Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

VAI TRÒ VÀ HẠN CHẾ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.8 KB, 4 trang )

VAI TRÒ VÀ HẠN CHẾ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐÔ
THỊ
PGS TS Nguyễn Hồng Minh
1. Vai trò của Nông nghiệp đô thị với chiến lược phát triển bền vững của các đô
thị trong tiến trình đô thị hóa hiện nay
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội đáng ghi nhận của quá trình đô
thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của khu vực đô thị, góp phần nâng cao mức sống
của một số bộ phận dân cư, thì đô thị hóa cũng làm nảy sinh nhiều nhiều vấn đề
phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề di dân nông thôn ra thành thị; tình
trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự
an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi
trường; vấn đề an toàn về lương thực, thực phẩm, vấn đề cảnh quan đô thị… Một
thực tế hiện nay của quá trình đô thị hóa ở nước ta là diễn ra trên diện rộng nhưng
các yếu tố kinh tế đô thị làm động lực cho đô thị hóa thì còn nhiều khó khăn chỉ chú
trọng đô thị hóa theo chiều rộng mà ít dựa vào động lực nội tại – chiều sâu. Dựa
trên những ưu thế nổi bật trong việc phân tích vai trò của nông nghiệp đô thị cùng
với việc tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm nhiều đô thị trên Thế Giới đã áp dụng chúng
tôi nhận thấy phát triển nông nghiệp đô thị thực sự là một động lực nội tại rất quan
trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị của Việt Nam hiện nay.
Về khái niệm nông nghiệp đô thị, đã có nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu,
quy hoạch đề cập đến trên nhiều góc độ khác nhau, chung quy lại có thể hiểu nông
nghiệp đô thị là quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản,
chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn,
bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời
góp phần nâng cao chất lượng môi trường. Quá trình đó được diễn ra ở các vùng
xen kẽ hoặc tập trung ở đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô.
Vai trò của Nông nghiệp đô thị thể hiện qua những ưu điểm nổi bật sau
- Nông nghiệp đô thị góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi
sống tại chỗ cho các đô thị. An ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn
đề đã và đang rất được quan tâm hiện nay tại các đô thị, đặc biệt là những người có
thu nhập thấp tại các đô thị của các nước đang phát triển như nước ta. Có vẻ là


nghịch lý nếu đưa ra nhận định này nhưng trên thực tế lại là rất khách quan. Quy
mô dân số đô thị không ngừng gia tăng trong quá trình đô thị hóa, quá trình này
cũng đồng thời đẩy các hộ dân nghèo ven đô vào tình thế mất tư liệu sản xuất chính
và vấn đề gia tăng các hộ khó khăn, hộ thu nhập thấp ở khu vực đô thị càng ngày
càng khó kiểm soát. Bản thân nguồn cung lương thực thực phẩm chất lượng cao với
giá đắt đỏ chỉ hướng đến các hộ thu nhập cao vì vậy nguy cơ thiếu hụt nguồn lương
thực cơ bản đáp ứng cho các hộ khó khăn ngày càng trở nên hiện hữu. Vì vậy phát
triển nông nghiệp đô thị là cứu cánh duy nhất cho vấn đề này. Người dân nông thôn
có thể tự sản xuất được các nhu cầu lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu
trong ngày còn người dân nghèo đô thị thì không thể mua được lương thực thực
phẩm nếu không có tiền. Do vậy nguy cơ thiếu lương thực, dinh dưỡng ở người dân
thành thị lớn hơn so với nông thôn, nhất là trong điều kiện giá cả các mặt hàng thiết
yếu gia tăng mạnh như hiện nay. Trong điều kiện hiện nay, khái niệm nghèo đói
không chỉ dành riêng cho khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa mà hiện hữu ngay tại
các vùng ven đô thị, và đây là vấn đề chung, khách quan trong tiến trình đô thị hóa.
Để đảm bảo phát triển bền vững, giảm khoảng cách quá xa trong nhu cầu dinh
dưỡng thiết yếu của người dân đô thị, phát triển nông nghiệp đô thị thực sự là một
giải pháp quan trọng hiện nay. Nếu tổ chức tốt việc sản xuất được quy hoạch hợp lý,
nông nghiệp đô thị có thể tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống và an toàn,
tại chỗ góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị.
- Nông nghiệp đô thị tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư ở đô
thị. Trong tiến trình đô thị hóa, vì các mục tiêu chung của các đô thị mà vấn đề thu
hẹp diện tích đất nông nghiệp của nông dân ven đô diễn ra phổ biến. Người dân mất
tư liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện không có trình
độ, vốn hạn chế, kinh nghiệm thích ứng với lối sống và tác phong công nghiệp rất
thấp vì vậy vấn đề việc làm cho người lao động, nhất là những gia đình ven đô càng
trở nên cấp thiết. Những người đàn ông có thể làm các nghề tạm để kiếm sống
nhưng trong gia đình phụ nữ, người già và trẻ em sẽ làm được gì? Bên cạnh đó, làn
sóng di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị để tìm kiếm việc làm cũng gia tăng
nhanh chóng. Trong vấn đề này với Nông nghiệp đô thị, nếu được quan tâm và có

