Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và hoạt động thần kinh cao cấp Đề tài CHẤT GÂY NGHIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.78 KB, 13 trang )

CHẤT GÂY NGHIỆN
GIÁI PHẪU SINH LÝ & THẦN KINH
CẤP CAO
Võ Quang Tiến – Hoàng Đình Quyết – Đặng
Thị Phương – Hoàng Đình Trọng Thư – Bùi
Văn Tín
NHÓM 12
Page 1
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MÔN: GIẢI PHẪU SINH LÝ &
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP
CAO
ĐỀ TÀI:CHẤT GÂY NGHIỆN
Nhóm thuyết trình
Võ Quang Tiến
Hoàng Đình Quyết
Bùi Văn Tín
Đinh Trọng Hoàng Thư
Đặng Thị Phương
3
1. CHẤT GÂY NGHIỆN
 Chất gây nghiện hay còn được gọi là ma túy.
 Chất gây nghiện làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của
cơ thể.
Thay đổi chức năng sinh lý tức là thay đổi các hoạt động và tính chất của
các cơ quan, các bộ phận của cơ thể người.
Vd:Uống càphê nhiều dẫn đến tăng huyết áp, tăng nhịp tim.Uống rượu
hay hút thuốc sẽ giảm ham muốn tình dục…
 Chất gây nghiện tác động lên não bộ và có thể thay đổi lối suy nghĩ,


cảm nhận hoặc cư xử của một người.
Vd:Hàng ngày không uống rượu thì ít nói nhưng khi uống vào thì thay đổi
nói nhiều và nói nhảm =>Rượu vào cơ thể nó sẽ điều khiển suy nghĩ của
1 người =>Một người khi uống nhiều rượu thì lúc đó là rượu nói chứ
không phải người nói.
2. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT GÂY NGHIỆN
Nguồn gốc tự nhiên
• Thuốc phiện có nguồn gốc:Nhựa cây anh túc trồng nhiều ở vùng
tam giác vàng (Lào-Thái Lan-Miama),ở Vn trồng nhiều ở các vùng
núi phía Bắc (Cao_Bắc_Lạng)
• Cần sa (hay bồ đà) có nguồn gốc từ lá,hoa,quả cây gai dầu trồng
nhiều ở vùng núi giáp VN-Campuchia,Tây Nguyên
• Cocain chiết xuất Từ lá cây coca trồng nhiều ở Nam Mỹ.1860 được
Albert Niemann nhà hóa học-dược sĩ bào chế ra chất cocaine.
Ma túy bán tổng hợp (heroin)
Nguồn gốc :ghép từ axetyl với morphine
Ma túy tổng hợp (morphine).
Nguồn gốc: Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm
amphetamin, ketamin,methamphetamin
Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần.
Dựa theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng.Cho nên những
người nghiện ma túy thì thường muốn cai nghiện phải điều trị bằng tâm lý
chứ còn sử dụng thuốc thang điều trị rất hạn chế.Cai nghiện được hay
không còn phụ thuộc nhiều vào ý chí con người.
4
Người ta hay nói : “Không sử dụng dù chỉ một lần” là để ám chỉ loại ma
túy có nguồn gốc tổng hợp này.
3. MỘT SỐ CHẤT GÂY NGHIỆN PHỔ BIẾN
1. ALCOHOL (Rượu)
2. NICOTIN (Thuốc Lá)

