Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH, XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI TRONG KCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.22 KB, 16 trang )

MÔN:QUY HOẠCH KHU SẢN XUẤT
ĐÔ THỊ
ĐỀ TÀI:CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH, XÂY DỰNG HỆ THỐNG
THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI TRONG KCN.
NHÓM: 5
LỚP: 08QH1D
GVHD:TRƯƠNG THIÊN THƯ, Ph.D (AIT), Kts.
TPHCM, Ngày 04/12/2010
DANH SÁCH NHÓM 5
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1
Bùi Trương Kim Anh 082034C
2
Trần Võ Hoàng Diễm 082041C
3
Nguyễn Thị Thùy Dung 083189C
4
Lê Thị Mỹ Lộc 082054C
5
Nguyễn Hoàn Mỹ 082056C
6
Trần Thị Hồng Nhung 083137C
7
Nguyễn Thị Kiều Oanh 083100C
8
Nguyễn Thị Hoàng Phương 083101C
9
Nguyễn Thị Thu Vân 083106C
CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH, XÂY DỰNG
HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC
THẢI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP


A/ GIỚI THIỆU CHUNG:
Tất cả các loại chất thải được chia ra làm các loại sau:
*Rác thải sinh hoạt
*Rác thải y tế
*Rác thải công nghiệp
Rác thải công nghiệp:
1)Định nghĩa:
Là những loại rác thải rắn có cấu tạo từ những polyme hoặc những chế phẩm đặc hiệu. Hiện nay
theo thống kê của tổ chức môi trường thế giới, mỗi năm thế giới sản xuất được 70 tỷ pound chất
thải công nghiệp, trong đó có 40 % của số lượng đó chỉ được sử dụng một lần sau đó thì được đổ
ra bãi rác, điều này đã gây ra hiện tượng khủng hoảng "Bãi rác ". Mặt khác những chất thải này
bao gồm cả những bao gói và các vật liệu polyme bậc cao, chúng gây ra hiện tượng ứ đọng rất
khó phân huỷ bởi vi sinh vật, và tất nhiên là chúng còn tồn tại hàng nhiều chục năm…
Khối lượng rác thải công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng diểm ở VN.
• Tuỳ theo tính chất, khối lượng, chất độc hại thải ra và yêu cầu về khối lượng vận tải
hàng hoá, vị trí của khu công nghiệp được bố trí như sau:
- Khu công nghiệp thải ra lượng, chất độc hại lớn, có tính chất nghiêm trọng,
có yêu cầu về khối lượng vận tải lớn, cần đường sắt chuyên dụng và cảng chuyên
dụng được bố trí ở ngoài thành phố, cách khu ở từ 1000m trở lên.
- Khu công nghiệp thải ra khối lượng chất độc hại không lớn có tính chất
không nghiêm trọng và có yêu cầu về khối lượng vận tải đường sắt được bố trí ở
vùng ven nội thị, cách khu ở ít nhất 100m.
- Khu công nghiệp quy mô nhỏ, không thải ra hoặc thải ra các chất độc hại
không đáng kế, yêu cầu về khối lượng vận tải không lớn không cần đường sát
chuyên dụng được bố trí trong giới hạn khu dân dụng của đô thị.
• Các công trình của các xí nghiệp công nghiệp phân làm ba loại dưới đây:
- Không thải ra các chất bụi bẩn, các chất độc hại( nhà hành chính, phục vụ sinh
hoạt, vắn hoá xã hôi…)
- Có chất thải ra một lượng bụi bẩn, chất độc hại không đáng kế (một số công trình
sản xuất và phụ trợ v.v );

