ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I (2014-2015)
KHỐI LỚP 12 (45p)
1. Câu 1.
Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tháng Tám - 1945?
2. Câu 2
Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của CMT8 - 1945? Trong
những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? vì sao?
3. Câu 3
Phân tích nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo?
4. Câu 4
Vì sao có sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929? Ý
nghĩa lịch sử của sự ra đời 3 tổ chức cộng sản này?
5. Câu 5
Ý nghĩa sự ra đời ĐCS Việt Nam?
6. Câu 6
Nội dung, ý nghĩa lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành
Trung ương ĐCS Đông Dương (5/1941)?
7. Câu 7:
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến Hội nghị thành lập ĐCS
Việt Nam 130?
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1. Câu 1 + Câu 2:
Diễn biến của cách mạng tháng Tám 1945:
- Nguyên nhân (Hoàn cảnh lịch sử): Đầu tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh,
nhận thấy thời cơ khởi nghĩa đã chín muồi, ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa
toàn quốc đã ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa
trong cả nước.
- Diễn biến: Từ giữa 8/1945, khí thế cách mạng sục sôi trong cả nước
+ Từ ngày 14/8/1945, ở nhiều địa phương đã phát động nhân dân nổi dậy
khởi nghĩa, theo tinh thần “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”,
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và tổ chức Việt Minh.
+ ngày 16/8/1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ
huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho
cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước.
+ Ngày 18/8/1945, Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước:
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
+ 19/8/1945, Hà Nội giành chính quyền, cổ vũ to lớn cuộc tổng khởi
nghĩa trong cả nước.
+ 23/8/1945: Huế giành chính quyền.
+ 25/8/1945, Sài Gòn giành chính quyền.
+ 28/8/1945, Các địa phương cuối cùng giành được chính quyền (trừ một
số thị xã do lực lượng của Trung Hoa Dân quốc và tay sai chiếm đóng từ trước).
+ 30/8/1945: Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho cách mạng, chế độ
phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
Nguyên nhân thắng lợi:
• Nguyên nhân chủ quan:
- Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc; vì vậy, khi
ĐCS Đông Dương kêu gọi thì toàn dân tộc nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành
chính quyền.
- Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, do Hồ Chí Minh đứng đầu, đã đề ra đường lối
cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo
vào hoàn cảnh nước ta.
- Đảng ta có quá trình chuẩn bị chu đáo, lâu dài (15 năm) và được đúc rút những bài
học kinh nghiệm qua các cuộc đấu tranh.
- Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ
hi sinh gian khổ, quyết tâm giành độc lập, tự do. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh từ
Trung ương đến địa phương đã chỉ đạo linh hoạt, chớp đúng thời cơ.
• Nguyên nhân khách quan:
- Chiến thắng của quân Liên Xô và quân Đồng minh chống phát xít, đã cổ vũ tinh
thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân quan trọng nhất.
Vì: Nếu không có ĐCS lãnh đạo đưa ra những quyết định kịp thời và đúng
đắn thì những nguyên nhân chủ quan đó có thuận lợi đến mấy cũng không thể tiến
tới Tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi được. Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng đóng
vai trò quan trọng nhất.
Ý nghĩa của cách mạng tháng Tám:
- Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô lệ của
TDP hơn 80 năm, và ách thống trị của Phát xít Nhật gần 5 năm, lật đổ chế độ
phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH).
- Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân
tộc: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng
người lao động.
- Góp phần vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
Câu 3: Phân tích nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của
ĐCSVN do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Hoàn cảnh:
+ Ngày 6/1/1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các Tổ
chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
+ Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các TCCS này thành một
Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn
tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng… do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nội dung:
+ Đường lối chiến lược cách mạng: Tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”,
vì: Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn (Cách mạng tư sản dân
quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa). Hai giai đoạn này nối tiếp nhau.
Như vậy, ngay từ đầu, Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển của cách mạng
nước ta là kết hợp, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Nhiệm vụ của cách mạng: Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến.
Đảng ta đặt nhiệm vụ dân tộc lên trên nhiệm vụ dân chủ, nghĩa là: đánh đổ
ĐQP giành độc lập dân tộc lên trước lật đổ chế độ phong kiến.
