Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy loại bài kiến thức sinh lí học ở chương trình sinh học 6.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.98 KB, 25 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

Lời mở đầu
Bác Hồ đã từng nói:
" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên".
Câu nói ấy đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động, trong mọi lĩnh vực và càng
trở nên thiết thực đối với môi trờng giáo dục; nhất là trong thời đại hiện nay, toàn
ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới nội dung giáo dục phổ thông đối với toàn cấp
học( từ Tiểu học đến THPT).
Theo Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc Hội
khoá X đã khẳng định: Xây dựng nội dung chơng trình, phơng pháp giáo dục, sgk
phổ thông mới nhằm nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu
cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nớc Việc đổi mới chơng
trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phơng pháp
giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong luật giáo dục, tăng cờng tính thực
tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, bổ sung những thành tựu khoa học và công
nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, bảo đảm sự thống nhất về
chuẩn kiến thức và kĩ năng, có phơng án vận dụng chơng trình, sgk phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau
Là ngời lao động đứng trên mặt trận t tởng văn hoá, mỗi chúng ta đều phải nỗ
lực làm tốt công tác giáo dục trong tình hình thực tế hiện nay.
Đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội
dung, phơng pháp, phơng tiện, đánh giá chất lợng giáo dục.Riêng về phơng pháp,
phải làm sao phát huy đợc tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học,
kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh,tận dụng
đợc công nghệ mới nhất. Phát huy cao năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại
bùng nổ thông tin. Tăng cờng học tập cá thể phối hợp với hợp tác.


Trong đề tài này, tôi cũng mạnh dạn đa ra một số kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình công tác, kính mong các cấp quản lý tham gia, đóng góp ý kiến để
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
1
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

chất lợng dạy và học trong nhà trờng ngày càng đợc nâng cao, đạt hiệu quả tốt hơn,
đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.
I- phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài:
I.1.1. Cơ sở lý luận:
Trong các nhà trờng nói chung, đặc biệt đối với trờng THCS nói riêng là nơi
cung cấp kiến thức khoa học làm cơ sở và nền tảng cho các cấp học tiếp theo, đồng
thời cũng là nơi cung cấp kiến thức cho các em vận dụng vào thực tiễn đời sống, vì
vậy việc dạy và học là vấn đề then chốt cần chú trọng nhất.
Bác đã dạy:
" Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy nh thế nào để học sinh hiểu chóng
nhớ lâu, tiến bộ nhanh Học phải suy nghĩ, phải liên hệ thực tế Học để hành "
Cho nên nhiệm vụ của toàn ngành giáo dục đề ra là: " Củng cố nâng cao chất l-
ợng và hiệu quả giáo dục toàn dân chú trọng đổi mới phơng pháp dạy học để nâng
cao chất lợng dạy học".
Luật giáo dục 2005( điều 5) quy định:Phơng pháp giáo dục phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, t duy sáng tạo của ngời học, bồi dỡng cho ngời học năng
lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vơn lên Nội dung này
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
2
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

cũng đợc quy định trong quyết định số16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ
trởng Giáo dục và Đào tạo; trong luật giáo dục điều 28.2.

Kiến thức và kỹ năng là một trong những thành tố tạo thành năng lực của mỗi
học sinh. Nhng với trình độ phát triển nhanh của khoa học và công nghệ,cũng nh điều
kiện tiếp cận thông tin nh hiện nay thì năng lực thu nhận và qua xử lý thông tin đạt
tới kiến thức trở nên quan trọng hơn và phải đợc đặt lên hàng đầu. Năng lực này chỉ
đợc hình thành ở học sinh thông qua các hoạt động học tập tự lực và tích cực của
chính các em. Do vậy, bên cạnh nhiệm vụ trang bị kiến thức và hiểu biết cần thiết,
mỗi bộ môn ở trờng phổ thông còn phải rèn luyện và phát triển những kỹ năng, năng
lực nhận thức và góp phần hình thành ở học sinh những phẩm chất nhân cách phù hợp
với yêu cầu của xã hội hiện nay.
Với đặc trng là một môn khoa học tự nhiên, gắn liền với thực tiễn cuộc sống,
môn sinh học không chỉ cần có mà phải đảm bảo tốt hơn những yêu cầu nói trên.
Nh chúng ta đã biết, môn sinh học là môn học đợc rất nhiều em yêu thích, vì từ
những kiến thức thực tế các em đã dùng khả năng t duy của bản thân để biến các kiến
thức thực tế trong thiên nhiên thành kiến thức khoa học và áp dụng rộng rãi các kiến
thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Một trong những kiến thức gần với thực tế nhng lại mang tính trìu tợng cao đó
là các kiến thức sinh học về giải phẫu sinh lí. Đặc biệt là kiến thức sinh lí thực vật ở
chơng trình sinh học 6- THCS. Đã nhiều năm bản thân tôi đợc phân công dạy học
sinh học lớp 6, tôi tự suy nghĩ là phải làm thế nào để giúp các em nắm đợc kiến thức
một cách nhanh nhất, lâu nhất thông qua các phơng pháp dạy học và áp dụng các ph-
ơng pháp đó nh thế nào để học sinh phát huy đợc tính t duy sáng tạo, tính tích cực
học tập trong việc học bộ môn.
II.1.2. Cơ sở thực tiễn:
Để góp phần vào thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp THCS, đó là" đào tạo học
sinh để trở thành những con ngời năng động sáng tạo, tự tiếp thu những tri thức khoa
học". Do đó mà bộ môn sinh học đã cùng những môn học khác đang cố gắng đổi mới
phơng pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh theo hớng học
sinh tự lực, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học.
Bằng những quan điểm lí luận dạy học, dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
quan sát thí nghiệm thực hành mà đặc trng của bộ môn sinh học là khoa học thực

nghiệm với nội dung là một kho tàng kiến thức sinh động, phong phú, hấp dẫn gắn
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
3
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