- Thải ra một lượng đáng kế các chất độc hại, bụi bẩn (những công trình sản xuất
chính, công trình phụ trợ, động lực v.v )
Rác thải công nghiệp
Xử lý rác tại Bãi rác Phước Hiệp.
2)Nguồn gốc phát sinh:
Nguồn phát sinh các chất bẩn, độc hại trong KCN gồm nguồn điểm và
nguồn dải. Nguồn điểm thường là ống khói, các giếng phun. Nguồn dải thường là
cửa mái hoặc bằng cửa bên liên tục, các nguồn thải các chất bẩn có thể thường
xuyên hoặc từng thời điểm, nóng hoặc lạnh. Ngoài ra các chất bẩn, độc hại thoát ra
ngoài do thiết bị hở, do quá trình vận chuyển các van khóa đường ống không kín
hoặc do cặn bã đổ bừa bãi.
 Để giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi của các công trình gây ra bụi bẩn, độc hại đối với
các công trình khác, cần bố trí những công trình thải nhiều các chất độc hại, bụi bẩn ở
cuối hướng gió chủ đạo. Nếu hai hoặc nhiều công trình có mức độ gây ô nhiễm môi
trường như nhau cần ưu tiên cho công trình có số lượng công nhân làm việc đông hơn.
B/CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH, XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC
THẢI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP:
1) Quy định chung:
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn là quy hoạch chuyên ngành xây dựng, bao gồm: điều tra, khảo
sát, dự báo chi tiết nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải rắn thông thường và nguy hại;
xác định vị trí và quy mô các trạm trung chuyển, phạm vi thu gom, vận chuyển; xác định vị trí,
quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn trên cơ sở đề xuất công nghệ xử lý thích hợp; xây dựng kế
hoạch và nguồn lực nhằm thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn.
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn bao gồm: quy hoạch vùng liên tỉnh; quy hoạch vùng tỉnh.
Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng liên tỉnh chỉ xét đến các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu du lịch, khu lịch sử-văn hóa có ý nghĩa liên vùng, là động lực phát triển vùng.
- Chất thải rắn nguy hại phải được thu gom, vận chuyển và xử lý riêng, phù hợp với quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chất thải rắn nguy hại phải được phân loại, thu gom và xử lý riêng.
2) Quy định về lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn:

- Các cơ sở xử lý chất thải rắn của đô thị phải được bố trí ở ngoài phạm vi đô thị, cuối hướng gió
chính, cuối dòng chảy của sông suối. Xung quanh cơ sở xử lý chất thải rắn phải trồng cây xanh
cách ly
- Không được bố trí các cơ sở xử lý chất thải rắn của đô thị ở vùng thường xuyên bị ngập nước,
vùng cax-tơ, vùng có vết đứt gãy kiến tạo.
- Khi chọn địa điểm xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, phải nghiên cứu khả năng phục vụ cho
liên vùng các đô thị gần nhau, tạo thuận lợi cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giảm nhu cầu chiếm đất
và giảm ô nhiễm môi trường.
- Trong vùng ATVMT của cơ sở xử lý chất thải rắn, có thể thực hiện các hoạt động lâm nghiệp,
xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, tuyến và trạm điện, hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải.
3) Công nghệ xử lý chất thải rắn:
- Công nghệ xử lý chất thải rắn dự kiến lựa chọn trong cơ sở xử lý chất thải rắn phải hiệu quả,
phù hợp với điều kiện kinh tế, không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và môi trường
không khí xung quanh.
- Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng công nghệ chôn lấp không vượt quá 15% tổng lượng chất
thải rắn thu gom được. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng các công nghệ khác (tái chế, tái sử
dụng, chế biến phân hữu cơ…) ≥85%.
4) Thu gom chất thải rắn:
a)Tỷ lệ thu gom chất thải rắn được quy định:
Loại đô thị
Lượng thải chất thải rắn phát sinh Tỷ lệ thu gom CTR
(kg/người-ngày) (%)
Đặc biệt, I 1,3 100
II 1,0 >95
III-IV 0,9 >90
V 0,8 85
b) Yêu cầu đối với trạm trung chuyển chất thải rắn:
- Phải bố trí trạm trung chuyển chất thải rắn nhằm tiếp nhận và vận chuyển hết khối lượng chất
thải rắn trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý tập trung trong thời gian không quá 2

