Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.83 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------

VŨ VĂN ĐỨC

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI - CHI NHÁNH HUYỆN TÂN LẠC,
TỈNH HÕA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------

VŨ VĂN ĐỨC

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI - CHI NHÁNH HUYỆN TÂN LẠC,
TỈNH HÕA BÌNH
Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ THANH TÖ
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

TS. TRẦN THỊ THANH TÚ

PGS.TS. TRỊNH THỊ HOA MAI

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VŨ VĂN ĐỨC


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức khóa học để em có cơ hội tham gia học tập và
nghiên cứu khoa học.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong trường và thầy cô khoa tài chính ngân
hàng đã truyền đạt lại cho em những kiến thức bổ ích để em có thể thực hiện

được nghiên cứu này.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo: Trần Thị Thanh Tú
người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè và tồn thể cán bộ Chi
nhánh NHCSXH huyện Tân Lạc những người đã ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ
em hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Học viên nghiên cứu

Vũ Văn Đức


TĨM TẮT
Giảm nghèo tồn diện và bền vững ln được xác định là ưu tiên hàng
đầu trong đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Do đó, các
chương trình và chính sách giảm nghèo của Chính phủ đã được xây dựng tập
trung trên ba chiến lược chính: Thúc đẩy các hoạt động sản xuất và sinh kế để
tăng thu nhập cho người nghèo, tăng cường khả năng tiếp cận của người
nghèo đến các dịch vụ xã hội, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức của
người dân ở các vùng nghèo.Những chiến lược này được hiện thực hóa bằng
các chương trình quốc gia hỗ trợ giảm nghèo và phát triển xã hội. Trong số
các nhóm chính sách phục vụ chiến lược xóa đói giảm nghèo - Tín dụng cho
người nghèo là một trong số những nhóm chiến lược quan trọng nhất. Tuy
nhiên, làm thế nào để người nghèo được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả vốn
vay vừa đảm bảo mục tiêu xóa đói giảm nghèo, vừa đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của nguồn vốn tín dụng? Vì vậy việc nghiên cứu củng cố và nâng
cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo là cần thiết và phù hợp.
Nghiên cứu này hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đói nghèo, tín dụng
chính sách và tín dụng cho người nghèo. Đề tài cũng đã tiếp cận, phân tích
một số nghiên cứu của các tác giả trong nước về chất lượng tín dụng nói
chung và tín dụng trong hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội nói riêng để từ

đó đưa ra cách tiếp cận phù hợp cho vấn đề nghiên cứu.
Luận văn đã phân tích khái quát về thực trạng chất lượng tín dụng hộ
nghèo tại Chi nhánh NHCSXH huyện Tân Lạc giai đoạn 2010-2013, đánh giá
những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân. Từ đó
đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện địa phương để khắc
phục những mặt hạn chế nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại Chi
nhánh trong giai đoạn 2015 – 2020.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................. iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
5. Câu hỏi nghiên cứu: .................................................................................... 3
6. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
.......................................................................................................................... .5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................ 5
1.2 Khái niệm tín dụng và tín dụng chính sách ............................................ 7
1.3 Chất lƣợng tín dụng chính sách và các yếu tố ảnh hƣởng .................... 8
1.3.1 Chất lượng tín dụng ngân hàng ............................................................ 8
1.3.2 Chất lượng tín dụng chính sách ........................................................... 9
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng tín dụng tín dụng chính sách

...................................................................................................................... 12
1.4 Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội ....................................... 15
1.4.1 Nguồn vốn:.......................................................................................... 15
1.4.2 Sử dụng vốn: ....................................................................................... 16
1.4.3 Phương thức cho vay .......................................................................... 18


