa mà chủ yếu là ấu trùng
xiii
Artemia trước khi chúng quá cỡ không thể loại ra hoặc ấu trùng cua ăn không được
(Marichamy, 1992). Ngoài ra, thay nước còn ảnh hưởng đến nhịp độ lột xác của ấu trùng.

Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu khác nhau về chế độ thay nước trong ương
ấu trùng cua như: thay 50% ở mỗi giai đoạn, thay 25% ở mỗi giai đoạn (Trương Trọng
Nghĩa et al, 1995). Thay nước 10-20%/ngày ở giai đoạn Z
2
và Z
3
, nhưng bắt đầu từ giai
đoạn Z
4
đến Megalop thì thay nước 40-50%/ngày (Mann et al, 1999b; Quinitio et al,
2001; trích bởi Trương Trọng Nghĩa, 2004).
xiv
CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ ngày 1/3/2015 đến 23/3/2015
Địa điểm: Trại sản xuất giống Tô Khải, Khóm Sa Phô, TT.Năm Căn, Huyện Năm Căn,
Tỉnh Cà Mau.
3.2. Vật liệu và trang thiết bị
Bể xử lý nước và bể chứa nước: 100 m
3
Bể ương ấu trùng: bể 4 m
3
và bể 5 m
3
Hệ thống sục khí: Ống dẫn khí, vai điều chỉnh, đá bọt.
Bình ấp Artemia.
Các dụng cụ khác: Cân thức ăn, máy bơm chìm, ống xi phon, vợt, túi, thau nhựa, cốc
thuỷ tinh….
3.2.1. Thuốc và hoá chất thí nghiệm

Chlorine, EDTA, NaHCO
3
, Natri thiosulphate, KMnO
4.
Bộ test: NO
2
, pH và độ kiềm.
3.2.2. Nguồn nước
Nước ương có độ mặn 30 ppt được lấy từ sông Năm Căn. Nước ương được xử lý
bằng Chlorine 60ppm. Trong suốt thời gian xử lý, bể ương được sục khí mạnh, liên tục.
Sau 48 giờ kiểm tra lại hàm lượng Chlorine bằng bộ test Chlorine. Nếu thấy còn dư
lượng Chlorine thì trung hoà Chlorine bằng Natri Thiosulphate. Sau đó, dùng NaHCO
3
(10 ppm) và CaCO
3
(10 ppm) để ổn định pH và nâng kiềm. Trước khi sử dụng 8 giờ,
nước ương được xử lý bằng EDTA 10ppm để kết tủa kim loại nặng, các khí độc. Sục khí
mạnh sau 8 giờ có thể sử dụng.
3.2.3. Nguồn cua bố mẹ
Cua mẹ mang trứng được mua từ trại nuôi vỗ cua mẹ
3.2.4. Thức ăn
Tuỳ theo giai đoạn phát triển mà cung cấp thức ăn khác nhau để phù hợp với kích
cỡ miệng ấu trùng
Artemia
Trong giai đoạn Zoea, ấu trùng được cho ăn bằng Artemia có nguồn gốc từ Vĩnh
Châu. Arrtemia được ấp ở độ mặn 15ppt với mật độ từ 2 – 5 g/lit. Tùy theo giai đoạn mà
cho ấu trùng ăn artemia bung dù hoặc artemia nở. Artemia trước khi cho ăn được khử
trùng bằng Formaline nồng độ 200 – 500ppm, sau đó được rữa sạch bằng nước ngọt.
Thức ăn chế biến
Bảng 3.1. Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng cua

xv
Thành phần Hàm lượng
Lòng trứng gà 20 trứng
Sữa bột giàu canxi 50g
Thịt tép 20g
Lansy 5%
Bcom lest 2%
Các nguyên liệu trên được cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Sau đó, đem
hỗn hộp hấp cách thuỷ với thời gian nước sôi khoảng 15 – 20 phút. Thức ăn sau khi hấp
có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần trong một tuần.
Trước khi cho ăn, cần ép thức ăn qua sàn tuy kích cở mà kích thước mắc lưới khác nhau.
3.3. Kỹ thuật ương ấu trùng cua biển
3.3.1. Ương ấu trùng từ giai đoạn Zoea
1
– Zoea
5
Sau khi nở, ấu trùng được định lượng và bố trí trong bể ương 4 m
3
, với mật độ 300
ấu trùng/lít. Bể ương chứa thể tích nước ương là 800L
Hình 3.1: Bể ương
Thức ăn cho giai đoạn Zoea
1
– Zoea
2
gồm 30g Artemia Vĩnh Châu bung dù và 20g
Lansy ZM; giai đoạn Zoea
3
– Zoea
5

