Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Lịch sử địa phương- Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 29 trang )


Vương Thị Ngọc Khánh- tiểu học Chính Nghĩa- Kim Động- Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt
vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm
Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng
và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3
(1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam
còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh
Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm
các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù
Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên
Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà
và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành
lập).

Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng
Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân
tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô
hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè
ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều
phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến
trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật
và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy
dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố
Hiến".

Hưng Yên là vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt,
luôn đóng góp bậc hiền tài cho đất nước ở
mỗi thời đại. Tỉnh có 4 trạng nguyên trên tổng
số 53 trạng nguyên của cả nước, các văn thần


võ sĩ kể không hết, Văn miếu Xích Đằng là
một minh chứng rõ nét. Hàng trăm tiến sĩ
khoa bảng trong các thời kỳ phong kiến.

Càng tự hào hơn nữa trong thời hiện đại, Hưng Yên luôn nằm trong
top 5 các Tỉnh có điểm thi Đại Học cao nhất cả nước (chỉ đứng sau
Nam Định, Hải Dương và Hà Nội) cho đến nay tỉnh đã có 2 trường
Đại Học (Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên và Đại Học Chu
Văn An), 7 trường Cao đẳng (Cao Đẳng Sư Phạm Hưng Yên, Cao
Đẳng Cơ Điện và Thủy Lợi, Cao Đẳng Bách Khoa Hưng Yên, Cao
Đẳng Công Nghiệp Hưng Yên, Cao Đẳng Nghề và Dịch Vụ Hàng
Không, Cao Đẳng Tài Chính và Quản Trị Kinh Doanh, Cao Đẳng Y
Tế Hưng Yên)và rất nhiều trường trung cấp, sắp tới sẽ có thêm khu
Đại Học Phố Hiến và Đại Học Sơn Nam nữa, chắc chắn nền giáo
dục Hưng Yên sẽ còn tiến xa hơn nữa. Một số câu ca dao tiêu biểu
cho địa phương:
Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến.
Dù ai buôn bắc bán đông,
Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên.


Các trường Đại học, Cao đẳng

Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ
đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng.
Nhân vật truyền thuyết: Tống Trân Cúc Hoa
Quân sự: hai vị tướng thời An Dương Vương ai?, Triệu Quang Phục,
Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thiện Kế,
Hoàng Hoa Thám, Dương Phúc Tư, Nguyễn Bình, Phạm Bạch Hổ,
Lý Khuê, Vũ Duy Chí, Hoàng Nghĩa Kiều, Hoàng Minh Thảo,

Dương Trọng Tế, Đặng Vũ Hiệp, Nguyễn Trọng Xuyên,
Nguyễn Quyết, Hữu Ước,
Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Giáo dục: Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lân.
Phật giáo: Thích Thanh Tứ.
Khoa học: Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Lân Dũng.
Sử học: Phạm Công Trứ, Nguyễn Vinh Phúc.
Báo chí : Dương Bá Trạc


Âm nhạc :Văn Chung, Hữu Ước, Cao Việt Bách
Văn học: Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh,
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Chu Lai, Lê Lựu,
Phan Văn Ái.
Sân khấu chèo: Nguyễn Đình Nghị, Phạm Thi Trân,
Hoa Tâm.
Nghệ thuật: Nguyễn Thị Hồng Ngát, Học Phi, Lê Mây,
Đào Thị Huệ.
Mỹ thuật: Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên.
Hoạt động chính trị: Trần Đình Hoan, Lê Xuân Hựu,
Trần Phương, Nguyễn Trung Ngạn, Đào Công Soạn,
Lê Như Hổ, Lê Đình Kiên, Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu,
Lê Văn Lương, Bùi Thị Cúc, Phó Đức Chính,
Nguyễn khắc Sơn
Khác : Ỷ Lan, Dương Hữu Miên, Phạm Thanh Ngân


Thích Thanh TứPhạm Huy Thông
Nguyễn Lân



Văn Chung
Nguyễn lân Dũng
Dương Bá Trạc


Hoa TâmNguyễn Công Hoan
Cao Việt Bách


Tô Ngọc Vân
Học Phi Nguyễn Văn Linh

Chùa Chuông một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở thị xã
Hưng YênHưng Yên là tỉnh tập trung nhiều di tích lịch sử
nổi tiếng, đứng hàng thứ tư cả nước, sau Hà Nội, Hà Tây,
Bắc Ninh. Theo thống kê toàn tỉnh có hơn 900 di tích lịch
sử và văn hoá, trong đó có 132 di tích được xếp hạng quốc
gia cùng hàng ngàn tài liệu và hiện vật cổ có giá trị, đứng
thứ tư toàn quốc. Đặc biệt quần thể di tích Phố Hiến, khu di
tích Hàm Tử - Bãi Sậy, khu di tích Đa Hoà Dạ Trạch, khu
tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông … là nguồn tài
nguyên du lịch văn hoá có giá trị cho phát triển du lịch.


