Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và thần kinh cấp cao Hưng phấn và ức chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.49 KB, 17 trang )

1
I. Khái niệm:
1)Hưng phấn: Là sự biến đổi quá trình sinh lý trong tế bào hay
mô bị kích thích và là một phản ứng sinh học phức tạp, gây biến
đổi nhiều quá trình lý học, lý – hóa học, hóa học và biến đổi chức
năng.
- Biểu
hiện bên
ngoài của
quá trình
hưng phấn
có tính chất rất đặc trưng với từng loại mô.
VD:
- Biểu hiện của hưng phấn chính là sự co cơ.
- Biểu hiện hưng phấn của các tuyến (nội tiết hay ngoại tiết) là sự
tổng hợp và bài xuất các chất.
- Biểu hiện hưng phấn của các yếu tố thần kinh là phát ra các
xung động ( điện thế hoạt động) và dẫn truyền chúng đến các
cơ quan khác trong cơ thể được thần kinh chi phối.
2)Ức chế: Là sự giảm hay mất khả năng hưng phấn của mô được
kích thích.
2
- Theo biểu hiện bên ngoài thì ức chế hoàn toàn trái ngược với
- Tuy nhiên, bản chất của hai quá trình hưng phấn và ức chế có
thể là một vì:
+ Hai quá trình đều được phát sinh dưới tác động của kích thích.
+ Chúng đều là những quá trình tích cực.
II. Cơ chế:
*Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh:
a/. Sự dẫn truyền dọc theo sợi thần kinh:
a.1. Sự dẫn truyền hưng phấn qua sợi thần kinh trần


(không có bao miêlin):
Ở sợi thần kinh không có bao miêlin, hưng phấn được lan
truyền từ đầu sợi đến cuối sợi trên cơ sở phát sinh dòng điện hoạt
động do chênh lệch điện thế giữa điểm hưng phấn và vùng còn
yên tĩnh trên sợi thần kinh.
Ở trạng thái nghỉ ngơi, ngoài màng của sợi trục tích điện
dương, còn trong màng tích điện âm. Khi một điểm (A) đầu sợi
3
trục bị kích thích và phát sinh hưng phấn, tại đó màng sợi trục
thay đổi tính thấm, dẫn tới đảo cực: ngoài màng tích điện (-),
trong màng tích điện (+), tạo nên sự chênh lệch điện thế giữa
điểm (A) hưng phấn và điểm còn yên tĩnh (B), làm phát sinh
dòng điện hoạt động (gọi là dòng điện cục bộ). Dòng điện này
trong sợi trục chạy từ A đến B. Dòng điện này lại kích thích khu
vực bên cạnh, làm xuất hiện điện thế động mới do sự chênh lệch
điện thế giữa điểm kích thích (B) và điểm yên tĩnh (C) … Cứ như
vậy, xung động sẽ lan truyền từ điểm từ điểm này sang điểm
khác, từ khu vực này sang khu vực khác.
a.2. Sự dẫn truyền hưng phấn qua sợi thần kinh có bao
miêlin:
Các sợi thần kinh có bao Miêlin cách điện nên dòng điện
cục bộ phải nhảy từ eo Ravie này sang eo Ranvie kế tiếp, hình
4
thành phương thức “nhảy bậc”.
Cơ chế của sự "nhảy bậc" đó diễn ra như sau: Ở trạng thái
yên tĩnh, mặt ngoài màng của tất cả các eo Ranvie đều tích điện
dương, trong màng tích điện âm. Khi eo A hưng phấn, tại đó xảy
ra hiện tượng đảo cực: ngoài màng tích điện (-), trong màng tích
điện (+), làm phát sinh dòng điện hoạt động chạy trong sợi trục từ
eo A đến eo B và qua eo B nhảy về eo A, nhưng do ở eo A hưng