ngày đêm;
- Tại mỗi trạm trung chuyển chất thải rắn: có bãi đỗ xe vệ sinh chuyên dùng; phải có hệ thống
thu gom nước rác và xử lý sơ bộ;
- Khoảng cách ATMT của trạm trung chuyển chất thải rắn >20m.
5) Quy định khoảng cách ATVMT của cơ sở xử lý chất thải rắn:
- Bãi chôn lấp chất thải rắn hỗn hợp (vô cơ và hữu cơ) hợp vệ sinh, phải có khoảng cách
ATVMT nhỏ nhất giữa hàng rào bãi chôn lấp chất thải rắn đến chân các công trình xây dựng
khác ≥1.000m.
- Khoảng cách ATVMT nhỏ nhất giữa bãi chôn lấp chất thải rắn vô cơ đến chân các công trình
xây dựng khác ≥100m.
- Nhà máy xử lý chất thải rắn (đốt có xử lý khí thải, sản xuất phân hữu cơ): khoảng cách
ATVMT nhỏ nhất giữa nhà máy xử lý chất thải rắn đến chân các công trình xây dựng khác là
≥500m.
- Chiều rộng của dải cây xanh cách ly ngoài hàng rào ≥20m tính từ hàng rào cơ sở xử lý chất
thải rắn.
-> Quy hoạch quản lý chất thải rắn trong quy hoạch xây dựng KCN cần đảm bảo các yêu cầu sau
đây:
- Xác định được các chỉ tiêu chất thải rắn.
-Dự báo được tổng khối lượng chất thải rắn (thông thường, nguy hại).
-Dự báo được nhu cầu đất cho công trình xử lý chất thải rắn.
-Xác định vị trí, quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường và nguy hại.
-Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn.
-Xác định vị trí, quy mô trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn .
Xử lý rác thải ở KCN
C/GIẢI PHÁP:
Rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại (gọi tắt chung là RCN) nếu không được xử lý đúng quy
định sẽ gây hại rất lớn cho môi trường. PGS-TS Nguyễn Đinh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao
đẳng Môi trường TPHCM, cho biết trong RCN thường có các kim loại nặng và một số hóa chất
độc hại khác như thủy ngân, chì… Những chất thải này bị vứt ra ngoài môi trường tự nhiên sẽ
cản trở khả năng trao đổi oxy trong nước, giết hại các sinh vật sinh sống ở đây và làm ô nhiễm

đất. Con người sống trong môi trường ấy, sử dụng các sinh vật ấy làm thực phẩm cũng sẽ có
nguy cơ bị nhiễm độc, thậm chí tử vong… Không chỉ có vậy, chúng còn có tác động tiêu cực đến
biến đổi khí hậu khi bị phân hủy và phát tán khí độc.
RCN tại TPHCM thường là bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của các khu chế xuất, khu công
nghiệp, bùn từ hệ thống thoát nước, cặn dầu nhớt, dầu biến thế, xỉ kim loại… Tiến sĩ Nguyễn
Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý Chất thải Rắn thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM,
cho biết chỉ tính riêng tại TPHCM, trung bình mỗi ngày đã thải ra khoảng 250-300 tấn chất thải
nguy hại và khoảng 150m³ bùn thải từ hệ thống thoát nước. Nếu tính chung cả vùng TPHCM thì
con số này lớn hơn nhiều, đặc biệt là rác thải công nghiệp, bởi khu vực Đồng Nai, Bình
Dương… tập trung rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và nhiều nhà máy sản xuất công
nghiệp khác.
1)Để bảo vệ và phục hồi môi trường khi thiết kế mặt bằng tổng thể khu công nghiệp cần phải:
- Bảo vệ môi trường như sông, ngòi, hồ chứa nước, địa hình cây xanh tránh nguycơ gây ô
nhiễm của các xí nghiệp công nghiệp.
- Làm sạch sông, ngòi, hồ chứa nước, mương máng thoát nước thải công nghiệp.
- Giữ nguyên và trồng thêm cây xanh; chăm sóc và sử dụng hợp lí cây xanh.
- Chọn địa điểm chứa các chất thải, rác rưởi:
+Địa điểm bãi chôn lấp chất thải không đặt gần các khu dân cư để tránh các tác động có
hại tới môi trường và sức khoẻ con người nhưng không quá xa trung tâm các đô thị và khu công
nghiệp để hạn chế chi phí cho việc vận chuyển.
+Thiết kế xây dựng các bãi chôn lấp chất thải phù hợp các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh
môi trường, phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải thoát ra từ các bãi chôn lấp chất thải
để tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt của khu vực.
2) Để hạn chế sự lan tràn các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường từ KCN sang các nhà ở của
thành phố cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
- Bố trí khu công nghiệp cuối hướng gió chủ đạo so với khu nhà ở và các khu khác
của thành phố;
- Loại trừ hoàn toàn hoặc phần lớn các chất độc hại thải ra không khí. Có thể áp dụng những quy
trình sản xuất khép kín, phương pháp sản xuất tiên tiến loại trừ loại nhiên liệu khi đất cháy có thể
thải ra khí sunfua, thay bằng nhién liệu tốthơn như năng lượng, khí đốt….