liền với thiên nhiên, do đó dễ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh về
thiên nhiên kỳ thú.
Thông qua các thí nghiệm, thực hành giúp học sinh có kiến thức về cấu tạo,
giải phẫu, đặc biệt về sinh lí thực vật trong thiên nhiên, từ việc lĩnh hội kiến thức các
em có thể tự đa ra các biện pháp bảo vệ thế giới sinh vật nói chung và thực vật nói
riêng.Với học sinh ở vùng nông thôn, các em thờng xuyên tiếp xúc với cách sinh
hoạt, hoạt động của sinh vật và dễ tìm tòi, su tầm mẫu vật trong tự nhiên cũng nh dễ
có điều kiện để làm thí nghiệm thực hành chuẩn bị cho bài học.
Trên đây là những lí do cơ bản để cho tôi thực hiện đề tài này một cách tốt nhất
và học sinh cũng lĩnh hội đợc phơng pháp đổi mới trong dạy và học.
I.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao phơng pháp giảng dạy cho giáo viên. Từ đó nâng cao chất lợng dạy
và học.
- Định hớng hoạt động dạy cho giáo viên cũng nh hoạt động học cho học sinh.
- Hình thành cho học sinh phơng pháp học có hiệu quả đặc biệt phơng pháp
học với những loại kiến thức sinh lí.
I.3. Thời gian - Địa điểm:
I.3.1. Thời gian:
- áp dụng trong quá trình giảng dạy sinh học 6 ( năm 2006- 200 2008).
I.3.2. Địa điểm:
- Trờng THCS Tiên lãng.
I.3.3. Phạm vi đề tài:
I.3.3.1. Giới hạn đối tợng nghiên cứu: Phơng pháp giảng dạy loại bài kiến thức sinh lí
học ở chơng trình sinh học 6.
I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Trờng THCS Tiên lãng- tỉnh Quảng Ninh.

I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát: Học sinh lớp 6.
I.4. Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn.
- Đất nớc ta đang bớc vào giai đoạn CNH, HĐH với mục tiêu đến năm 2020,
Việt Nam sẽ từ một nớc nông nghiệp cơ bản trở thành nớc công nghiệp, hội nhập với
cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội
nhập quốc tế là con ngời, là nguồn lực ngời Việt Nam đợc phát triển về số lợng và
chất lợng trên cơ sở mặt bằng dân trí đợc nâng cao. Với sự phát triển nhanh, mạnh và
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
4
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ, xã hội đòi hỏi ngời có học vấn
hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dới dạng có sẵn, đã lĩnh
hội ở nhà trờng phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức
mới một cách độc lập. Nội dung học vấn đợc hình thành và phát triển trong nhà trờng
phải góp phần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh;
cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho việc tự
học và tự giáo dục sau này. Muốn vậy, phải đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông
mà trớc hết là đổi mới phơng pháp dạy học mà đặc biệt là phơng pháp dạy những kiến
thức cần có óc quan sát, t duy logic cao nh kiến thức sinh lí học.
- Theo những kết quả nghiên cứu tâm- sinh lí của học sinh và điều tra xã hội
học gần đây trên thế giới cũng nh ở nớc ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay
đổi trong sự phát triển tâm- sinh lí, đó là sự thay đổi có gia tốc. Trong điều kiện phát
triển các phơng tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lu, học sinh
đợc tiếp nhận nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có
hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trớc đây
mấy chục năm. Trong học tập, họ không thoả mãn với vai trò của ngời tiếp thu thụ
động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn đợc đa ra. Nh vậy, ở lứa tuổi này
nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và
phát triển kỹ năng. Nhng các phơng thức học tập tự lực ở học sinh nếu


muốn hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hớng
dẫn đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi. Phơng pháp dạy học có một vai trò hết sức
quan trọng.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
5
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

I- phần Nội dung
II.1. Chơng 1: Tổng quan
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây đã có nhiều cuộc vận động cải tiến giảng dạy ở giáo
dục phổ thông. Các sở giáo dục hàng năm hoặc luân phiên vài năm tổ chức 1 lần các
cuộc thi giáo viên giỏi các cấp với mục đích chính là nhằm tìm ra những phơng pháp,
hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lợng dạy và học.
Phong trào đổi mới phơng pháp dạy học trong vài năm gần đây đã thực sự
giành đợc sự quan tâm của nhiều trờng, nhiều giáo viên. Nhiều giáo viên dạy giỏi đã
thể hiện khả năng vận dụng các phơng pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học
sinh hào hứng tham gia học tập với nhiều hình thức dạy học khác nhau, với nhiều ph-
ơng tiện dạy học hiện đại, nhiều biện pháp dạy học sáng tạo.
Cũng có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học đề cập tới nội dung
đổi mới phơng pháp dạy học, cách thức vận dụng các phơng pháp dạy học tích cực
trong việc khai thác và truyền đạt kiến thức. Song dù vậy, tôi cũng mạnh dạn đa ra ý
kiến chủ quan của mình về vấn đề: làm thế nào để tìm ra đợc phơng pháp giảng dạy
loại bài cung cấp kiến thức mới sao cho có hiệu quả, đặc biệt là loại bài cung cấp
kiến thức sinh lý học. Tuy không mới, những vấn đề mà tôi nêu ra có thể đã và đang
đợc nhiều ngời quan tâm nhng tôi hy vọng rằng những ý kiến của tôi đa ra sẽ nhận đ-
ợc sự ủng hộ và góp ý chân thành của đông đảo các thầy cô giaó và các em học sinh.
II.1.2. Cơ sở lí luận:
* Phơng pháp dạy học là gì?

Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
6
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

- Phơng pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy học. Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức
cụ thể. Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập. Phơng pháp dạy
học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong
những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.
- Phơng pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằng
cách đó GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong
những điều kiện học tập cụ thể.
* Dạy học tích cực là gì?
- Phơng pháp dạy học tích cực( PPDHTC) đợc dùng với nghĩa là hoạt động,
chủ động, trái với không hoạt động, thụ động. PPDHTC hớng tới việc tích cực hoá
hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hớng vào phát huy tính tích cực, chủ động
của ngời học chứ không chỉ hớng vào việc phát huy tính tích cực của ngời dạy.
- Dạy học tích cực phải đảm bảo:
+ Tăng cờng phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua
tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
+ Chú trọng rèn luyện phơng pháp và phát huy năng lực tự học của học
sinh.
+ Kết hợp với học tập hợp tác.
+ Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, tự đánh giá.
+ Tăng cờng khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế.
+ Đem lại niềm vui, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, đạt hiệu
quả cao.
* Đặc trng của kiến thức sinh lý học:
- Kiến thức Sinh lý học bao gồm các khái niệm về các hoạt động sống của cây
nh: hô hấp, quang hợp, vận chuyển các chất trong thân Đó là những khái niệm

