Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giao trinh MD04 - Nuôi bồ câu thịt nghề nuôi chim cút chim bồ câu thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 84 trang )

BỘ NÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI CHIM BỒ CÂU THỊT
MÃ SỐ: MĐ04
NGHỀ: NUÔI CHIM CÚT, CHIM BỒ CÂU
THƯƠNG PHẨM
Trình độ: Sơ cấp nghề







Hà Nội, 2014

1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04




































2
LỜI GIỚI THIỆU

Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp là xu thế tất yếu hiện nay.
Với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất trang trại, công nghiệp,
đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất
khẩu đòi hỏi những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi cần được đào tạo
nghề để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho trường Đại học
Nông lâm Bắc Giang xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình dùng cho
đào tạo sơ cấp nghề đối với nghề “Nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm”.
Chương trình và bộ giáo trình đào tạo nghề “Nuôi chim cút, chim bồ câu
thương phẩm” được xây dựng dựa trên nhu cầu của người học và được thiết kế
theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp
những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ khoa học
kỹ thuật về chăn nuôi chim cút, chim bồ câu. Bộ giáo trình này gồm 6 quyển:
1. Nuôi chim cút con
2. Nuôi chim cút thịt
3. Nuôi chim cút sinh sản
4. Nuôi chim bồ câu thịt
5. Nuôi chim bồ câu sinh sản
6. Bán sản phẩm
Giáo trình mô đun “Nuôi chim bồ câu thịt” nhằm cung cấp cho người học
những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết để nuôi chim bồ câu thịt
đúng quy trình kỹ thuật, an toàn dịch bệnh và hiệu quả. Giáo trình được sử dụng
cho các khóa đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là nông dân và những người có
nhu cầu học tập nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để
học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp.

Vì vậy, việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng và các cơ sở đào
tạo, hình thức gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Sau
khi đào tạo, học viên có khả năng tự nuôi chim bồ câu thịt, làm việc tại các
doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án
liên quan đến nuôi chim bồ câu thịt.
Giáo trình mô đun “Nuôi chim bồ câu thịt” có thời gian học tập 80 giờ,
gồm 8 bài học:
Bài 1. Nhận biết đặc điểm sinh học chim bồ câu
Bài 2. Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi
Bài 3. Chuẩn bị thức ăn cho chim bồ câu thịt

3
Bài 4. Chuẩn nước uống cho chim bồ câu thịt
Bài 5. Chuẩn bị con giống chim bồ câu thịt
Bài 6. Nuôi dưỡng chim bồ câu thịt
Bài 7. Chăm sóc chim bồ câu thịt
Bài 8: Phòng, trị bệnh cho chim bồ câu thịt
Để hoàn thiện giáo trình chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của
Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ý kiến đóng góp
của các cơ sở chăn nuôi chim bồ câu thịt, các chuyên gia, Ban giám hiệu và các
thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông lâm Bắc Giang. Chúng
tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã tham gia
đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành
giáo trình. Tài liệu này được dùng làm giáo trình cho học viên trong khóa học sơ
cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để
thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề.
Việc biên soạn trình đào tạo sơ cấp nghề theo DACUM dùng cho lao
động nông thôn ở nước ta còn rất mới mẻ. Vì vậy, giáo trình còn nhiều hạn chế
và thiếu sót. Tập thể tác giả mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp của các
bạn đồng nghiệp để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Đình Nguyên (Chủ biên)
2. Nguyễn Văn Lưu
3. Nguyễn Đức Dương
4. Đoàn Thị Phương Thúy


4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 2
MỤC LỤC 4
Bài 1. Nhận biết đặc điểm sinh học chim bồ câu 8
A. Nội dung 8
1. Nhận biết đặc điểm cấu tạo cơ thể chim bồ câu 8
2. Nhận biết đặc điểm tiêu hóa chim bồ câu 9
3. Nhận biết đặc điểm sinh sản chim bồ câu 11
4. Nhận biết về tập tính chim bồ câu 13
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15
1. Câu hỏi 15
2. Bài tập thực hành…………………………………………………………… 16
C. Ghi nhớ 16
Bài 2. Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi 17
A. Nội dung 17
1. Chuẩn bị chuồng trại 17
2. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi 22
3. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi chim bồ câu thịt 27
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 29

1. Câu hỏi 29
2. Bài tập thực hành 29
C. Ghi nhớ 30
Bài 3. Chuẩn bị thức ăn cho chim bồ câu thịt 31
A. Nội dung 31
1. Nhận biết các loại thức ăn cho chim bồ câu thịt 31
2. Lựa chọn thức ăn nuôi chim bồ câu thịt 34
3. Tính lượng thức ăn nuôi chim bồ câu thịt 35
4. Bao gói, bảo quản thức ăn 35
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 36
1. Câu hỏi 36
2. Bài tập thực hành 37

