Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

slide thuyết trình triết học đề tài luậnphân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ý nghĩa của nó trong việc hình thành đạo đức sv trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.55 KB, 23 trang )

Nhóm 6
Câu hỏi thảo luận:phân tích mối
quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội.Ý nghĩa của nó
trong việc hình thành đạo đức sv
trong giai đoạn hiện nay.
Thành viên

Trần thu Trang( nhóm trưởng)

Trần Thùy Trang

Lê Thanh Tùng

Hà Thị Thu Vân

Tăng Thị Hồng Vân( thư ký)

Đỗ Văn Vinh

Vũ Thị Hải Yến

Nguyễn Thị Vân
A)tồn tại xh và ý thức xh
1)Khái niệm tồn tại xh
2)Khái niệm và kết cấu của ý thức xh
B)Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xh và ý thức xh
1)Ý thức xh phản ánh tồn tại xh,tồn tại xh quyết
định ý thức xh
2)Tính độc lập tương đối của ý thức xh


Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với
tồn tại xã hội

Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã
hội

Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự
phát triển của mình

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý
thức xã hội

Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã
hội
A)Tồn tại xh và ý thức xh
1)Khái niệm tồn tại xh:
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội bao gồm:

-hoàn cảnh địa lý

-điều kiện dân số

-phương thức sản xuất ra của cải vật chất
Trong ba nhân tố đó,thì phương thức sản xuất ra của cải
vật chất là nhân tố quyết định với tồn tại xã hội
2)Khái niệm và kết cấu của ý thức xh:
a)Khái niệm:

Ý thức xã hội là một tinh thần của đời

sống xã hội, bao gồm những quan điểm,
tư tưởng cùng những tình cảm, tâm
trạng, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại
xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong
những giai đoạn phát triển nhất định

Phải phân biệt rõ giữa ý thức xh và ý thức cá
nhân
b)Kết cấu:
Tuỳ theo góc độ xem xét, chúng ta có thể chia ý thức
xã hội thành các dạng khác nhau.
*Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
Ý thức xã hội thông thường: là những tri thức,
những quan niệm của con người hình thành một
cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng
ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hóa
Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm
được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các
học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng
những khái niệm, phạm trù, qui luật.

Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm,
ước muốn, thói quen, tập quán của con
người, của một bộ phận xã hội hoặc toàn
bộ xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực
tiếp của đời sống hàng ngày của họ và
phản ánh đời sống đó.
Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại
xã hội, là hệ thống những quan điểm tư

tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ
thuật, tôn giáo) là kết quả của sự khái
quát hoá những kinh nghiệm xã hội

Trong xã hội có giai cấp, Ý thức xã hội
mang tính giai cấp.Tính giai cấp của ý thức
xã hội được biểu hiện ở tâm lý xã hội và hệ
tư tưởng về tâm lý xã hội
B) QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN
TẠI XH VÀ Ý THỨC XH
1)Ý thức xh phản ánh tồn tại xh,tồn tại xh quyết định ý
thức xh:

tồn tại xã hội quyết định nội dung phản ánh của ý
thức xã hội: nó quyết định ý thức xã hội ở sự
nghèo nàn, phong phú hay đơn điệu trong nội
dung phản ánh

Tồn tại xã hội cũng quyết định tính chất cách
mạng hay phản ánh cách mạng, đối kháng hay
không đối kháng trong ý thức xã hội

Khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là phương
thức sản xuất thay đổi thì những tư tưởng
và lý luận xã hội, những quan điểm về
chính trị pháp quyền, triết học, đạo đức, văn
hóa nghệ thuật…sớm hay muộn cũng thay
đổi theo
Không phải ý thức của con người quyết
định tồn tại của họ, trái lại tồn tại xã hội của

họ quyết định ý thức của họ.

Triết học Mác Lênin còn chỉ ra rằng: tồn tại
xã hội quyết định ý thức xã hội, không phải
một cách đơn giản, trực tiếp mà thường
thông qua các khâu trung gian.