3. CAFFEINE (Cáfê)
4. MORPHINE (Ma túy tổng hợp) :chất giảm đau mạnh và gây nghiện
thường được sử dụng trong chiến tranh dưới sự hướng dẫn của bác
sĩ.
5. CANNABIS (cần sa)
6. SEDUXEN (thuốc an thần) có tác dụng giảm rối loạn thần kinh do lo
âu,tim đập nhanh,khó thở,nhức đầu (bị stress)… có tác dụng gây
hôn mê sâu và khó kích động để tỉnh dậy ngay mà phải chờ đến khi
hết tác dụng của thuốc.uống trên 10 viên có thể dẫn đến tử vong.Ở
các nước tư bản người ta sử dụng thuốc an thần để giảm stress do
lo âu trong công việc.(Ở Đức 1/3 dân số sử dụng thuốc an thần) cần
có sử hướng dẫn của bác sĩ
ÊTANOL
Êtanol, còn được biết đến như là rượu êtylic hay rượu ngũ cốc hay cồn, là
một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic, dễ
cháy, không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành
phần của đồ uống chứa cồn.
Trong đời sống thông thường, từ rượu được hiểu như là những đồ uống có
chứa cồn, (cồn êtanol hay rượu êtylíc) (C
2
H
5
OH).
Đồ uống có cồn là các hợp chất gồm nước, cồn êtanol và các hợp chất có
thể tiêu hoá được khác.
Rượu trong hóa học là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -Cồn, trong đó có
10% thủy ngân gắn vào một nguyên tử cácbon mà nó đến lượt mình lại
gắn với một nguyên tử hiđrô hay các bon khác. Trong đời sống thông
thường, từ rượu được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn, (cồn
(êtanol) hay rượu êtylíc) (C

2
H
5
OH).
Phân loại
5
Thường các loại đồ uống có chứa cồn được chia theo nồng độ cồn có bên
trong:
Kefia (kefir): sữa lên men, có nồng độ nhiều nhất là 3%
Bia: 1 – 12%, thường ở vào khoảng 5%
Rượu vang (vin): 7 – 14% thường vào khoảng 12%
Rượu mùi (en:Liqueur): khoảng 15 – 75%, thông thường dưới 30% (Rượu
bổ,rượu sâm…)
Rượu mạnh: thường vào khoảng 30 – 55% (Brandy,Whisky, Rhum, và
Vodka)
CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG CÓ CHỨA CỒN
Thường các loại đồ uống có chứa cồn được chia theo nồng độ cồn có bên
trong:
• Kefia (kefir): có nồng độ nhiều nhất là 3%
• Bia : 1 – 12%, thường ở vào khoảng 5%
• Rượu vang (vin): 7 – 14% thường vào khoảng 12%
• Rượu mùi : khoảng 15 – 75%, thông thường dưới 30%
• Rượu mạnh : thường vào khoảng 30 – 55%
Hấp thụ và phân hủy trong cơ thể
Cồn được hấp thụ trên toàn tuyến của bộ phận tiêu hóa, bắt đầu ngay từ
màng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụ ở đấy đi thẳng vào máu
và vì thế được phân tán ra trên toàn cơ thể. Cồn được hấp thụ ở ruột đi
cùng với máu đến gan và được phân hủy một phần ở đó. Khả năng tiếp
nhận cồn tăng lên nhờ vào các yếu tố làm gia tăng việc lưu thông máu thí
dụ như nhiệt (Irish coffee), đường (rượu mùi) hay điôxít cacbon (hơi ga

trong sâm banh). Ngược lại, mỡ làm cho cơ thể tiếp nhận cồn chậm lại.
Việc này không làm giảm việc hấp thụ cồn mà chỉ kéo dài thời gian ra.
Trong gan cồn được enzim phân hóa thành êtanal (CH
3
-CHO), êtanal tiếp
tục bị ôxi hóa thành axít axêtic. Axít axêtic được các tế bào trong toàn cơ
thể phân hủy thành năng lượng và điôxít cacbon CO
2
. Sản phẩm trung
gian êtanal chính là thủ phạm của các cơn nhức đầu, hậu quả của việc
uống nhiều rượu. Đường ngăn cản việc phân hủy cồn trong cơ thể, vì vậy
mà tác động nhức đầu ở các loại rượu có đường rất cao, nhất là ở rượu
mùi và một số loại sâm banh.
Tốc độ phân hủy cồn không thay đổi trong giới hạn nhất định. Ở phần
đông người châu Âu là khoảng 1 g cồn trên 10 kg cân nặng trong một giờ.
Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì hay uống rượu. Hiệu ứng quen với
cồn thường được nhìn thấy ở những người nghiện rượu không do phân
hủy cồn nhanh mà là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc
cao hơn.
Biểu hiện của cơ thể do nồng độ cồn trong máu
6
Sau khi uống rượu, cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn tương
ứng với lượng cồn trong máu (blood alcohol concentration - BAC)
1. Hưng phấn - BAC: 0,03-0,12%
o tự tin hơn, liều lĩnh hơn
o khả năng tập trung giảm, thời gian chú ý rút ngắn
o mặt có thể đỏ ửng
o giảm khả năng phán đoán, nhận xét, thường nghĩ gì nói đó,
thiếu suy xét
o gặp khó khăn trong trong các cử động khéo léo như viết, ký