phấn vẫn còn được tiếp tục, tạm thời trở nên trơ. Do đó hưng
5
phấn ở eo B truyền ngay sang eo C, và sự nhảy bậc lại tiếp tục
diễn ra đến hết sợi trục.
Phương thức “nhảy bậc” có tốc độ nhanh hơn sự lan truyền, đồng
thời tiết kiệm được năng lượng vì sự chuyển dịch ion Na+ và K+
chỉ diện ra ở các eo Ranvie, gây ra sự đảo cực chứ không diễn ra
trên toàn bộ sợi như ở sợi trần.
Sự dẫn truyền hưng phấn (kích thích) dọc theo sợi thần kinh có
những đặc điểm chung là:
+ Hưng phấn được dẫn truyền theo phương thức điện học. Bản
chất của hưng phấn thần kinh là sự xuất hiện điện thế hoạt động
do tính thấm của màng tế bào đối với ion khác nhau bị thay đổi.
Khi kích thích tới ngưỡng, sẽ xuất hiện điện thế hoạt động có khả
năng lan truyền theo kiểu truyền xung điện.
+ Tốc độ dẫn truyền tỉ lệ thuận với đường kính của dây thần
kinh và tuỳ thuộc vào loài, vào tính chất của dây thần kinh. Sợi
thần kinh càng lớn thì ngưỡng kích thích càng nhỏ. Tốc độ dẫn
truyền hưng phấn ở sợi thần kinh có bao Mielin nhanh hơn ở sợi
trần.
+ Xung thần kinh chỉ đi theo một chiều và giá trị hiệu điện thế
giảm dần theo độ dài của đường dẫn truyền và thời gian dẫn
truyền.
b/. Cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua xináp
6
b.1. Cấu tạo một xinap
Xinap là diện tiếp hợp giữa
nơ ron này với nơron khác
hoặc giữa nơron với các mô.
Cấu trúc một xináp gồm 4

yếu tố cơ bản:
- Cúc tận cùng (chuỳ xináp)
là đầu mút phình ra của các
nhánh sợi trục, trong cúc tận
cùng có chứa các bóng nhỏ
dễ vỡ, trong bóng có chứa chất môi giới thần kinh là Axeltyl
colin;
- Màng trước xinap: là màng của cúc tận cùng;
- Khe xinap: là khoảng cách giữa màng trước và màng sau.
Khe hở xinap giữa nơron-nơron khoảng 150 Ao, giữa nơron
– cơ khoảng 500Ao.
7
- Màng sau xináp: là màng của tua nhánh của nơron tiếp
theo, hoặc màng tế bào cơ.
b.2. Cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua xinap
Có nhiều giả thuyết về cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua
xináp như cơ chế điện vật lí, cơ chế hoá học, cơ chế điện –
hoá – điện
- Cơ chế điện vật lí (thuyết điện học). Sự dẫn truyền hưng
phấn qua xinap tuân theo cơ chế điện vật lí.
Ta biết rằng, muốn vượt qua xinap, tin điện phải vượt qua
một lớp bào chất, một lớp màng, một khe hở … thì xung điện
hoạt động chỉ còn một phần vạn lúc ban đầu (tức chỉ bằng
0,01mV). Trong khi đó điện cần thiết để phát động nơron sau
hưng phấn phải lớn ít nhất là 20mV. Do đó giả thuyết xung
điện truyền trực tiếp qua xinap nơron – nơron là không thể
8
khả thi, khó chấp nhận. Với xinap nơron – cơ, diện xinap lớn
500Ao thì giả thuyết đó lại càng khó chấp nhận. Trong điều
kiện như thế, muốn kích thích sợi cơ, cần một dòng điện có

