Tải bản đầy đủ (.ppt) (65 trang)

vai trò của sản xuất nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.43 KB, 65 trang )


PHẦN 2
VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

NỘI DUNG
I. Khái niệm về nông nghiệp và các loại hình
nông nghiệp
II. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và
phát triển của sản xuất nông nghiệp
IV. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế
giới và ở Việt Nam
V. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong sự
phát triển kinh tế - xã hội

I. Khái niệm về nông nghiệp và các loại hình
nông nghiệp
1. Khái niệm nông nghiệp
-
là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội,
sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai
thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương
thực thực phẩm và cung cấp một số nguyên
liệu cho công nghiệp.
-
là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế
nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả
lâm nghiệp, thủy sản.




Các loại hình nông nghiệp
- Nông nghiệp thuần nông (nông nghiệp sinh nhai):
+ là lĩnh vực sx nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu
ra phục vụ chủ yếu cho chính gia đình của mỗi người nông dân và
không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
- Nông nghiệp chuyên sâu:
+ là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong
tất cả các khâu sxnn, bao gồm cả việc sử dụng máy móc trong
trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông
nghiệp
+ Có nguồn đầu vào sản xuất lớn (sử dụng hóa chất diệt sâu,
diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới
và mức độ cơ giới hóa cao)
+ Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm
hàng hóa bán ra thị trường hay xuất khẩu

2. Các loại hình nông nghiệp
Nông nghiệp hiện đại:
- Chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức
ăn cho các con vật
- Các sản phẩm của nông nghiệp hiện đại bao gồm lương
thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người và
các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi
lanh), chất đốt (metan, dầu sinh học, ethanol…), da thú,
cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường,
mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây
nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp (thuốc lá,
cocaine…)


II. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát
triển trên phạm vi không gian rộng lớn, phức
tạp và mang tính khu vực rõ rệt.
2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và
không thể thay thế
3. Đối tượng sản xuất là sinh vật (cây trồng, vật
nuôi)
4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp
chế biến và tiêu thụ nông sản

1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát triển
trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang
tính khu vực rõ rệt.
-
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để
tiến hành trồng trọt, chăn nuôi
-
Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn luôn gắn
chặt với đất đai vì:
+ đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc
biệt không thể thiếu, không thể thay thế được
của sản xuất nông nghiệp
+ đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các
cây trồng và vật nuôi có tính thích ứng khá cao
với những điều kiện tự nhiên khác nhau

1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát triển trên

phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu
vực rõ rệt.
-
Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử
dụng các loại đất ở các vùng có địa hình khác nhau thì
các hoạt động nông nghiệp diễn ra cũng khác nhau.
- Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng, v.v… ở từng vùng gắn chặt với điều kiện
hình thành và sử dụng đất.
-
Điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các
vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rõ nét.

1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát
triển trên phạm vi không gian rộng lớn, phức
tạp và mang tính khu vực rõ rệt.
Do các đặc điểm trên nên đòi hỏi quá trình chỉ đạo sản
xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế - kỹ
thuật sau:
+ Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông –
lâm – thủy sản trên phạm vi cả nước cũng như tính vùng
để quy hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật nuôi cho
phù hợp.
+ Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh,
cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm và
yêu cầu sản xuất ở từng vùng.
+ Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều
kiện từng vùng, từng khu vực nhất định.

-

Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các
ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó
lại rất khác nhau.
2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt
và không thể thay thế

2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc
biệt và không thể thay thế
-
Đất đai bị giới hạn về diện tích và không
thể mở rộng thêm theo ý muốn chủ quan
của con người.
-
Sức sản xuất của đất đai là chưa có giới
hạn do đó con người có thể khai thác
chiều sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn
nhu cầu tăng lên của loài người về nông
sản.

2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc
biệt và không thể thay thế
-
Vấn đề đặt ra trong quá trình sử dụng đất :
+ Cần phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp ở tất
cả các nơi có điều kiện về đất đai
+ cần coi trọng việc sử dụng đầy đủ và hợp lý, có hiệu
quả nguồn lực đất đai hiện có
+ phải tiết kiệm đất đai, coi “tấc đất như tấc vàng”
+ Hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng
cơ bản

+ Tìm mọi biện pháp để cải tạo, bồi dưỡng đất làm cho
đất đai ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản
phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất


+ Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp với quy
mô lớn như các vùng đồng bằng châu thổ, các vùng cao
nguyên cần được phân bố và tổ chức sản xuất tập
trung, chuyên môn hoá cây, con thích hợp để tạo ra khối
lượng nông sản hàng hoá lớn với chất lượng cao, giá
thành hạ cung cấp cho nhu cầu của các vùng khác và
cho nhu cầu xuất khẩu của đất nước
+ Đối với các nơi đất hẹp, quy mô diện tích đất nông
nghiệp nhỏ, cần phải tận dụng khả năng của đất và lựa
chọn cây trồng, vật nuôi thích hợp để phân bố và phát
triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhằm thoả mãn
nhu cầu tại chỗ về các loại nông sản phẩm.