tên
2. Kích động - BAC: 0,09-0,25%
o khó nhận thức hay ghi nhớ vấn đề
o phản ứng chậm
o dễ mất thăng bằng
o giảm sút các khả năng cảm giác như: nhìn mọi vật đều mờ
ảo, nghe, nếm kém
3. Lúng túng - BAC: 0,18-0,30%
o có thể không biết mình là ai, đang làm gì
o hoa mắt, chóng mặt, đi đứng lảo đảo
o có những cảm xúc cực đoan: rất hung hăng hoặc rất nhút
nhát, có khi rất trìu mến
o cảm thấy buồn ngủ
o lời nói không mạch lạc, câu chữ líu nhíu, giọng nói lè nhè
o động tác rời rạc, kết hợp kém, chẳng hạn như chụp một vât
được ném tới một cách rất khó khăn
o khó cảm thấy đau đơn hơn so với người bình thường
4. Sững sờ - BAC: 0,25-0,4%
o hầu như không thể di chuyển, đi, đứng hay trả lời kích thích
nói chung
o lúc tỉnh, lúc mê
o có khi ói mửa
5. Bất tỉnh - BAC: 0,35-0,50%
o Không còn ý thức
o Phản ứng của cơ thể giảm mạnh, đồng tử hầu như không
phản ứng với ánh sáng
o Hơi thở chậm và yếu
o Nhịp tim chậm dần
o Có cảm giác lạnh (nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới thân nhiệt
bình thường)

6. Tử vong - BAC: > 0,50%
Tác động tâm lý trực tiếp
Cồn làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu bên ngoài. Từ đó
mà người ta có cảm giác ấm khi uống các loại thức uống có cồn. Khi đó
7
việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa.
Đồng thời cồn lại có tác dụng gây mê vì thế mà giá lạnh không còn cảm
nhận được. Do đó uống cồn trong mùa đông có thể dẩn đến lạnh cóng cho
đến chết.
Cồn kết hợp cùng với các thuốc uống và các loại chất gây nghiện khác
cũng gây hại mạnh hơn và nhanh hơn là chỉ uống rượu đơn thuần.
Tác động đến bộ não và các tác hại khác
Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong
máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân
nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và
đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g
cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000
tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu
con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.
Cồn cũng ảnh hưởng đến tình dục và khả năng có con. Cồn làm giảm tính
tự kiềm chế và vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn thuộc vào các chất có
tác dụng độc hại đến tinh hoàn và tinh trùng. Theo các nghiên cứu mới
đây của giáo sư E. Abel (Mỹ), nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình
dục chẳng những làm tăng khả năng sẩy thai mà còn có thể ảnh hưởng
đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Người mẹ uống rượu trong thời
gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.
Các tác dụng tốt có thể có cho sức khỏe
Người ta vẫn còn tranh luận gay gắt về việc các loại thức uống có cồn có
tác dụng tốt đến sức khỏe. Nhiều tác dụng tốt trước mắt bị triệt tiêu đi vì