5
C. Ghi nhớ 37
Bài 4. Chuẩn bị nước uống cho chim bồ câu thịt 38
A. Nội dung 38
1. Xác định nguồn nước uống cho chim bồ câu thịt 38
2. Kiểm tra chất lượng nước 39
3. Dự trữ và vệ sinh nguồn nước uống 41
4. Nhu cầu nước uống cho chim bồ câu thịt 42
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 42
1. Câu hỏi 42
2. Bài tập thực hành 43
C. Ghi nhớ 43
Bài 5. Chuẩn bị con giống chim bồ câu thịt 44
A. Nội dung 44
1. Nhận biết đặc điểm các giống chim bồ câu 44
2. Tiêu chuẩn chọn chim bồ câu thịt 48
3. Chọn giống chim bồ câu thịt 49

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 49
1. Câu hỏi 49
2. Bài tập thực hành 50
C. Ghi nhớ 50
Bài 6. Nuôi dưỡng chim bồ câu thịt 51
A. Nội dung 51
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng 51
2. Xác định khẩu phần ăn 51
3. Phương pháp cho chim ăn 52
4. Theo dõi ăn và điều chỉnh khẩu phần 54
5. Cho chim uống nước 54
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 55
1. Câu hỏi 55
2. Bài tập thực hành 55
C. Ghi nhớ 55
Bài 7. Chăm sóc chim bồ câu thịt 56

6
A. Nội dung 56
1. Xác định mật độ nuôi 56
2. Xác định tiểu khí hậu chuồng nuôi 56
4. Theo dõi khả năng tăng trọng 58
5. Vệ sinh chăn nuôi 59
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 60
1. Câu hỏi 60
2. Bài tập thực hành 60
C. Chi nhớ 60
Bài 8. Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu thịt 61
A. Nội dung 61
1. Phòng và trị bệnh cúm gia cầm H

5
N
1
61
2. Phòng, trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính 63
3. Phòng, trị bệnh đậu 64
4. Phòng, trị bệnh giun kết mạc mắt 66
5. Phòng, trị bệnh rối loạn tiêu hóa 66
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 67
1. Câu hỏi 67
2. Bài tập thực hành 67
C. Ghi nhớ 67
HƯỚNG DẪN GIÁNG DẠY MÔ DUN 68
I. Vị trí, tính chất của mô đun 68
II. Mục tiêu 68
III. Nội dung chính của mô đun 68
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 70
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 76
VI. Tài liệu cần tham khảo 82

7
MÔ ĐUN: NUÔI CHIM BỒ CÂU THỊT
Mã mô đun: MĐ04
Giới thiệu mô đun:
Mô đun 04 “Nuôi chim bồ câu thịt” được xây dựng trên cơ sở phân tích
nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan
mật thiết với nhau và được bố trí thành từng bài học. Mô đun này trang bị cho
người học các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp để thực hiện được các
công việc: nhận biết đặc điểm sinh học của chim bồ câu, xác định điều kiện chăn
nuôi, thức ăn, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng-trị bệnh cho chim bồ

câu thịt, giúp người học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
trong việc nuôi chim bồ câu thịt. Mô đun được thiết kế với 8 bài học, các bài học
trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa kiến thức và kỹ
năng thực hành nghề nuôi chim bồ câu thịt. Tổng thời gian học tập của mô đun
là 80 giờ, trong đó lý thuyết 16 giờ, thực hành 56 giờ, kiểm tra 8 giờ, thời lượng
cho các bài thực hành chiếm 70%. Hệ thống các câu hỏi, bài thực hành cho từng
bài dạy, phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá và cách thức đánh giá cho từng
bài thực hành được trình bày khoa học. Sau khi học xong mô đun này người học
có khả năng thực hiện được các bước công việc về chuẩn bị điều kiện chăn nuôi,
thức ăn, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim bồ câu
thịt theo đúng quy trình kỹ thuật và hiệu quả.

8
Bài 1. Nhận biết đặc điểm sinh học chim bồ câu
Mã bài: MĐ04-01
Mục tiêu
- Trình bày được các bước công việc về nhận biết đặc điểm sinh học chim
bồ câu;
- Xác định được ngoại hình, thể chất, vị trí, chức năng sinh lý của một số
cơ quan trong cơ thể chim chim bồ câu.
A. Nội dung
1. Nhận biết đặc điểm cấu tạo cơ thể chim bồ câu
Cấu tạo cơ thể chim bồ câu bao gồm: phần đầu, phần cổ, thần thân, phần tứ
chi và phần đuôi.
- Phần đầu: Đầu chim nhỏ, miệng không có răng mà được thay bằng mỏ,
mỏ bằng chất sừng rất nhẹ và có hai lỗ mũi. Xương phần đầu của chim tạo thành
hộp sọ, sọ chim nhẹ, xương mỏng nên dễ bị tổn thương. Hộp sọ là nơi chứa bộ
não, bộ não của chim có tiểu não lớn và phát triển để phù hợp với đời sống bay
lợn.
- Phần cổ: Cổ chim rất linh hoạt gồm 13 – 14 đốt sống giúp chim dễ dàng

