Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, các chủ thể trong
nền kinh tế luôn tìm cho mình những hướng đi đúng, nhằm đạt được những
lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh, các chủ thể có thể là các doanh
nghiệp, cá nhân luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Sự cạnh tranh về
mọi mặt trong nền kinh tế đã dẫn tới xu thế độc quyền, mặt hàng, dịch vụ
mua và bán.
Do trình độ trong nước còn hạn chế như sản xuất, trong khi đó đời
sống nhân dân ngày càng nâng cao do đó nhu cầu hưởng thụ những sản
phẩm có chất lượng ngày càng được gia tăng có xu hướng trong thời gian
tới đặc biệt là nhu cầu đi lại của mọi người.
Nắm bắt tình hình đó các doanh nghiệp trong nước tận dụng nhu cầu
của các hãng sản xuất nước ngoài muốn mở rộng thị trường cũng như nhu
cầu của mọi người về đi lại, các doanh nghiệp trong nước đã nhanh chóng
trở thành các đại lý cũng như nhà phân phối độc quyền các sản phẩm hàng
hoá của các hãng sản xuất trên thế giới. Các hợp đồng đã được kí kết.
Trước xu thế đó em chọn đề tài: "Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực
hiện hợp đồng đại lí bán xe máy tại công ty TNHH Sơn Hải".
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý
Chương II: Thực tiễn thực hiện hợp đồng đại lý bán xe máy tại công
ty TNHH Sơn Hải
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng tiến độ bảo đảm chất lượng
hợp đồng.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cùng với sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế vấn đề đi lại của mọi
người ngày càng được quan tâm nhiều bởi vì với sự phát triển nhanh của
nền kinh tế như hiện nay, khả năng thích ứng và hội nhập một cách kịp
thời, nhanh chóng luôn là một yếu tố dẫn đến thành công. Sự đa dạng ngày
càng cao các phương tiện giao thông giúp con người có nhiều sự lựa chọn
hơn chonhu cầu đi lại cũng như phù hợp với công việc hiện hành.
Đối với một đất nước còn đang trên đà phát triển như Việt Nam thì xe
máy vẫn là một phương tiện chủ yếu. Các đại lý bán xe máy rải rác phân
phối độc quyền các đại lý này còn chịu sự quản lý của nhà nước. Hợp đồng
phân phối được ký kết giữa công tỷ chủ quan và các đại lý bán lẻ, hình
thành một mạng lưới các đại lý, phụ thuộc vào công ty phân phối và theo
quy định của pháp luật.
Hợp đồng được ký kết giữa công ty và các đại lý bán lẻ trên nguyên
tắc bình đẳng, có thể nói đại lý là các pháp nhân, có quyền kinh doanh,
nguyên tắc kí kết hợp đồng là tự nguyện đôi bên cùng có lợi.
A. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
Quan hệ giữa người uỷ thác hay công ty phân phối công ty uỷ thác là
hợp đồng đại lý. Hợp đồng đại lý gồm các nội dung cơ bản sau:
Phần trình bày chung bao gồm: Số liệu hợp đồng, ngày và địa điểm ký
kết hợp đồng, tên và địa chỉ của bên ký kết hợp đồng; các định nghĩa nếu
cần thiết.
Hợp đồng đại lý bao gồm các điều khoản sau:
+ Xác định hình thức đại lý: Quy định quyền hạn và cách thức hoạt
động của đại lý.
+ Xác định khu vực địa lý hay phạm vi mà đại lý hoạt động.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Mặt hàng đại lý: Bao gồm tên hàng, chất lượng, số lượng bao bì.
+ Xác định giá hàng bán.
+ Tiền thù lao và chi phí: quy định cụ thể tiền thù lao hoặc hình thức,
cách thức xác định thù lao đại lý.
+ Thời hạn, hiệu lực hợp đồng.
- Thể thức huỷ bỏ hoặc kép dài thời gian hiệu lực hợp đồng.
- Nghĩa vụ của đại lý: Trong đó hợp đồng quy định doanh số tối thiểu
của hợp đồng và các nghĩa vụ khác.
- Nghĩa vụ của người uỷ thác hay công ty uỷ thác: về việc cung cấp
hàng hoặc tiền để mua hàng, cung cấp thông tin và thanh toán các khoản
tiền thù lao.
- Ngoài ra hợp đồng đại lý còn các điều khoản khác:
Cách thức cung cấp hoặc nhận hàng, phương thức thanh toán tiền
hàng, tiền thù lao.
