Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Châu.địa 8. tuần 31. tiêt 41.42

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.76 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Tuần:31 Ngày soạn:27/03/2011
Tiết:41 Ngày dạy:29/03/2011
Bài 35: THỰC HÀNH
VỀ KHÍ HẬU – THỦY VĂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Qua bài học này học sinh cần nắm:
- Củng cố các kiến thức về khí hậu – thuỷ văn Việt Nam thông qua hai lưu vực sông : Lưu
vực sông Hồng (Bắc Bộ), lưu vực sông Gianh (Trung Bộ).
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện về kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng xử lý và phân tích số liệu khí hậu – thuỷ văn.
3. Thái độ :
- Nhận rõ mối quan hệ của các hợp phần trong cảnh quan tự nhiên. Cụ thể là mối quan hệ
nhân quả mùa mưa, mùa lũ trên các lưu vực sông
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
GV: - Bản đồ sông ngòi Việt Nam treo tường.
- Biểu đồ khí hậu - thuỷ văn giáo viên vẽ trước theo số liệu trong sách.
HS: Chuẩn bị dụng cụ đo vẽ : Thước, bút chì, màu …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số: 8A
1
…… …8A
2
…… …8A
3
… …….
2. Kiểm tra bài cũ :
? Xác định – đọc tên chín sông lớn ở nước ta trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
? Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nằm trên bờ những con sông nào?
? Thuỷ chế giữa sông Hồng và sông Cửu Long khác – giống nhau như thế nào? Biện pháp


chống lũ ở hệ thống sông này.
3. Nội dung bài mới:
a. Vào bài: Sông ngòi phản ánh đặc điểm chung của khí hậu nước ta là có một mùa mưa và một
mùa khô. Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa ẩm. mùa mưa dẩn tới mùa lũ và mùa khô
dẩn tới mùa cạn. diển biến tùng mùa không đồng nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ nê có sự khác
biệt rõ rệt về mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông thuộc các miền khí hậu khác nhau. Sự
khác biệt đó thể hiện như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài thực hành hôm nay.
b. Bài thực hành :
Bước 1: GV treo bảng lượng mưa (mm) và lưu lượng (m
3
/s) theo các tháng trong năm được
phóng to(H 35.1) : Lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây) và lưu vực sông Gianh (trạm Đồng
Tâm).
Lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây):
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng
mưa
(mm)
19,5 25,6 34,
5
104,
2
222,
0
262,
8
315,
7
335,
2

271,
9
170,
1
59,9 17,8
Lưu
lượng
(m
3
/s)
131
8
110
0
914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 281
3
174
6
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm):
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng
mưa
(mm)
50.7 34.9 47.
3
66.0 104.

7
170.
0
136.1 209.
5
530.
1
582.
0
231.0 67.9
Lưu
lượng
(m
3
/s)
27.7 19.3 17.
5
10.7 28.7 36.7 40.6 58.4 185.
0
178.
0
94.1 43.7
1. Hoạt động 1:Thảo luận nhóm
Bước 1: Phát phiếu thực hành với sự phân công cho 3 nhóm học sinh trong lớp :
+ Nhóm 1: Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa, chế độ dòng chảy trên từng lưu vực sông Hồng –
Sông Gianh, theo bảng số liệu (H 35.1)
+ Nhóm 2: Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình.
- Mùa mưa bao gồm các tháng liên tục trong năm có lượng mưa tháng lớn hơn hay bằng 1/12
lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Mùa lũ bao gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng chảy lớn hơn hay bằng 1/12

lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Từ chỉ tiêu trên, tính giá trị trung bình các tháng mùa mưa, mùa lũ trên từng lưu vực sông. Xác
định thời gian, độ dài của mùa mưa, mùa lũ trên các lưu vực sông đó.
+ Nhóm 3: Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa – mùa lũ trên từng lưu vực sông:
- Các tháng nào của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa?
- Các tháng nào của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa?
Bước 2: Cho học sinh thảo luận theo nội dung đã phân công.
Bước 3: Gióa viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày:
Nhóm 1: Vẽ biểu đồ – cho học sinh các nhóm nhận xét – đánh giá khi nhóm 1 vẽ xong và giáo
viên treo biểu đồ đã vẽ trước.
Nhóm 2: Xác định mùa mưa – mùa lũ -> các nhóm đánh giá - nhận xét.
Nhóm 3: Nhận xét mối quan hệ giữa hai mùa trên lưu vực sông -> học sinh nhận xét.
Trong khi mỗi nhóm lên trình bày – xây dựng bài, GV kết lại ý chính, HS ở dưới lớp phải ghi
bài vào vở hay phiếu thực hành.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá xếp loại cho nhóm học sinh.
4. Kết luận, đánh giá
- Học sinh chép vào vở hay phiếu thực hành.
- Xem thên sách giáo khoa.
- Mối quan hệ giữa chế độ mưa của khí hậu và chế độ nước sông thể hiện như thế nào?
- Sự khác biệt mùa mưa và mùa lũ ở lưu vực sông ngòi Bắc Bộ (sông Hồng) và sông ngòi Trung
Bộ (sông Gianh) thể hiện như thế nào?
5. Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị bài 36 “ Đặc điểm đất Việt Nam”.
- Ôn lại các nhân tố hình thành Đất (Lớp 6)
- Con người có vai trò như thế nào trong độ phì của đất.
IV. PHỤ LỤC:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Tuần:31 Ngày soạn:31/03/2011
Tiết:41 Ngày dạy:01/04/2011