Đây là đường lối đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh của nước ta (nước thuộc địa
nửa phong kiến). Vì Đảng ta hiểu rằng, dù có đánh đổ phong kiến, nhưng nếu nhân
dân vẫn làm nô lệ cho đế quốc thì thắng lợi không có ý nghĩa gì, nhân dân vẫn chịu
cảnh áp bức bóc lột, cuộc sống vẫn cơ cực lầm than. Vì vậy, cần đánh đổ cả hai đối
tượng này.
+ Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn phú
nông, trung nông, tư sản… còn trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp
bức và vô sản thế giới.
+ Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là CT HCM –
đội tiên phong của giai cấp vô sản Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết
định mọi sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
+ Vị trí của CMVN: CMVN là một bộ phận của cách mạng thế giới.
• Đánh giá: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
tuy còn vắn tắt, song đây là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, sớm kết hợp
đúng đắn về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi
của cương lĩnh này.
•
Câu 4. Vì sao có sự xuất hiện của ba Tổ chức Cộng sản 1929?
- Hoàn cảnh ra đời ba TCCS: Năm 1929, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba TCCS:
+ Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929).
+ An Nam Cộng sản Đảng (8/1929).
+ Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).
Sự ra đời của ba TCCS là một xu thế khách quan cả cuộc vận động giải phóng dân
tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Tuy nhiên, ba tổ chức CS này còn
hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.
Năm 1929, lần lượt xuất hiện 3 TCCS vì:
- Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô
sản phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
- Trước trình hình đó, Hội VN Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo
phong trào.
- Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm
đưa phong trào cách mạng tiếp tục phát triển.
- Đáp ứng yêu cầu lịch sử đó, ở Việt Nam lần lượt xuất hiên ba TCCS.
• Ý nghĩa:
- Đáp ứng yêu cầu khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở VN.
- Đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân.
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của ĐCSVN
Câu 5: Ý nghĩa của sự ra đời của ĐCSVN?
Hoàn cảnh:
- 6/1/1930: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản do Nguyễn Ái Quốc trụ trì, đã thảo
luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là
ĐCSVN.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) đã quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm
làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Ý nghĩa:
Đảng cộng sản VN ra đời:
- Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở quyết liệt của nhân dân Việt
Nam, kết quả của sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh
trong mấy thập kỉ của đầu thế kỉ XX.
+ Trong những thập niên đầu thế kỉ XX, CMVN phát triển theo hai khuynh
hướng dân chủ tư sản (DCTS) và dân chủ vô sản (DCVS).
+ Sau một quá trình vận động, khuynh hướng DCTS suy yếu dần và cuối cùng
thất bại, đánh dấu bằng sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự tan vỡ của Việt
Nam Quốc dân Đảng. Còn khuynh hướng DCVS ngày càng chiếm ưu thế trong cách
mạng và cuối cùng giữ vị trí lãnh đạo khi ĐCSVN ra đời.
- Là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố: chủ nghĩa Mác - Lênin, phong
trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:
+ Từ đây, CMVN có đường lối đúng đắn, khoa học và sáng tạo, có tổ chức
chặt chẽ.
+ Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
+ Là bước chuẩn bị có tính chất quyết định cho bước phát triển nhảy vọt của
CMVN.
Câu 6: Nội dung, ý nghĩa lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 BCHTƯ ĐCS
Đông Dương (5/1941).
• Nội dung của HN lần thứ 8 BCHTƯ ĐCSĐD
- 5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của BCH TƯ ĐCSĐD.
- Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân
tộc.
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia
lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng…
- Sau đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật, sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước
VNDCCH.
- HN quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) ngày
19/5/1941, và giúp đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào và
Campuchia.
- HN xác định hình thái khởi nghĩa vũ trang là đi từ là đi từ khởi nghĩa từng phần lên
tổng khởi nghĩa.
- Coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
• Ý nghĩa lịch sử: HNTƯ Đảng lần VIII đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ HN
TƯ tháng 11 – 1939, nhằm giải quyết vấn đề số 1 là độc lập dân tộc.
CÂU 7: Tổng hợp câu 3 và câu 5
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I
LỚP 11 (2014 – 2015)
Thời gian: 45 Phút
1. Câu 1.
Thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921 – 1941)? Ý
nghĩa của những thành tựu đó?
2. Câu 2
Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào? Ý
nghĩa của chính sách kinh tế mới?
3. Câu 3
Vì sao năm 1917 nước Nga diễn ra 2 cuộc cách mạng? Tại sao nói cuộc
cách mạng tháng 10/1917 ở Nga là cuộc cách mạng XHCN?