Triết học Mác Lênin đòi hỏi phải có thái
độ biện chứng khi xem xét sự phản ánh tồn
tại xã hội của ý thức xã hội
2) Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
a)Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại
xã hội :
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã
hội từ những nguyên nhân sau:

sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động thường
xuyên mạnh mẽ và trực tiếp của những hoạt động
thực tiễn của con người, nên nó thường diễn ra với
tốc độ rất nhanh mà ý thức xã hội có thể không
phản ánh kịp và trở nên lạc hậu.

do sức mạnh của thói quen, truyền thống,
tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo
thủ của một số hình thái ý thức xã hội

những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được
các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ
và truyền bá nhằm chống lại các lực
lượng xã hội tiến bộ.

V.I Lênin cho rằng sức mạnh tập quán được
tạo ra qua nhiều thế kỷ là sức mạnh ghê
gớm nhất.
B) Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của
con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học
tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn
tại xã hội, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con
người

Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại
xã hội thì không có nghĩa nói rằng trong
trường hợp này ý thức xã hội không còn bị tồn
tại xã hội quyết định nữa.

 Tư tưởng khoa học tiên tiến không
thoát ly tồn tại xã hội, mà phản ánh
chính xác, sâu sắc tồn tại xã hội
C) Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự
phát triển của mình

Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát
triển của mình vì kế thừa là qui luật chung
của các sự vật, hiện tượng

những quan điểm lý luận của mỗi thời đại
được tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành
tựu lý luận của các thời đại trước


Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa của ý
thức xã hội gắn với tính giai cấp của nó.
Những giai cấp khác nhau kế thừa những
nội dung ý thức khác nhau của các thời đại
trước

Nắm vững nguyên lý về tính kế thừa của ý
thức xã hội có một ý nghĩa quan trọng đối
với công cuộc đổi mới ở nước ta
d)Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã
hội :

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã
hội cũng là một biểu hiện nữa của tính độc lập
tương đối của ý thức. Đây là qui luật phát triển của
ý thức xã hội.

Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý
thức xã hội, ý thức chính trị có vai trò đặc biệt
quan trọng, ý thức chính trị của giai cấp cách
mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều
hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác
e)Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội

Đâu là biểu hiện quan trọng của tính độc
lập tương đối của ý thức xã hội

Chủ nghĩa Mác Lênin không những chống
lại quan điểm tuyệt đối hoá vai trò của ý
thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy

vật tầm thường phủ nhận vai trò tích cực
của ý thức xã hội trong đời sống xã hội
Ý nghĩa phương pháp luận

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện
thống nhất biện chứng của đời sống xã hội. Vì vậy công
cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được
tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý
thức xã hội.

Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự
nghiệp cách mạng xã hội chủnghĩa ở nước ta, một mặt
phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, phát
huy vai trò tác động tích cực của đời sống tinh thần xã
hội đối với quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; mặt khác phải tránh tái
phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng
văn hoá, xây dựng con người mới
Ý nghĩa trong việc hình thành đạo
đức sv

sự mâu thuẫn biện chứng trong ý thức đạo đức
của sv:

Khuynh hướng lạc hậu của ý thức xã hội cũng
biểu hiện rõ trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Nhiều hiện tượng ý thức có nguyên nhân
sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồn tại dai dẳng trong
xã hội mới như lối sống ăn bám, lười lao động,
tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân…


Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công
nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí
đã làm ý thức cá nhân được tăng lên, đặc
biệt trong những người trẻ có học vấn là
SV.Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn
át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân
quan trọng hơn tất cả.

Một biểu hiện khá điển hình của tiêu cực
này, đến mức tạo nên một tiêu cực thứ
hai, là đang hình thành một thái độ bàng
quan đối với những người xung quanh

Sv Hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn
chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã
hội, dễ bị dao động về mặt định hướng
đạo đức và lối sống trong bối cảnh một
nền kinh tế, xã hội mở cửa

Tuy nhiên, sv có tri thức, dễ tiếp thu cái
mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã
hội khả năng tiếp nhận cái mới nhanh
và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự
thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại

×