điện thế khoảng 40mV, với cường độ khoảng 3.10-6A.
Nhưng thực tế, dòng điện qua xinap chỉ đo được khoảng
0,01mV với cường độ khoảng 10 -11A. Như vậy sự dẫn
truyền hưng phấn qua xinap phải có một cơ chế khác
- Cơ chế hoá học (thuyết chất môi giới). Theo thuyết này
thì khi xung thần kinh được truyền dọc theo sợi trục của
nơron đến cúc tận cùng làm các bóng nhỏ dao động và vỡ
tan, giải phóng chất môi giới thần kinh là axetylcolin. Chất
này sẽ thấm qua màng trước xinap vào khe xinap, tác động
lên màng sau xinap, làm biến đổi tính thấm của màng sau
xinap đối với Na+ và K+. Màng sau xinap sẽ xuất hiện điện
thế hoạt động và hưng phấn đó được tiếp tục truyền dọc theo
sợi thần kinh để đến cúc tận cùng khác theo cơ chế tin điện.
Như vậy ở xinap, hưng phấn cũng chỉ truyền theo một
chiều và tốc độ dẫn truyền hưng phần qua xi nap chậm hơn ở
sợi thần kinh
Người ta còn thấy rằng, về bản chất hoá học, khi
axetylcolin tác động lên màng sau xinap và gây được biến
đổi tính thấm đối với Na+ thì trong khe hở xinap đã xuất
hiện một enzim Axetylcolin - Esteraza. Dưới tác động của
9
enzim này, axetylcolin bị thuỷ phân thành axetat và colin.
Sau đó axetat và colin được xinap thu hồi ngay để tổng hợp
thành axetylcolin mới bù vào chỗ vừa bị mất đi. Người ta đã
tinh toán rằng một phân tử enzim Axetylcolin - Esteraza ở
25oC, trong một giây có thể phân huỷ 30 vạn phân tử
axetylcolin. Như vậy là một phân tử enzim, chỉ cần 3 phần
triệu giây đã thuỷ phân xong 1 phân tử chất môi giới thần
kinh.
- Cơ chế điện - hoá - điện. Ngày nay người ta thấy rằng,

cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua xinap có sự tham gia đồng
bộ của dòng điện và chất môi giới hoá học gọi là cơ chế điện
– hoá – điện.
Ta có thể khái quát bằng sơ đồ sau: "Xung thần kinh (tin
điện) => màng trước xinap, làm giải phóng chất môi giới
(tin hoá) => màng sau xinap => tính thấm của màng sau
xinap thay đổi => đảo cực => phát sinh dòng điện hoạt động
(tinđiện) => hưng phấn tiếp tục truyền đi”.
*
Cơ chế ức chế:
- Các chất môi giới như GABA do thần kinh trung ương tiết ra
sẽ gây sự tăng phân cực ở phần sau synapse tạo ra điện thế ức
chế.
- GABA đóng vai trò chính trong viec giảm bớt sự hoạt động
của các neuron thần kinh và ức chế sự lan truyền của các tế bào
dẫn truyền.
- Cùng với niacinamide va inositol, GABA ngăn căn cản các
10
truyền dẫn căng thẳng và bất an đến vung thần kinh trung ương
bằng việc chiếm giữ các vùng tiếp nhận tin các tế bào này, khống
chế các vùng tiếp nhận tin. Vì thế, GABA giúp cho cơ thể được
thư giãn, an thần .
III. Phân loại:
- Dựa vào quá trình thành lập ức chế, người ta chia quá trình ức
chế ở vỏ não làm hai loại:
+Ức chế không điều kiện (ức chế bẩm sinh): là ức chế không cần
phải tập luyện mà có.
+Ức chế có điều kiện (ức chế được tạo nên): là ức chế được hình
thành trong quá trình phát triển cá thể, phải tập luyện mới có
được.

1)Ức chế không điều kiện: được chia làm 2 loại
a) Ức chế ngoài (không nằm trong khung phản xạ có điều kiện)
- Ức chế ngoài tạm thời
- Ức chế ngoài thường xuyên
Ức chế ngoài có sự liên quan với sự xuất hiện ở cung của một
phản xạ khác và chính vì nguyên nhân phát sinh ức chế đó nằm
ngoài cung phản xạ có điều kiện bị kiềm hãm, mà Pavlop gọi đó
là ức chế ngoài.
⇒Bản chất của ức chế ngoài cũng do hiện tượng cảm ứng
âm.
VD: Khi một phản xạ có điều kiện đang được tiến
hành và tại mội vùng nào đó của vỏ não được hưng
phấn mạnh( do kích thích lạ gây nên), mạnh hơn cả
kích thích của bản thân phản xạ có điều kiện đã làm
xuất hiện quá trình cảm ứng âm. Ức chế của các vùng
xung quanh điểm hưng phấn mới do đã lan tỏa đến
cung phản xạ có điều kiện làm kiềm hãm hoạt động
phản xạ có điều kiện đó.
Chẳng hạn, phản xạ có điều kiện tiết nước bọt đamg
tiến hành, bỗng có tiếng gõ mạnh vào cửa buồng thí
11
nghiệm, chó ngoảnh ra phía có tiếng gõ và nước bọt
không tiết ra nữa.
* Ức chế ngoài tạm thời:
- Chỉ ức chế tạm thời các phản xạ có điều kiện do
kích thích lạ ( phản xạ định hướng), khi “ phản xạ
định hướng” đó lặp đi lặp lại nhiều lần thì con vật
không thể hiện " phản xạ định hướng” đó nữa. Nghĩa
là khả năng kiềm hãm “phản xạ định hướng” đó bị
mất. Phản xạ tiết nước bọt trờ lại.