quan sát mọi phía, dễ dàng mổ thức ăn, tấn công, tự vệ và rỉa lông. Phần cổ của
chim có thực quản để chuyển thức ăn từ miệng xuống diều, diều là nơi dự trữ
thức ăn của chim.
- Phần thân: Thân hình thoi, da khô, được lông vũ bao phủ. Phần thân bao
gồm có 2 xoang quan trọng, đó là xoang ngực và xoang bụng.
+ Xoang ngực là nơi chứa các bộ phận quan trọng như: tim, phổi
+ Xoang bụng là nơi chứa các bộ phận tiêu hóa: dạ dày, ruột non và ruột
già
Ở cuối thân có tuyến phao câu tiết dịch nhờn làm lông trơn bóng và không
thấm nước.
- Phần tứ chi:
+ Chi trước biến đổi thành cánh. Sự sắp xếp lông ở cánh chim được thực
hiện bằng cách lông ở phía sau tỳ lên một phần lông mọc ở phía trước sao cho
cánh chim khi xoè ra thì tạo thành một diện tích rộng nhất, còn khi cụp lại thì
gọn áp sát vào thân chim. Xương cánh tay không có lông lớn bám vào, tạo điều
kiện cho sự xoay cánh dễ dàng để hướng cánh theo chiều gió khi chim bay.
+ Chân chim ngắn và yếu nên chim đi lại vụng về. Hai chân sau có các
xương bàn và xương ngón gồm 3 ngón trước, 1 ngón sau. Cấu tạo này tạo ra sự
sắp xếp thích nghi cho việc cất cánh, hạ cánh, hoặc bám vào cành cây. Khi chim
cất cánh hoặc hạ cánh, các chi sau và cánh chim phối hợp hoạt động theo trật tự
hợp lý để bay lên hay đáp xuống dễ dàng.

9
- Phần đuôi: Lông đuôi mọc trên tuyến phao câu, lông đuôi dài và có phiến
lông rộng. Lông đuôi chim có thể xoè ra cụp lại, hướng bên phải hoặc bên trái,
có tác dụng như bánh lái, giúp chim định hướng khi bay.

Hình 4.1.1. Cấu tạo cơ thể lớp chim
2. Nhận biết đặc điểm tiêu hóa chim bồ câu
2.1. Nhận biết cấu tạo cơ quan tiêu hóa chim bồ câu

- Miệng chim không có răng, chim có mỏ ngắn, nhọn và cứng, hơi cong.
Trong xoang miệng nhiều tuyến nhờn, ở đáy miệng có lưỡi hoá sừng.
- Thực quản dài và phình ở dưới thành diều là nơi dự trữ thức ăn và làm
thức ăn mềm ra.
- Dạ dày: bao gồm dạ dày tuyến tiếp đến là dạ dày cơ:
+ Dạ dày tuyến ở trước dạ dày cơ, niêm mạc mặt trong có nhiều tuyến có lỗ
tiết dịch.
+ Dạ dày cơ (mề) có vách cơ dày nghiền thức ăn và nhận dịch vị từ dạ dày
tuyến chảy xuống.
- Ruột: chim có ruột ngắn để làm nhẹ khối lượng cơ thể, gồm có ruột non
và ruột già. Đoạn đầu của ruột non uốn cong tạo thành quai hình chữ U (gọi là tá

10
tràng), ở phần tá tràng này có tuyến tụy để tiết ra dịch tụy tiêu hóa thức ăn. Ruột
già không phân nhánh nên tạo thành đoạn ruột thẳng, do đó không có dự trữ
phân giúp giảm trọng lượng cơ thể để thích nghi với đời sống bay.

2.2. Nhận biết hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan tiêu hóa chim bồ
câu
Chim lấy thức ăn bằng mỏ. Chim dùng mỏ để mổ thức ăn, khi thức ăn vào
bên trong đường tiêu hóa thức ăn sẽ được tiêu hóa.
Hình 4.1.2. Chi tiết cơ quan tiêu hóa của bồ câu

11
- Tiêu hóa ở miệng: Miệng chim không có răng nên khi thức ăn vào miệng
chim không nhai mà nuốt luôn. Nước bọt tiết ra rất ít, chủ yếu là dịch nhầy làm
trơn và ướt thức ăn.
- Tiêu hóa ở diều: Diều là phần phình của thực quản. Diều là nơi chứa thức
ăn, đồng thời là nơi làm mềm thức ăn và ướt thức ăn. Men tiêu hóa trong nước
bọt khi vào diều tham gia vào tiêu hóa thức ăn trong diều.