- Sử dụng những thiết bị hút bụi, hút khí hiện đại; tập trung các chất thải bằng
phương pháp tự nhiên hoặc nhân tạo, bảo đảm tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra
ngoài.
- Xác định chiều cao ống khói theo yêu cầu công nghệ và thoát khói bụi khí ra khỏi
khu vực thành phổ hoặc các điểm dân cư. Tổ chức khoảng không gian ngăn cách vệ
sinh, trồng cây xanh cách ly giữa các xí nghiệp và khu dân cư.
- Lựa chọn và xác định kích thước nhà và công trình hợp lí; sắp xếp bố trí hợp lí
nhà sản xuất và công trình theo hướng gió, sử dụng và khai thác tốt điều kiện địa
hình, khu đất, phải thể hiện rõ nét nhất, đầy đủ nhất sự bố trí hợp lí nhà và công
trình có thải ra các chất bẩn, độc hại trong các xí nghiệp.
Sự khuếch tán các chất khí, bụi bẩn qua miệng ống khói và cửa mái có thể xem
là một lượng không đổị nhưng chiều cao của nguồn thải có ảnh hưởng trực tiếp đến nồng
độ và phạm vi ô nhiễm.
3) Khi thiết kế khu công nghiệp cần lưu ý đến khả năng tự làm sạch của đất:
Đất bị ô nhiễm chủ yêú là do các chất rắn và khí thải ra từ các xí nghiệp công
nghiệp, luyện kim màu, chê' tạo máy móc, sơn nhân tạo, sản xuất phân đạm, chế biến gỗ,
bột giấy xenluylo, chế biến thịt v.v…Những chất làm cho đất bị ô nhiễm thải qua ống khói
có thể là oxyt chì, thiếc, molypden, kẽm, phênol, clo, lưu huỳnh…
-Biện pháp hạn chế sự ô nhiễm đất là tổ chức trong các xí nghiệp những quy định sản
xuất có ít chất thải: chọn và sử dụng hợp lí các loại nguyên liệu, nhiên liệu, phương
tiện và vận tải thích hợp. Hạn chế việc dùng nhựa đường bêtông làm mặt sân bãi
đường sá (do ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ ẩm và thoáng của đất).
4) Khi giải quyết chống ô nhiễm môi trừơng cần chú ý trường hợp có nhiều xí nghiệp
cùng thải ra các chất bẩn độc hại dẫn đến vượt quá nồng độ vệ sinh cho phép.
5) Giải pháp bảo vệ môi trường trên mặt bằng tổng thể KCN cần được tính
toán trong điều kiện khí hậu, khí tượng xấu nhất, tức là khi khả năng khuyếch tán
6) Trong quá trình quy hoạch mặt bằng tổng thể KCN cần phải xác định khoảng không gian ngăn
cách vệ sinh hợp lí giữa KCN và các khu dân cư lân cận, gia các xí nghiệp với nhau, nhằm ngăn
ngừa ảnh hưởng bất lợi do chất bụi bẩn, độc hại thải ra từ các xí nghiệp công nghiệp.
7) Khi tính toán, lập luận chứng kinh tế - kĩ thuật và thiết kế mặt bằng tổng thể khu