gồm 45g ấu trùng Artemia và 20g Lansy ZM. Cho ăn
4 lần/ngày vào lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 0 giờ.
Trong quá trình ương, bổ sung xen kẻ thức ăn hổn hợp và ET900 với artemia bung
dù. Trước khi cho ăn, dùng cốc thuỷ tinh quan sát đường ruột và hoạt động bơi lội của ấu
trùng để điều chỉnh thức ăn cho thích hợp. Lượng thức ăn được giảm khi ấu trùng có thức
ăn đầy ruột và bơi lội nhanh.
Thay nước: 5 ngày/lần mỗi lần thay 30% lượng nước mới.
Khi thấy nền đáy dơ thì xiphon cặn bã và xác ấu trùng ( trước khi xiphon thì ta nên tắt
sục khí để dễ xiphon nền đáy và tránh xáo trộn.
Bảng 3.2. Thức ăn hổn hợp
Thức ăn tổng hợp Thành phần(%)
Tảo 20
xvi
Lasy 20
Frippak 30
Lansy vảy 30
3.3.2. Ương ấu trùng từ giai đoạn Zoae
5
– Megalop.
Sau khi ấu trùng chuyển sang Zoea
5
thì tiến hành sang thưa. Ấu trùng Zoea
5
được
định lượng và sang thưa với mật độ 30 ấu trùng/L. Ấu trùng được ương trong bể có thể
tích 4 m
3
, với lượng nước trong bể 500L.
Thức ăn cho giai đoạn Zoea 5 gồm 55 g ấu trùng Artemia mới nở, khi khoảng
80% ấu trùng chuyển sang giai đoạn Megalopa thì cho ăn thức ăn chế biến. Thức ăn chế

biến được phối trộn và trình bài trong Bảng 3.1. Ấu trùng được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc
6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 0 giờ. Trước khi cho ăn, quan sát ấu trùng có bắt mồi hay không
để điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Bổ sung thêm men tiêu hoá AZ200 và
0,5g/m
3
và ET900 1g/m
3
Thay nước: 3 ngày/lần mỗi lần thay 30% lượng nước mới
Khi thấy nền đáy dơ thì xiphon cặn bã và xác ấu trùng (trước khi xiphon thì tắt sục
khí). Dùng khăn thắm nước lau xung quanh thành bể khi dơ.
3.3.3. Thu mẫu
Nhiệt độ được đo 2 lần/ngày bằng nhiệt kế, vào lúc 8h và 14h
pH được đo 2 lần/ngày bằng test pH của Việt Nam, vào lúc 8h và 14h. NO
2,
NH
4
+
-
, được kiểm tra định kỳ 1 lần/3 ngày bằng test hiệu sera của Đức.
Tỷ lệ sống được xác định vào giai đoạn Zoea
5
và Megalop
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình bằng phần mềm excel.
xvii
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các yếu tố môi trường
Bảng 4.1: Biến động một số yếu tố môi trường
Giai đoạn

ương
Thời điểm
theo dõi
Nhiệt độ
(
o
C)
pH Nitrit (mg/L) TAN
(mg/L)
Zoea
1


Sáng 28,3 ± 0,25 8,25 ± 0,5 0,15 ± 0,1 0,7 ± 0,1
Chiều 29,0 ± 1,0 8,25 ± 0,5
Zoea
5
-

Sáng 28,0 ± 1,0 8,25 ± 0,5 0,14 ± 0,05 0,40 ± 0,1
Chiều 29,1 ± 0,8 8,25 ± 0,5
4.1.1. Nhiệt độ
Trong ương nuôi thủy sản, nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình dinh dưỡng, thành thục và phát triển của động vật thủy sản. Nhiệt độ buổi sáng và
chiều trong suốt thời gian nuôi trênh lệch rất ít, dao động trong khoảng 28,0 – 29,1
o
C.
Marichamy and Rapackiam (1991) đã làm thí nghiệm ương ấu trùng cua biển ở các nhiệt
độ khác nhau kết quả cho thấy, ấu trùng rất chậm lột xác trong khoảng nhiệt độ 22 -24
o