mang tính trìu tợng, thể hiện mối quan hệ thống nhất giữa cấu tạo và chức năng, giữa
hoạt động sống với môi trờng.
* Phơng pháp dạy loại kiến thức Sinh lý học:
- Để dạy loại kiến thức này, phải đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức các thí
nghiệm giúp học sinh thấy đợc các hiện tợng sống của thực vật, thông qua t duy trìu
tợng mà hiểu đợc bản chất của quá trình sinh lý. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
7
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

nghiên cứu, học sinh phát triển các kĩ năng: phán đoán/ dự đoán, lập kế hoạch kiểm
tra các phán đoán/ dự đoán, tổ chức thí nghiệm, quan sát, so sánh kết quả thí nghiệm
với đối chứng, ghi chép kết quả theo dõi,
Ngoài ra, cũng cần chú ý tới việc hớng dẫn học sinh cách làm thí nghiệm ở
nhà, cách quan sát các hiện tợng sinh lý ở môi trờng xung quanh cũng nh cách lựa
chọn su tầm mẫu vật để rèn cho học sinh tính cẩn thận, làm việc khoa học , hình
thành óc quan sát, tổng hợp kiến thức.
- Để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi
tạo tình huống có vấn đề để học sinh suy nghĩ kết hợp với quan sát đi tới kết luận
khoa học.
Kết luận chơng I
Một trong những trọng tâm của đổi mới chơng trình và SGK giáo dục phổ
thông là tập trung vào đổi mới phơng pháp dạy học( PPDH) , thực hiện dạy học dựa
vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hớng dẫn
thích hợp của giáo viên nhằm phát triển t duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành
phơng pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và
niềm vui trong học tập. Tiếp tục tận dụng các u điểm của phơng pháp truyền thống và
dần dần làm quen với những phơng pháp dạy học mới.
Đổi mới PPDH luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội
dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: đổi mới các hình thức tổ

chức dạy học để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa
dạy học ở trong phòng học và ngoài hiện trờng: đổi mới đánh giá kết quả học tập của
học sinh qua đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh
giá, phối hợp kiểu đánh giá truyền thống với các trắc nghiệm khách quan, trung thực,
đạt đợc mục tiêu giáo dục của từng học sinh.
Do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, giữa các đối tợng học
sinh nên phải có các giải pháp thích hợp và linh hoạt về các bớc đi, về thời lợng, về
điều kiện thực hiện chơng trình theo từng vùng, miền, từng loại đối tợng học sinh:
giải quyết một cách hợp lý giữa yêu cầu của tính thống nhất với sự đa dạng về điều
kiện học tập của học sinh. Chính vì thế, trong đề tài này tôi chú trọng tới việc lựa
chọn phơng pháp dạy loại kiến thức sinh lý học cho đối tợng học sinh ở miền núi sao
cho kiến thức đến với các em một cách dễ dàng, dễ nhớ, dễ hình dung, dễ thuộc vì
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
8
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

đây là một kiến thức khó. Đặc biệt là các thao tác làm thí nghiệm, các em còn hết sức
lúng túng, kỹ năng xử lý các tình huống thí nghiệm còn hạn chế.
II.2. Chơng 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Nhiệm vụ lí luận:
+ Nhiệm vụ năm học
+ Các văn bản hớng dẫn đổi mới phơng pháp dạy học trong trờng THCS.
+ Tài liệu bồi dỡng thờng xuyên
+ Sách giáo viên
+ Các tài liệu bổ trợ cho hoạt động dạy và học.
b. Nhiệm vụ về thực tiễn :
+ Thực trạng dạy và học của cán bộ giáo viên và học sinh.
+ Đề xuất hớng giảng dạy mới và khảo nghiệm tính khả thi của vấn đề.
+ Kết quả thực hiện.

II.2.2. Các nội dung cụ thể trong đề tài:
a. Hệ thống phân loại:
* Loại thứ nhất:
Các kiểu bài thí nghiệm chứng minh đợc áp dụng đối với những bài sau khi
các em đã lĩnh hội kiến thức về mặt lý thuyết, từ đó các em phải tự bản thân làm thí
nghiệm để chứng minh các kiến thức đã học.
áp dụng vào bài:
+ Thí nghiệm chứng minh sự quang hợp.
+ Thí nghiệm chứng minh sự hô hấp và thoát hơi nớc.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
9
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

+ ảnh hởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, hô hấp,
* Loại thứ hai:
Các kiểu bài sử dụng thí nghiệm và kết quả thí nghiệm để đa ra kiến thức
mới hay một vấn đề mới. Với loại bài này đòi hỏi học sinh phải hiểu đợc các bớc
thí nghiệm, có sự chuẩn bị trớc và có thể tự tay các em thao tác hoặc giáo viên hớng
dẫn các em quan sát để đa ra kết quả và tự rút ra kết luận- là kiến thức cơ bản của bài.
áp dụng ở những bài sau:
+ Điều kiện nảy mầm của hạt.
+ Sự vận chuyển các chất trong thân.
+ Quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nớc,
+ Tìm hiểu thành phần hạt.
* Loại thứ ba:
Các loại bài sử dụng vật mẫu sẵn có trong thiên nhiên thông qua việc quan
sát, giải phẫu để từ đó đa ra kết luận cơ bản, trọng tâm kiến thức cho cả bài và từ đó
có thể áp dụng vào thực tiễn.
áp dụng ở những bài sau:
+ Các kiểu rễ biến dạng, thân biến dạng, lá biến dạng,

+ Các kiểu bài về cấu tạo rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
+ Các kiểu bài phân loại: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt,
b. Hớng dẫn giảng dạy:
Một số yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong việc dạy và học các loại bài trên:
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên không còn là ngời chỉ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn là
ngời tổ chức, hớng dẫn học sinh làm thí nghiệm, su tầm thí nghiệm, vật mẫu để từ đó
học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức mới.
- Bài soạn của giáo viên trong những bài sinh học ở lớp 6 nói chung và các bài
lý thuyết kiểu thí nghiệm thực hành nói riêng không chỉ thiết kế đơn giản nh các tiết
khác mà thiết kế hoạt động học tập của học sinh là chủ yếu, hoạt động dạy của ngời
giáo viên chỉ là thứ yếu, làm nhiệm vụ hớng dẫn trao đổi và chỉ đạo học sinh.