công nghiệp phải có dủ số liệu về công nghệ, thành phần mức độ và khối lượng các
chất thải độc hại còn lại sau khi đã hoàn thiện quy trình sản xuất, lắp đặt các thiết bị
làm sạch trung hòa các chất độc hại.
8) Để xác định khoảng không gian ngăn cách vệ sinh từ nguồn phát sinh ra chất bẩn, độc hại đến
khu nhà ở cần chú ý:
- Vị trí bố trí các nguồn gây ô nhiễm trên sơ đồ mặt bằng tổng thể khu công nghiệp.
- Căn cứ vào sự phân bố các nguồn phát sinh chất bẩn, độc hại để xác định các số
liệu cần thiết cho vỉệc tính toán.
- Xác định tính toán cho cả 4 hướng (đông, tây, nam, bắc) tùy theo hiện trạng phân
bố các điểm dân cư và các yêu cầu khác.
- Xác định các số liệu khí tượng có liên quan đến phương pháp tính.
- Xác định tốc độ gió cả 4 phương; tần suất, hướng gió thịnh hành từng mùa; nhiệt
độ trung bình của không khí vào lúc 13 giờ của tháng nóng nhất trong năm và nhiệt
độ trung bình của tháng lạnh nhất vào thời điểm 3 giờ sáng. Vạch đúờng phân bố
các chất độc hại bụi bẩn lan truyền qua không khí trên lãnh thổ KCN và
các khu dân cư kế cận
9) Để bảo đảm điều kiện vệ sinh trên lãnh thổ KCN và các khu dân cư kế
cận, cần bố trí các trạm kiểm tra nhằm theo dỗi nồng độ và thời gian bị ô nhiễm đề
đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là vào những thời điểm khí hậu bất lợi
nhất
10) Bố trí các công trình sản xuất của các xí nghiệp trên khu đất KCN phải
bảo đảm khoảng cách ly và thông thoáng theo tiêu chuần hiện hành phải có số liệu
sau làm cơ sở cho việc lựa chọn giải pháp chồng ô nhiễm:
- Kích thước của nhà và công trình (dài, rộng, cao và khoảng cách giữa chúng)
- Vị trí bố trí các nguồn gây bẩn, thể loại, kiểu cách, cường độ kích thước hình học
của nguồn phát sinh bụi bẩn, độc hại, điều kiện thải ra các chất khí hỗn hợp.
- Thành phần và mức độ tập trung các chất thải, độc hại, giới hạn nồng độ tối đa
cho phép tại nơi làm việc trong khu kế cận.
- Nồng độ tập trung các chất bẩn, độc hại lơ lửng trong không khí và lượng rơi
xuống trên khu đất KCN.

11) Có thể dùng máy tính điện từ tính toán nồng độ và phạm vi ô nhiễm do các xí
nghiệp công nghiẹp gây ra dể kịp thời xác định ranh giới bị ô nhiễm và đề xuất các
giải pháp ngăn ngừa. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp đường đẳng trị để vạch ra
đường ranh giới không gian cách ly vệ sinh, trong trường hợp cần thiết điều chính lại
sự bố trí các xí nghiệp công nghiệp ở trong cụm, nhằm hạn chế những ảnh hưởng
của chúng gây ra đổi với môi trường xung quanh.
12) Để tính toán mức độ và phạm vi ô nhiễm trên máy tính điện tử cần thành lập bảng
tổng hợp các số liệu nồng dộ ô nhiễm bầu không khí.
Ngoài những đặc trưng về quy trình và khí độc hại của nguồn phát sinh chất độc hại
làm ô nhiễm môi trường, cần có những số liệu về:
- Điều kiện địa hình và khí hậu khu vực cần nghiên cứu, những thông số về gió để
tính toán.
- Lượng thông tin, số liệu về khả năng, mức độ gây ô nhiễm môi trường cần xem
xét, xử lí.
- Tốc độ gió tính toán.
- Những số liệu về các chất hợp thành của chất thải làm ô nhiễm môi trường.
13) Những tài liệu để tính toán về khí hậu, các chất bẩn, độc hại kết quả tính toán
khoảng cách ly vệ sinh trên mặt bằng giới thiệu quan hệ giữa KCN thành phố.
Mặt bằng bố trí các nguồn phát sinh bụi bẩn, độc hại cần được thông qua các cơ
quan bảo vệ môi trường kiểm tra lại kết quả tính toán và đánh giá giải pháp bảo vệ
môi trường.
14)Phân bố hợp lý các nguồn phát sinh các chất bẩn làm ô nhiễm môi trường, khai thác hợp lí
hướng gió để làm giảm nồng độ nhiễm bẩn không khí, thông thường áp dụng những biện pháp
sau đây để làm giảm nồng độ và phạm vi ô nhiễm.
- Khi số lượng các nguồn phát sinh bụi bẩn không nhiều, được bố trí trên một khu
đất rộng tăng khoảng cách giữa các nguồn đó, nhằm giảm nồng độ các chất độc hại
quá tập trung.
- Khi số lượng lớn các nguồn phát sinh bụi bẩn, chất độc hại nên bố trí tương đối
đều trên toàn bộ khu đất. Trường hợp cho phép có thể giảm bớt số lượng nguồn phát
sinh, tăng chiều cao ống khói và hoàn thiện các thiết bị làm sạch.