C,
ấu trùng chỉ lột xác đến giai đoạn Zoea 4 sau 18 ngày. Nhiệt độ càng cao thì thời gian
biến thái càng nhanh (Chen and Jeng, 1980). Nhưng phải nằm trong khoảng nhiệt độ
thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng. Zeng and li (1992) cho biết khoảng nhiệt độ từ
25 -30
o
C là tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng Zoea. Tuy nhiên, ấu trùng ở giai đoạn
đầu chịu đựng nhiệt độ thấp tốt hơn. Trong khi ấu trùng Megalopa có thể sống tốt ở nhiệt
độ cao khoảng 32
o
C. Với kết quả thu được về yếu tố nhiệt độ trong đợt ương này, điều
nằm trong khoảng tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng.
4.1.2 pH
pH luôn ổn định trong suốt thời gian ương, với giá trị 8,25. Nguyên nhân do, nước trước
khi sử dụng ương ấu trùng đã được nâng kiềm. pH là một yếu tố không thể không quan
tâm trong các thí nghiệm về ương ấu trùng các loài thủy sản. Swingle (1969) được trích
dẩn bởi Nguyễn Thu Dung (2006) thì pH thích hợp cho ương nuôi giáp xác từ 6,5 – 9,0.
Theo Nguyễn Cơ Thạch (1998) và Hoàng Đức Đạt (2004) thì pH tối ưu cho sự phát triển
của ấu trùng cua từ 7,5 – 8,5. Như vậy pH nước bể ương trong các thí nghiệm rất phù hợp
cho sinh trưởng và phát triển của ấu trùng.
4.1.3 NO
2
Kết quả Bảng 4.2 cho thấy, hàm lượng nitrít có giá trị rất thấp và dao động trong khoảng
0,14 – 0,15 mg/L
Seneriches – abiera et al (2007) đã làm thí nghiệm về độ độc cấp tính của Nitrit lên ấu
trùng cua Scylla serrata kết quả cho thấy, ấu trùng càng lớn thì khả năng chịu đựng với
độc tố nitrit càng cao. Nồng độ an toàn cho ương ấu trùng là 4,16 mg/l đối với ấu trùng
xviii
Z
1

; 6,30 mg/l đối với ấu trùng Z
2
; 2,55 mg/l đối với ấu trùng Z
3
; 2,99 mg/l đối với ấu
trùng Z
4
và 6,99 mg/l đối với Z
5
.
Như vậy với kết quả thu được từ đợt ương cho thấy, hàm lượng nitrit trong các nghiệm
thức vẩn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng.
4.1.4 TAN
TAN trong suốt thời gian ương có giá trị thấp và dao động trong khoảng 0,40 –
0,70 mg/L. Nguyên nhân do, bể ương được quản lý tốt thức ăn, giảm thiểu thức ăn thừa.
Ngoài ra, bể ương cũng được định kỳ thay nước nên cũng làm giảm hàm lượng TAN
trong bể ương. Neil et al (2005) đã thực hiện thí nghiệm về độ độc cấp tính và mãn tính
của NH
3
lên ấu trùng cua biển Scylla serrata. LC
50-24h
của NH
3
đối với ấu trùng giai đoạn
Z
1
là 4,05 mg/l và đối với giai đoạn Z
5
là 6,64 mg/l. Qua kết quả thu được tác giả cho
rằng NH

3
không ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng cua. Tuy nhiên Theo Nguyễn
Cơ Thạch (1998) thì hàm lượng NH
3
phải nhỏ hơn 0,1 mg/l.
Trong đợt ương này hàm lượng NH
3
(được tính dựa theo giá trị pH và TAN đo
được) thấp hơn mức khuyến cáo nên không ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển ấu trùng.
4.2. Tỷ lệ biến thái
Cũng giống như các loài giáp xác khác, cơ thể cua có lớp vỏ kittin bao bọc và cua
lớn lên thông qua lột xác. Tuy nhiên, thời gian biến thái nhanh hay chậm còn tùy thuộc
vào điều kiện môi trường và dinh dưỡng. Kết quả Bảng 4.2 cho thấy, sau 14 ngày ương
thì ấu trùng biến thái hoàn toàn thành sang giai đoạn Megalop.
Trần Ngọc Hải (1997) đã nghiên cứu ương ấu trùng cua biển với các loại thức ăn
khác nhau trong hệ thống tuần hoàn, thay nước và nước xanh kết quả cho thấy, từ giai
đoạn Z
1
đến Z
5
mất 12 ngày. Sau 14 – 15 ngày ương bắt đầu xuất hiện megalopa và sau
20 ngày ương cua bắt đầu xuất hiện. Theo Heasman and Fielder (1983) ương ấu trùng
cua mất 18 – 20 ngày cho giai đoạn zoea và 7 – 8 ngày cho giai đoạn megalopa.
Zainoddin (1991) cũng báo cáo, mất 20 ngày cho giai đoạn zoea và 7 ngày cho giai đoạn
megalopa. Hoàng Đức Đạt (2004) cho rằng, ấu trùng zoea hầu hết trải qua 5 giai đoạn,
mỗi giai đoạn mất 2-3 ngày, riêng giai đoạn Z
5
từ 3 – 4 ngày. Sau giai đoạn Z
5
, ấu trùng

