Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Châu.địa 8. tuần 34. tiêt 47.48

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.92 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Tuần:34 Ngày soạn:12/04/2011
Tiết:47 Ngày dạy:16/04/2011
Bài 41 :
MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Qua bài học .HS cần nắm được :
- Nắm vững vị trí, phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bác và Bắc Trung Bộ
- Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên.
- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi
trường của Miền
2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đò để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền.
- Đọc, phân tích lược đồ, lát cắt địa hình, phân tích bảng thống kê số liệu về khí hậu.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs biết được dạng địa hình của miền từ đó biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
hiện có.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV. Bản đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ.
Hs : SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số: 8A
1
…… …8A
2
…… …8A
3
… …….
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp với bài mới
3. Bài mới :


a. Vào bài: Thiên nhiên nước ta rất đa dạng, phức tạp, có sự phân hóa rỏ theo lãnh thổ. Do
đó hình thành nên ba miền địa lí tự nhiên khác nhau. Mổi miền có những nét nổi bật về cảnh
quan tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của cả nước. bài
học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu miền địa lí đầu tiên là miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
b. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
1.Hoạt động 1 : Cá nhân / Cả lớp
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình 41.1 xác
định giới hạn vị trí và phạm vi lãnh thổ của
miền?
GV. Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí? Đặc
biệt đối với khí hậu?
2. Hoạt động 2 : Cá nhân / Cả lớp
Bước 1: Dựa vào bảng 41.1 và H41.1 trong
sách giáo khoa.
? Đặc điểm nổi bật về khí hậu của miền?
Bước 2: Ảnh hưởng của khí hậu lạnh tới sản
xuất nông nghiệp và đời sống của con người
ntn?
. - Thuận lợi.
- Khó khăn.
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ:
- Nằm sát chí tuyến bắc và á nhệt đới Hoa
Nam.
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều đợt gió
đông bắc lạnh và khô.
2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh
mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước .
- Mùa đông kéo dài nhất cả nước.
- Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, có mưa ngâu.

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Bước 3: Vì sao tính chất nhiệt đới của miền
bị giảm sút mạnh mẽ?
- Vị trí địa lí.
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông
bắc.
- Địa hình đồi núi thấp, dãy núi hình cánh
cung mở rộng phía bắc đón gió đông bắc tràn
vào miền…
3. Hoạt động 3 : Hoạt động nhóm
Bước 1: Gv yêu cầu Hs quan sát hình 41.1
cho biết :
? Miền có các kiểu địa hình gì? Phân bố ở
đâu?
? Địa hình nào là chiếm diện tích chủ yếu?
Độ cao khoảng bao nhiêu mét?
? Miền núi ở đây có hướng như thế nào? Kể
tên các dãy núi chính.
Bước 2: Quan sát lát cắt 41.2:
? Hãy xác định hướng cắt của lát cắt này trên
lược đồ hình 41.1.
? Mô tả địa hình qua lát cắt từ Tây Bắc về
Đông Nam?
? Nhận xét độ cao của phần lớn đồi núi trong
lát cắt, hướng nghiêng của lãnh thổ miền?
HS. QS H41.1 kể tên các sông chảy qua
miền?
Bước 3: Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng

sông Hồng nhân dân đã làm gì? Việc đó đã
biến đổi địa hình ở đây như thế nào?
Bước 4: Còn phòng chống lũ lụt ở địa
phương em ntn?
4. Hoạt động 4: Cá nhân / Cả lớp
Bước 1: Gv yêu cầu Hs dựa vào thông tin
trong SGK và lược đồ 41.1
? Cho biết miền có những nguồn tài nguyên
nào? Giá trị kinh tế?
? Miền có những trở ngại khó khăn gì về mặt
tự nhiên?
3. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với
nhiều cánh cung núi mở rộng về phía bắc
và quy tụ ở Tam Đảo.
- Địa hình đồi núi thấp là chủ yếu, nhiều núi
cánh cung mở rộng về phía Bắc.
- Đồng bằng sông Hồng.
- Đảo, quần đảo vịnh Bắc Bộ.
- Nhiều sông ngòi, hệ thống sông Hồng sông
Thái Bình.
=> Hướng chảy TB- ĐN, vòng cung.
- Có hai mùa nước rõ rệt.
4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và
nhiều cảnh đẹp nổi tiếng .
- Miền giàu tài nguyên nhất cả nước, phong
phú, đa dạng.
- Nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như: vịnh Hạ
Long, hồ Ba Bể… .
4. Kết luận, đánh giá :
? Vì sao tính chất nhiệt đới của miền bị giảm sút nghiêm trọng?

? Chứng minh rằng miền có tài nguyên phong phú và đa dạng. nêu một số việc cần làm
để bảo vệ môi trường tự nhên trong miền.
- Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ khí hậu.
5. Hoạt động nối tiếp :
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
- Về nhà học bài và làm bài tập số 3 trong sách giaó khoa .
- Chuẩn bị nội dung bài mới hôm sau học.
- Sưu tầm tư liệu liên quan đế bài học.
IV. PHỤ LỤC
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Tuần:34 Ngày soạn:13/04/2011
Tiết:48 Ngày dạy:16/04/2011
Bài 42 :
MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Qua bài học .HS cần nắm được :
- Nắm vững vị trí, phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bác và Bắc Trung Bộ
- Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên.
- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi
trường của Miền
2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền.
- Đọc, phân tích lược đồ, lát cắt địa hình, phân tích bảng thống kê số liệu về khí hậu.