2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt
và không thể thay thế

+ Ví dụ:
- Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long cần tập trung thâm canh cao sản xuất cây lúa
nước vì nhóm đất phù sa màu mỡ rất thích hợp cho cây
lúa sinh trưởng phát triển
- Đối với vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc thì đất đai ở đó
cho phép tập trung phát triển các loại cây đặc sản như
chè và các loại cây ăn quả như đào, táo, mận, lê và
chăn nuôi đại gia súc

2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt
và không thể thay thế

-
Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh
học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong).
-
Các loại cây trồng và vật nuôi rất nhạy cảm với các yếu tố
ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu).
-
Cây trồng, vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt
được sản xuất ngay trong bản thân nông nghiệp bằng
cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình
sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sau.
-
Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn đòi hỏi:
+ Thường xuyên chọn lọc, bồi dưỡng các giống hiện có.
+ Nhập nội những giống tốt.
+ Tiến hành lai tạo để tạo ra các giống mới có năng
suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với từng vùng, từng
địa phương.
3. Đối tượng sản xuất là sinh vật, là cây trồng,
vật nuôi

4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
-
Là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp
+ Đối tượng của sxnn là cây trồng – là sinh vật có khả
năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để
biến chất vô cơ thành chất hữu cơ tạo nguồn thức ăn cơ

bản cho người và vật nuôi.
+ Quá trình sản xuất trong nông nghiệp là quá trình tái
sản xuất kinh tế gắn kết với quá trình tái sản xuất tự
nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ
nhau song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra
tính thời vụ cao trong nông nghiệp.
-
Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu, không thể xóa
bỏ được, chỉ có thể tìm cách hạn chế trong quá trình sản
xuất nông nghiệp.
-
Có những mùa vụ khác nhau do sự mỗi loại cây trồng có
sự thích ứng với những thay đổi về điều kiện thời tiết khí
hậu.

4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
- Để khai thác và lợi dụng các lợi thế tự nhiên (ánh sáng,
độ ẩm, lượng mưa, không khí…) và để hạn chế tính thời
vụ cao trong nông nghiệp đòi hỏi:
+ Thực hiện nghiêm khắc các khâu công việc ở từng thời
vụ tốt nhất (thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới
tiêu…)
+ Có các giải pháp tổ chức lao động hợp lý để tránh tình
trạng căng thẳng về lao động ở những thời kỳ bận rộn
của thời vụ
+ Cung ứng vật tư kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ,
máy móc thích hợp.
+ Coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý và phát triển các
ngành nghề dịch vụ để tạo thêm việc ở thời kỳ nông
nhàn.


5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
và tiêu thụ nông sản
-
Ngành sản xuất nông nghiệp tạo ra các loại sản phẩm có
khối lượng cồng kềnh, chứa tỷ lệ nước khá cao và nhiều
loại có hàm lượng dinh dưỡng lớn nên sản phẩm dễ bị hư
hao, giảm phẩm cấp nếu không được giải quyết tốt khâu
vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và công nghệ sau thu
hoạch
-
Vì vậy, cần phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp
gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản,
tạo thành các chu trình sản xuất nông- công nghiệp, các tổ
chức liên kết sản xuất nông - công nghiệp - dịch vụ phù
hợp với từng vùng, từng địa phương về các điều kiện và
khả năng cụ thể

5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp
chế biến và tiêu thụ nông sản
-
Ví dụ:
+ Các vùng sản xuất chè búp tươi nhất thiết phải
gắn với nhà máy chế biến chè xanh hoặc chè
đen (ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng đều
có mô hình xí nghiệp công - nông nghiệp này)
+ Các trại chăn nuôi bò sữa phải gắn liền với thị
trường có nhu cầu tiêu thụ sữa tươi hoặc gắn
liền với các vùng đó là các cơ sở chế biến sữa



5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
và tiêu thụ nông sản
- Tác dụng tích cực về nhiều mặt của việc phân bố và
phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp
chế biến và tiêu thụ nông sản :
+ Đảm bảo được chất lượng và làm tăng giá trị của
nông sản phẩm
+ Nâng cao trình độ chuyên môn hoá kết hợp với phát
triển tổng hợp các ngành kinh tế
+ Giảm bớt tính thời vụ và nâng cao hiệu quả trong
việc sử dụng các yếu tố của sản xuất nông nghiệp

Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam
-
Nông nghiệp VN phát triển từ nền kinh tế tự
cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa trong nền
kinh tế thị trường
+Nền nông nghiệp tự cung tự cấp (còn rất
phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta)
được đặc trưng bởi:
- Sản xuất nhỏ
- Công cụ thủ công
- Sử dụng nhiều sức người
- Năng suất lao động thấp

Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam
- Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông
dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận. Sản

xuất theo hướng:
+ Đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa.
+ Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông
nghiệp, công nghệ mới.
- Nông nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển và có
điều kiện thuận lợi để phát triển ở:
+ Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa.
+ Các vùng gần các trục giao thông và các thành phố
lớn.

Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam
-
Nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp nhiệt đới, á
nhiệt đới ẩm, có pha trộn khí hậu ôn đới
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: phân hóa rất rõ rệt
theo chiều Bắc Nam và theo chiều cao của địa hình có
ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm
nông nghiệp.
+ Sự phân hóa các điều kiện địa hình và đất trồng →
phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các
vùng.
+ Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta
làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nông
nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây
trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan
trọng.

Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam
-
Thuận lợi:

+ Có lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm
bảo nguồn nước ngọt cho sx và đời sống
+ Có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường
độ ánh sáng, nhiệt độ…)
+ Có cây trồng, vật nuôi phong phú
-
Khó khăn:
+ Lũ lụt, bão, hạn hán
+ Khí hậu nóng ẩm, sâu bệnh phát sinh nhanh
+ Hay xảy ra xói mòn, lũ quét, sạt lở đất

×