- Khi giảng dạy giáo viên chỉ là ngời hớng dẫn và giao nhiệm vụ.
* Về phía học sinh:
- Học sinh phải chủ động, tích cực, tự giác và tự lực chiếm lĩnh tri thức về kiến
thức với ý thức là:
+ Có mong muốn tìm hiểu.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
10
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

+ Bộc lộ khả năng nhận thức.
+ Tự nêu các tình huống có vấn đề trong khi làm thí nghiệm.
+ Biết vận dụng kiến thức vào thực tế giải thích các vấn đề trong tự nhiên và
trong đời sống.
* Đối với nội dung kiến thức cần nắm ở học sinh:
- Giáo viên nên lựa chọn kỹ nội dung của tiết dạy, chỉ cần yêu cầu học sinh
nghiên cứu, chuẩn bị thí nghiệm để tiến hành cho nội dung đó trong tiết học.
Ví dụ:

Với bài " Phần lớn nớc vào cây đi đâu? ", trọng tâm của bài là: cơ thể thực vật
thoát hơi nớc ra ngoài có phải không và bằng con đờng nào?
Vậy thì giáo viên đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị thí nghiệm là gì?
Đó là: 2 cây có đủ các bộ phận, 2 bình nớc có mực nớc nh nhau, 1 cái cân đĩa.
Sau đó, có thể cho học sinh lắp giáp thí nghiệm trớc, quan sát trớc khi tiến hành, lúc
tiến hành, sau khi tiến hành. Học sinh phải ghi đợc kết quả từng giai đoạn và giải
thích đợc các kết quả đó. Từ kết quả và việc giải thích, học sinh đa ra kết luận là
trọng tâm kiến thức của bài.
- Giáo viên nên có những tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung tiết học
hoặc vở học tập sinh học của học sinh. Một số tài liệu có thể tham khảo đợc nh:
+ Sách đại cơng về giải phẫu sinh lý Thực Vật.
+ Sách hớng dẫn làm các thí nghiệm thực hành về giải phẫu sinh lý Thực Vật.
+ Các câu hỏi giải đáp về thế giới Thực Vật.
* Đối với thiết bị dạy học:
- Nên sử dụng triệt để các thiết bị, mẫu vật sẵn có trong vờn trờng, phòng thí
nghiệm. Ngoài ra, bản thân giáo viên cũng cần phải tự tạo ra đồ dùng, có sự su tầm
trong tự nhiên.
- Bản thân học sinh phải có sự chuẩn bị vật mẫu, đồ dùng thí nghiệm, nghiên
cứu nội dung cũng nh cách tiến hành thí nghiệm trớc khi tiến hành tiết học ít nhất là
3 ngày.
c. Các phơng pháp dạy học:
- Phơng pháp quan sát tìm tòi: Học sinh là ngời độc lập quan sát, tự thu thập số
liệu, phân tích, so sánh để từ đó rút ra kiến thức mới.
- Phơng pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu: Giúp học sinh tự đặt mình vào
vị trí là ngời nghiên cứu, tự chủ động dành tri thức, lúc đó giáo viên chỉ là ngời
khuyến khích chỉ đạo các em bằng hệ thống câu hỏi có mục đích.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
11
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục


- Phơng pháp thực hành thí nghiệm: Đối với phơng pháp này, học sinh là ngời
nghiên cứu và các em phải tự xác định đợc mục đích của thí nghiệm và cách làm thí
nghiệm.
d. Các hình thức tổ chức lớp học:
- Hình thức học tập cá nhân: là hình thức mà bắt buộc từng học sinh độc lập
nghiên cứu tìm hiểu và tự đa ra nội dung kiến thức.
- Hình thức học tập theo nhóm: Giáo viên chia học sinh ra thành từng nhóm
nhỏ tuỳ theo số lợng học sinh trong lớp, mỗi nhóm thực hiện một nội dung thí
nghiệm cho một nội dung của bài hoặc tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ
sau đó trao đổi và đa ra kết luận chung nhất.
e. Khâu chuẩn bị:
Để thực hiện một tiết dạy về kiến thức sinh lý học nói chung và kiến thức sinh
lý học thực vật nói riêng, thì khâu chẩn bị vô cùng quan trọng , đặc biệt là sự chuẩn
bị về thí nghiệm. Thí nghiệm nghiên cứu các hoạt động sống của thực vật thờng kéo
dài, vì vậy giáo viên cần có kế hoạch định trớc để tới khi tiến hành bài giảng là có kết
quả chứng minh.
Ví dụ:
Bài " Vận chuyển các chất trong thân" cần thực hiện thí nghiệm nghiên cứu
sự vận chuyển nớc và muối khoáng hoà tan qua mạch gỗ và sự vận chuyển chất hữu
cơ qua mạch rây. Cả hai thí nghiệm đều đòi hỏi thời gian dài( đặc biệt thí nghiệm vận
chuyển chất hữu cơ qua mạch rây). Vì vậy, giáo viên cần có kế hoạch tiến hành trớc
để khi giảng bài có kết quả. Ngoài việc chuẩn bị của giáo viên, cần hớng dẫn cho học
sinh làm thí nghiệm trớc ở nhà.
Lu ý: trong thí nghiệm nghiên cứu sự vận chuyển nớc và muối khoáng hoà tan,
cắm hoa huệ hoặc hoa náng trắng vào bình nớc pha mực màu, kèm theo ở mỗi lọ ta
cắm thêm một cành dâu non hoặc dâm bụt non( để thấy rõ sự phân bố của mạch gỗ
trong thân cây Hai lá mầm).
Có thể sử dụng các câu hỏi sau:
- Cành cây hoặc cành hoa sau khi cắt rời khỏi thân cây, muốn giữ đợc tơi lâu,
ta làm thế nào( Cắm vào nớc).