4. Câu 4
Vì sao năm 1917 nước Nga diễn ra 2 cuộc cách mạng? Ý nghĩa lịch sử của
cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917?
5. Câu 5
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) và
những hậu quả của nó đối với các nước TBCN?
6. Câu 6
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) để lại hậu quả như thế
nào đối với nước Mỹ?
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HKI (KHỐI 11)
Câu 1:
• Thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô:
Sauk hi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế đất nước, nhân dân LX đã
bắt tay vào thời kì xây dựng CNXH với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa
XHCN và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.
- Kinh tế: Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp
đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới.
+ Nông nghiệp: Xây dựng được một nền nông nghiệp tập thể hóa và cơ giới
hóa với quy mô sản xuất lớn (93% nông hộ với hơn 90% diện tích đất…).
+ Công nghiệp: LX thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng. Sản lượng công nghiệp tăng nhanh, chiếm tỉ
trọng lớn trong nền kinh tế. Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng
sản phẩm quốc dân.
- Về văn hóa - giáo dục: LX đã thanh toán nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo
dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và phổ cập
giáo dục THCS ở các thành phố.
- Về xã hội: Cơ cấu giai cấp (GC) trong xã hội cũng thay đổi. GC bóc lột bị xóa bỏ,
còn lại GC lao động là công nhân, nông dân cùng tầng lớp trí thức XHCN.
- Quan hệ ngoại giao: Chính quyền Xô Viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại
giao với một số nước láng giềng châu Á và châu Âu, từng bước phá vỡ chính sách
bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
+ Đầu năm 1925, Liên Xô đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với
trên 20 nước.
+ 1933, Mỹ - cường quốc tư bản đứng đầu thế giới – đã công nhận và thiết
lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
• Ý nghĩa:
- Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới có lợi cho nhân dân, tạo điều kiện xây dựng
lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc.
- Nâng cao vai trò và uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.
- Đánh dấu sự thất bại của chính sách bao vây, cô lập Liên Xô của các nước Đế
quốc.
Câu 3: Vì sao năm 1917, ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
Từ tháng 2 đến tháng 10, ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng và đều
giành thắng lợi, tuy nhiên tính chất, qui mô, ý nghĩa của hai cuộc cách mạng này
khác nhau.
- Cách mạng tháng Hai, với tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã giành
thắng lợi, lật đổ được chế độ chuyên chế Nga hoàng. Tuy nhiên, thành quả cách
mạng chưa thắng lợi hoàn toàn.
- Sự tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại
biểu công nhân, nông dân và binh lính.
- Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của hai giai cấp khác nhau, nên không
thể cùng nhau tồn tại lâu dài được, phải tiếp tục CM lật đổ chính phủ tư sản lâm
thời.
- Qua 8 tháng đấu tranh hòa bình, chính quyền TS không chịu từ bỏ quyền lực của
mình, mặt khác, lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo đủ sức lật đổ giai cấp
TS.
Vì vậy, đảng Bônsêvích đã chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền, làm cuộc cách mạng lần thứ hai (10/1917) và giành thắng lợi.
• Cách mạng tháng 10 Nga là CM XHCN vì:
- Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản (lúc này chỉ là chính phủ lâm thời, chỉ đại
diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản)
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản, đại diện cho quyền lợi của quần chúng
nhân dân lao động (công nhân, nông dân, binh lính).
- Động lực cách mạng (Lực lượng cách mạng): Đông đảo quần chúng nhân dân
tham gia cách mạng.
- Kết quả: Mở đường cho CNXH phát triển không chỉ ở nước Nga mà còn lan rộng
ra nhiều nước trên thế giới, như Việt Nam (1945), Trung Quốc (1949).
Câu 4: Vì sao năm 1917, ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
Từ tháng 2 đến tháng 10, ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng và đều
giành thắng lợi, tuy nhiên tính chất, qui mô, ý nghĩa của hai cuộc cách mạng này
khác nhau.
- Cách mạng tháng Hai, với tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã giành
thắng lợi, lật đổ được chế độ chuyên chế Nga hoàng. Tuy nhiên, thành quả cách
mạng chưa thắng lợi hoàn toàn.
- Sự tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại
biểu công nhân, nông dân và binh lính.
- Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của hai giai cấp khác nhau, nên không
thể cùng nhau tồn tại lâu dài được, phải tiếp tục CM lật đổ chính phủ tư sản lâm
thời.