+ Trực tiếp
+ Chuyển khoản
+ Cổ phiếu
- Tranh chấp và các phương thức giải quyết tranh chấp
B. HỢP ĐỒNG UỶ THÁC
Ngoài hợp đồng đại lý, các bên còn ký kết hợp đồng uỷ thác.
Việc uỷ thác mua bán hàng hoá dịch vụ phải lập thành văn bản với các
nội dung sau:
- Tên địa chỉ các bên ký kết
- Nội dung công việc uỷ thác: mua hay bán hàng hoá dịch vụ…
- Mặt hàng được uỷ thác: Trong đó quy định số lượng và chất lượng,
quy cách đặc điểm, giá cả và các điều kiện cụ thể khác.
- Chi phí uỷ thác:
Quy định cụ thể phí uỷ thác hoặc thành phần cấu thành lên chi phí uỷ
thác.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Phương thức thanh toán:
Phương thức thanh toán phí uỷ thác, phương thức thanh toán tiền hàng
hoá được uỷ thác.
- Uỷ thác lại cho bên thứ 3:
Quy định bên uỷ thác được hoặc không được uỷ thác lại cho bên thứ
ba thực hiện hợp đồng uỷ thác đã được ký kết.
- Nghĩa vụ của bên được uỷ thác:
Mua bán hàng hoá dịch vụ theo hợp đồng uỷ thác, thông báo cho bên
uỷ thác các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Bảo quản và
giữ gìn các tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng. Giữ bí mật về những
thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Giao tiền hàng theo
đúng hợp đồng đã ký kết.
- Quyền của bên được uỷ thác:
Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết cho việc
thực hiện hợp đồng uỷ thác đã ký kết. Nhận phí uỷ thác và yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại do bên uỷ thác gây ra.
- Nghĩa vụ của bên uỷ thác:
Cung cấp thông tin và trả phí uỷ thác, giao tiền, hàng hoá theo đúng
thoả thuận, thời gian đã được ký kết trong hợp đồng.
- Quyền của bên uỷ thác:
Yêu cầu bên đựoc uỷ thác thông báo tình hình, thông tin, tiến độ việc
thực hiện hợp đồng.
Khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại do bên được uỷ thác gây ra.
- Thời hạn, hiệu lực hợp đồng:
C. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
Trong khó học pháp lý, hợp đồng được hiểu là sự thoả thuận giữa hai
bên hay nhiều bên về một vấn đề trong sinh hoạt xã hội nhằm làm phát sinh
(thay đổi, chấm dứt), quyền và nghĩa vụ giữa các bên đó.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Để đạt được sự thoả thuận, các bên trong quan hệ hợp đồng phải bày
tỏ ý chí của mình cho bên kia biết. Và ý chí của các bên phải thông qua
thương lượng, bàn bạc và sau khi đã nhất trí thành sự thoả thuận sẽ được
thực hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất định như hành vi, lời nói
hoặc giấy tờ gọi là hình thức hợp đồng. Trong các xã hội có nhà nước và
pháp luật, ý chí của nhà nước thể hiện trong pháp luật, do đó, hợp đồng làm
phát sinh một quan hệ pháp luật.
Các bên trong quan hệ hợp đồng gọi là các chủ thể của hợp đồng. Tuỳ
thuộc vào loại hợp đồng, chủ thể có thể là cá nhân hoặc pháp nhân các chủ
thể khác như hộ gia đình. Trong quan hệ hợp đồng chủ thể có nghĩa vụ thực
hiện một hành vi phát sinh từ hợp đồng, gọi là bên có nghĩa vụ. Chủ thể có
thể có quyền yêu cầu chủ thể bên kia thực hiện hành vi gọi là bên có quyền.
Trong các hợp đồng song vụ, mỗi bên chủ thể đều có quyền và nghĩa
vụ đối với nhau.
Việc các chủ thể trong quan hệ hợp đồng bày tỏ ý chí và thoả thuận
với nhau về một vấn đề nhất định làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với
nhau gọi là giao kết hợp đồng. Việc giao kết hợp đồng được tiến hành theo
một trình tự bao gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn đề nghị lập hợp đồng
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn tiếp nhận đề nghị
+ Bên đề nghị phải tỏ rõ ý chí lập hợp đồng bằng cách đề xuất với bên
kia những nội dung chủ yếu để bên kia xem xét, cân nhắc xem có thoả
thuận giao kết hợp đồng hay không.
+ Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những vấn đề cơ bản, nhất thiết
phải có với bất cứ hợp đồng nào.