- Ức chế tạm thời có ý nghĩa quan trọng trong cuộc
sống người và động vật.
VD: Ta đang tập trung ngồi làm việc, tiếng khóc của
trẻ, tiếng còi ô tô làm ta dừng lại, nhưng nếu ta cảm
thấy trẻ khóc như bình thường. còi ô tô không xảy ra
chuyện gì nữa, thì ta trở lại làm việc như trước.
* Ức chế ngoài thường xuyên:
- Ức chế này có tác dụng của các phản xạ không điều
kiện có tính chất thường xuyên gây nên.
VD: Chó đang tiết nước bọt trong lúc tiến hành thí nghiệm, nếu ta
đánh thật đau vào chân chó, chó sẽ kêu giãy giụa và không tiết
nước bọt nữa. Và cach sau đó dù lặp lại nhiều lần sự gây đau,
nhưng cứ mỗi lần đều gây ra hiện tượng ức chế không tiết nước
bọt).
b) Ức chế trên giới hạn( ức chế vượt giới hạn):
- Ức chế này phát sinh do tác dung kích thích với cường độ cao
hơn giới hạn của tế bào thần kinh thì phản xạ có điề kiện không
xuất hiện.
- Ức chế trên giới hạn còn tác dụng đồng thời nhiều kích thích
yếu riêng biệt nhưng hiệu quả của các kích thích đó cao hơn giới
hạn hoạt động của các tế bào thần kinh.
-Ức chế trên giới hạn có vai trò bảo vệ não bộ, nó tránh nguy
hiểm cho não bộ và tạo điều kiện cho các tế bào nghỉ ngơi, phục
hồi.
12
2)Ức chế có điều kiện:
- Là ức chế xảy ra ngay trong khung phản xạ có điều kiện. Nó
được hình thành sau một số lần phối hợp, chứ không xuất hiện
ngay.
- Phản xạ có điều kiện được hình thành khi phối hợp một kích

thích có điều kiện nào đó với sự củng cố. Bây giời ta ức chế phản
xạ đó bằng cách kèm theo một kích thích phụ khác xảy ra đồng
thời với kích thích tín hiệu chính nhưng không củng cố. Sau một
số lần kết hợp như vậy thì phản xạ có điều kiện không thực hiện
được – phản xạ đã bị ức chế do kích thích phụ làm tác nhân gây
kích thích phụ làm tác nhân gây ức chế.
VD : Ta đã thành lập được phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với
kích thích có điều kiện la ánh đèn. Sau đó ta ức chế phản xạ đó
bằng hình thức ức chế có điều kiện. Ta cho tín hiệu xảy ra đồng
thời cùng với tiếng chuông nhưng không củng cố đối với phức
hợp tín hiệu trên. Về sau đối với tín hiệu vừa bật đèn vừa bật
chuông thì phản xạ không xuất hiện vì không được củng cố. tiếng
chuông là tác nhân gây ức chế có điều kiện. Điều kiện ở đây là sự
kết hợp vừa ánh đèn vừa tiếng chuông.
* Ức chế có điều kiện: được chia làm 3 loại
- Ức chế dập tắt
- Ức chế phân biệt
- Ức chế làm chậm phản xạ
a) Ức chế dập tắt:
- Nếu kích thích có điều kiện mà không được củng cố bằng kích
thích không điều kiện thì sẽ mất dần tác dụng, không gây ra phản
xạ có điều kiện nữa.
VD: Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt đã được thành lập với ánh
đèn làm kích thích có điều kiện. Nhưng sau đó ta bật đèn mà
không củng cố bằng cho ăn, nhiều lần như vậy, thì phản ứng tiết
nước bọt yếu dần và cuối cùng mất hẳn.
- Đối với ức chế dập tắt, nếu kích thích có điều kiện được củng cố
thì phản xạ có điều kiện lại xuất hiện.
13
- Ý nghĩa sinh học đối với ức chế này là làm cho con người và vật