các tác hại khác, như nguy cơ bị ung thư tăng lên khi uống rượu đều đặn
mặc dầu chỉ ở lượng nhỏ, điều này đã được khẳng định bởi những nghiên
cứu khoa học.
Xuất phát từ một số nghiên cứu có thể nói là dùng một lượng rất ít một số
thức uống có cồn nhất định, đặc biệt là rượu vang đỏ (vào khoảng 1-2 ly
một ngày), qua một thời gian dài có thể bảo vệ chống lại bệnh về động
mạch vành của tim. Ngoài ra uống cho đến 20-40g ở phái nam hoặc đến
10-20 g ở phái nữ cũng có thể làm tăng tuổi thọ.
Ở trên mức độ này các tác dụng tốt sẽ bị quay ngược lại. Nguyên nhân
của các tác động này không phải chính từ cồn mà là từ những chất hòa
tan theo có trong rượu vang và bia vì cồn là một dung môi tốt (theo lý
thuyết dung môi). Vì thế mà rượu mạnh như rượu đế và đa số các rượu
mùi không có các tác dụng tương tự.
Nồng độ cồn trong cơ thể
Nồng độ của cồn trong máu được tính bằng miligam cồn có trong một
gam máu (mg/g). Nồng độ của cồn trong hơi thở được tính bằng milligam
cồn có trong một lít hơi thở. Tính chuyển đổi từ nồng độ cồn trong hơi thở
sang nồng độ trong máu không chính xác hoàn toàn vì tỉ số thay đổi theo
thời gian.
NICOTIN
8
Nicotin là một ancaloit tìm thấy trong các cây họ Cà (Solanaceae), chủ
yếu trong cây thuốc lá, và với số lượng nhỏ trong cà chua, khoai tây, cà
tím và ớt Bell. Ancaloit nicotin cũng được tìm thấy trong lá của cây coca.
Nicotin chiếm 0,3 đến 5% của cây thuốc lá khô, được tổng hợp sinh học
thực hiện từ gốc và tích luỹ trên lá. Nó là một chất độc thần kinh rất
mạnh với ảnh hưởng rõ rệt đến các loài côn trùng; do vậy trong quá khứ
nicotin được sử dụng rộng rãi như là một loại thuốc trừ sâu, và hiện tại
các phái sinh của nicotin như imidacloprid tiếp tục được sử dụng rộng rãi.
Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có

mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng
và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào
cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin
một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.
Với liều lượng nhỏ hơn (trung bình một điếu thuốc tẩm một lượng khoảng
1mg nicotin), chất này hoạt động như một chất kích thích cho các động
vật có vú và là một trong những nhân tố chính chịu trách nhiệm cho việc
lệ thuộc vào việc hút thuốc lá. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, "Nghiện
nicotin đã và đang là những thói nghiện ngập khó bỏ nhất"
Lịch sử và tên gọi
Nicotin được đặt tên theo cây thuốc lá Nicotiana tabacum, mà đến lượt nó
lại được đặt tên theo tên của Jean Nicot, một đại sứ người Pháp. Ông đã
gửi thuốc lá và hạt của nó từ Bồ Đào Nha tới Paris vào năm 1550 và cổ vũ
cho các ứng dụng y tế của nó. Nicotin được các nhà hoá học người Đức,
Posselt & Reimann chiết xuất ra khỏi cây thuốc lá vào năm 1828. Công
thức hoá học của nicotin được Melsen miêu tả vào năm 1843, được A.
Pictet và Crepieux tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1893.
Thành phần hoá học
Nicotin là một chất lỏng như dầu, hút ẩm và có thể trộn lẫn với nước
trong dạng bazơ của nó. Là một bazơ gốc nitơ, nicotin tạo ra các muối với
các axít, thông thường có dạng rắn và hòa tan được trong nước. Nicotin
dễ dàng thẩm thấu qua da. Như các số liệu vật lý thể hiện, nicotin dạng
bazơ tự do sẽ cháy ở nhiệt độ thấp hơn điểm sôi của nó, và hơi của nó bắt
cháy ở nhiệt độ 95 °C trong không khí cho dù có áp suất của hơi là thấp.
Do điều này, phần lớn nicotin bị cháy khi người ta đốt điếu thuốc lá; tuy
nhiên, nó được hít vào đủ để gây ra các hiệu ứng mong muốn.
Tính chất dược học
Khi nicotin được đưa vào cơ thể, nó được vận chuyển nhanh thông qua
đường máu và có thể vượt qua rào cản giữa máu và não. Kể từ khi hít vào
nicotin mất trung bình 7 giây để chạy tới não. Thời gian bán phân rã của