+ Nếu bên được đề nghị tỏ rõ sự đồng ỳ hoàn toàn về những nội dung
của bên đề nghị thì gọi là chấp nhận đề nghị. Trong trường hợp đó, hợp
đồng được coi là đã được giao kết, quyền và nghĩa vụ được thừa nhận là đã
phát sinh. Trường hợp pháp luật có quy định là hợp đồng phải tuân theo
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
một hình thức nhất định và phải thực hiện theo một thủ tục quy định thì
hợp đồng được coi là đã giao kết khi những quy định đó được tuân thủ.
+ Việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ những điều kiện nhất định do
pháp luật quy định thì hợp đồng đó mới có hiệu lực pháp lý, quyền và
nghĩa vụ mới phát sinh.
* Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
- Người giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi giao kết hợp đồng.
- Các chủ thể phải hoàn toàn tự nguyện.
- Nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đạo đức xã hội.
- Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật đối với hợp
đồng đó.
Khi giao kết hợp đồng mỗi bên chủ thể đều nhằm vào những mục tiêu
nhất định. Và mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ hợp đồng, do đó pháp luật phải quy định các nguyên tắc thực hiện
hợp đồng, quy định các trách nhiệm pháp lý áp dụng khi vi phạm hợp đồng.
+ Trong phấp luật hiện hành đang tồn tại nhiều chế độ hợp đồng điều
chỉnh các lĩnh vực quan hệ hợp đồng khác nhau. Mỗi loại hợp đồng đều có
chế độ pháp lý riêng điều chỉnh.
Điều 1
Đại lý thương mại:
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và
bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua bán hàng
hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của vên giao đại lý cho
khách hàng để hưởng thù lao.
Điều 2
Bên giao đại lý, đại lý:
1. Bên giao đại lý là thương nhân gia hàng hoá cho đại lý bán hoặc
giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc thương nhân uỷ quyền thực hiện
dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Bên đại lý là nhà thương nhân hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền
mua hàng để làm đại lý mua hoặc là biên nhân uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
Điều 3
Hợp đồng đại lý:
Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương.
Điều 4
Các hình thức đại lý:
1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua,
bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung cấp đầy đủ một dịch vụ
cho bên giao đại lý.
2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất
định bên giao đại lý chỉ giao chô một đại lý mua, bán hoặc một số mặt hàng
hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý
mà bên đại lý tổ chức mộ hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc muan
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực
thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa tổng đại
lý.
Điều 5
Quyền sở hữu trong đại lý thương mại:
Bên giao đại lý và chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho ên
đại lý.
Điều 6
Thù lao đại lý:
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên
đại lý dưới hình thức hoa hồng, hoặc chệnh lệch giá.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Trường hợp giao đại lý ấn định giá mua bán hàng hoá dịch vụ cho
khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm
giá bán.
3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng
hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý
cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch
giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng
dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại
lý.
4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì
mức thù lao được tính như sau:
a. Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó.
b. Không áp dụng được điểm (a) thì mức thù lao đại lý là thù lao trung
bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã
trả cho các đại lý khác.
c. Trường hợp không áp dụng điểm (a) và (b) thì mức thù lao đại lý là
mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ
trên thị trường.
Điều 7
Quyền của bên giao đại lý:
- Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho
khách hàng.
- Ấn định giá giao đại lý
- Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại
lý.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.
- Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của
pháp luật.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Điều 8
Nghĩa vụ của bên giao đại lý:
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực
hiện hợp đồng đại lý.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lý mua bán hàng
hoá, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ.
- Trả thù lao cho các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý.
- Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm khi
kết thúc hoạt động đại lý.
- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi phạm pháp luật của bên đại lý,
nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của
mình gây ra.
Điều 9
Quyền của bên đại lý:
- Giao kết hoạt động đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý.
- Yêu cầu bên giao đại lý hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý, nhận lại
tài sản dùng để bảo đảm khi kết thúc hoạt động đại lý.
- Quyết định giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối
với đại lý bao tiêu.
- Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác dop hoạt động
đại lý mang lại.
Điều 10
Nghĩa vụ của bên đại lý:
- Mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng
hoá, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định.
- Thực hiện dùng các thoả thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao
đại lý.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo
quy định pháp luật.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán giao
hàng mua đối với đại lý mua, tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng
dịch vụ.
- Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi
giao đối với đại lý mua, liên đối chịu trách nhiệm về chất lưộng của đại lý
mua bán hàng hoá, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong
trường hợp có lỗi mình gây ra.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình
hoạt động đại lý với bên giao đại lý.
- Trường hợp pháp luật có quy định cụt hể về việc bên đại lý chỉ được
giao kết hoạt động đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hoá
nhất định thì phải tuân thủ quy định đó.