thích nghi với môi trường.
b) Ức chế phân biệt:
- Khi có 2 kích thích gần giống nhau tác động, nhưng chỉ có một
kích thích được củng cố thì kích thích được củng cố đó mới gây
được phản xạ. Còn kích thích kia không được củng cố nhưng vì
gần giống nhau nên lúc đầu có gây ra phản xạ có điều kiện,
nhưng sau đó tiếp tục không củng cố thì phản xạ có điều kiện
giảm dần và cuối cùng dập tắt hẳn. đó là quá trình phân biệt được
hình thành ở vật thí nghiệm.
VD: Khi thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với tiếng
máy gõ nhịp với tần số 100 lần/ phút. Sau đó ta cũng dùng kích
thích là tiếng máy gõ nhịp với tần số 80 lần/ phút và không củng
cố. Lúc đầu vì hai tín hiệu gõ nhịp đó có giống nhau nên nước bọt
vẫn cứ tiết ra ở kích thích 80 lần/ phút, tuy không được củng
cố( cho ăn). Sau một số lần lặp lại tín hiệu 80 lần/ phút( gọi là tín
hiệu gần giống) phản xạ tiết nước bọt không xảy ra nữa. Trong
lúc đó ở tín hiệu 100 lần/ phút thì phản ứng tiết nước bọt vẫn xuất
hiện.
c) Ức chế làm chậm phản xạ hay còn gọi là ức chế chậm( ức
chế trì hoãn):
- Nếu ở chó thành lập được phản xạ có điều kiện tiết nước bọt,
bây giờ ta thành lập ức chế chậm bằng cách cho tín hiệu kích
thích có điều kiện(ánh đèn). Xảy ra trước đó 1, 2 hoặc 3 phút mới
cho ăn ( kích thích không điều kiện). Về sau hiện tượng tiết nước
bọt chỉ xảy ra chậm đúng khoảng cách thời gian giữa kích thích
có điều kiện và kích thích không điều kiện. Ức chế này làm cho
phản xạ xày ra đúng lúc.
CÁC QUY LUẬT VẬN CHUYỂN CỦA QUÁ TRÌNH HƯNG
PHẤN VÀ ỨC CHẾ
 Quy luật khuýêch tán và tập trung của hưng phấn và

ức chế.
14
- Ở vỏ não bất cứ chỗ nào phát sinh hưng phấn và ức chế đều có hiện
tựơng khuyếch tán và tập trung.
Khi có một vật tác động, kích thích vào vỏ não thì những tế bào ở điềm
đó sẽ ở trạng thái hưng phấn. Hưng phấn đó sẽ lan rộng ra, tức là
khuyếch tán ra xung quanh tới một hạnh độ nhất định nào đó rồi lại tập
trung về chổ cũ.
⇒ Vì nó gặp phải quá trình độc lập của nó, tức là quá trình ức
chế ở xung quanh,và bị quá trình đó đẩy lùi về. Và nhu vậy,
hưng phấn một khi phát sinh ở vỏ não không đến nỗi chạy
lung tung, mà theo một con đừơng nhất định. Có như vậy bộ
não mới thành lập đựơc phản xạ có điều kiện chính xác, mới
tiến hành đựơc công tác phân tích tổng hợp tinh vi.
- Lúc đầu các động vật không phân biệt được vẻ khác của một kích
thích một cách rành mạch do sự khuyếch tán quá lan man của hưng
phấn ( chó phản ứng như nhau đối với đèn xanh và đèn đỏ). Nhưng sau
một thời gian nhất định đựơc luyện tập, khi hưng phấn đã tập trung trở
lại,thì một phản xạ có điều kiện tinh xác hơn trứơc đựoc thành lập.
Lúc đó, động vật có một tri giác tinh vi với kích thích. Do đó, chúng ta
nhận thấy rằng sự tập trung của hưng phấn là cơ sở của phản xạ có điều
kiện của quá trình phân tích tồng hợp tinh xác.
⇒ Quá trình ức chế cũng khuyếch tán và tập trung như quá trình
hưng phấn
 Quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế:
- Trong quá trình khuyếch tán và tập trung có phát sinh một hiện tượng
gọi là cảm ứng qua lại, khi hưng phấn tập trung vào một điểm thì những
vùng lân cận lại bị ức chế và ngược lại.
VD: Khi tập trung vào sự vật thì các sự vật khác sẽ không nghe không
thấy. Đó là hưng phấn đã làm cho ức chế mạnh lên thêm. Trái lại khi