nicotin trong cơ thể vào khoảng 2 giờ. Lượng nicotin hít vào cùng với khói
thuốc là một phần nhỏ dung lượng chất này có trên lá của cây thuốc lá
(hầu hết chất này bị cháy hết khi đốt thuốc). Lượng nicotin ngấm vào cơ
thể thông qua việc hút thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kiểu
thuốc lá, việc có hít khói vào phổi hay không, và có đầu lọc hay không.
Khi nhai thuốc lá, với việc để lá thuốc giữa môi và lợi, lượng thuốc ngấm
vào cơ thể có xu hướng cao hơn nhiều so với việc hút thuốc. Nicotin bị
9
phân rã trong gan bằng enzym cytochrome P450(chủ yếu là CYP2A6, và
cũng có CYP2B6). Cotinin là một trong các chất phân hoá nicotin chính
Tính gây nghiện
Các nghiên cứu gần đây cho thấy nicotin tác động vào Não gây ra một số
tác dụng nhất định. Tính chất gây nghiện của nó được chỉ rõ khi nicotin
khuyến khích một số đường đi trên vỏ não - các đường đi tạo ra cảm giác
thoả mãn và hạnh phúc.
Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào
nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các
chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là
trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên
các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống
thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamin là một hoá
chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện,
gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp
và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể nicôtin sẽ nhanh chóng
được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.
CANNABIS & SEDUXEN
Khái niệm:
Bồ đà tên khoa học là Cannabis Satival L. Tên phổ biến người Việt Nam hay dùng là cây gai
dầu. Tiếng lóng mà những con nghiện gọi tên cây gây nghiện tên cần sa này là: “cỏ”, “tài
mà”, “con điếm”…

Tất nhiên, bồ đà cũng là một chất gây nghiện ( Ma túy)
Bồ đà là loại ma túy cấm sử dụng. “Ngay từ năm 1971, công ước thống nhất về các chất gây
mê ở New York do các ủy viên có thẩm quyền của 74 nước đã họp và xem đây là một vị
thuốc độc, nên đã đặt việc trồng cây gai dầu và buôn bán dưới sự kiểm soát chung, cấm dùng
ngoài mục đích làm thuốc.”
Bồ đà được chia thành ba loại chính: lá, gù và xiêm. Hàng lá 40.000-60.000 đồng/bịch, hàng
gù (nhiều hoa) 80.000-100.000 đồng/bịch và hàng xiêm được pha trộn với các chất khác,
nặng đô hơn và giá cũng cao hơn. Và giới dân nghiện thích nhất là hàng xiêm.
Cách sử dụng: Hút và “bắn” bằng chai ( Chai nhựa là điếu cày). Theo lời 1 dân nghiện: “Hút
dạng vấn thành điếu rất phí và ít phê, bắn bằng chai nhựa phê tê tới óc”
Hình thức “nhậu” khói bồ đà-một kiểu uống bia rượu và chơi bồ đà tập thể hiện nay rất thịnh
hành trong giới trẻ.
Tác dụng của bồ đà:
Các nghiên cứu khoa học còn xác định chất tetrahydrocannabinol gây ra các xáo trộn tác
động vào sự di truyền về hệ thống miễn dịch, vào hệ thống điều hòa kích thích tố và vào
trung khu thần kinh.
10
Ngày nay cần sa được coi là một loại ma túy nhẹ, khó nghiện nhưng thực tế gây hại không
kém cocaine, heroin và càng có nhiều cơ sở khoa học cho thấy nó gây ra các chứng loạn thần
và nhiễu tâm. Tại Anh, ước tính ít nhất 10% trong số 250.000 bệnh nhân tâm thần phân liệt
do hút cần sa.
Là 1 dạng của ma túy nên bồ đà cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ và gây ảo giác.
+ Khi thấm thuốc, cảm giác các cơ bắp săn lại, cả người khô khốc, đầu óc ong ong, mắt nhìn
đâu cũng thấy toàn người thân xa lắc ở quê đang trò chuyện quanh mình. Không nén được
cảm giác, có người nhoẻn miệng cười và rồi không nín lại được.
+ Cũng có trường hợp: một con nghiện ngồi khóc mếu, tay cầm con dao cắt từng đường trên
cánh tay, máu cháy ròng ròng trước con mắt lãnh đạm của nhóm bạn nghiện.
Khi phê thuốc: Có người nôn ói, có người khóc người cười, có người thích rạch tay, có người
thích đánh nhau, có người bị ảo giác, có người mê nghe nhạc.
Theo kinh nghiệm của một con nghiện thì “ sau khi thử có người không dám chơi tiếp, nhưng