Điều 11
Thanh toán trong đại lý:
Việc thành tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được
thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua bán khối
lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định.
Điều 12
Thời hạn đại lý:
Thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không
sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn
bản cho bên kia về việc chấm dứt hoạt động đại lý.
- Đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền
cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.
- Giá trị khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong
thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao
đại lý.
Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường
được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của
bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường
cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Quá trình hình thành và pt của pháp luật hợp đồng ở nước ta
Ở nước ta dưới thời thuộc Pháp, tư sản Pháp và tư sản Việt Nam cũng
đã sử dụng hợp đồng để phục vụ các hoạt động kinh doanh của họ. Sau
cách mạng tháng 8 năm 1945 ở một số địa phương vẫn còn áp dụng các
hình thức hợp đồng theo pháp luật cũ để tiến hành các hoạt động kinh
doanh theo sự thoả thuận của các bên.
Theo Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 đã sửa đổi một số vấn đề cơ
bản của quyền dân sự, những quyền dân sự được pháp luật bảo vệ khi
người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân và khi lập ước mà có
sự tổn thất do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh
lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu.
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật hợp đồng thì
cvó thể chia thành các thời kỳ sau:
- Thời khỳ khôi phục kinhh tế và cải taị xã hội chủ nghĩa nền kinh tế
quốc dân (1954-1959).
- Thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc (1960-1974).
- Thời kỳ thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế (1975-1988).
- Thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, bước đầu tạo lập nền kinh tế
thị trường (1989 đến nay).
2. Nội dung hợp đồng
Về mặt pháp lý, nội dung hợp đồng được thể hiện ở ba loại điều
khoản.
- Điều khoản thường lệ - những nội dung đã được pháp luật quy định
mà nều cá bên không ghi vào hợp đồng thì coi như mặc nhiên thừa nhận,
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nếu ghi vào hợp đồng thì không được trái với quy định đó. Ví dụ về khung
phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại.
- Điều khoản chủ yếu - những điều khoản cơ bản quan trọng nhất của
hợp đồng mà bắt buộc các bên phải ghi vào hợp đồng, nếu không hợp đồng
không có giá trị pháp lý.
+ Ngày tháng năm ký hợp đồng, tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân
hàng giao dịch của các bên , họ tên người đại diện đứng tên đăng ký kinh
doanh.
+ Đối tượng của hợp đồng tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị
quy ước đã thoả thuận.
+ Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng
hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.
+ Giá cả
Các điều khoản chủ yếu phải được ghi rõ ràng cụ thể theo quy định
của pháp luật.
- Điều khoản tuỳ nghi:
+ Những điều khoản hai bên thoả thuận đưa vào hợp đồng căn cứ vào
nhu cầu, khả năng của mỗi bên. Ví dụ, điều khoản về bảo hành đối với
những sản phẩm hàng hoá, công việc chưa có quy định nào của Nhà nước
về bảo hành, điều khoản nghiệm thu, giao nhận sản phẩm, hàng hoá, công
việc.
Nội dung của hợp đồng thể hiện ý chí tự nguyện của các bên những
không được trái với pháp luật.
- Nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Một trong các bên ký kết hợp đồng không có điều kiện kinh doanh
theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc và thoả thuận trong hợp
đồng.
Người ký hợp đồng phải có thẩm quyền và không có hành vi lừa đảo.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Hợp đồng có thể coi là vô hiệu từng pần trong trường hợp có một
phấn nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không ản hưởng đến
nội dung các phần còn lại, hợp đồng vô hiệu hoá sẽ bị xử lý theo pháp luật.
3. Thủ tục ký kết hợp đồng
- Bằng phương thức trực tiếp, người đại diện có thẩm quyền của các
bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc, thương lượng, thống nhất ý chí để xác định
nội dung.
Hợp đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm
các bên đã ký vào văn bản. Trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải
đăng ký thì mời có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.
- Bằng phương thức gián tiếp:
Các bên gửi cho nhau các tài liệu giao dịch, trong đó có nội dung cần
giao dịch. Với phương thức này trình tự ký kết hợp đồng gồm 2 giai đoạn.
+ Giai đoạn lập đề nghị hợp đồng.
+ Giai đoạn chấp nhận đề nghị.
4. Các nguyên tắc ký kết hợp đồng
Hợp đồng được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái
pháp luật.