1.4.4 Các chương trình tín dụng của NHCSXH .......................................... 18
1.5 Đói nghèo và tín dụng chính sách với cơng tác xóa đói giảm nghèo .. 26
1.5.1 Đói nghèo – Nguyên nhân gây nên nghèo đói tại Việt Nam .............. 26
1.5.2 Tín dụng chính sách với cơng tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1995
đến nay ......................................................................................................... 28
CHƢƠNG II
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 31
2.1 Phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung .............................................. 31
2.2 Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo ................................................ 32
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu ........................................ 33
2.4 Phƣơng pháp thống kê mô tả ................................................................. 33
2.5 Phƣơng pháp so sánh .............................................................................. 33
CHƢƠNG III
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG HỘ NGHÈO..................... 35
TẠI NHCSXH HUYỆN TÂN LẠC ............................................................. 35
3.1 Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Tân Lạc ............................ 35
3.1.1. Đặc điểm chung của huyện Tân Lạc ................................................. 35
3.1.2. Thực trạng cơng tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Tân Lạc ............ 36
3.2 Tình hình hoạt động của NHCSXH huyện Tân Lạc............................ 39
3.2.1 Sự hình thành và phát triển: ............................................................... 39
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động:............................................................ 40
3.2.3 Kết quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Lạc 42
3.3 Chất lƣợng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Tân Lạc ............. 49

3.3.1 Quy định chung về cho vay hộ nghèo: ............................................... 49
3.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Tân Lạc
...................................................................................................................... 52


3.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH
huyện Tân Lạc ............................................................................................. 65
CHƢƠNG IV
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG HỘ NGHÈO .... 69
TẠI NHCSXH HUYỆN TÂN LẠC ............................................................. 69
4.1 Một số giải pháp chủ yếu ........................................................................ 69
4.2 Kiến nghị .................................................................................................. 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
1. Những đóng góp của đề tài .................................................................... 82
2. Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Nguyên Nghĩa

1

BQL

Ban quản lý


2

CVHN

Cho vay hộ nghèo

3

ĐBDTTS VĐBKK Đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

4

GDLĐ

Giao dịch lưu động

5

GQVL

Giải quyết việc làm

6

HĐQT

Hội đồng quản trị

7


HSSV

Học sinh, sinh viên

8

IFAD

Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế

9

KFW

Ngân hàng tái thiết Đức

10

KTKSNB

Kiểm tra kiểm soát nội bộ

11

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

12


NHNg

Ngân hàng phục vụ người nghèo

13

NSVSMT

Nước sạch vệ sinh mơi trường

14

PGD

Phịng giao dịch

15

SXKD VKK

Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

16

TCTD

Tổ chức tín dụng

17


TK&VV

Tiết kiệm và Vay vốn

18

TNVKK

Thương nhân vùng khó khăn

19

VDB

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

20

WB

Ngân hàng thế giới

21

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

22


XKLĐ

Xuất khẩu lao động

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

1

3.1

2

3.2

Cơ cấu nguồn vốn qua các năm

43

3

3.3


Kết quả đầu tư tín dụng

44

4

3.4

Cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng vay

45

5

3.5

6

3.6

7

3.7

Cơ cấu phân loại Tổ TK&VV qua các năm

48

8


3.8

Cơ cấu dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo

54

9

3.9

Cơ cấu dư nợ cho vay hộ nghèo phân theo thời hạn

55

10

3.10

Cơ cấu tín dụng CVHN theo tính chất nợ

56

11

3.11

Nguyên nhân nợ quá hạn chương trình CVHN

57


12

3.12

Tỷ lệ lãi tồn từ chương trình cho vay hộ nghèo

60

13

3.13

Kết quả thu lãi cho vay hộ nghèo tại NHCS Tân Lạc

61

14

3.14

Cơ cấu cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Tân Lạc

63

15

3.15

Kết quả công tác XĐGN huyện Tân Lạc giai đoạn

2010-2013

Cơ cấu dư nợ nhận ủy thác của 4 tổ chức chính trị
xã hội
Kết quả hoạt động kiểm tra giám sát của Ban đại
diện HĐQT huyện

Hiệu quả kinh tế xã hội chương trình cho vay hộ
nghèo

ii

Trang
37

46

47

64


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Biểu đồ

Nội dung

1


Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc

3

Biểu đồ 3.3

4

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ lãi tồn chương trình cho vay hộ nghèo

60

5

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ thu lãi từ chương trình cho vay hộ nghèo

62

Kết quả cơng tác giảm nghèo trên địa bàn huyện
Tân Lạc
Tỷ lệ nợ khoanh chương trình Cho vay hộ
nghèo