quy hoạch, có chiến lược phù hợp để tận dụng quỹ đất đô thị và sức lao động dôi dư
để góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán việc làm và thu nhập trong tiến
trình đô thị hóa.
- Nông nghiệp đô thị dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị. Trong điều kiện quỹ đất
đô thị và vùng ven bị hạn chế, việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông
nghiệp để tăng sản lượng cây trồng vật nuôi là vấn đề mang tính tất yếu và cấp
bách. Trong khi một bộ phận khá lớn nông dân ở khu vực nông thôn chưa có điều
kiện tiếp cận với các dịch vụ khoa học và công nghệ, còn tổ chức sản xuất sản xuất
nông nghiệp theo lối quảng canh, truyền thống thì nông nghiệp đô thị có rất nhiều
thuận lợi trong việc vận dụng những dịch vụ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Bên
cạnh đó, nông nghiệp đô thị còn có khả năng phát triển theo các mô hình chuyên
biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị như cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực
phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an dưỡng,
- Nông nghiệp đô thị góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm
ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp đô thị có thể tái sử dụng chất thải đô thị để làm
phân bón, nước tưới, cho sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng việc làm
giảm ô nhiễm môi trường. Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng
tăng cùng với sự gia tăng dân số ở đô thị. Bằng công nghệ xử lý thích hợp, có thể
tận dụng một phần nguồn chất thải đô thị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng
sản xuất sạch, an toàn và hiệu quả. Điều này thật sự có ý nghĩa trong việc cải thiện
môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nông nghiệp là ngành sản xuất yếu cầu
một lượng nước rất lớn tuy nhiên với nông nghiệp đô thị bằng cách tái sử dụng
nguồn nước thải nó có thể cải thiện công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững cho các đô thị. Tại các đô thị, tình trạng đất đai bị bẩn hóa,
suy thoái, thiếu màu mỡ cũng được quan tâm không kém so với việc ô nhiễm và
thiếu nguồn nước. Phần lớn đất đai kém phì nhiêu, bị nhiễm bẩn do các hóa chất
công nghiệp, do bị ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng…Một trong những nhiệm vụ
quan trọng của nông nghiệp đô thị là tái tạo chất dinh dưỡng cho đất thông qua tái
sử dụng các chất thải hữu cơ từ các hoạt động của đô thị. Điều này vừa góp phần
giảm ô nhiễm môi trường cho các đô thị vừa giảm các hóa chất khi đưa phân bón

hóa học vào đất dễ gây ô nhiễm thêm lại vừa giảm được chi phí mua phân bón.
Nông nghiệp đô thị được sản xuất tại chỗ ven các đô thị nên sau thu hoạch, chi phí
đóng gói, vận chuyển và bảo quản bằng kho lạnh được bỏ qua nên góp phần giảm
giá thành đến mức tối đa. Chất lượng các sản phẩm được đảm bảo an toàn đồng thời
góp phần giảm lượng xe cộ trọng tải lớn vào ra các đô thị, giảm tai nạn và ô nhiễm
đáng kể cho khu vực đô thị.
- Nông nghiệp đô thị góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe
cộng đồng. Phát triển “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” là những cụm từ đang trở
nên phổ biến tại các diễn đàn về phát triển đô thị hiện nay. Mục tiêu hướng tới là
quy hoạch và xây dựng các đô thị có môi trường và cảnh quan thân thiện với thiên
nhiên, đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe cộng đồng. Đối với mục tiêu này
trong tiến trình đô thị hóa và phát triển của các đô thị, phát triển nông nghiệp đô hị
thực sự là một giải pháp hiệu quả nhất. Ngoài các ý nghĩa như trên, nông nghiệp đô
thị sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩa cho các đô thị. Sản
xuất nông nghiệp đô thị môt mặt vừa đảm bảo các nu cầu về dinh dưỡng, mặt khác
nó cũng chính là một hình thức lao động, giải trí góp phần nâng cao thể lực, trí lực
cho cư dân đô thị.
2. Những hạn chế của sản xuất nông nghiệp đô thị
Sản xuất nông nghiệp có khả năng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức
khoẻ con người. Khi sự phát triển chỉ mang tính tự phát, không theo quy hoạch và
không đảm bảo tính an toàn, nông nghiệp đô thị sẽ tác động tiêu cực đến môi trường
sống của đô thị, nơi có mật độ dân số cao. Việc tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm,
… có khả năng lây lan dịch bệnh và làm ô nhiễm môi trường. Đối với các loại cây
trồng, việc tưới tiêu, chăm bón không được tổ chức tốt theo công nghệ sạch cũng
làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng.
Nông nghiệp đô thị cạnh tranh việc sử dụng đất, nước, năng lượng, lao động
ở đô thị. Trong điều kiện các yếu tố đầu vào chưa thật đầy đủ để đáp ứng nhu cầu
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt thì đây rõ ràng là một hạn chế của nông nghiệp
đô thị và là một thách thức lớn đối với yêu cầu phát triển cân đối và bền vững.

×