Khi chim nuốt thức ăn, một phần thức ăn vào trong diều, một phần đi thẳng
vào dạ dày. Thời gian thức ăn lưu lại trong diều phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trung bình khoảng 2 giờ. Nhờ nhu động của diều, thức ăn được đẩy vào dạ dày
tuyến.
- Tiêu hóa ở dạ dày tuyến: Dạ dày tuyến có các tuyến tiết ra dịch vị. Dịch vị
có men để tiêu hóa chất đạm. Thức ăn lưu lại trong dạ dày tuyến một thời gian
ngắn và được chuyển vào dạ dày cơ. Toàn bộ dịch vị do dạ dày tuyến tiết ra đi
cùng với thức ăn vào dạ dày cơ.
- Tiêu hóa ở dạ dày cơ: Chức năng của dạ dày cơ là nghiền nhỏ thức ăn,
đồng thời trộn đều thức ăn với men tiêu hóa của dạ dày tuyến. Trong dạ dày cơ
có nhiều hạt cát hoặc sỏi làm tăng hiệu quả nghiền nát thức ăn.
- Tiêu hóa ở ruột: Tiêu hóa thức ăn của chim chủ yếu diễn ra ở ruột non vì ở
đây có men tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật đổ vào. Ở ruột non thì các
loại thức ăn của chim được tiêu hóa, bao gồm: thức ăn đạm, tinh bột và chất béo.
3. Nhận biết đặc điểm sinh sản chim bồ câu
3.1. Nhận biết cấu tạo cơ quan sinh sản chim bồ câu
- Cấu tạo cơ quan sinh sản chim mái:
Có buồng trứng và ống dẫn trứng phát triển.
+ Buồng trứng phải tiêu biến gần hết, chỉ còn lại vết tích. Buồng trứng trái
có dạng chùm nho.
+ Ống dẫn trứng đổ vào xoang huyệt có thể chia thành 5 phần:
Phễu có vành rộng hứng trứng.
Phần tuyến có nhiều tuyến nhờn và những tuyến sinh lòng trắng.
Eo ống dẫn trứng có tế bào tuyến chủ yếu tiết ra màng vỏ trứng.
Tử cung có tế bào nhày tiết ra chất chủ yếu làm nở lòng trắng và tiết ra vỏ
đá vôi.
Âm đạo đổ vào huyệt.
- Cấu tạo cơ quan sinh sản chim trống:
Có hai tinh hoàn để sản xuất ra tinh trùng, có tinh hoàn phụ đổ tinh trùng
vào ống dẫn tinh rồi đổ thẳng vào xoang huyệt.


12
Cơ quan giao cấu không có, nên khi đạp mái, xoang huyệt con trống lộn ra
ngoài hình thành một cơ quan giao cấu rỗng tạm thời.

3.2. Nhận biết hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan sinh sản chim bồ
câu
Hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan sinh sản chim mái: Chim từ 5 – 6
tháng là trưởng thành có thể cặp đôi. Lúc này trứng sẽ rời khỏi buồng trứng (gọi
là sự rụng trứng) và rơi vào phễu hình loa kèn của ống dẫn trứng, trứng sẽ gặp
tinh trùng và thụ tinh tại đây. Trứng sẽ di chuyển từ phễu đến âm đạo, trong quá
trình di truyển trứng sẽ hình thành lòng trắng bao quanh lòng đỏ và hình thành
nên màng vỏ cứng của trứng. Sau khi cặp đôi thì thông thường 7 – 10 ngày sau
chim sẽ bắt đầu đẻ trứng. Chim bồ câu thường đẻ 2 quả trứng, quả thứ nhất đẻ
vào lúc chiều hoặc chập tối, cách một ngày đến đầu giờ chiều ngày thứ 3 thì đẻ
tiếp quả thứ 2, hai quả được đẻ cách nhau 36 – 48 giờ, nếu cất đi 1 quả thì nó sẽ
đẻ quả thứ 3, nhưng sẽ không đảm bảo sức khỏe cho chim mẹ.
Hình 4.1.3. Cơ quan sinh sản của chim bồ câu
A. Chim trống, B. Chim mái