Nội dung


Trang
38
38
58

STT

Sơ đồ

1

Sơ đồ 3.1

Bộ máy quản lý NHCSXH huyện Tân Lạc

40

2

Sơ đồ 3.2

Quy trình cho vay hộ nghèo

49

iii

Trang



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Giảm nghèo tồn diện và bền vững luôn được xác định là ưu tiên hàng
đầu trong đường lối, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước Việt Nam,
nhằm bảo đảm quyền con người và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ của Liên hiệp quốc.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 được Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI thông qua tháng 01/2011 với mục tiêu
tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ
rệt, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Do đó, các chương trình và chính sách giảm nghèo của Chính phủ đã
được xây dựng tập trung trên ba chiến lược chính: Thúc đẩy các hoạt động
sản xuất và sinh kế để tăng thu nhập cho người nghèo, tăng cường khả năng
tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ xã hội, tăng cường năng lực và nâng
cao nhận thức của người dân ở các vùng nghèo.
Những chiến lược này được hiện thực hóa bằng các chương trình quốc
gia hỗ trợ giảm nghèo và phát triển xã hội. Trong số các nhóm chính sách
phục vụ chiến lược xóa đói giảm nghèo - Tín dụng cho người nghèo là một
trong số những nhóm chiến lược quan trọng nhất.
Tân Lạc là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hịa
Bình với 23 xã và 01 thị trấn, diện tích đất tự nhiên là 53.204,75 ha, dân số
82.456 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm đa số (dân tộc Mường chiếm
83,5% tổng dân số). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện là 11,3% với cơ
cấu: nông, lâm, thủy sản 43,5% ; công nghiệp, xây dựng 26,4% ; dịch vụ 30,1.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,84 triệu đồng/người/năm [26]. Theo

1



thống kê của Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện Tân Lạc , năm
2013 tồn huyện có 19.565 hơ ̣, trong đó có 4.668 hơ ̣ nghèo , chiế m tỷ lê ̣
23,86% cao hơn 5,31% so với bình qn hơ ̣ nghèo tồn tỉnh và

cao hơn

16,26% so với bình quân hô ̣ nghèo toàn quố c ; hô ̣ câ ̣n nghèo là 2.885 hô ̣,
chiế m tỷ lê ̣ 15,5% [20].
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc
được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003. Sau hơn 10 năm hoạt động,
đã đóng góp khá lớn trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao
thu nhập, hỗ trợ xóa nhà tạm, cấp vốn ưu đãi cho học sinh, sinh viên… Tuy
nhiên, quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua trên phạm vi cả nước nói
chung và trên địa bàn huyện Tân Lạc nói riêng cịn tồn tại một số mặt hạn
chế : xảy ra tình trạng cho vay chưa đúng đối tượng; mức vốn vay, thời hạn
cho vay chưa phù hợp với từng đối tượng, từng mục đích ; mơ hình hoạt động
của các tổ tiết kiệm và vay vốn còn khiếm khuyết dẫn đến hiệu quả sử dụng
vốn vay thấp.
Vì vậy, làm thế nào để người nghèo được tiếp cận và sử dụng có hiệu
quả vốn vay vừa đảm bảo mục tiêu xóa đói giảm nghèo, vừa đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng là một vấn đề cần có sự quan tâm
đặc biệt.
Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao chất
lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi
nhánh huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối
với hộ nghèo.
- Khái qt cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.


2


- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ nghèo tại Chi
nhánh NHCSXH huyện Tân Lạc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với
hộ nghèo tại NHCSXH huyện Tân Lạc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hộ nghèo và hoạt động tín dụng đối với hộ
nghèo.
- Phạm vi nghiên cứu: Chương trình cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh
NHCSXH huyện Tân Lạc, giai đoạn 2010-2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu; Phương pháp thảo luận nhóm tập
trung; Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo; Phương pháp thống kê mô tả;
Phương pháp so sánh.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Hiệu quả chương trình tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Tân
Lạc như thế nào?
- Hiệu quả chương trình tín dụng hộ nghèo tác động đến đối tượng vay
vốn như thế nào?
- Hiệu quả chương trình tín dụng hộ nghèo trong cơng tác xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc?
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện
Tân Lạc là gì?
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 4 chương:

3



Chương 1: Lý luận chung về tín dụng chính sách và chất lượng tín dụng
chính sách
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Tân Lạc
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại
NHCSXH huyện Tân Lạc

4


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng trong hệ thống ngân hàng nói
chung và NHCSXH nói riêng đã được nhiều tác giả, nhiều tổ chức nghiên
cứu, làm rõ trong các đề tài, dự án, hội thảo, các công trình nghiên cứu trong
và ngồi nước. Trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu nổi bật sau đây:
Tác giả Nguyễn Thị Thu Đông (2012) trong nghiên cứu “Nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
trong quá trình hội nhập” đã đi sâu nghiên cứu thực trạng tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006-2010 từ đó đưa ra định
hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế [5].
Tác giả Lê Đăng Hồn (2013) với đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng
ngân hàng đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại một số thành phố
lớn ở Việt Nam” lại có một cách tiếp cận khác. Đó là khẳng định và làm rõ
vai trị của các khu cơng nghiệp trong sự phát triển chung của nền kinh tế.

Đồng thời hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về khu công nghiệp,
các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp. Từ đó đề ra hệ thống giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp tại một số thành phố lớn ở Việt Nam [9].
Tác giả Tống Thị Mai Loan (2006) trong nghiên cứu “Rủi ro tín dụng
trong cho vay ở Ngân hàng chính sách xã hội. Thực trạng và giải pháp quản
lý” đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề rủi ro trong cho vay, nguy cơ nợ quá hạn,
nợ xấu, qua đó đưa ra các giải pháp mang tính quản trị nhằm hạn chế các rủi
ro tín dụng đối với nguồn vốn ưu đãi [12].

5


Tác giả Nguyễn Thị Thu (2013) với đề tài “Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào
Cai” đã nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn vay của hộ nghèo, từ đó đánh giá
hiệu quả tín dụng đồng thời đề ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
chương trình cho vay hộ nghèo [22].
Nhóm tác giả Hồng Hữu Hịa, Nguyễn Lê Hiệp (2007) với nghiên cứu
“Tác động của vốn vay tín dụng đối với xóa đói giảm nghèo ở Huyện Hương
Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế” đã phân tích mối quan hệ của vốn vay đối với
việc gia tăng tư liệu sản xuất của hộ nghèo; Tác động của tín dụng đối với
việc tạo việc làm cho hộ nghèo và Tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ
nghèo. Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của tín dụng đối với cơng cuộc xóa
đói giảm nghèo [8].
Cũng nghiên cứu về chất lượng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã
hội. Tác giả Nguyễn Thị Bích Diệu (2012) với đề tài “Nâng cao chất lượng tín
dụng của Ngân hàng chính sách xã hội Hà Nội” đã tiến hành phân tích thực
trạng tín dụng tại NHCSXH thành phố Hà Nội qua đó đề xuất phương hướng
và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH thành phố Hà

Nội [4].
Tác giả Đào Thị Thúy Hằng (2011) trong đề tài “Nâng cao chất lượng
cho vay đối với hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành
phố Hải Phịng”. Đã đi sâu nghiên cứu tín dụng cho nhóm đối tượng hộ
nghèo, đánh giá thực trạng và hiệu quả tín dụng từ đó đề xuất nhóm giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng đối với nhóm đối tượng nghiên cứu [7].
Tác giả Phạm Thị Châu (2007) với nghiên cứu “Tín dụng Ngân hàng
Chính sách xã hội với cơng tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng” đã tiến
hành phân tích thực trạng các chương trình tín dụng chính sách đang thực
hiện tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng. Đánh giá những hiệu quả đạt