- Bộ phận nào của thân làm nhiệm vụ vận chuyển nớc? ( Các bó mạch ).
Đặt vấn đề: Vậy, nớc và muối khoáng hoà tan đợc rễ hút vào, vận chuyển qua thân
lên lá qua đờng nào? Để hiểu đợc điều đó, ta làm thí nghiệm( mô tả thí nghiệm).
Hỏi: - Tại sao trong thí nghiệm ta cần pha mực màu vào nớc? ( Để dễ quan sát).
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
12
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

- Vì sao bố trí thí nghiệm lại dùng hai bình pha mực có màu khác nhau? ( Để
kiểm tra kết quả thí nghiệm ở cả hai bình có giống nhau không).
- Vì sao lại lấy hoa huệ, hoa náng trắng làm đối tợng thí nghiệm mà không
dùng loại hoa có màu khác? ( Khi nớc pha màu dẫn lên hoa làm hoa nhuộm màu nên
dễ thấy)
Giảng: Khi hoa đã nhuộm màu là lúc nớc và muối khoáng hoà tan vận chuyển qua
thân bằng bộ phận nào, ta làm thế nào? ( Quan sát lát cắt dới kính hiển vi).
Trớc khi quan sát lát cắt dới kính hiển vi, ta có thể quan sát diện cắt ngang của
cành hoa, cành dâu hoặc cành dâm bụt bằng kính lúp hoặc bằng mắt thờng ta cũng
thấy phần bó gỗ nhuộm màu.
Chú ý: Nhiều thí nghiệm trong nghiên cứu chức năng sinh lí của cây là khó, vì vậy
giáo viên phải tập làm trớc nhiều lần cho đến khi thành thạo. Với học sinh cũng cần
cho học sinh làm quen và sử dụng thành thạo các công cụ, phơng tiện thí nghiệm, hết
sức lu ý các yếu tố ngoại lai có thể dẫn tới sự sai lệch kết quả nghiên cứu để khắc
phục, thí dụ:
+ Bọt khí trong ống nghiệm lẫn bọt khí ở ngoài ống khi thực hiện thí
nghiệm chứng minh cây xanh nhả ôxi.
+ Nớc nhiều khí clo sẽ hạn chế kết quả thí nghiệm sự vận chuyển nớc
và muối khoáng.
f. Bài soạn:
Cùng với thí nghiệm, để thực hiện đợc một tiết dạy đạt kết quả tốt thì việc quan
trọng thứ hai của khâu chuẩn bị là soạn giáo án.

Giáo án phải đợc soạn theo hớng tích cực hoạt động của học sinh. Giáo viên
phải lựa chọn kiến thức cơ bản cho những bài đó và vận dụng phơng pháp đổi mới,
nếu kiến thức cha thích hợp ta có thể sắp xếp theo logic.
Ví dụ: Trong bài " Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm ", kiến thức cơ bản là
kết luận ở phần hai nhng để có những kiến thức đó thì giáo viên lại trải qua một khâu
chuẩn bị thí nghiệm và làm thí nghiệm rất công phu tỉ mỉ và đòi hỏi chính xác.
Để đạt đợc điều đó thì trong giáo án, giáo viên phải chỉ rõ đợc trong khâu chuẩn bị:
Công việc nào của thầy, công việc nào của trò và trong hoạt động lên lớp khi nào thì
trò tiến hành thí nghiệm, khi nào thì thầy hớng dẫn.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
13
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

Trong bài soạn, giáo viên phải xác định đợc các con đờng thích hợp giúp học
sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức có logíc của quá trình hình thành các kiến thức đó.
+ Nếu là kiến thức về giải phẫu thực vật: Học sinh phải tự biểu diễn thí
nghiệm, quan sát mẫu vật và đi đến kết luận có tính giải phẫu.
Ví dụ: Bài " Cấu tạo trong của phiến lá" , " Cấu tạo và chức năng của hoa".
+ Nếu là kiến thức về sinh lí thực vật: Bắt buộc học sinh phải chuẩn bị thí
nghiệm, tự làm, tự quan sát kết quả và giải thích kết quả để tự mình rút ra kiến thức
cơ bản.
Ví dụ: Bài quang hợp, hô hấp, thoát hơi nớc bắt buộc học sinh phải chuẩn bị lá tr-
ớc: Bịt băng cho lá trớc khi vào tiết học hoặc là bài thoát hơi nớc phải tiến hành trớc
tiết học sau đó ghi kết quả vào phiếu, đến khi vào học chỉ mô tả thí nghiệm và giải
thích, nhằm tránh việc cháy giờ ảnh hởng đến nội dung khác, tiết khác.
Ngoài ra, trong bài soạn giáo viên phải thiết kế một hệ thống hoạt động rõ
ràng, xác định đợc hình thức tổ chức để hớng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức.
Giáo viên phải lập kế hoạch cho bản thân và học sinh việc chuẩn bị đồ dùng
cho thí nghiệm trớc đó 3-4 ngày một cách đầy đủ, cụ thể. Có thể làm thử một vài lần
để tránh việc làm thí nghiệm không thành công. Song song việc chuẩn bị đồ dùng

giáo viên còn phải chuẩn bị phiếu học tập - nội dung trình tự các bớc làm thí nghiệm
- và phiếu đánh giá việc lĩnh hội tri thức của học sinh phù hợp với đối tợng học sinh.
Tiết dạy thực nghiệm:
Tiết 40: phần lớn nớc vào cây đi đâu?
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Về kiến thức:
- Học sinh biết lựa chọn cách thiết kế một thí nghiệm chứng minh cho kết
luận : Phần lớn nớc do rễ hút vào cây đã đợc lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nớc.
- Nêu đợc ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nớc qua lá.
- Nêu đợc những điều kiện bên ngoài ảnh hởng tới sự thoát hơi nớc qua lá
2. Về kỹ năng:
- Học sinh trình bày đợc thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nớc ở lá và giải
thích đợc vai trò của tới nớc, chống hạn trong trồng trọt.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có lòng say mê công việc, tính ham hiểu biết và có ý thức
bảo vệ thiên nhiên.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
14
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- H24.1 và H24.2( phóng to).
- Tranh cấu tạo trong của phiến lá.
- Kết quả của thí nghiệm 1( nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh:
- 2 HS/ 1 nhóm chuẩn bị thí nghiệm ở nhà, mang kết quả đến lớp.
- Xem lại phần biểu bì của phiến lá.
III/ Phơng pháp:
- Phơng pháp thực hành thí nghiệm.