chúng ta không để « « « đến một hay nhiều sự vật nào đó thì chúng ta
sẽ có cảm giác sắc bén đối với một sự vật khác. Đó là ức chế làm cho
hưng phấn tăng( mạnh) lên.
- Sự cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế làm cho quá trình phân
tích và tổng hợp càng thêm chính xác.
 Quy luật quan hệ cường độ của hoạt động thần kinh cấp cao:
- Trong một hạn độ nhất định và dưới những điều kiện giống nhau kích
thich càng mạnh, thì phản ứng cũng càng mạnh, kích thích càng yếu thì
phản ứng phản ứng cũng càng yếu.
VD: « « «
15
- Nếu kích thích quá yếu thì không gây được phản ứng. Nếu kích thích
quá mạnh thì nó làm cho hưng phấn khuyếch tán và để tự bảo vệ, các tế
bào thần kinh ở vỏ não buộc phải kiềm hãm hoạt động của vỏ não, do
đó phản ứng bị ức chế.
- Chỉ khi nào kích thích có cường độ trung bình thì nó mới gây lên được
phản ứng chính xác.
 Năng lực làm việc của tế bào thần kinh không thể vựơt quá
một hạn độ nhất định:
- Nếu kích thích quá yếu thì không gây được hoạt động hưng phấn của
tế bào thần kinh, mạnh gây ra ức chế. Đây là loại ức chế nhằm bảo vệ tổ
chức thần kinh khỏi bị hủy hoại, gọi là ‘ ức chế siêu hạn’ (VD: Khi
động vật bị kích thích quá mạnh thì bị chết ngất đi).
- Năng lực cộng tác của tế bào thần kinh không có một « « hạn cố định,
không thay đổi mà luôn luôn biến đổi tùy theo tuổi, tình hình sức khỏe
cũng như trạng thái sinh lý mỗi lúc ( Khi tỉnh táo, khi buồn ngủ, khi no,
khi đói, khát,…).
 Quy luật tích lũy:
- Một kích thích quá yếu thì không gây đựơc hưng phấn » » ». Nếu một
kích thích yếu tiếp tục tác động một cách thường xuyên thì những tác

động nhỏ yếu ấy sẽ tích lũy dần đến một lúc nhất định sẽ gây nên hưng
phấn và do đó gây nên phản ứng. Một tiếng động nào đó rất nhỏ, lúc
đầu chúng ta không nghe thấy, nếu nó cứ đập đầu vào « « « chúng ta
mãi thì cuối cùng chúng ta cũng nghe.
 Quy luật hoạt động có hệ thống:
-Trong thực tế, các vật kích thích không được tồn tại một cách biệt lập,
mà thừơng chúng ta làm thành tổ hợp những kích thích có tích chất
đồng thời và kế tiếp. Bộ não phải có khả năng phản ứng lại toàn bộ hệ
thống các vật kích thích đó. Hoạt động tổng hợp của hai bán cầu não
gọi là hoạt động có hệ thống của vỏ não.
Như chúng ta đều thấy, bất cứ hoạt động nào của động vật và ngừơi, từ
việc thở, nuốt, đi , bơi hoặc vui chơi phức tạp, đều là cả một tổ hợp hay
cả một hệ thống của cơ thể bao gồm rất nhiều khâu rất khớp với nhau.
VD: Tổ hợp kích thích sau đây có thể trở thành tín hiệu của thức ăn
động vật « « « « « - bật đèn- đụng chạm vào da( xoa đầu, vuốt lưng).
Sau khi xuất hiện cả tổ hợp kích thích đó rồi mới cho chó ăn. Lặp đi lặp
lại nhiều sẽ gây được phản xạ có điều kiện, nghĩa là cứ xuất hiện đầy đủ
tổ hợp kích thích đó một cách chính xác mà không đưa thức ăn thì chó
vẫn tiết nứơc bọt. Nếu chỉ có » » » thành phần riêng lẻ xuất hiện thì
không nên phản ứng có điều kiện đó.
16
- Sự hình thành phản xạ quan hệ mà ta sẽ nghiên cứu « « « tri giác
cũng nói lên tính hệ thống trong lao động của vỏ não. Biểu hiện quan
trọng nhất của quy luật này là sự hình thành động hinh ( Stereotype
Dynamique) mà ta xét đến dứơi đây. Sự hoạt động có hệ thống của hai
bán cầu não là một trong những quy luật về hoạt động của vỏ não quan
trọng nhất đối với Tâm lý học.
VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA HƯNG PHẤN VÀ ỨC
CHẾ TRONG ĐỜI SỐNG :
*VAI TRÒ :