6


được và nêu ra những hạn chế còn tồn tại từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
trong q trình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Tuy nhiên, đề
tài vẫn còn hạn chế khi việc tổ chức điều tra khảo sát với số lượng mẫu ít và
chưa đủ tính đại diện do đó kết quả nghiên cứu có độ tin cậy chưa cao [2].
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước về chất
lượng tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng chính sách đối với cơng tác
xóa đói giảm nghèo nói riêng. Nhưng vẫn cịn thiếu những đề tài đi sâu
nghiên cứu về chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo. Do vậy,
việc nghiên cứu thực trạng tín dụng cho vay hộ nghèo để từ đó đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo là cần thiết và phù hợp
1.2 Khái niệm tín dụng và tín dụng chính sách
* Khái niệm tín dụng:
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay dựa trên ngun tắc hồn trả.
Tính chất của tín dụng: Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền
sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ

thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng; Tín dụng bao giờ
cũng có thời hạn và phải được “hồn trả”; Giá trị của tín dụng khơng những
được bảo tồn mà cịn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
Tín dụng là mối quan hệ tín dụng phải thỏa mãn những đặc trưng sau:
- Thứ nhất: là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời.
- Thứ hai: tính hồn trả.
- Thứ ba: quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng giữa người đi vay và
người cho vay.
Từ các khái niệm trên cho thấy bản chất tín dụng là một giao dịch về
tiền hoặc giấy tờ có giá trị như tiền dựa trên cơ sở có khả năng hồn trả. Cơ
sở để quyết định một khoản tín dụng là lịng tin của chủ nợ về khả năng thanh

7


tốn của các con nợ, là sự tín nhiệm, sự tin tưởng lẫn nhau. Trong đó hành
động hồn trả là đặc trưng bản chất của tín dụng, là dấu hiệu tiêu biểu để
phân biệt tín dụng với các dạng hỗ trợ tài chính khơng phải hồn trả gốc và
lãi. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới
hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín
dụng) đối với các đối tượng nói trên. Tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho
mọi đối tượng trong xã hội, nó có thể xâm nhập vào các ngành, với nhiều loại
hình và quy mơ hoạt động lớn, vừa và nhỏ, không những xâm nhập vào lĩnh
vực sản xuất kinh doanh mà còn xâm nhập vào nhiều lĩnh vực như dịch vụ,
đời sống. Tín dụng ngân hàng có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế xã hội.
* Tín dụng chính sách:
Tín dụng chính sách là hệ thống các biện pháp tín dụng liên quan đến
việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ để thực hiện

các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phúc lợi xã hội.
Hiện nay, NHCSXH được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chương trình
tín dụng cho vay ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
1.3 Chất lƣợng tín dụng chính sách và các yếu tố ảnh hƣởng
1.3.1 Chất lƣợng tín dụng ngân hàng
*Khái niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng:
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một loại hàng hoá nào sản xuất ra
cũng phải là những hàng hoá mang tính cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là mọi
loại hàng hố sản xuất ra đều phải có chất lượng. Chất lượng của bất kỳ một
loại hàng hoá nào cũng đều được thể hiện bằng giá trị sử dụng của nó. Muốn
tạo ra được những loại hàng hố mang giá trị sử dụng cao thì địi hỏi người
sản xuất ra chúng phải trả lời được 3 câu hỏi quan trọng. Đó là: Sản xuất ra

8


cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Và các nhà kinh tế đã nhận
xét rằng: “Chất lượng là sự phù hợp mục đích của người sản xuất và người sử
dụng về một loại hàng hoá nào đó” hay “Chất lượng là năng lực của một sản
phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng”.
Từ những nhận xét như vậy, có thể quan niệm chất lượng tín dụng
Ngân hàng là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu tồn
tại, phát triển ngân hàng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.2 Chất lƣợng tín dụng chính sách
Chất lượng tín dụng chính sách là chất lượng của các khoản tín dụng
ưu đãi của Chính phủ, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay sử
dụng đúng mục đích đem lại hiệu quả, đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đúng
hạn vừa bù đắp được chi phí vừa đem lại hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội
Chất lượng tín dụng chính sách được đánh giá thơng qua các yếu tố:
Hiệu quả trong mối quan hệ nguyên tắc tín dụng; Hiệu quả trong mối

quan hệ rủi ro tín dụng và Hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế xã hội
Hiệu quả trong mối quan hệ nguyên tắc tín dụng
Hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi: đây là nguyên tắc cơ bản
xuyên suốt hoạt động tín dụng dù là tín dụng thương mại hay tín dụng chính
sách. Ngân hàng chính sách là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, nhằm tạo
ra kênh tín dụng ưu đãi một phần lãi suất và các điều kiện tín dụng khác để hỗ
trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách chứ khơng phải là một tổ chức tài
trợ bao cấp. Ngân hàng thực hiện các chương trình tín dụng chính sách phải
được tổ chức và hoạt động theo những chuẩn mực của một tổ chức tín dụng
có hiệu quả kinh tế - xã hội, an toàn và phát triển đúng hướng, là tổ chức được
Nhà nước giao quản lý vốn nhà nước, phải có trách nhiệm bảo tồn vốn và thu
lãi vay để trang trải một phần chi phí hoạt động theo quy định.

