Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hướng dẫn tạo đồng hồ số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.62 KB, 7 trang )

Adobe Flash – Hướng Dẫn Tạo Đồng Hồ Số
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cách tạo một đồng hồ số bằng Flash thông qua các
ActionScript, và làm thế nào để hiển thị các ngày trong tuần và các ngày của tháng. Bạn có thể
đặt đồng hồ này vào bất kỳ một website nào…
Tạo Đồng Hồ Flash:
Bước 1: Đầu tiên, mở một tài liệu flash mới.
Bước 2: Nhấn vào Text tool (T), tạo 3 đối tượng Text có nội dung là “Time”, “Today” và
“Date”.
Chú ý, đây là các Static Text nhé.
Hình ảnh này đã bị thu nhỏ. Nhấp vào hình để xem kính
thước thật.
Bước 3: Bây giờ, chúng ta chúng ta tạo tương ứng 3 Dynamic Text với các Static Text chúng
ta vừa tạo ở bước 2, và đặt nó bên cạnh những Static Text đó.
Bước 4: Sau khi tạo xong các Dynamic Text, chúng ta đặt tên cho chúng theo cách mà bạn đã
làm ở trên. Bạn chọn Hộp Dynamic đầu tiên bên cạnh chứ “Time”, sau đó chuyển đến cửa
sổ Properties (Ctrl + F3) và đặt tên là “nTime”.
Hình ảnh này đã bị thu nhỏ. Nhấp vào hình để xem kính
thước thật.
Bước 5: Ta làm tương tự với các hộp Dynamic còn lại. Hộp Dynamic bên cạnh ”Today” đặt
tên là “displayDay” và bên cạnh “Date” có tên là “displayDate”. Hãy nhớ là đặt tên cho các
Dynamic Text chứ không phải là Static Text.
Bước 6: Tiếp theo, nhấn vào hộp Static đầu tiên và chuyến đổi nó thành biểu tượng bằng
cách Chọn nó và nhấn F8, đảm bảo ô “Movie clip” được check và đặt tên tùy theo ý bạn
muốn.
Hình ảnh này đã bị thu nhỏ. Nhấp vào hình để xem kính
thước thật.
Bước 7: Bây giờ các bạn hãy chọn 2 hộp Dynamic còn lại và chuyển nó thành 1 biểu tượng.
Hãy chắc chắn rằng tạo cả 2 hộp đó thành 1 biểu tượng và đặt tên tùy ý bạn chọn.
Hình ảnh này đã bị thu nhỏ. Nhấp vào hình để xem kính
thước thật.
Bước 8: Bây giờ các bạn hãy chọn biểu tượng trên cùng và nhấn F9 để mở cửa sổ


ActionScript. Và dán đoạn mã sau vào:
onClipEvent (enterFrame) {
myTime = new Date();
nSeconds = myTime.getSeconds();
nMinutes = myTime.getMinutes();
nHours = myTime.getHours();
if (nHours>=12) {
ampm = “pm”;
} else {
ampm = “am”;
}
if (nHours>=13) {
nHours = nHours-12;
}
if (length(nMinutes) == 1) {
nMinutes = “0″+nMinutes;
}
if (length(nSeconds) == 1) {
nSeconds = “0″+nSeconds;
}
nTime = nHours+”:”+nMinutes+”:”+nSeconds+” “+ampm;
}
Bước 9: Tiếp theo, chúng ta chọn các biểu tượng khác là “today” và “date” và mở lại của sổ
ActionScript (F9), dán đoạn mã sau vào:
onClipEvent (load) {
mon = ["Jan", "Feb", "Mar", "Apr", "May", "Jun", "Jul", "Aug", "Sept", "Oct", "Nov", "Dec"];
weekdays = ["Sunday", "Monday", "Tuesday", "Wednesday", "Thursday", "Friday",
"Saturday"];
}
onClipEvent (enterFrame) {