nếu chỉ thêm vài lần nữa thì khó bỏ được cảm giác thèm muốn chơi tiếp, nhất là những khi
quá vui hoặc quá buồn chán”
Khi nghiện sẽ đâm ra lười biếng, chán học chán làm, chỉ thích ăn ngủ, không biết sợ ai.
Thuốc an thần (SEDUXEN)
Khái niệm:
Thuốc an thần cũng là 1 loại ma túy nhưng đựơc dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Thuốc an thần là một chất gây giảm đau bằng cách giảm sự khó chịu hay là gây hưng phấn.
Thuốc an thần: Một loại thuốc mà một bệnh nhân bình tĩnh xuống, giảm kích động và cho
phép ngủ .
Thuốc an thần thường làm việc bằng cách điều chỉnh các tín hiệu trong hệ thống thần kinh
trung ương
Những thuốc an thần nguy hiểm có thể làm suy giảm tín hiệu quan trọng cần thiết để duy trì
chức năng tim và phổi nếu chúng được sử dụng sai hoặc vô tình kết hợp, như trong trường
hợp kết hợp thuốc an thần theo toa với rượu. Hầu hết các thuốc an thần cũng có tiềm năng
gây nghiện. Đối với những lý do này, thuốc an thần nên được sử dụng dưới sự giám sát, và
chỉ khi cần thiết.
Thường thì các loại thuốc này được gọi là thuốc an thần và thuốc ngủ hoặc đôi khi chỉ là
thuốc an thần.
Hình thức sản xuất: Các thuốc này được bán ở dạng viên nang và viên nén hoặc đôi khi ở
dạng lỏng…
Ảnh hưởng của thuốc an thần:
11
Khi bị lạm dụng: Các tác dụng của thuốc an thần là, tương tự như tác dụng của rượu. Một
lượng nhỏ sản xuất trầm tĩnh và thư giãn cơ bắp. Hơi liều lớn hơn có thể gây ra nói líu nhíu,
đi không vững, loạng choạng, phản xạ chậm không chắc chắn. Các hiệu ứng này làm cho
người sử dụng gây nguy hiểm cho lái xe hay vận hành máy móc. liều lớn có thể gây bất tỉnh
và tử vong.
Người mẹ thường lạm dụng thuốc an thần trong thời gian mang bầu thì sẽ ảnh hưởng đến thai
nhi sau khi sinh: triệu chứng của họ có thể bao gồm khó thở, ăn khó khăn, giấc ngủ bị xáo
trộn, đổ mồ hôi, khó chịu, và sốt. Nhiều thuốc an thần, thuốc ngủ đi qua nhau thai dễ dàng và