Bài 36
ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Qua bài học .HS cần nắm được :
- Sự đa dạng, phức tạp của đất Việt Nam .
- Đặc điểm và sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta.
- Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam
2. Kĩ năng :
- Dựa vào lược đồ lát cắt địa hình, có thể phân tích được sự phân bố các loại đất chính ở Việt
Nam .
3. Thái độ :
- Ý thức bảo vệ tài nguyên đất .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
GV. Bản đồ địa lý tự nhiên Việt nam .
HS. Sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số: 8A
1
…… …8A
2
…… …8A
3
… …….

2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
a. Vào bài: Đất (thổ nhưỡng) là sản phẩm của thiên nhiên do nhiều nhân tố hình thành. Đất còn
là tư liệu sản xuất chính từ lâu đời của sản xuất nông, lâm nghiệp. đất ở nước ta đã được nhân
dân sử dụng, cải tạo, phát triển và trở thành tài nguyên vô cùng quý giá.
b. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Bước 1. Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức
đã học ở lớp 6.
? Cho biết các thành phần chính của đất.
(khoáng và hữu cơ)
? Cho biết các nhân tố quan trọng hình thành
đất.( đá mẹ, sinh vật,sự tác động của con
người…)
Bước 2: Dựa vào hình 36.1 cho biết dọc theo
1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam:
a, Đất nước ta rất đa dạng thể hiện rõ tính chất
nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt
Nam.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
vĩ tuyến 20
0
B có những loại đất nào, điều kiện
hình thành từng loại đất.
Bước 3: Quan sát hình 36.2 cho biết nước ta
có mấy loại đất chính? Sự phân bố? có thể xếp

mấy loại đất?
? Cho biết nhóm nào chiếm diện tích lớn nhất?
Đặc tính? Sự phân bố? Phát triển trên địa hình
nào?
GV. Nêu đặc điểm khác nhau giữa các
nhóm đất này ?
Bước 4: Gv chuẩn xác kiến thức và chốt ý.
2.Hoạt động 2 : Cá nhân/ Cả lớp
Bước 1: Gv yêu cầu Hs xem thông tin trong
sách giáo khoa để trả lời các vấn đề sau:
? Vì sao đất được xem là nguồn tài nguyên quý
? Hãy nêu vài câu ca dao tục ngử nói về đất.
Bước 2: Hiên trạng tài nguyên đất nước ta như
thế nào? (50% diện tích đất cần cải tạo, 10triệu
ha đất xói mòn…)
? Ở vùng đồi núi hiện tượng làm thoái hóa đất
phổ biến như thế nào.
b, Nước ta có ba nhóm đất chình .
- Nhóm đất Feralit chiếm 65% diện tích lãnh
thổ
+Hình thành ở các miền đồi núi thấp trên đá
vôi và đá badan.
+ Chứa ít mùn, nhiều sét,nhiều hợp chất nhôm,
sắt nên màu đỏ vàng
+ Phân bố. Vùng núi đá vôi phía Bắc, Đông
Nam, Tây Nguyên.
+ Thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
- Nhóm đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích
lãnh thổ.
+ Hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau.

+ Xốp, giàu mùn màu đen hoặc nâu
+ Phân bố ở địa hình núi cao trên 2000m
( Hoàng Liên Sơn, Chư Yang sin thường được
sử dụng để trồng rừng và cây công nghiệp lâu
năm.
- Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích lãnh
thổ.
+ Hình thành do sự bồi đắp phù sa sông ngòi.
+ Đất tơi xốp giữ nước tốt, ít chua, giàu mùn. +
Tập trung ở các đồng bằng châu thổ.
+Đất được sử dụng trong nông nghiệp để
trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp lâu
hàng năm.
2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt
Nam:
- Đất là tài nguyên quý giá.
- Cần phải sử dụng hợp lí, chống xói mòn, rửa
trôi, bạc màu đất ở miền núi đồi.
- Cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở đồng
bằng ven biển để tăng diện tích đất nông
nghiệp.
4. Kết luận, đánh giá :
- Vì sao đất ở Việt Nam lại phức tạp và đa dạng.
- Trong các nhóm đất chính thì nhóm đất phù sa giữ vai trò quan trọng nhất , vì sao?
- So sánh ba nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
5. Hoạt động nối tiếp :

- Về nhà học bài củ và làm bài tập 2 SGK.
- Soạn và trả lời nội dung câu hỏi trong bài 37 hôm sau học.
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về hệ sinh thái rừng, biển và các loại động vật quý hiếm ở nước
ta.
IV. PHỤ LỤC:



GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011

×