13
Hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan sinh sản chim trống: Khi chim được
5 – 6 tháng bắt đầu có phản xạ sinh dục, lúc này tinh trùng được tinh hoàn sản
xuất ra. Thể hiện bên ngoài là con trống có hành vi đuổi mái, gụ con mái, mổ
thật hoặc mổ giả thức ăn để gạ mái lại gần, con trống mổ âu yếm con mái. Khi
con mái nằm thấp mình xuống là lúc cơ quan giao cấu của con trống hưng phấn
và con trống nhảy lên con mái (đạp mái). Khi ở trên mình con mái, con trống
điều chỉnh tư thế chắc chắn (dùng mỏ giữ đầu con mái, bàn chân ôm chặt lấy
lưng) lúc đó là động tác giao phối, gai giao cấu ở lỗ huyệt con trống áp sát lỗ
huyệt con mái và phóng tinh vào âm hộ. Sau khi phóng tinh, tinh trùng di

chuyển vào trong ống dẫn trứng đến cổ phễu hình loa kèn để kết hợp với trứng
tạo thành trứng có phôi.
4. Nhận biết về tập tính chim bồ câu
4.1. Tập tính bầy đàn
Bồ câu thường sống thành từng đôi có một vợ và một chồng trong trường
hợp nuôi chuồng cũng như khi sống tự do thành bầy. Khi lẻ đôi do trống hoặc
mái chết, chim còn lại sẽ bỏ chuồng bay đi nơi khác tìm bạn. Trường hợp bị lẻ
đôi, người ta có thể ghép đôi cho chúng nhưng phải kiên trì mới thành công hoặc
cũng có trường hợp chim mái “quyến rũ” chim trống nơi khác về chuồng mình
ở. Nuôi riêng hoặc nuôi bầy thì hiện tượng ẩu đả rất ít, chúng cùng ăn, cùng
nghỉ. Nếu có xẩy ra tranh giành thì chỉ là cá biệt. Chim thường có tập tính bay
theo đàn, bay cao và nhớ chuồng ở của mình.



Hình 4.1.4. Ghép đôi chim trống và chim mái
4.2. Tập tính ăn uống
Chim hoạt động liên tục nên tốn nhiều năng lượng, chúng phải ăn nhiều,
nhất là khi sinh sản. Lượng thức ăn có khi đến 1/3 khối lượng cơ thể. Chim có
khả năng tự kiếm mồi, chịu khó nhặt thóc ngoài đồng; tha thẩn khu dân cư để
nhặt thóc, gạo cơm rơi vãi. Vì vậy nhiều gia đình ở xung quanh các chợ, thị trấn

14
thường nuôi nhiều bồ câu để tận dụng thức ăn rơi vãi. Bồ câu rất thích ăn các
loại hạt ngũ cốc, nhất là hạt ngô, đậu đỗ chứa nhiều protein giúp chim khỏe, tăng
khả năng sinh sản và phát triển cơ bắp. Chim ưa sạch sẽ, thoáng đãng, chúng
thường tắm vào những ngày nóng bức hoặc sau khi đi kiếm mồi về.


Hình 4.1.5. Đàn bồ câu đi kiếm ăn

4.3. Tập tính sinh sản
- Sự thành thục sinh dục của chim bồ câu xảy ra từ lúc 3 tháng rưỡi cho tới
7 – 8 tháng tuổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Về giống: nhìn chung những giống chim bồ câu có tầm vóc nhỏ đẻ sớm
hơn những giống to hơn.
+ Mùa sinh nở: những con chim bồ câu non nở vào mùa xuân thành thục
sinh dục sớm hơn. Có sự khác nhau khá nhiều giữa những cá thể trong cùng một
giống.
- Bồ câu khá mắn đẻ, thường 40-50 ngày cho một lứa nếu nuôi tốt. Ở điều
kiện khí hậu sinh thái nước ta có thể cho 5-6 lứa ở miền Bắc và 6-7 lứa ở miền
Nam trong 1 năm.


Hình 4.1.6. Bồ câu ấp trứng
Hình 4.1.7. Bồ câu nuôi con

15
Nhìn chung giống chim bồ câu thường là một cặp cố định, một trống một
mái, không tạp giao với con thứ ba. Trong điều kiện chăn nuôi nhiều khi đến
tuổi trưởng thành, chúng tự ghép đôi và thường là ghép đôi cận thân. Chúng ta
có thể ghép đôi nhân tạo. Sau khi ghép cặp đã phù hợp, chim bố mẹ có sự đồng
tâm hợp lực rất cao trong việc đẻ trứng và nuôi con. Khi chim mái chuẩn bị đẻ,
chim trống tha rác về làm tổ, khi ấp thì thay nhau ấp. Thông thường chim đẻ 2
quả trứng, quả thứ nhất đẻ vào lúc chiều chập tối, đến đầu giờ chiều ngày thứ 3
thì đẻ tiếp quả thứ 2, hai quả được đẻ cách nhau 36 – 48 giờ. Sau khi đẻ xong 2
quả, chim mới ấp nhưng cũng có một số cặp đẻ 1 trứng là ấp ngay. Trường hợp
này chim non không nở cùng một ngày. ấp trứng là bản năng tự nhiên của loài
chim, chim trống và chim mái thay nhau ấp. Chim mái âp buổi sáng và đêm,
chim trống ấp buổi chiều.
Trong việc nuôi con, chim bố mẹ cũng thể hiện rõ tính hiệp đồng rất cao.