- Tự nguyện:
Là nguyên tắc vốn có của tất cả các loại hợp đồng. Các bên trong quan
hệ hợp đồng được tự nguyện thể hiện ý chí của mình, không một cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào được áp đặt ý chí cho doanh nghiệp khi ký kết hợp
đồng. Các bên có quyền lựa chọn bạn hàng, thời điểm kỳ kết hợp đồng, nội
dung của hợp đồng. Những trường hợp bị lừa dối, nhầm lẫn đều bị coi là
không thể hiện sự tự nguyện và có thể ảnh hưởng tối hiệu lực của hợp
đồng.
Nguyên tắc tự nguyện trong việc ký kết hợp đồng đánh dấu sự đổi mới
căn bản trong pháp luật hợp đồng của nhà nước ta.
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Các bên ký kết hợp đồng có lợi ích khác nhan nhưng cả 2 bên cùng có
lợi trong quan hệ hợp đồng. Mỗi bên đều được pháp luật bảo vệ những lợi
ích chính đáng, hợp pháp. Hai bên không được vì lợi ích của mình mà thiệt
hại đến lợi ích của người khác cũng như lợi ích của nhà nước và pháp luật.
Các bên ký kết kết hợp đồng được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Dù vị trí của các chủ thể hợp đồng có thể khác nhau nhưng không bên nào
phải phục tùng bên nào, một bên không thể áp đặt ý chí chủ quan của mình
cho bên kia, hai bên đều có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, một
bên vi phạm hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với bên kia. Chủ thể của
hợp đồng là pháp nhân hoặc cá nhân có tài sản độc lập, cho nên họ phải
trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản khi xảy ra vi phạm hợp đồng.
Trong việc ký kết hợp đồng các bên được tự do thể hiện ý chí nhưng
phải trong khuân khổ pháp luật, không trái với quy định của pháp luật.
Những hợp đồng mà nội dung, hình thức hoặc thủ tục ký kết hợp đồng trái
pháp luật sẽ không được pháp luật bảo hộ, quyền vbà nghĩa vụ sẽ không
phát sinh.
5. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng
Sau khi đã xác lập hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực pháp lý, cá bên
phải thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong việc chấp hành nghĩa vụ
các bên phải tuaâ thủ những nguyên tắc do pháp luật quy định.
- Nguyên tắc thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng:
đúng đối tượng, số lượng, chất lượng chủng loại, thời hạn, phương thức và
các thoả thuận khác.
- Nguyên tắc thực hiện một cách trung thực hợp tác đảm bảo tin cậy
lẫn nhau.
- Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhau không được xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng.
- Vi phạm nguyên tắc thực hiện hợp đồng có nghĩa là vi phạm hợp
đồng và có thể chịu trách nhiệm tài sản.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Sơn Hải được thành lập ngày 06/4/1998 dưới hình
thức Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên.
Tên công ty: Công ty TNHH Sơn Hải
Số ĐKKD: 045 277
Đăng ký lần đầu ngày 06/4/1995, qua 12 năm hoạt động đã đăng ký
thay đổi bốn lần, lần thứ 4 ngày 03/8/2006.
Trụ sở chính: Số 2183 - Đại lộ Hùng Vương - Phường Gia Cẩm –
Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Số điện thoại: (0210) 845 145
Vốn điều lệ: 1.000.000.000đ (Một tỉ đồng)
Danh sách thành viên góp vốn:
Trần Đình Luân: 950 triệu đồng (95%)
Hộ khẩu thường trú: Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ
Nguyễn Trung Hiếu: 50 triệu đồng (5%)
Hộ khẩu thường trú: Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ
Người đại diện theo pháp luật:
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên – Giám đốc
Họ và tên: Trần Đình Luân
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Công ty TNHH Sơn hải kinh doanh:
+ Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng,
đại lý mua bán, gửi hàng hoá cho các doanh nghiệp.
+ Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ.
- Nhiệm vụ của công ty
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Công ty TNHH Sơn Hải có nhiệm vụ chính là làm đại lý chính thức
cho các hãng YAMAHA, SUZUKI, kinh doanh ô tô và xe máy cho các
hãng đó.
3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của công ty
- Sơ đồ tổ chức Công ty
- Điều lệ của công ty:
Điều lệ của Công ty TNHH Sơn Hải được soạn thảo căn cứ vào:
Luật doanh nghiệp ban hành ngày 26/6/1999 và Nghị định số
03/2000/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Chương I: Những quy định chung
Điều 1: Tên công ty, trụ sở giao dịch
1. Tên Công ty: Công ty TNHH Sơn Hải
Tên giao dịch: Công ty TNHH Sơn Hải
Tên viết tắt: Công ty TNHH Sơn Hải
16
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Bộ phận
kỹ thuật
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
bán hàng