now = new Date();
nDay = weekdays[now.getDay()];
nMonth = mon[now.getMonth()];
nDate = now.getDate();
nYear = now.getFullYear();
displayDate = nMonth+” “+nDate+”, “+nYear;
displayDay = nDay;
}
OK. Nếu Bạn nhấn tổ hợp phím (Ctrl + Enter), bạn sẽ nhìn thấy đoạn Movie clip của bạn hoạt
động, nó sẽ hiển thị thời gian, ngày hôm nay cũng như ngày của tháng (Nếu ko có gì sai xót
xảy ra…). Sau đây, mình sẽ giải thích về một số đoạn code.
Giải Thích Code
A/ TIME CODE:
onClipEvent (enterFrame) {
Phần này của đoạn code lặp lại các hành động chứa bên trong nó mỗi khi Movie Clip được
truy cập.
myTime = new Date();
Đoạn mã trên tạo một đối tượng Date mà sẽ được sử dụng để nhận thông tin từ hệ thống.
nSeconds = myTime.getSeconds();
nMinutes = myTime.getMinutes();
nHours = myTime.getHours();
Đoạn này định nghĩa các biến giây, phút, giờ và nhận thông tin từ hệ thống và cùng hoạt động
trong file Flash.
if (hours>=12) {
ampm = “pm”;
} else {
ampm = “am”;
}
Câu lệnh IF kiểm tra xem giờ có lớn hơn hay bằng 12 hay không và chuyển về dạng am hoặc
pm.

if (hours>=13) {
nHours = nHours-12;
}
Bởi vì Flash hiển thị thời gian trong hệ thống giờ 24 thay vì hệ thống giờ 12, câu lệnh IF bên
trên được sử dụng chuyển về hệ thống giờ 12 nếu giờ lớn hơn hoặc bằng với 13 ( 13 – 12 = 1)
if (length(nMinutes) == 1) {
nHinutes = “0″+nMinutes;
}
if (length(nSeconds) == 1) {
nSeconds = “0″+nSeconds;
}
Cả 2 câu lệnh IF trên đều dùng để chèn thêm số “0″ ở đằng trước giây và phút nếu độ dài của
chúng bằng 1, có nghĩa là các biến phải nhỏ hơn 10
nTime = nHours+”:”+nMinutes+”:”+nSeconds+” “+ampm;
}
Dòng lệnh trên hiển thị thời gian sử dụng Hộp Dynamic được đặt tên là “nTime” mà đã tạo ở
bên trên.
B/ DATE CODE:
onClipEvent (load){
Dòng Lệnh thực hiện các hành động chứa trong ngoặc đơn chỉ khi Movie Clip được load.
Điều này cũng thường xuyên được sử dụng để định nghĩa các biến.
mon = ["Jan","Feb","Mar","Apr","May","Jun","Jul",
"Aug","Oct","Nov","Dec"];
weekdays = ["Sunday","Monday","Tuesday",
"Wednesday","Thursday","Friday","Saturday"];
bên Trên là 2 mảng mà được sử dụng để lưu trữ các ngày trong tuần và các tháng trong năm.
Vị trí đầu tiên của mảng bắt đầu từ số 0, tương đương với giá trị Jan – Tháng 1 trong mảng
“mon” và Sunday – Chủ Nhật trong mảng “weekdays”. Thứ tự này bạn có thể thay đổi tùy ý
bạn sắp xếp.
now = new Date()

}
Dòng lệnh này để thực hiện việc tạo ra một đối tượng Date mà sẽ được sử dụng để nhận thông
tin về thời gian.
onClipEvent (enterFrame){
Dòng lệnh này lặp lại các hoạt cảnh và thực hiện các hành động mỗi khi Movie được truy cập.
nDay = weekdays[now.getDay()]
nMonth = mon[now.getMonth()]
nDate = now.getDate()
nYear = now.getFullYear()
Các dòng lệnh trên đều được sử dụng để lưu trữ thông tin. Các mảng được chứa bên trong
ngoặc vuông “[]“.
displayDate = nMonth+” “+nDate+”, “+nYear
displayDay = nDay
}
Đoạn mã cuối cùng được sử dụng để hiển thị thông tin bên trong các trường Dynamic mà đã
được tạo từ ban đầu. Có rất nhiều cách để sử dụng các hiệu ứng này cũng như các cách viết
code để hiển thị các hiệu ứng đó. Đây chỉ là một cách mà tôi cảm thấy phù hợp nhất và dễ
nhất.
Chúc các bạn thành công.
Theo Kythuatvien.com

×