Những ngày đầu (0 – 4 ngày tuổi) chim mẹ mớm cho con dịch trắng gọi là “sữa
bồ câu”, về sau chim bố và mẹ thay nhau mớm cho chim con thức ăn đã được
tẩm dịch tiêu hóa từ diều lên, sau khoảng hơn 3 tuần, chim non có thể tự mổ ăn.
Cho tới hiện tại thì việc nuôi chim bồ câu chủ yếu vẫn tôn trọng tập quán sinh
sản tự nhiên của nó.
4.4. Tập tính phòng vệ
Chim có tính cảnh giác cao. Khi thấy tổ bị mèo, chuột quấy nhiễu thì chim
bồ câu không muốn về tổ cũ, chuồng cũ nữa, thà ngủ đêm bên ngoài. Đêm
không yên tĩnh chim bồ câu cũng dễ sợ hãi bỏ đi.
Tuy nhiên chim bồ câu có tính thích ứng cao. Dù sống ở nơi rét mướt hay ở
vùng nóng nực hoặc là nơi có khí hậu không thuận nhưng chim bồ câu vẫn sống
được, vì khả năng tự đề kháng của chúng tương đối tốt.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan tiêu hóa
chim bồ câu.
1.2. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan sinh sản
chim bồ câu.
1.3. Ở chim bồ câu mái, đến bao nhiêu tháng tuổi thì cho chúng cặp đôi
sinh sản:
a. 3 – 4 tháng tuổi;
b. 5 – 6 tháng tuổi;
c. 7 – 8 tháng tuổi;
d. 9 – 10 tháng tuổi.
1.4. Thức ăn của chim bồ câu chủ yếu được tiêu hóa ở đâu:

16
a. Miệng;
b. Diều;
c. Dạ dày;

d. Ruột non.
1.5. Chim bồ câu có đặc điểm sinh sản thế nào:
a. Đa thê, không ấp trứng;
b. Đa thê, ấp trứng
c. Cặp đôi, không ấp trứng;
d. Cặp đôi, ấp trứng.
1.6. Số lượng trứng mỗi một lần đẻ ở chim bồ câu, thông thường là bao
nhiêu:
a. 4 quả
b. 3 quả
c. 2 quả
d. 1 quả
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài tập thực hành 4.1.1. Nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan
trong cơ thể chim bồ câu trên mô hình
2.2. Bài tập thực hành 4.1.2.Nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan
trong cơ thể chim bồ câu trên tiêu bản sống
C. Ghi nhớ
1. Cấu tạo cơ thể chim gọn và nhẹ để phù hợp với đời sống bay lượn.
2. Chim thích sống ở nơi yên tĩnh và an toàn.
3. Chim đến 5 – 6 tháng tuổi sẽ trưởng thành, có thể cặp đôi và đẻ trứng.
4. Thông thường chim đẻ 2 quả trứng rồi ấp nở thành con.


17
Bài 2. Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi
Mã bài: MĐ04-02
Mục tiêu
- Trình bày được các bước công việc về chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ,
trang thiết bị chăn nuôi chim bồ câu thịt;

- Chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi chim bồ
câu thịt đủ số lượng, chủng loại và chất lượng.
A. Nội dung
1. Chuẩn bị chuồng trại
1.1. Chọn địa điểm xây dựng chuồng nuôi
- Địa điểm xây dựng cần có địa hình cao ráo, tương đối bằng phẳng, thoáng
mát, dễ thoát nước, xa ao hồ, sông ngòi.
- Chọn nơi đất kém giá trị về trồng trọt, có khả năng mở rộng diện tích khi
tăng quy mô.
- Gần đường giao thông lớn để có thể vận chuyển thức ăn và tiêu thụ sản
phẩm. Không quá gần chợ, các khu dân cư cũng như các cơ sở chăn nuôi khác.
- Cách xa những nơi ồn ào, nhiều tiếng động như nhà máy, đường xe lửa…
Đặc biệt là chuồng phải yên tĩnh. Do còn bản năng hoang dã, chúng rất sợ tiếng
động mạnh. Khi có tiếng động mạnh, chúng thường bị kích động, bay chạy loạn
xạ, nhiều con bị vỡ đầu, gãy cổ… gây tác hại nghiêm trọng. Có nguồn nước sạch
dồi dào, nguồn điện đảm bảo ổn định thường xuyên.