lột xác biến thành giai đoạn megalopa. Từ giai đoạn này chỉ mất khoảng 7 - 11 ngày để
biến thành cua con.
So với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở các điều kiện thí nghiệm khác nhau cho
thấy, thời gian hoàn thành chu kì ương ấu trùng trong đợt ương này ngắn hơn
Bảng 4.2: Tỷ lệ chuyển giai đoạn
Ngày Giai đoạn chuyển (%)
1 100% Zoea 1
2 90% Zoea 1
xix
3 75% Zoea2
4 100% Zoea 2
5 70% Zoea 3
6 100% Zoea 3
7 30% Zoea 4
8 100% Zoea 4
9 30% Zoea 5
10 100% Zoea 5
11 Xuất hiện Megalop
14 100% Megalop
4.3. Tỷ lệ sống
Trong quá trình ương cua biển, tỉ lệ sống giảm dần qua mỗi giai đoạn biến thái. Tỷ lệ này
càng thể hiện rỏ hơn khi ấu trùng chuyển giai đoạn từ Zoea5 sang Megalop. Theo Trần
Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004), tỷ lệ sống của ấu trùng sang Megalop tốt nhất
đạt 31%, khi ấu trùng được ương với mật độ 100 con/L. Cùng với mật độ ương 100
con/L, Phạm Văn Quyết (2008) đã báo cáo, tỷ lệ sống từ Zoea
1
đến Megalop dao động
trong khoảng 18,7 – 21,5%. Kết quả của đợt ương này cho thấy, tỷ lệ sống của Megalop
đạt 6,5 % là khá thấp so với các nghiên cứu trước đây. Có lẻ do, ấu trùng được ương với
mật độ cao 300 con/L nên tỷ lệ sống giảm do quá trình ăn nhau của ấu trùng. Ngoài ra, ấu

trùng không được bổ sung luân trùng trong giai đoạn đầu nên cũng ảnh hưởng đến sự
biển thái và tỷ lệ sống của ấu trùng.
4.4. Hiệu quả kinh tế
Hình 4.1. Tổng thu chi và lợi nhuận giữa 2 đợt sản xuất giống.
Kết quả Hình 4.1. cho ta thấy, chi phí của 2 đợt ương không trên lệch nhau nhiều
nhưng lợi nhuận ở đợt 2 cao hơn nhiều so với đợt 1, Nguyên nhân do chất lượng cua mẹ
đợt 2 tốt hơn đợt 1. Theo Trần Ngọc Hải (2009) tỷ suất lợi nhuận trung bình các trại sản
xx
xuất cua giống tại Cà Mau là 0,83. Tác giả cũng báo cáo rằng cơ cấu chi phí sản xuất cao
nhất thuộc về thuê kỹ thuật viên và lao động (33,62%), chi phí thức ăn Artemia
(28,11%). Nhưng tại trại Tô Khải thì chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí Artemia
(40%) và thuốc điều trị (20%), các chi phí còn lại là thức ăn nhân tạo (10%), cua mẹ
(8%) và thức ăn chế biến (12%), lao động (10%) (phụ lục)
Hình 4.2. Cơ cấu chi phí chi trả sản xuất
xxi
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Các yếu tố môi trường trong đợt ương điều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển
của ấu trùng cua biển.
Ấu trùng có thời gian biến thái và phát triển nhanh hơn so với các nghiên cứu trước đây.
Chi phí chủ yếu cho đợt sản xuất giống là artemia
5.2. Đề xuất
Cần có những nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học hoặc hóa chất để thay thế thuốc
kháng sinh.
xxii
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abed Golam Rabbani and Chaoshu Zeng, 2005. Effects of tank colour on larval survival
and development of mud crab Scylla serata (Forska°l). Aquaculture research, Vol
36, pp.1112.