- Hoạt động theo nhóm nhỏ.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. ổn định: - Sĩ số
- Kiểm tra việc chuẩn bị thí nghiệm của học sinh.
2. Kiểm tra:
- Học sinh 1: ? Quá trình hô hấp xảy ra ở đâu? Thời gian nào?
? So sánh với quá trình quang hợp
- Học sinh 2: ? Những điều kiện nào ảnh hởng đến quá trình hô hấp.
3. Bài mới:
Vào bài:
Hàng ngày, chúng ta tới rất nhiều nớc cho cây. Nhng chỉ 1 phần nhỏ nớc do rễ
hút vào đợc cây giữ lại sử dụng. Còn phần lớn nớc đi đâu? Chúng ta cùng tìm lời giải
đáp trong bài học hôm nay.
Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
15
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

GV
?
?
?
HS
?
HS
?
HS
?
?

?
?
HS
?
?
?
?
HS
Cho HS nghiên cứu độc lập SGK để trả lời 2
câu hỏi:
Một số HS đã dự đoán điều gì.
Biểu bì của phiến lá có cấu tạo ra sao.
Để chứng minh cho dự đoán đó, họ đã làm gì.
Tự nghiên cứu nội dung 2 thí nghiệm, từ đó lựa
chọn thí nghiệm cho nhóm mình.
Giải thích lý do chọn của nhóm mình
Để kết quả thí nghiệm của mình đã lựa chọn
lên bàn.
Thí nghiệm tiến hành phải nhằm mục đích gì
Phân tích từng thí nghiệm.
Dũng và Tú đã tiến hành thí nghiệm nh thế nào.
H24.1 có hiện tợng gì.
Tại sao ở bình đối chứng, 2 bạn ngắt lá cây làm

Trong khi hô hấp, ngoài năng lợng, khí CO
2
, lá
cây còn tạo ra sản phẩm gì
Hơi nớc.
Thí nghiệm của Dũng và Tú đã chứng minh nội

dung nào của dự đoán.
So sánh 2 thí nghiệm, theo em thí nghiệm nào
đã kiểm tra đợc dự đoán ban đầu.
Qua 2 thí nghiệm, khẳng định cho ta điều gì.
Sự thoát hơi nớc qua lá có ý nghĩa nh thế nào
đối với cây.
Đọc thông tin sgk, nêu đợc:
- Tạo sức hút nớc và muối khoáng từ rễ lên lá.
- Làm dịu mát cho lá, giảm nhiệt độ cho cây.
1. Thí nghiệm xác định
phần lớn nớc vào cây
đi đâu?
a. Thí nghiệm:
- Nhóm Dũng và Tú
- Nhóm Tuấn và Hải.
b. Nhận xét:
- Thí nghiệm 1 cha
chứng minh đợc lợng n-
ớc thoát ra là do rễ hút
vào.
- Thí nghiệm 2 chứng
minh cho dự đoán ban
đầu là đúng.
c. Kết luận:
- Phần lớn nớc do rễ hút
vào đã đợc thải ra ngoài
bằng sự thoát hơi nớc
qua lá.
2. ý nghĩa của sự thoát
hơi nớc:


- Sự thoát hơi nớc qua lá
có ý nghĩa quan trọng
đối với cây.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
16
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

HS
?
?
GV
?
?
GV
Đọc thông tin sgk 81- 82.
Khi nào lá cây thoát hơi nớc nhiều.
Nếu cây thiếu nớc sẽ xảy ra hiện tợng gì.
Yêu cầu HS đọc kỹ nội dung sgk thảo luận các
câu hỏi sau:
Vì sao ngời ta lại phải tới nhiều nớc cho cây khi
nắng nóng, khô hanh, gió thổi mạnh, độ ẩm
không khí giảm.
Sự thoát hơi nớc phụ thuộc vào những điều kiện
bên ngoài nào
Kết luận chung :
- Phần lớn nớc do rễ hút vào cây đợc thải ra môi
trờng bằng hiện tợng thoát hơi nớc qua các lỗ
khí ở lá.
- Hiện tợng thoát hơi nớc qua lá giúp cho việc

vân chuyển nớc và muối khoáng từ rễ lên lá và
giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dới ánh nắng mặt
trời.
- Cần phải tới đủ nớc cho cây nhất là vào mùa
khô hạn, nắng nóng.
3. ảnh hởng của các
điều kiện đến sự thoát
hơi nớc:

- Độ ẩm, ánh sáng,
nhiệt độ.
- Không khí, gió.
4. Củng cố:
Câu hỏi 1: Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác ngời ta phải chọn ngày râm
mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngọn.
Câu hỏi 2: Chọn câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau:
? Vì sao hiện tợng thoát hơi nớc qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây:
a. Giúp cho cây vận chuyển nớc và muối khoáng.
b. Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dới ánh sáng mặt trời.
c. Cả a và b.
d. Cả a và b đều sai. (Đáp án : c )
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
17
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

5. Hớng dẫn về nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Đọc mục " Em có biết".
- Su tầm các loại lá: Cây xơng rồng, cây đậu Hà Lan, cây Mây, cây Bèo tây,
cây hành , củ dong,

V/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Kết luận chơng II
* ý nghĩa của việc giảng dạy kiến thức sinh lý bằng phơng pháp dạy học
theo hớng phát huy tính tích cực của học sinh:
- Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức trong tự nhiên về thực vật một cách nhanh
nhất, nhớ lâu và từ đó các em có thể giải thích đợc các hiện tợng sinh lý của thực vật
trong tự nhiên.
- Rèn cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo về cách tiến hành thực hành thí nghiệm
chứng minh một cách thuần thục nhất.
- Thông qua bài học giáo dục đợc cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu môi
trờng để khi bớc vào đời các em đã có sẵn lòng tự tin và tự lực bớc theo con đờng sự
nghiệp mà các em đã chọn.
* Nh ững lu ý trong khi giảng dạy:
Để tiến hành một tiết dạy loại kiến thức sinh lý học đạt hiệu quả cao, ngời giáo
viên cần phải làm tốt các công việc sau:
- Có kế hoạch nghiên cứu bài học ngay từ đầu năm học.
- Lựa chọn phơng pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.
- Thiết kế các hoạt động dạy và học một cách rõ ràng, cụ thể.
- Bố trí tổ chức các thí nghiệm trớc khi tiến hành.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi tạo tình huống có vấn đề để kích thích tính t duy
logic của học sinh.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
18
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

- Dự kiến đợc những thắc mắc của học sinh và có kỹ năng giải quyết các tình
huống có thể xảy ra trong khi làm thí nghiệm.
II.3. Chơng 3: Phơng pháp nghiên cứu- kết quả nghiên cứu
II.3.1. Phơng pháp nghiên cứu:
- Đọc nghiên cứu tài liệu công văn.