- Hướng bố trí các xí nghiệp công nghiệp hợp lí nhất theo hướng bắc nam, trục dọc
tạo với hướng gió chủ đạo một góc từ 45o đến 900.
- Khi bố trí các ngôi nhà song song với nhau phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu
giữa chúng không nhỏ hơn hai lần chiều cao công trình đứng phía trước.
- Tại những vùng không có hướng gió chủ đạo rõ rệt, các công trình cao tầng nên
bố trí tập trung mặt bằng tổng thể.
- Khi KCN có nhiều loại nhà máy, với mức độ gây ô nhiễm môi trường
khác nhau, nên bố trí các nhà máy thải ra ít chất độc hại lên phía trước hướng đón
gió, những nhà máy phát sinh nhiều chất độc hại bố trí ở phía sau, cuối hướng gió.
- Khi trong KCN có nhiều nguồn phát sinh các chất bẩn độc hại với độ
cao khác nhau, nếu là nguồn điểm nên bố trí nguồn phát sinh có độ cao lên phía
trước, những nguồn thấp hơn ở phía cuối hướng gió; nếu là nguồn dải thì ngược lại;
nguồn thấp thì lên phía trước; nguồn cao hơn ra phía sau bảo đảm cho công trình
không bị khuất gió.
- Trong một khu có nhiều nguồn gây ô nhiễm, cần bố trí sao cho các nguồn đó
không nằm trên một đường thẳng song song với hướng gió chủ đạo.
- Nên hạn chế thiết kế những loại hình dạng mặt bằng phức tạp (hình chữ
E,U,T,I…) Những công trình có dạng như vậy làm tăng nồng độ các chất bẩn, độc
hại lắng đọng ngay trong khu vực lặng gió làm giảm điều kiện vệ sinh.
- Trong những ngôi nhà có chiều dài lớn, phát sinh nhiều chất bẩn, độc hại cần chú
ý đến các lỗ cửa thoát gió. Nâng cao cửa từng phần hoặc toàn bộ, tránh sự lắng đọng
tập trung các chất bẩn, độc hại tại khu vực quẩn gió ở phía sau nhà.
- Phía đón gió nên bố trí những công trình ngắn, rộng và thấp; phía cuối gió bố trí
những ngôi nhà và công trình cao, hẹp và dài.
D/GIẢI PHÁP CÂY XANH:
1) Trong khu đất cách ly và bảo vệ vệ sinh có thể bố trí một số công trình có cấp vệ
sinh thấp hơn, nhưng phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu tới các xí nghiệp bên
cạnh và điều kiện vệ sinh của các khu dân cư xung quanh.
Khu bảo vệ vệ sinh gữa KCN và khu dân cư có thể sử dụng cho những
mục đích sau:

- Trồng cây xanh ngăn cách, ngăn chặn bụi bẩn và các chất độc hại, tiếng ồn, v.v…
diện tích trồng cây xanh không được nhỏ hơn từ 40% đến 60% diện tích của khu bảo
vệ vệ sinh.
- Làm đường ô tô, đường đi bộ đi xe đạp nhưng diện tích chiếm đất không vượt quá
10 đến 30% tổng số diện tích khu bảo vệ vệ sinh.
- Xây dựng một số công trình phụ có ít công nhân làm việc nếu tiêu chuẩn vệ sinh
cho phép.
2) Khi thiết kế cây xanh trong khu bảo vệ vệ sinh phải lựa chọn loại cây, cỏ, hoa theo
tiêu chuẩn thiết kế cây xanh. Căn cứ vào đặc điểm, đặc tính của từng loại cây có thể
phân làm hai loại: cây chắn gió và cây lọc bụi.
Nên trồng những hàng cây cao, rậm, tán lá dày, thành từng dải rộng 25m sát mép
trong về phía các xí nghiệp hoặc những nơi cần ngăn chắn các chất độc hại, bụi bẩn
lan tràn (gọi là cây cách). Trong trường hợp cần thiết có thể trồng cả hai phía,
khoảng cách giữa hai dải cây không nhỏ hơn 50m. Để lọc bụi nên trồng loại cây
thấp tán nhỏ, nhiều lá và có khả năng giữ bụi, các chất độc hại.
Khi thiết kế cây xanh khu bảo vệ vệ sinh và các khu lân cận cần chú ý một số trường hợp như tại
chỗ trũng, hẻm sâu, khe núi việc trồng cây xanh cạnh ranh giới những chỗ đó tạo thành chỗ lắng
đọng bụi, chất độc hại khi lặng gió.
Khi chọn loại cây cần chú ý khả năng thích ứng với môi trường ô nhiễm của các lọai cây Ví dụ
cây hợp môi trường ô nhiễm, dễ bị chết hoặc không phát triển.
3) Để bảo vệ cây xanh trong khu bảo vệ vệ sinh cần chú ý:
- Phải có lối thông gió để dẫn các chất thải thoát ra ngoài. Trong trường hợp này
không được bố trí các khu nhà gần hành lang thông gió đó.
- Cần trồng những hàng cây đệm đóng vai trò lắng lọc bụi và các chất độc hại phía
tiếp giáp khu nhà ở.
4) Chiều rộng của khu cây xanh bảo vệ vệ sinh phụ thuộc vào mức độ gây ô nhiễm môi trường
của các xí nghiệp công nghiệp, còn chiều dọc phụ thuộc vào độ dài của KCN và khu dân cư.
5) Tổ chức khu đất phải tiến hành đồng thời với quy hoạch xây dựng KCN,
hoàn thiện trồng cây xanh và xây dựng một số công trình phụ phải tuân theo quy
định trong các quy phạm hiện hành của nhà nước.