3. Thái độ:
- Giáo dục hs biết được dạng địa hình của miền từ đó biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
hiện có.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV. Bản đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ.
Hs : SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số: 8A
1
…… …8A
2
…… …8A
3
… …….
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp với bài mới
? Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ bị giảm sút nghiêm trọng?
3. Bài mới :
a. Vào bài: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa hai miền địa lí tự nhiên phía bắc
và phía nam. Thiên nhiên ở đây có nhiều nét đa dạng và phức tạp. Để tìm hiểu vấn đề đa
dạng và phức tạp đó hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài học.
b. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1:Cá nhân / Cả lớp
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình 42.1 xác
định giới hạn vị trí và phạm vi lãnh thổ của
miền ?
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bước 1: Gv yêu cầu HS quan sát H42.1 thảo
luận các vấn đề sau :
? Miền có các kiểu địa hình gì? phân bố ở

đâu?
? Địa hình nào là chiếm diện tích chủ yếu?
Độ cao khoảng bao nhiêu mét?
? Miền núi ở đây có hướng như thế nào? Kể
1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ:
- Vị trí 16
0
B - 23
0
B
- Kéo dài 7 vĩ tuyến
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bao gồm
khu Tây Bắc của Bắc Bộ và khu Bắc của
Trung Bộ .
2. Địa hình cao nhất Việt Nam :
- Tân kiến tạo nâng lên mạnh, nên miền có
địa hình cao, đồ sộ, hiểm trở. Nhiều đỉnh núi
cao tập trung tại miền như Phan xi păng
3143m cao nhất nước ta.
- Các dãy núi cao, các sông lớn các cao
nguyên đá vôi theo hướng TB – ĐN
- Đồng bằng nhỏ hẹp.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
tên các dãy núi chính.
? Nếu so với miền Bắc và Đông Bắc thì địa
hình miền Tây Bắc có đặc điểm gì nổi bật ?
? Kể tên các sông lớn, nêu hướng chảy và
chiều dài của sông .

GV chốt ý : Miền có đồi núi chiếm diện tích
chủ yếu, nét nổi bật là miền có địa hình núi
cao nhất cả nước, có nhiều thung lũng sâu,
điạ hình bị cắt xẻ mạnh, các dãy núi xếp so le
và có hướng song song với nhau theo hướng
Tây Bắc Đông Nam .
3. Hoạt động 3:Thảo luận nhóm
Bước 1: Gv yêu cầu HS dựa vào thông tin
trong SGK cho biết:
? Thời tiết mùa đông của miền so với miền
Bắc và Đông Bắc có gì là khác biệt?
GV. Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt
về thời tiết mùa Đông của miền so với miền
Bắc.
(GV cần vẽ các mủi tên hướng gió mùa Đông
bắc thổi đến bị chặn lại ở dãy núi Hoàng Liên
Sơn trên lược đồ 42.1 để HS dựa vào đây suy
nghỉ trả lời .
? Vào mùa hạ thời tiết của miền có đặc điểm
gì ? Tính chất ?
? Dựa vào hình 42.2 nhận xét về chế độ mưa
của miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ?
? Giải thích tại sao từ Lai Châu xuống Quảng
Bình thời gian mùa mưa chậm dần?
? Thời gian mưa của miền ảnh hưởng như thế
nào đến chế độ nước của sông?
Bước 2: Dựa vào bảng 32.1 cho biết thời
gian có bão hoạt động trong miền?
GV chốt ý : Do tác động của địa hình và
hoàn lưu gió mùa khí hậu của miền có mùa

Đông ngắn mùa hạ có gió phơn Tây Nam
nóng khô, thời gian mưa cùa miền thay đổi
chậm dần từ Bắc xuống Nam .
4. Hoạt động 4: Cá nhân / Cả lớp
Bước 1: Yêu cầu xem thông tin trong SGK
và lược đồ 42.1 cho biết :
? Vùng có các khoáng sản nào? phân bố ở
đâu?
? Hãy xác định trên bản đồ vị trí hồ Hoà
Bình, nêu giá trị kinh tế của hồ này
? Miền có các tài nguyên sinh vật nào? Tài
nguyên vùng biển ?
Bước 2: Những vấn đề gì cần phải giải quyết
đểkhai thác và sử dụng có hiệu qủa các
3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa
hình:
- Mùa Đông đến muộn và kết thúc sớm.
- Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao, tác động
của các đợt gió mùa đông Bắc đã giảm nhiều.
- Mùa Hạ đến sớm có gió phơn tây nam khô
nóng.
- Mùa mưa chuyển dần sang thu và đông.
- Mùa lũ chậm dần.
4. Tài nguyên phong phú đang được điều
tra, khai thác .
- Tài nguyên phong phú và đa dạng nhưng
khai thác còn chậm .
- Để khai thác tài nguyên trong vùng vấn đề
đặt ra cần bảo vệ các hệ sinh thái rừng, ven
biển và hải đảo.

- Cần có biện pháp dự báo phòng chống các
thiên tai do khí hậu đem lại .
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
nguồn tài nguyên thiên nhiên của miền?
4. Kết luận, đánh giá :
- Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Vì sao bảo vệ và phát triển rừng là khâu thoen chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của
nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà học bài củ và làm bài tâp số 3 và 4 trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung bài 43 hôm sau học.
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu liên quan đến bài học.
IV.PHỤ LỤC:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011

×