9


Sử dụng vốn đúng mục đích: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục
đích theo từng chương trình tín dụng ưu đãi. Ví dụ như chương trình cho vay
học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, tiền vay được sử dụng để nộp học
phí, các chi phí học tập; cho vay xuất khẩu lao động dùng để chi trả lệ phí,
tiền vé máy bay… để đi lao động nước ngoài; hộ nghèo vay vốn để sản xuất
kinh doanh, tạo việc làm…
Bảo đảm tiền vay: Theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 được
Quốc hội thơng qua ngày 01/01/2011 thì NHCSXH là ngân hàng hoạt động
khơng vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
của Nhà nước. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng
chính sách. Tại điều 94 khoản 1 của Luật này quy định: “Tổ chức tín dụng
phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng
vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp,
biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cấp tín dụng”. Quy định này

đảm bảo sự an tồn tín dụng khi phát sinh các vấn đề chấm dứt tín dụng. Tại
điều 95, khoản 2 của Luật này quy định “Trong trường hợp khách hàng không
trả được nợ đến hạn, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì tổ chức tín
dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng,
hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ,
mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước”
Hiệu quả trong mối quan hệ rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khi người đi vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả
nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn
hoặc khơng thanh tốn. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất về mặt tài chính,
tức là giảm thu nhập rịng và giảm giá trị thị trường của vốn. Trong trường
hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn tới

10


phá sản. Đối với ngân hàng chính sách, tín dụng là dịch vụ đem lại nguồn thu
gần như duy nhất. Một số chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng tín
dụng như sau:
- Tỷ lệ nợ quá hạn:

- Tỷ lệ nợ khoanh:

Nếu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh cao thì hiệu quả kinh doanh thấp, độ
rủi ro cao. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh thấp, hiệu quả kinh doanh cao, độ
rủi ro thấp.
- Tỷ lệ lãi tồn đọng

Hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế xã hội

Đánh giá hiệu quả tín dụng về khía cạnh kinh tế - xã hội nghĩa là đánh
giá xem vốn tín dụng chính sách đã mang lại giá trị hay có ý nghĩa như thế
nào xét trên các mặt sau:
Một là, thơng qua vốn tín dụng chính sách đã giải quyết được việc làm
cho bao nhiêu lao động; giúp hộ nông dân tăng thời gian sử dụng lao động
nhàn rỗi ở nơng thơn; giúp cho bao hộ thốt nghèo; tạo điều kiện cho bao
nhiêu học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn có tiền trang trải kinh phí
học tập; bao nhiêu người được giải quyết việc làm thông qua chương trình
cho vay giải quyết việc làm… từ đó góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, tạo điều
kiện để phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó

11


khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong
xã hội.
Hai là, tín dụng chính sách là cầu nối đưa người dân đến với kinh tế thị
trường, góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng sản
xuất công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là thay đổi cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi,
nghành nghề, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và các
nghành công nghiệp khác, phát triển khu vực sản xuất phi nông nghiệp và
dịch vụ.
Ba là, tín dụng chính sách góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới cho
người lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động và các thành viên gia
đình họ, cũng có ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Bốn là, sự tham gia của vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần làm giảm và xóa
dần nạn cho vay nặng lãi, việc bán non sản phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn;
giúp các hộ nghèo làm quen với việc tính tốn nhu cầu vốn sản xuất, tính tốn lợi
ích kinh tế mà đồng vốn mang lại, tiết kiệm chi tiêu để tạo lập nguồn vốn tự có và