đã gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề hành vi ở trẻ sinh ra.
Tác dụng phụ:
• Thuốc an thần gây ra bệnh mất trí nhớ bền bỉ
• Thuốc an thần gây ra rối loạn sự bền bỉ amnestic
• Thuốc an thần gây ra rối loạn tâm thần (có hoặc không có ảo giác)
• Thuốc an thần gây ra rối loạn tâm trạng
• Thuốc an thần gây ra rối loạn lo âu
• Thuốc an thần gây ra rối loạn chức năng tình dục
• Thuốc an thần gây ra rối loạn giấc ngủ
CAFFEIN
Caffein khi dùng với liều lượng nhiều gây ra các ảnh hưởng sau:
1. Căng thẳng thần kinh
2. Hưng phấn
3. Tăng huyết áp
4. Giãn nở phế quản
5. Lợi tiểu (từ 300 mg/ngày trở lên)
6. Kích thích nhu động ruột
7. Mất ngủ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không xếp caffein vào nhóm các chất gây nghiện. Đến nay vẫn
không có dấu hiệu gì rõ ràng chứng minh caffein nguy hại đến sức khoẻ, ngay cả những
trường hợp sử dụng thường xuyên caffein trong thời gian dài. Tuy nhiên việc dùng caffein
nhiều có thể dẫn tới sự phụ thuộc về tâm lý, trong trường hợp này mùi vị cà phê, khẩu vị
người uống và truyền thống cũng đóng một vai trò quan trọng.
Sự phụ thuộc vào caffein có thể dẫn tới các biểu hiện như nhức đầu, căng thẳng, run rẩy, hồi
hộp, thiếu tập trung, cáu giận. Cơ thể cần khoảng 3 ngày để loại bỏ caffein, sau thời gian này
những tác dụng phụ trên sẽ hoàn toàn mất đi. Nếu dùng caffein với liều lượng cao có thể làm
tăng nhịp tim và lợi tiểu. Tuy vậy, nếu uống những loại đồ uống chậm giải phóng caffein như
guarana hay chè đen thì có thể hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực của caffein cũng như tận
dụng được các tác dụng của nó.
Caffein có chứa trong sôcôla hay chè đen không hẳn là vô hại đối với trẻ em: ví dụ như lượng

caffein có trong 3 lon cola và 3 thanh sôcôla cũng tương đương với lượng caffein trong 2 tách
12
cà phê (khoảng 200 mg). Một đứa trẻ nặng 30 kg nếu dùng một liều lượng tương đương 7
mg/1 kg cơ thể có thể bị căng thẳng và mất ngủ.
Caffein có trong danh sách doping của Uỷ ban Thế vận hội Quốc tế (IOC). Tuy nhiên giới
hạn cấm rất cao, đủ để các vận động viên có thể uống cà phê trong bữa sáng.
Liều gây độc LD-50 của caffein (là lượng caffein có thể làm chết 50% dân số) khoảng 10 g,
tương đương với 100 tách cà phê. LD-50 của caffein cho một con chuột cống nặng 1 kg là
381 mg.
Được biết rằng, nước bưởi có khả năng kéo dài thời gian bán huỷ của caffein, bởi chất đắng
trong quả bưởi sẽ kìm hãm quá trình trao đổi chất của caffein trong gan.
Cơ chế tác động
Caffein gây ra sự hưng phấn và kéo dài thời gian tỉnh táo bằng cách ngăn cản hoạt động bình
thường của adenosine và phosphodiesterase.
Adenosine được tạo ra trong quá trình hoạt động của cơ thể. Khi nồng độ đủ cao, nó sẽ gắn
với receptor (thụ thể) làm cho hệ thần kinh phát ra tín hiệu nghỉ ngơi dẫn đến sự mệt mỏi và
buồn ngủ. Do có cấu trúc phân tử gần giống nhau, caffein cạnh tranh với adenosine trong việc
liên kết với receptor đặc hiệu. Điều này làm hệ thần kinh sẽ chỉ đạo cho cơ thể tiếp tục làm
việc thay vì phát ra tín hiệu nghỉ ngơi .
Caffein cũng ngăn chặn phosphodiesterase không cho tổng hợp chất truyền tin thứ cấp cAMP,
do đó tín hiệu hưng phấn do andrenalin tạo ra đã không được khuyếch đại thông qua cAMP.
Điều này làm các tế bào trong cơ thể trở nên trơ với andrenalin.
Cafein có công dụng tiêu diệt tế bào ung thư da. Một ly cà phê mỗi ngày có thể giúp phòng
ngừa căn bệnh ung thư da. Một nghiên cứu mới cho thấy cafein giúp loại bỏ những tế bào của
con người bị tổn thương bởi tia cực tím, đây vốn là một trong những mấu chốt cho một vài
dạng ung thư da.
Một số nghiên cứu đã cho thấy những người uống cà phê hoặc trà thường xuyên dường như ít
chịu tác động của ung thư da nonmelanoma hơn. Một nghiên cứu gần đây với sự tham gia của
90.000 phụ nữ vùng Cap-ca cho thấy mỗi một tách cà phê có chứa cafein được uống thêm thì
tương đương với mức giảm 5% nguy cơ mắc một trong các bệnh ung thư da nói trên (cà phê