E/QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI:

Điều 66: Trách nhiệm quản lý chất thải
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái
sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ.
2. Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình
xử lý thích hợp với từng loại chất thải.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý chất thải được cấp
giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
4. Việc quản lý chất thải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.

Điều 67: Thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ
1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng
hoặc thải bỏ dưới đây:
a) Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Pin, ắc quy;
c) Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp;
d) Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên;
đ) Sản phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh
cho người;
e) Phương tiện giao thông;
g) Săm, lốp;
h) Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định việc thu hồi, xử lýý các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều
này.

Điều 68: Tái chế chất thải
1. Chất thải phải được phân loại tại nguồn theo các nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý,
tiêu huỷ và chôn lấp.

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tái chế chất thải, sản phẩm quy định tại Điều 67 được hưởng
chính sách ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có lyên quan.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ
vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải.

Điều 69: Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải
1. Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử
lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.
2. Đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải thuộc phạm vi
quản lý của mình.
3. Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân trước khi đưa vào sử
dụng.
4. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định
của pháp luật.
F/QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI:

Điều 70: Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất
thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp giấy
phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện về năng lực và hướng dẫn việc lập hồ sơ,
đăng ký, cấp phép, mã số hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

Điều 71: Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu
gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại.
2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ,
rơi vãi, phát tán ra môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây

ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.

Điều 72: Vận chuyển chất thải nguy hại
1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi
theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định.
2. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia
vận chuyển.
3. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do
chất thải nguy hại gây ra.
4. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi,
xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.

Điều 73: Xử lý chất thải nguy hại
1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc
tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi
trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định
của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất
thải được xử lý.
2. Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và
mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường.
4. Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh
chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận
của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
5. Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần,
chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý.

Điều 74: Cơ sở xử lý chất thải nguy hại
1. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt;
b) Đã đăng ký danh mục chất thải nguy hại được xử lý;
c) Đã đăng ký và được thẩm định công nghệ xử lý chất thải nguy hại;
d) Có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn
nước mặt, nước dưới đất;
đ) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
e) Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ bảo đảm xử lý
chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường;
g) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có
thẩm quyền kiểm tra xác nhận;
h) Chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý phải được lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng phù
hợp với loại hình chất thải nguy hại;
i) Bảo đảm an toàn về sức khoẻ và tính mạng cho người lao động làm việc trong cơ sở xử lý chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật,
hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý chất thải nguy hại.

Điều 75: Khu chôn lấp chất thải nguy hại
1. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy
hại; có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn
nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh
báo;
b) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
c) Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung
quanh;
d) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác
nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại.
2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật,
hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận khu chôn lấp chất thải nguy hại.


Điều 76: Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại
1. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
2. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá, dự báo nguồn phát sinh chất thải nguy hại, loại và khối lượng chất thải
nguy hại;
b) Xác định địa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại;
c) Xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại, vị trí, quy mô, loại
hình, phương thức lưu giữ; xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy
hại;
d) Xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất thải nguy hại phải
được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp chất thải
nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, quản lý các cơ sở tái chế, tiêu
hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn.
3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật,
hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng, tổ chức xây dựng và quản lý các cơ
sở thu gom, tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn theo quy
hoạch đã được phê duyệt.
3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch tổng thể
quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.

×