- Qua 8 tháng đấu tranh hòa bình, chính quyền TS không chịu từ bỏ quyền lực của
mình, mặt khác, lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo đủ sức lật đổ giai cấp
TS.
Vì vậy, đảng Bônsêvích đã chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền, làm cuộc cách mạng lần thứ hai (10/1917) và giành thắng lợi.
• Ý nghĩa của cách mạng Tháng 10 Nga.
- Với nước Nga, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga:
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và
nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân và nhân dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng CNXH.
- Với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới (CNTB không còn là hệ thống duy nhất nữa).
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng
của các giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn
thế giới.
Câu 5:
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933
- Tháng 10/1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ (bắt đầu trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng, rồi lan ra tất cả các ngành kinh tế), sau đó lan rộng ra toàn bộ thế
giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của CNTB.
*Nguyên nhân:
+ Các nước TBCN sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, dẫn đến sản xuất
nhiều hơn tiêu thụ (cung vượt cầu).
+ Sự mất cân bằng về kinh tế trong nội bộ từng nước và sự phát triển không
đồng đều giữa các nước TBCN.
* Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới đối với các nước TBCN.
- Về kinh tế: bị tàn phá nặng nề.
+ Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, tàn phá nặng nề nền kinh tế các
nước TBCN, làm cho hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng
đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
+ Sản xuất công nghiệp giảm 38%, thương mại giảm 2/3/
- Về chính trị - xã hội: bất ổn định.
+ Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp
diễn ra trên khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Tỉ lệ người thất nghiệp cao.
Đe dọa sự tồn tại của CNTB
- Về quan hệ quốc tế: hình thành hai khối đế quốc đối lập.
+ Mỹ, Anh, Pháp: cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục những hậu quả của
cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất, duy trì
CNTB.
+ Đức, Italia, Nhật Bản: tìm lối thoát mới bằng những hình thức độc tài mới
(đi theo chủ nghĩa phát xít).
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến những hậu quả nặng nề là sự ra đời của
CNPX, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu 6: Cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 để lại hậu quả như thế nào đối
với nước Mỹ?
- Thời gian: tháng 10/1929, nền kinh tế Mỹ bất ngờ bùng nổ, chấm dứt thời kì
hoàng kim của nền kinh tế Mĩ.
• Biểu hiện (Hậu quả):
+ Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là thij
trường chứng khoán, hàng triệu người mất sạch vốn tiết kiệm cả đời.
+ Phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và
thương nghiệp của nước Mĩ.
- Công nghiệp: năm 1932 sản lượng CN chỉ còn 53,8 % so với năm 1929.
- Nông nghiệp: 75% dân trại bị đóng cửa.
- Thương nghiệp: hàng chục vạn công ti thương nghiệp, công ti đường sắt, ngân
hàng bị đóng cửa…
+ Hàng chục triệu người thất nghiệp, cao nhất là năm 1933.
+ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng ra toàn nước Mỹ.
Khủng hoảng kinh tế từ nước Mỹ đã lan rộng ra các nước TBCN và gây ra khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, và để lại những hậu quả rất nặng nề.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (2014 – 2015)
KHỐI LỚP 10
Thời gian: 45p
1. Câu 1.
Thế nào là thị tộc, bộ lạc? mối quan hệ giữa thị tộc, bộ lạc? so sánh sự
giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc?
2. Câu 2.
Trình bày tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Trung
Quốc dưới triều đại nhà Đường? Vì sao nói dưới thời Nhà Đường chế độ phong
kiến TQ đạt tới đỉnh cao?
3. Câu 3
Trình bày hoàn cảnh ra đời, tổ chức bộ máy Nhà nước của Trung Quốc thời
Tần – Hán? Nhận xét và giải thích về bộ máy nhà nước thời Tần - Hán?
4. Câu 4
Em hãy nêu thành tựu văn học Trung Quốc thời Phong kiến?
Câu 5.
Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời, chính sách cai trị và thành tựu văn hóa của
Ấn Độ dưới thời vương triều Hồi Giáo Đê – li, đối với lịch sử Ấn Độ?
5. Câu 6.
Em hãy trình bày nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây
Âu hậu kì trung đại?