- Quá trình hưng phấn và ức chế là quá trình hoạt động
của hệ thần kinh, qua đó mà hệ thần kinh chỉ huy và
điều hòa tất cả các cơ, các tuyến và điều khiển toàn
than. Nhưng hai quá trình này cân bằng thì cơ thể mới
khỏe mạnh.
- Người ta chia các loại thần kinh dựa vào 3 đặc diểm:
+ Cấp độ của quá trình hưng phán và ức chế
+ Sự mất thăng bằng giữa 2 quá trình hưng phấn và ức chế
+ Tính linh hoạt cảu quá trình hưng phấn và ức chế
 Từ đó hẹ thần kinh chia ra làm 2 loại:
1. Loại hình thần kinh yếu: cả 2 quá trình hưng phấn & ức
chế dều yếu.
2. Loại hình thần kinh mạnh: cả 2 quá trình hưng phấn và
ức chế đều mạnh.
*ỨNG DỤNG:
- Âm nhạc: có tác dụng kích thích sóng não rất tốt đối
với con người. Những bản nhạc có giai điệu và tiết tấu
nhanh thường giúp cho đầu óc con người tỉnh táo hơn,
năng động và nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống
diễn ra trong cuộc sống. Khi nghe một bản nhạc sôi
động, yêu thích, não bộ trở nên hưng phấn khiến cho
con người có thể làm việc đạt hiệu quả cao hơn hẳn
bình thường.
⇒ Toàn bộ cơ thể con người được thư giãn, giảm
căng thẳng và stress – vốn là những nguyên nhân
17
khiến con người bị tăng nguy cơ mắc nhiều
chứng bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch.
- Cách xả stress đạt hiệu quả cao: Có 101 cách xà stress trong
đó có một số mẹo nhỏ:

+ Smile : Luôn mỉm cười
+ Hãy yêu cầu được giúp đỡ nếu bạn không thích một công việc
+. Nuôi vật nuôi trong nhà
+ Đi bộ trong mưa
+ Đi tắm
+ Phát triển khả năng hài hứơc
+ Đặt niềm tin vào bản thân

-Khi bị căng thẳng ( hưng phấn quá mức) cần có phương pháp nghỉ
chù động, trong đó toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp
giảm đến mức thấp nhất, nói cách khác là biết rèn luyện quá trình ức
chế của hệ thần kinh.
Ngoài ra, chúng ta cần nên tránh việc sử dụng các loại thuốc ức chế
thần kinh như thuốc an thần, gây ngủ, thuốc chống động kinh, thuốc chữa
tâm thần phân liệt. Tự ý tăng liều, phối hợp nhiều thuốc cùng lúc chính là
nguyên nhân dẫn đến các tai biến nguy hiểm.
- Khi bị mất ngủ, động kinh, TTPL cần khám, dùng thuốc theo đơn, không tự ý
- Trong khi dùng các loại thuốc tuyệt đối không dùng rượu (vì rượu là
thuốc ức chế thần kinh trung ương).

×