quen dần với sản xuất hàng hóa, hoạt động tín dụng, tài chính.
Năm là, bên cạnh những hiệu quả vật chất, các hoạt động cho vay chính
sách đã giúp người dân tăng thêm lịng tin vào Đảng, Chính phủ; góp phần
tích cực vào sự thành cơng trong chính sách kinh tế của Chính phủ.
Cụ thể, trong khn khổ đề tài, tác giả tiến hành phân tích các chỉ tiêu:
Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn; Tổng số hộ thoát nghèo hàng năm và số lao
động được tạo việc làm mới hàng năm.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến Chất lƣợng tín dụng tín dụng chính
sách
Thực trạng người vay vốn NHCSXH:
Trình độ dân trí, kiến thức kỹ thuật và quản lý cũng như các nguồn lực
sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao chất lượng và hiệu

12


quả sử dụng vốn vay – vấn đề quyết định đến khả năng trả lãi và nợ gốc tiền
vay. Vì vậy, năng lực và trình độ của người vay là yếu tố ảnh hưởng quan
trọng đến chất lượng tín dụng của đơn vị. Bên cạnh đó, nhận thức của hộ vay
về trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và trách nhiệm hoàn trả lãi và nợ
gốc đúng theo thỏa thuận cũng ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu lãi và
thu nợ gốc của các đơn vị.
Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể và chất lượng
hoạt động ủy nhiệm của Tổ TK&VV:
Các tổ chức Hội đồn thể và Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài
của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của
NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ
TK&VV như bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong
việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đơn đốc người vay trả lãi
tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và

hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín
dụng của NHCSXH.
Trước khi thực hiện chuyển tải cho vay các chương trình tín dụng chính
sách ưu đãi cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác,
tổ chức Hội đồn thể phải tuyên truyền cho các hộ vay hiểu kênh tín dụng gì,
mục đích vay để làm gì? Mức vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay của từng
chương trình là bao nhiêu? Việc tuyên truyền này phải công khai tại cuộc họp
Tổ TK&VV (có sự chứng kiến của tổ viên, tổ trưởng Tổ TK&VV, Trưởng
thơn/ấp và tổ chức Hội, đồn thể nhận ủy thác).
Hoạt động của Ban đại diện HĐQT các cấp:
Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp là bộ não của hệ thống ngân hàng
chính sách xã hội, có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả hoạt động của toàn
bộ hệ thống. Ngoài nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của

13


Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp trên. Ban đại diện
HĐQT các cấp còn có nhiệm vụ duyệt kế hoạch huy động vốn và cho vay trên
địa bàn để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban đại diện Hội đồng quản trị
cũng được quyền tổ chức khai thác, tập trung các nguồn vốn để bổ sung vốn
cho vay tại địa phương.
Bên cạnh những nhiệm vụ chun mơn chính đã nêu Ban đại diện
HĐQT các cấp cịn có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và đơn đốc việc thực hiện
hồn thành kế hoạch tín dụng trên địa bàn; Chỉ đạo kiểm tra, giám sát các bên
nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chính sách và chế độ nghiệp vụ theo quy
định. Đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo thành lập
các Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Công tác chỉ đạo, giám sát của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp (đặc
biệt là UBND xã)

UBND xã là đơn vị chính quyền cơ sở có vai trị đặc biệt quan trọng trong
việc triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội địa phương bao
gồm cả các chương trình phúc lợi, an sinh xã hội. Trong quy trình cho vay hộ
nghèo, UBND xã là đơn vị tiếp nhận và xác nhận danh sách hộ nghèo xin vay vốn
để trình lên NHCSXH và thơng báo kết quả xét duyệt của ngân hàng đến Tổ chức
Chính trị - Xã hội. Để triển khai tốt các chương trình tín dụng chính sách, UBND
xã có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với NHCSXH chỉ đạo, giám sát việc sử dụng
đúng mục đích tiền vay và trách nhiệm hồn trả tiền lãi và tiền gốc cho NHCSXH.
Hoạt động tác nghiệp của NHCSXH, cơng tác tham mưu phối hợp với
chính quyền, tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV.
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách là một q trình lâu dài địi hỏi
phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa NHCSXH và chính quyền, tổ chức Hội,
đồn thể và Tổ TK&VV. Đặc biệt là sự phối hợp hoạt động giữa NHCSXH và
Ban giảm nghèo cấp xã.

14


×