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ÔN THI HỌC KÌ 1 (2014 – 2015)
Câu 1:
• Khái niệm:
- Thị tộc: là nhóm người hơn 10 gia đình gồm 2 - 3 thế hệ cùng dòng máu cùng
chung sống với nhau (cùng họ).
- Bộ lạc: là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có
một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
• Mối quan hệ trong thị tộc và bộ lạc:
- Thị tộc:
+ công bằng, bình đẳng, cùng làm cùng hưởng (nguyên tắc vàng). Nghĩa là:
công việc kiếm thức ăn hàng ngày luôn có sự phân công hợp lí, phối hợp ăn ý với
nhau.
+ Con cháu có thói quen tôn kính ông bà, cha mẹ.
+ Ông bà, cha mẹ chăm lo, đảm bảo nuôi dạy tất cả các con cháu.
- Bộ lạc:
+ Trong bộ lạc có mối quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau.
• So sánh:
- Giống nhau:
+ Cùng có chung một dòng máu
+ Cùng sinh sống khu vực ven sông, ven suối.
+ Phương thức sinh sống chủ yếu: săn bắn, hái lượm.
- Khác nhau:
+ Về qui mô:
Bộ lạc lớn hơn thị tộc, gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau.
Thị tộc là nhóm nhỏ, gồm 2-3 thế hệ cùng chung sống và có kinh tế chung.
+ Về mối quan hệ:
Trong bộ lạc có mối quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau;
Thị tộc là mối quan hệ bình đẳng, cùng hợp tác lao động, cùng làm cùng
hưởng theo nguyên tắc vàng.
Đó là những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa thị tộc và bộ lạc trong xã hội
nguyên thủy.
Câu 2: Tình hình kinh tế, chính trị, và chính sách đối ngoại của Trung
Quốc dưới triều đại nhà Đường: chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời
Đường đã đạt đến đỉnh cao.
* Kinh tế: so với các triều đại trước, kinh tế phát triển tương đối toàn diện.
- Nông nghiệp:
+ thực hiện giảm tô, giảm thuế, bớt sưu dịch.
+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công, ruộng bỏ hoang chia cho nông
dân; người nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô,
dung, điệu.
+ Áp dụng kĩ thuật canh tác mới nên sản lượng tăng nhiều hơn trước.
- Thủ công nghiệp: phát triển thịnh đạt, nhiều xưởng thủ công ra đời.
- Thương nghiệp: Con đường tơ lụa trên biển và trên đất liền cũng được thiết lập và
mở rộng, thuận lợi giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới.
*Chính trị: Từng bước củng cố, hoàn thiện bộ máy chính quyền từ trung
ương đến địa phương:
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương;
+ Cử các công thần, thân tộc giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương.
+ Mở khoa thi để tuyển chọn những người đỗ đạt ra làm quan.
Chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ
máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến ngày càng
được tăng cường, quyền lực tối cao thuộc về Hoàng đế.
*Văn hóa thời Đường phát triển thịnh đạt, đặc biệt là lĩnh vực văn học. Thơ
Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của
nghệ thuật.
*Đối ngoại: Tiếp tục chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
+ đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán
đảo Triều Tiên…
+ củng cố chế độ đô hộ ở An Nam (Việt Nam hồi đó).
Nhờ vậy, TQ dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
Dưới triều đại nhà Đường chế độ phong kiến đạt tới đỉnh cao vì:
- Kinh tế thời Đường phát triển hơn so với các giai đoạn trước và tương đối toàn
diện trên các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp…
- Chính trị: Nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương làm cho bộ máy
cai trị phong kiến được hoàn chỉnh.
- Văn hóa: đạt được những thành tựu rực rỡ, tiêu biểu nhất là thơ Đường.
- Đối ngoại: Tiếp tục bành trướng và mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
Câu 3:
Hoàn cảnh ra đời và tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán.
* Hoàn cảnh ra đời:
- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều
quốc gia nhỏ của người Trung Quốc, nhưng luôn xảy ra tình trạng chiến tranh
nhằm thôn tính lẫn nhau.
- Từ thế kỉ IV TCN, nhà Tần mạnh lên lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm
dứt tình trạng chia cắt lãnh thổ.
- Nhà Tần: Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được Trung
Quốc, lập ra nhà Tần – nhà nước phong kiến đầu tiên (221 TCN – 206 TCN)
- Nhà Hán: Nhà Tần suy sụp, Lưu Bang lên ngôi và lập ra nhà Hán (206
TCN – 220).