Hưng Yên có các di tích lịch sử sau:
Quần thể di tích Phố Hiến: Văn Miếu Xích Đằng, đền Trần, đền
Mẫu, đền Thiên Hậu, Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, chùa Chuông
, chùa Phố, chùa Hiến, chùa Nễ Châu, đền Mây, Phố Hiến xưa, hội
ả đào

Hồ bán nguyệt
Đậu An có Hội Đậu An diễn ra vào ngày 14-4 hằng năm.Nằm ở
thôn An Xá xã An Viên Huyện Tiên Lữ.
Làng Nôm là ngôi làng cổ của Hưng yên thuộc xã Đại Đồng huyện
Văn Lâm.Đây là ngôi làng cổ đặc trưng có vùng đồng bằng bắc bộ.
Cây Đa Sài Thị, xã Thuần Hưng, Huyện Khoái Châu là di tích lịch
sử Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được thành lập.
Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung: (đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, các
di tích liên quan đến Triệu Việt Vương)

Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông.
Cụm di tích Phù Ủng (Ân Thi) liên quan đến danh tướng
Phạm Ngũ Lão, di tích Tống Trân Cúc Hoa (Phù Cừ)
Đền thờ bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
Chùa Khúc Lộng - Vĩnh Khúc, Văn Giang
Đền Bà (còn gọi là Chùa Bà) tọa lạc tại thôn Tân An, xã Nhật Quang,
huyện Phù Cừ, thờ Nguyên Phi Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu triều nhà Lý,
có phong cảnh và giá trị kiến trúc cao, được xếp hạng di tích lịch sử
văn hóa cấp tỉnh, hàng năm mở hội từ ngày 20-25/08 âm lịch)
Đền Vĩnh Phúc hay Đền thờ Bà Chúa Mụa (Trần Thị Ngọc Am, vợ
của Chúa Trịnh Tráng hiện đền ở thôn Cộng Vũ, xã Vũ Xá huyện
Kim Động. Hiện nay con cháu họ Trần Của Bà Trần Thị Ngọc Am
đang thờ phụng.Bà Trần Thị Ngọc Am – Vương phí thứ hai của chúa
Trịnh Tráng, sau được ban quốc tính họ Trịnh (Trịnh Thị Ngọc Am).
Nhân dân địa phương quen gọi bà là bà chúa Mụa.

Hiện trạng Đền còn tốt, qua nhiều lần tu bổ chủ yếu do
con cháu dòng tộc với lòng hảo tâm hướng về cội nguồn
cung tiến hiện vật cũng như tiền của để sửa sang hoàn

chỉnh, linh thiêng. Hiện tại còn 4 tấm bia nói về việc dòng
họ bà Trần Thị Ngọc Am cùng các tín chủ ở địa phương
cúng tiến ruộng vào việc dựng chùa, ngoài ra còn có một
số hoành phi câu đối. Chùa đã được Bộ Văn Hóa Thông
tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa ngày 15 tháng 10
năm 1997.


Chùa Chuông
Đền Đa Hoà


Đền Dạ Trạch
Đền Hải Thượng Lãn Ông


Lễ hội truyền thống:
Hưng Yên có nhiều lễ hội truyền thống phản ánh khá rõ
nét con người, truyền thống, phong tục của nền văn minh
lúa nước. Nét độc đáo của nhiều lễ hội truyền thống ở
Hưng Yên là các lễ rước thường gắn liền với sông Hồng
như lễ hội Đền Mẫu, Đền Dạ Trạch, Đền Đa Hoà…
Thông qua các lễ hội người dân như bày tỏ được lời cảm
ơn của mình đối với trời đất, thần nước và cầu mong có
được cuộc sống ấm no, hạnh phúc để cảm ơn những người
có công đức, tưởng nhớ tới các vị anh hùng.


Lễ Hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung



Lễ hội Đền Dạ Trạch


Lễ hội Đền Mẫu

Các Tài nguyên du lịch khác:
- Làng nghề thủ công truyền thống: Hưng Yên có nhiều làng
nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như: làng nghề đúc
đồng thuộc xã Đại Đồng ( huyện Văn Lâm), nghề chạm bạc
Phù Ủng (huyện Ân Thi), Các làng nghề mây tre đan ở huyện
Tiên Lữ, nghề dệt thảm, thêu ren huyện Phù Cừ, Kim Động,
làng Hương xạ ở Cao Thôn, xã Bảo Khê (Thị xã Hưng Yên),
đan thuyền Nội Lễ ở xã An Viên (huyện Tiên Lữ).
- Đặc sản và văn hoá ẩm thực: thiên nhiên đất đai sông
nước… đã ban tặng cho người Hưng Yên những sản vật quí
giá, khá phong phú mang bản sắc độc đáo của địa phương
như nhãn lồng Hưng Yên, hạt sen, bún thang, tương Bần …


Làng nghề tương Bần
Làng nghề đúc đồng


Làng nghề đan thuyền

×