Chen, H C., Cheng, J H., 1985. Studies on the larval rearing of serrated crab, Scylla
serrata: I. Combined effects of salinity and temperature on the hatching, survival
and growth of zoeae. J. Fish. Soc. Taiwan 12, 70–77 (in Chinese with English
abstract).
Chen, H.C., Jeng, K.H., 1980. Study on the larval rearing of mud crab Scylla serrata.
China Fisheries Montly 329, 3-8.
Cowan, L. 1984. Crab farming in japan and Philippine. Queensland depart megalopant of
industries.
Emilia T. Quinitio , Fe D. Parado-Estepa, 2000. Transport of Scylla serrata megalopae at
various densities and durations. Aquaculture 185 (2000) 63–71
Hamasaki, K., 2002. Effects of temperature on the survival, spawning and egg incubation
period of overwintering mud crab broodstock, Scylla paramamosain (Brachyura:
Portunidae). Suisanzoshoku 50, 301– 308.
Heasman, M.P., Fielder, D.R., 1983. Laboratory spawning and mass rearing of the
mangrove crab Scylla serrata (Forska°l) from first zoea to first crab stage.
Aquaculture 34, 303– 316.
Hill, BJ 1975. Abudance, breeding and growth of crab Scylla serrata in two South
African Estuaries, pp 119-126
Hill,B.J (1980). Effect of temperature on feeding and activity in the crab Scylla serrata,
pp189-192: Mảine Biology 54 by Springu-Venlug 1980
Hoàng Đức Đạt, 2004. Kỹ thuật nuôi cua biển. Nhà xuất bản nông nghiệp
Hoàng Đức Đạt, 1995. Sinh học và nuôi cua biển. Tập huấn nuôi trồng thủy sản ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
Ian M. Ruscoe, Colin C. Shelley, Graham R. Williams, 2004. Limiting the use the first
zoeal stage in mud crab ( Scylla serrata Forska°l) larval rearing. Aquaculture
231 (2004) 517-527.
Ian M. Ruscoe, Colin C. Shelley, Graham R. Williams, 2004. The combined effects of
temperature and salinity on growth and survival of juvenile mud crabs (Scylla
serrata Forska°l). Aquaculture 238 (2004) 239–247
Katsuyuki Hamasaki, 2002. Effects of temperature on the egg incubation period, survival

and developmental period of larvae of the mud crab Scylla serrata (Forska°l)
(Brachyura: Portunidae) reared in the laboratory. Aquaculture 219 (2003) 561–
572.
Keenan, C.P., 1999a. Aquaculture of the mud crab, genus Scylla—past, present and
future. In: Keenan, C.P., Blackshaw, A. (Eds.), Mud Crab Aquaculture and
Biology. ACIAR Proceedings, vol. 78, pp. 9 – 13.
xxiii
Keenan, C.P., 1999b. The fourth species of Scylla. In: Keenan, C.P., Blackshaw, A.
(Eds.), Mud Crab Aquaculture and Biology. ACIAR Proceedings, vol. 78, pp.
48– 58.
Keenan, C.P., Davie, P.J.F., Mann, D.L., 1998. A revision of the genus Scylla de Hann,
1833 (Crustacea: Decapoda: Brachyura: Portunidae). Raffles Bull. Zool. 46,
217–245.
Li, S., Zeng, C., Tang, H.,Wang, G., Lin, Q., 1999. Investigations into the reproductive
and larval culture biology of the mud crab, Scylla paramamosain: a research
overview. In: Keenan, C.P., Blackshaw, A. (Eds.), Mud Crab Aquaculture and
Biology. ACIAR Proceedings, vol. 78, pp. 121– 124.
Luke L Neil, R. Fotedar and Colin c Shelley, 2005. Effects of acute and chronic toxicity
of unionized ammonia on mud crab Scylla serrata larvae. In Aquaculture
Volume 36. 927-932.
Le Vay, l. 2001. Ecology and managemegalopant of mud crab Scylla sp. Asian fisheries
science, vol. 14. pp. 101-111.
Lee, C. (1992). A brief overview of the ecology and fisheries of the mud crab, Scylla
serrata, in Queensland. p. 65-70 In: Report of the seminar on the mud crab
culture and trade held at Surat Thani, Thailand, November 5-8, 1991 (Edited by
Angell C.A., 1992; 246 pages).
M.Agus Suprayudi, Toshio Takeuchi and Katsuyuki Hamasaki, 2004. Effects of Artemia
enriched with eicosapentaenoic acid docosahexaenoic acid on survival and
occurrence of molting failure in megalope larvae of the mud crab Scylla serrata.
Fisheries Science, vol 70, pp.650-658.