Đến đây chế độ phong kiến được xác lập.
*Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán
- Ở Trung ương: Đứng đầu Nhà nước là Hoàng đế có quyền tuyệt đối, quyết
định mọi vấn đề của đất nước.
Giúp việc cho Hoàng đế có hệ thống quan văn, quan võ, giúp vua trị
nước, coi giữ tài chính, lương thực…
+ Đứng đầu quan văn là Thừa tướng.
+ đứng đầu quan võ là Thái úy.
Ngoài ra, Hoàng đế còn có một lực lượng lớn quân sự để duy trì trật tự xã
hội, trấn áp các cuộc nổi dậy trong nước và xâm lược bên ngoài.
- Ở địa phương: chia đất nước thành các quận, huyện.
+ Đứng đầu quận là quan Thái Thú
+ Đứng đầu huyện là quan Huyện lệnh.
Các quan lại hoàn toàn phải tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp
của Nhà nước.
• Nhận xét: Bộ máy Nhà nước thời Tần – Hán Là nhà nước quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền, nghĩa là quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương,
trong đó vua nắm quyền hành cao nhất.
Sơ đồ:
Câu 4: Thành tưu văn học thời Trung Quốc:
Văn học là một trong những thành tựu nổi bật nhất của nền văn hóa Trung
Quốc dưới thời phong kiến.
- Thơ Đường:
+ Nội dung: phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội thời bấy giờ và đã đạt đến
đỉnh cao của nghệ thuật, là loại thơ có niêm luật chặt chẽ.
+ Có nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu là Lý Bạch (Hành lộ nan),
Đỗ Phủ (Nguyệt dạ), Bạch Cư Dị (Tỳ bà hành)…
- Tiểu thuyết:
+ Nội dung: là một hình thức văn học mới phát triển ở thời Minh – Thanh.
VUA
Thái úy
(Quan võ)
Thừa Tướng
(Quan văn)
Quan coi giữ tài chính,
lương thực, binh mã
Thái thú
(đứng đầu quận)
Huyện lệnh
(Đứng đầu huyện)
+ Tác giả, tác phẩm nổi tiếng là: La Quán Trung (Tam quốc diễn nghĩa),
Thủy Hử (Thi Nại Am), Tây Du Kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết
Cần)…
Câu 5:
*Hoàn cảnh ra đời vương triều Hồi giáo Đê-li:
- Do sự phân tán lực lượng không đem lại sức mạnh thống nhất để người
Ấn Độ có thể chống cự được các cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi Giáo
gốc Thổ.
- Năm 1206 Người Hồi Giáo chiếm vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi
Giáo Ấn Độ được gọi là Đê-li.
* Chính sách cai trị:
- Tôn giáo: Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li
đã truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
- Kinh tế: Tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, như ngoài thuế ruộng đất
(1/5 thu hoạch), những người không theo đạo Hồi phải nộp thêm một khoản, gọi
là “thuế ngoại đạo”…
- Chính trị: Nắm những địa vị, chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước…
- Văn hóa:
+ Văn hóa Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ…
+ Xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, đặc biệt là
kinh đô Đê-li được coi là một trong số thành phố lớn nhất thế giới lúc đó…
*Vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li:
- Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây…
- Đạo Hồi được các thương nhân Ấn Độ truyền bá đến một số nước Đông
Nam Á…
Câu 6:
Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
• Nguyên nhân:
+ Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất.
+ Do nhu cầu về vàng bạc, hương liệu, thị trường ngày càng tăng.
+ Con đường giao lưu Âu – Á bị người Ả Rập chiếm mất.
+ Khoa học kĩ thuật có nhiều tiến bộ:
- Những hiểu biết về đại dương, về hình dạng Trái đất.
- Phát minh ra la bàn, tàu có bánh lái, vẽ bản đồ và hải đồ
Đó chính là nguyên nhân, tiền đề dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV-
đầu thế kỉ XVI, đặc biệt là chuyến vòng quanh thế giới đầu tiên trong vòng 3 năm
của Ma-gien-lăng.
• Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:
Tích cực:
+ Nó mở ra một tiến trình mới trong lịch sử phát triển của loài người
+ Khẳng định trái đất là hình cầu.
+ Mở ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới, kiến thức mới.
+ Tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến và sự ra
đời của CNTB ở châu Âu.
Tiêu cực:
- nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa
- nạn buôn bán nô lệ