- Phơng pháp giáo dục tâm lý xã hội.
- Phơng pháp tổng hợp, kiểm tra đánh giá.
- So sánh đối chiếu.
- Nghiên cứu tình hình thực tiễn.
- Điều tra nắm bắt thông tin phản hồi.
II.3.2. Kết quả nghiên cứu:
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
19
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

II.3.2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu:
a. Đánh giá chung:
- Tiên Lãng là một xã vùng núi ven biển có diện tích tự nhiên là 4.168ha, dân
số 5.237 nhân khẩu, 1.230 hộ. Đợc chia thành 8 thôn, có 2 thôn chủ yếu làm nghề ng
nghiệp, thờng xuyên những chủ hộ đi lênh đênh trên biển dài ngày, ở nhà chỉ còn lại
ngời già cùng các cháu nhỏ.
b. Thuận lợi:
- Sự nghiệp giáo dục luôn đợc toàn Đảng, toàn dân quan tâm và chăm lo, coi sự
nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đảng bộ và chính quyền xã luôn quan tâm
và chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của giáo dục, đã có chơng trình hành
động thực hiện nghị quyết Trung ơng khoá VIII ngay từ tháng 12/2001.
- Mạng lới trờng lớp ở các cơ sở đợc phủ kín, đáp ứng nhu cầu học tập ngày
càng cao của con em trong xã.
- Phụ huynh học sinh và nhân dân ngày càng nhận thức rõ vai trò của việc nâng
cao dân trí, nhu cầu học tập ngày càng nâng lên.
- Đội ngũ giáo viên trờng THCS Tiên Lãng hiện nay có nhiều giáo viên trẻ,
khoẻ, có năng lực và nhiệt tình công tác.
- Các lớp cấp 2 đã đợc mở tại cơ sở Thuỷ Cơ, trang thiết bị dạy hoạc ngày càng
tăng cờng phục vụ cho việc giảng dạy theo chơng trình SGK mới.
c. Khó khăn:

- Đời sống kinh tế- xã hội của nhân dân hầu hết còn gặp nhiều khó khăn, vẫn
còn một số hộ thuộc diện nghèo, dân trí thấp.
- Địa bàn xã phức tạp, cơ sở ở xa nên việc đi lại khó khăn. Mặt khác, số học
sinh trong độ tuổi phải phổ cập lại là lực lợng lao động chính trong gia đình. Do đó,
việc huy động các đối tợng này ra lớp không phải là việc dễ dàng.
- Về cơ sở vật chất: Mạng lới trờng lớp đã đợc phát triển mở rộng. Tuy nhiên
vẫn còn thiếu thốn, đặc biệt là phòng học của trờng còn thiếu, phòng làm việc của
giáo viên chật chội, dột nát.
II.3.2.2. Thực trạng:
a. Về cơ sở vật chất:
Mặc dù trờng đợc trang bị đầy đủ về trang thiết bị dạy học nhng hiệu quả sử
dụng còn thấp, do:
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
20
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

- Thiếu phòng thí nghiệm, không có nơi bảo quản tốt các thiết bị dạy học đặc
biệt là các hoá chất, những đồ dùng dễ hỏng, dễ vỡ nh: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh,
kính hiển vi,
b. Về phía giáo viên:
- Số ít các giáo viên ý thức chấp hành quy chế chuyên môn cha cao, giảng dạy
còn mang tính chất đại khái, nhiều giờ học dạy " chay" không sử dụng thiết bị dạy
học.
- Các đồng chí giáo viên trẻ có nhiều kiến thức, nhiệt tình, có tâm huyết với
nghề song các kỹ năng xử lý tình huống còn chậm, cha linh hoạt. Đặc biệt là các kỹ
năng, kỹ xảo tổ chức và trình bày thí nghiệm.
c. Về phía học sinh:
Nh đã trình bày ở trên, địa bàn trờng là một xã nông thôn miền núi nên các em
rất gần gũi với thiên nhiên, dễ nắm bắt thực tế song;
- Hầu hết các gia đình còn khó khăn, các em phần lớn là lực lợng lao động

chính trong gia đình nên thời gian đầu t cho việc học còn ít.
- Một số em còn mải chơi , coi việc học là thứ yếu nên không chú ý trong giờ
học, không có sự đầu t cho việc học và làm bài ở nhà.
- Lứa tuổi các em còn nhỏ, thích hiếu động, cha có thói quen làm việc cẩn
thận, chính xác do vậy các thao tác làm thí nghiệm còn ngợng ngùng, lúng túng.
II.3.2.3. Đánh giá thực trạng:
Nhìn chung các tiết dạy sinh học nói chung và các tiết dạy về kiến thức sinh lý
học nói riêng cha thật sự hoàn chỉnh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Song có lẽ nguyên nguyên nhân lớn nhất ở đây là ta cha có đợc phơng pháp giảng dạy
tối u, phù hợp với đối tợng học sinh cũng nh loại kiến thức giảng dạy. Chính vì vậy,
việc đổi mới phơng pháp dạy học, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phù
hợp là hết sức cần thiết, đặc biệt với loại kiến thức khó mang tính trìu tợng cao nh
kiến thức sinh lý học.
II.3.2.4. Đề xuất biện pháp.
- Tăng cờng sử dụng trang thiết bị trong dạy học.
- Có kế hoạch chuẩn bị, tìm tòi các t liệu phục vụ cho giờ dạy.
- Đổi mới phơng pháp dạy học dới nhiều hình thức: " học mà chơi, chơi mà
học" nhằm kích thích niềm say mê, hứng thú học.
- Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo hớng phát triển năng lực của học
sinh.
II.3.2.5. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
21
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