M.Agus Suprayudi, Toshio Takeuchi, Katsuyuki Hamasaki and Jun Hirokawa,
2002.Effect of Artemia feeding schedule and density on the survival and
development of laral mud crab Scylla serrata. Fisheries Science, vol 68,
pp.1295-1303.
Mangapa et al, (1987). The growth of female and male mudcrab Scylla serrata reaised in
brackish-water pond, pp 94-102.
Manjulathe, C and Babu, D. E 1998. Phenomon of moulting and growth in the mud crab
Scylla serrata (Forskal) and Scylla oceanica (Dana) culture in the ponds and
laboratory, pp 76 – 81.
Mary lynn Seneriches – Abiera, Fe Parado-Estepa and Guadiosa AGonzales, 2007. Acute
toxicity of nitrite to mud crab Scylla serrata larvae. Aquaculure research, 2007,
38, 1495-1499 pp
Marichamy, R and S. Rapackiam, 1991. Experimegalopant on larvae rearing and seed
production of the mud crab (Scylla serrata). In report of seminar on mud crab
and trade. Held at surat thani-Thailand. November 5-8, 1991. 135-142pp
xxiv
Nguyễn Thu Dung. 2006. Nghiên cứu ương ghẹ xanh (Portunus pelagicus) bằng các loại
thức ăn khác nhau. Luận văn cao học. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần
Thơ.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi giáp xác. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Cơ Thạch. 1998. Bước đầu thử nghiệm nuôi vỗ cua mẹ và ương ấu trùng cua
xanh (Scylla paramamosain). Tuyển tập báo cáo sinh vật biển toàn quốc lần thứ
nhất. trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. 475-485.
Nguyễn Cơ Thạch, Trương Quốc Thái, Nguyễn Diễu, Nguyễn Thanh Thúy, Hà Văn Khô,
Đỗ Văn Phiên, 1998. Đặc điểm sinh học sinh sản và quy trình sản xuất cua giống
loài (Scylla paramamosain). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công
nghệ - Trung tâm nghiên cứu thủy sản III, 227 – 266.
Nguyễn Lê Tường Vi, 2005. Khảo sát ảnh hưởng của một số dòng vi khuẩn đối với sự
phát triển của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain).

Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 2000. Thực nghiêm ương ấu trùng cua biển (Scylla
paramamosain) trong môi trường nước xanh.
Ong, K.S.,1964. The early developmental stage of Scylla serrata Forskal reared in
laboratory. Indo-Pacific Fisheries council, 11 (II): 135-146.
Ong, K. S., 1966. Observation of the poslarval life history of Scylla serrata Forskal
reared in the laboratory. Malasian Agriculture Journal 45 (4), 429-443.
Overton, JL and Macintosh, DJ, 1997. Mud crab culture: prospects for the small-scale
Asian farmer. INFOFISH International, 5: 26 – 32. FAO publication, Malaysia.
Prasad,P.N et al (1989). Maturity and breeding of the mud Crab, Scylla Serrata (Forskal),
pp341-349.
Phạm Thị Tuyết Ngân, Vũ Ngọc Út, Trương Trọng Nghĩa, Trần Thị Thanh Hiền, Tô
Công Tâm, Quách Thế Vinh, Phạm Trần Nguyên Thảo, 2005. Ảnh hưởng của
chế độ dinh dưỡng lên chất lượng bố mẹ và ấu trùng cua biển (Scylla
paramamosain). Đề tài cấp bộ.
Stephenson, W. 1962. Evoluion and ecology of portunid crabs wih special reference to
the Australian species. In Leeper, G. W (ed). The evolution of living organisms,
pp. 311-327
Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa, 2004. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát
triển của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) trong mô hình nước xanh.
Tạp chí khoa học Đại Học Cần Thơ. Trang178-192.
Trần Thị Hồng Hạnh, 2000. Thực trạng sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua biển
(Scylla sp). Tài liệu tổng hợp. Chuyên đề cao học.
Trino, A.T et al, 1999. Monosex culture of the mud crab Scylla serrata at three densities
with Gracilaries as crab shelter, pp 61 -66.
Trương Quốc Phú, 2002. Phân tích chất lượng nước và quản lý môi trường nước ao.
xxv

×