đã loại bỏ chất cafein không mang lại hiệu quả gì).Cafein là chất có tác dụng kích thích hệ
thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng
trí óc, tăng cường hoạt động cơ. Vì vậy, sau khi uống một ly cà phê vào buổi sáng, bạn sẽ
cảm thấy phấn chấn bắt tay vào công việc. Cũng như để đối phó với cơn buồn ngủ khi làm
việc đêm, một ly cà phê đen đậm được xem là biện pháp hiệu quả.
Ngoài ra, cà phê còn được xem là thức uống có giá trị dinh dưỡng vì chỉ cà phê đen không
thôi đã chứa 12% lipid (chất béo), 12% protid (chất đạm), 4% chất khoáng, nhiều nhất là kali
và magiê.Cafein trong cà phê có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và cả hoạt động của
hệ thống tim mạch. Những người bị rối loạn tim mạch hoặc không dung nạp cafein thì không
nên uống cà phê.
13
Cafein có tác dụng lợi tiểu, vì vậy, cần tránh uống cà phê vào ban đêm để không bị mất ngủ.
Cafein có tác dụng kích thích làm tăng tiết acid dịch vị, vì vậy, tránh uống cà phê vào lúc đói.
Người đã yếu dạ dày nếu uống cà phê lúc đói sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày. Một số người
chỉ uống cà phê vào buổi sáng mà không dùng điểm tâm, rất có hại cho sức khỏe, cần bỏ thói
quen này.Cafein có thể gây tương tác với một số dược phẩm, chẳng hạn làm mất tác dụng an
thần của thuốc an thần gây ngủ. Vì vậy, nên tránh uống cà phê với thuốc.
MORPHINE
Morphine là 1 thuốc giảm đau gây nghiện.Là 1 alealoid có hàm lượng cao nhất (10%) trong
nhựa khô quả cây thuốc phiện,về mặt cấu tạo Có chứa nhân piperidin_phenanthren.
Morphine có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tế bào Thần kinh trung ương nhất là vỏ não với
nhiều trung Khu bị ức chế như:trung khu hô hấp, trng khu đau Nhưng lại có trung khu lại bị
kích thích gây nôn mửa,Co đồng tử, châm nhịp tim Morphine ức chế vỏ não và các trung
khu o ử gian não 1 cách đặc hiệu và chọn lọc thông Qua hoạt hóa các thụ thể U có ở tủy sống
và các trung tâm thần kinh trên tủy nên morphine Còn được gọi là thuốc giảm đau trung
ương.
Liều morphine giảm đau là tốt nhất là10mg/70 kg Ngoài tác dụng giảm đau morphine còn
gây ra các tác dụng khác như:tác dụng an thần gây ngủ của morphine chỉ rõ khi dùng liều
lượng thấp và biểu hiện rõ ở người cao tuổi. Thuốc ít gây buồn ngủ ở người trẻ thậm chí 1 số
trường hơp khi dùng morphine thấy bồn chồn,bứt rứt thậm chí co giật.

Với liều điều trị cao,morphine tạo ra cảm giác lâng lâng ,khoái cảm lạc quan,yêu đời, hưng
phấn, mất cảm giác đói, không còn thấy buồn rầu, sợ hãi.Ở liều thấp, morphine gây kích thích
hô hấp Khi ở liều cao, gây ức chế hô hấp ,thở chậm hoặc làm tê liệt hô hấp Với trẻ nhỏ và trẻ
sơ sinh ,trung khu hô hấp nhạy cảm với morphine. Hơn nữa morphin ảnh hưởng đến nội tiết
của trục dưới đồi, tuyến yên gây tác hại dến sự trưởng thành của trẻ nên trẻ em và phụ nữ có
thai không được dùng morphine.
TÓM LẠI
Nhìn chung thì các loại ma túy (hay chất gây nghiện) đều có tác
dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng
phấn hay cảm thấy dễ chịu mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử
dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu.

×