Sau khi có trao đổi về phơng pháp dạy loại bài kiến thức sinh lý đối với các
đồng nghiệp cùng dạy bộ môn ở trong trờng và các giáo viên của các trờng lân cận,
chúng tôi nhận thấy việc giảng dạy với phơng pháp đổi mới là hoàn toàn phù hợp với
đặc trng của cấp học THCS và đặc biệt với bộ môn khoa học thực nghiệm. Tôi đã tiến
hành dạy thực nghiệm trên 3 lớp 6 với 3 phơng pháp khác nhau và đều thu đợc các

kết quả rất khả quan nh sau:
- Lớp 6
A
: Dạy theo phơng pháp thuyết trình.
- Lớp 6
B
: Dạy theo phơng pháp độc lập nghiên cứu thí nghiệm và rút ra kiến
thức cơ bản.
- Lớp 6
C
: Dạy theo phơng pháp trực quan mô tả.
Sau đó tôi phát phiếu kiểm tra và thu đợc kết quả:
TT Lớp Tổng số
Kết quả
9- 10 7- 8 5- 6 3- 4 0- 2
1 6
A
29 0 7 10 9 3
2 6
B
30 5 13 10 2 0
3 6
C
15 1 2 5 7 0

Kết luận chơng III
Một hớng đổi mới PPDH cần đợc quan tâm là: từ thực trạng phổ biến hiện nay
chủ yếu dùng phơng pháp thuyết trình- giảng giải( giảng để dạy) và phơng pháp vấn
đáp( hỏi để dạy) tiến lên sử dụng ngày càng nhiều các phơng pháp hoạt động, nhất là
các hoạt động khám phá( làm để học).Muốn vậy, phải thay đổi quan niệm về chức

năng của ngời dạy. Ngời dạy không còn đóng vai trò chủ yếu là ngời truyền đạt kiến
thức mà là ngời tạo thuận lợi cho việc học.
III.Phần kết luận:
III.1. Kết luận:
Qua 5 năm công tác giảng dạy sinh học với 2 năm dạy sinh học 6 trong nhà tr-
ờng, tôi nhận thấy:
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
22
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

Việc dạy học cho học sinh không phải là cố nhồi nhét cho HS một mớ kiến
thức, tuy rằng kiến thức là cần thiết mà điều chủ yếu là giáo dục học sinh có phơng
pháp suy nghĩ, phơng pháp suy luận, phơng pháp diễn tả, phơng pháp nghiên cứu độc
lập. Để làm đợc điều đó ngời giáo viên đặc biệt là ngời giáo viên sinh học phải đợc
nghiên cứu tìm hiểu để có phơng pháp dạy tốt nhất phù hợp với mục tiêu của quá
trình đào tạo theo tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông.
Do đó, tôi mạn phép đa ra một vài ý kiến nhỏ của mình góp phần vào việc đổi
mới phơng pháp trong dạy học.Thời gian tôi công tác cha nhiều đặc biệt với phạm vi
chơng trình sinh học 6, kinh nghiệm giảng dạy phần nào còn hạn chế, kính mong ban
giám khảo góp ý giúp tôi thực hiện đề tài này cũng nh việc giảng dạy sinh học nói
chung và sinh học 6 nói riêng đợc tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
III.2. Kiến nghị:
- Cần đầu t cho phòng học thực hành thí nghiệm và phòng bảo quản đồ dùng
thí nghiệm.
- Trang bị mới thiết bị dạy học đặc biệt là các đồ dùng thí nghiệm.
( Có thể 5- 7 năm trang bị một lần).
- Tổ chức các chuyên đề đặc biệt là các chuyên đề thực hành thí nghiệm để
giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm.
- Có thể tổ chức các cuộc thi biểu diễn thí nghiệm để giáo viên củng cố thêm

kỹ năng thực hành cũng nh cách xử lý các tình huống xảy ra trong khi làm thí
nghiệm.
IV. Phần danh mục
tài liệu tham khảo- phụ lục :
IV.1. Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Dạy học sinh học ở trờng THCS, tập 1- NXBGD- 2000.
2. Trần Bá Hoành ( chủ biên )- Phát triển các phơng pháp học tập tích cực trong
bộ môn sinh học, NXB Giáo dục- 2000.
3. Luật Giáo dục năm 2005.
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn sinh học.
5. Sách giáo khoa sinh học 6.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
23
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

6. Sách giáo viên sinh học 6.
7. Tài liệu bồi dỡng thờng xuyên chu kì III.
IV.2. Phần phụ lục:
Lời mở đầu
I. Phần mở đầu
I. 1. Lý do chọn đề tài
I. 1.1 Cơ sở lý luận
I. 1.2 Cơ sở thực tiễn
I. 2 Mục đích nghiên cứu:
I.3. Thời gian - địa điểm:
I.3.1 Thời gian:
I.3.2 Địa điểm:
I.3. 3. Phạm vi đề tài:
I.3. 3. 1 Giới hạn đối tợng nghiên cứu
I.3. 3. 2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

I.3. 3.3 Giới hạn về khách thể khảo sát
I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn
II. Phần nội dung
II.1 Chơng 1 : Tổng quan
II.1. 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
II.1. 2 Cơ sở lí luận
Kết luận chơng 1
II.2. Chơng 2 : Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2. 1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ về lí luận
- Nhiệm vụ về thực tiễn
II.2. 2. Các nội dung cụ thể trong đề tài
a. Hệ thống phân loại:
b. Hớng dẫn giảng dạy
c. Các phơng pháp dạy học
d. Các hình thức tổ chức lớp học
e. Khâu chuẩn bị
f. Bài soạn
g. Tiết dạy thực nghiệm
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
24
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

Kết luận chơng 2
II.3 Chơng 3: Phơng pháp nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu
II.3 .1. Phơng pháp nghiên cứu
II.3 .2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn
II.3 .2. 1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
II.3 .2. 2 Thực trạng
II.3 .2. 3 Đánh giá thực trạng

II.3 .2. 4 Đề xuất biện pháp
II.3 .2. 5 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Kết luận chơng 3
III. Phần kết luận - kiến nghị
III. 1 Kết luận
III. 2 Kiến nghị
IV. Phần danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục
V. Nhận xét của hội đồng cấp trờng, phòng GD&ĐT.
Nguyễn Thị Hơng Trờng THCS Tiên Lãng
25

×