Hình 4.2.1. Địa điểm xây dựng chuồng trại
1.2. Xác định kiểu, hướng, kích thước các chiều và diện tích chuồng nuôi
- Kiểu chuồng có thể là chuồng nuôi cá thể hoặc có thể làm chuồng nuôi
quần thể.
+ Chuồng nuôi cá thể (nuôi công nghiệp) dùng nuôi các cặp chim sinh sản
và chim con từ 1-28 ngày tuổi. Mỗi cặp chim sinh sản cần 1 ô chuồng riêng,

18
kích thước của 1 ô chuồng (căn hộ chim): cao x sâu x rộng = 40cm x 60 cm x 50
cm. Trong chăn nuôi công nghiệp, người ta dùng lồng 2 - 3 tầng bằng lưới sắt,
cũng có thể đóng bằng gỗ hoặc tre…
Khi nuôi vỗ béo chim thương phẩm (nuôi vỗ béo chim sữa thịt từ 21-30

ngày tuổi) thì chuồng nuôi: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50
con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh
sáng tối thiểu.






Hình 4.2.2. Các kiểu chuồng nuôi công nghiệp
+ Chuồng nuôi quần thể (nuôi bán công nghiệp): Kích thước của 1 nhà
chim: dài x rộng x cao (cả mái) = 6m x 3,5m x 5,5m. Trong nhà chim này, người

19
ta bố trí nhiều dãy lồng tầng để nuôi chim. Các ô chuồng nuôi chim thường có
cửa đề chim ra vào; trước cửa chuồng có sân chơi, nơi ăn uống cho chim.






Hình 4.2.3. Kiểu chuồng nuôi quần thể

20
Với các gia đình có thể tận dụng các trại cũ, chuồng gà, chuồng lợn bỏ
không , nhà cũ …Dùng lưới B40 , lưới cước….vây kín xung quanh để không
cho chim ra ngoài, nên vây thêm hoặc xây thêm một khoảng không gian bên
ngoài để làm chỗ cho chim phơi tắm nắng.
- Hướng chuồng: tốt nhất là xây chuồng theo hướng đông nam để tránh

được gió lạnh vào mùa lạnh đồng thời hứng được nhiều gió mát trong mùa hè
nóng bức, giảm chi phí làm mát.
1.3. Lựa chọn vật liệu xây dựng chuồng nuôi
- Nền móng: Móng chuồng nuôi phải vững chắc, chịu được lực nén của
toàn bộ phần trên và chống ẩm tốt. Nền phải chắc, có độ nhẵn để dễ làm vệ sinh,
có độ nghiêng nhất định để không đọng nước.
- Khung và tường: Khung nhà phải bền vững, chịu được gió mạnh, thường
xây bằng gạch, bê tông hay kim loại.
- Mái và trần: Nên làm bằng vật liệu tương đối nhẹ nhưng bền vững và cách
nhiệt tốt. Độ dốc của mái khoảng 30
o
để dễ thoát nước mưa, các vật liệu thường
được sử dụng làm mái là ngói đỏ, ngói xi măng, fibrô ximăng, tôn… Mái nên có
màu sáng để bức xạ nhiệt tốt hơn. Nếu có điều kiện thì nên làm chuồng 4 mái, 2
lớp mái trên và dưới cách nhau 40-50 cm, lồng vào nhau 1,2-1,5 m để tránh hắt
nước mưa. Chuồng 4 mái thoát nhiệt rất tốt vào mùa hè. Chuồng phải có trần để
cách nhiệt. Giữa trần và đỉnh tường nên có khe thoát nhiệt ở phía trên trần để
thường xuyên thoát khí nóng vào mùa hè. Vật liệu làm trần tốt nhất là các tấm
xốp, những tấm bông thuỷ tinh có độ dầy thích hợp, nếu không có điều kiện
thì làm bằng gỗ dán, cót, cót ép.
- Lồng nuôi có thể làm bằng vật liệu đơn giản như dùng tre, gỗ hoặc xây
bằng gạch. Hiện đại hơn có thể hàn bằng sắt, inox hay dùng lưới kim loại để
làm.


Hình 4.2.4. Vật liệu bằng gỗ
Hình 4.2.5. Vật liệu bằng kim loại
1.4. Thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi
- Khu vực xung quanh chuồng nuôi:


21
+ Thường xuyên cắt cỏ, phát quang xung quanh chuồng nuôi trong khoảng
cách tối thiểu là 4 m.
+ Quét dọn vệ sinh hàng ngày.
+ Định kỳ mỗi tuần một lần vệ sinh tiêu độc xung quanh chuồng nuôi bằng
một trong các loại hoá chất sau: formol 2 – 3%, xút (NaOH) nồng độ 2 – 3% với
liều lượng 0,65 – 1 lít/m
2
. Có thể dùng các loại hoá chất khác như chloramin,
prophyl, virkon, biocid, farm fluid, longlefe … theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Định kỳ mỗi tháng 2 lần tổ chức diệt chuột, phun thuốc diệt ruồi, muỗi,
côn trùng.
- Sau khi kết thúc mỗi đợt nuôi (xuất chuồng):
+ Đưa toàn bộ trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi ra ngoài .
+ Đưa toàn bộ lớp độn chuồng cũ ra ngoài.
+ Quét dọn và rửa sạch sẽ trần, tường, lưới, nền, nạo vét cống rãnh thoát
nước.
+ Để khô ráo, tiến hành sửa chữa những phần hư hỏng (nếu có). Sau đó tiến
hành tiêu độc theo các bước:
+ Phun dung dịch formol hoặc xút (NaOH) nồng độ 2 - 3% với liều 0,65 -
1lít/m
2
(có thể sử dụng các loại hoá chất khác như như chloramin, prophyl,
virkon, biocid, farm fluid, longlefe … theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
+ Dùng vôi bột sống rắc lên nền chuồng dày khoảng 0,5 – 1,0 cm, dùng
ôzoa phun nước lên. Sau 1 ngày hót sạch bã vôi ra ngoài.
+ Quét vôi nền, sàn, tường và khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng dung
dịch nước vôi 20%. Quét 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 – 2 giờ.
+ Xông hơi formaldehyt (6,5g thuốc tím + 13ml formol cho 1m
2

nền
chuồng).
+ Để trống chuồng từ 2 – 3 tuần mới tiếp tục nuôi lứa mới.
- Trước khi tiếp tục đợt nuôi mới:
+ Vệ sinh chuồng trại, quét vôi nền, sàn, tường và khu vực xung quanh
chuồng nuôi bằng dung dịch nước vôi 20%.
+ Phun dung dịch foocmol hoặc xút (NaOH) nồng độ 2 - 3% với liều 0,65 -
1lít/m
2
; có thể sử dụng các loại hoá chất khác như chloramin, prophyl, virkon,
biocid, farm fluid, longlefe … theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Xông hơi formaldehyt (6,5g thuốc tím + 13ml formol cho 1m
2
nền
chuồng) hoặc phun thuốc sát trùng Virkon trước khi nhập chim 10 ngày.

22

Hình 4.2.6. Vệ sinh tiêu độc chuồng, trại
1.5. Xây dựng nội quy vệ sinh phòng dịch đối với chuồng, trại
- Để xây dựng được nội quy vệ sinh phòng bệnh thì các chuồng nuôi hoặc
trại nuôi cần:
+ Có hàng rào hoặc tường kín bao quanh cách biệt với bên ngoài;
+ Trước cổng vào chuồng, trại có hố khử;
+ Có phòng thay bảo hộ lao động;
- Có thể xây dựng một số nội quy cho chuồng trại nuôi chim bồ câu như sau:
1, Cấm những người không có nhiệm vụ vào khu chăn nuôi.
2, Khi ra và vào khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng.
3, Không được đi xe vào trong chuồng nuôi.
4, Phương tiện vận chuyển phải được khử trùng trước khi vào chuồng nuôi.

5, Nghiêm cấm việc mang vào Trang trại vũ khí, độc dược, các chất cháy nổ
6, Cán bộ kỹ thuật, công nhân chăn nuôi phải vệ sinh, khử trùng trước khi vào
và ra khỏi chuồng nuôi.
7, Phải mặc bảo hộ lao động trước khi vào chuồng nuôi.
8, Không cho các vật nuôi khác đến khu nuôi chim bồ câu.
9, Khách vào tham quan phải được sự đồng ý của chủ trại hoặc quản lý trại nuôi.
10, Yêu cầu phải thực hiện các nội qui trên.
2. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi
2.1. Chuẩn bị lồng nuôi chim

23
- Lồng nuôi đại trà: có thể gọi là lồng, chuồng hoặc tổ. Lồng nuôi có thể
đóng bằng tre, gỗ hoặc xây bằng gạch, chia làm 3 - 4 tầng và nhiều chuồng nhỏ
để tiết kiệm diện tích, giữa các tầng phải có ngăn chắn phân hoặc phải đóng khít
tránh dơi phân xuống các tầng dưới. Chuồng to nhỏ tùy vào hoàn cảnh cụ thể,
thông thường chuồng có 3 - 4 tầng, mỗi tầng cao 40 - 60cm, sâu 40 - 60 cm,
chiều rộng tùy theo số lượng chim. Mỗi tầng có một cửa thông. Hoặc phía trước
để thông thoáng hết mà không cần khoét lỗ.




Hình 4.2.7. Lồng nuôi bồ câu đại trà
- Lồng đơn: Từng lồng độc lập theo dãy, như vậy rất thuận lợi cho việc
chăm sóc, trông nom, mỗi lồng rộng 60cm, cao 55cm, sâu 70cm. Có thể dùng
tre, nứa, gỗ hoặc lưới kim loại.

24



Hình 4.2.8. Các lồng đơn để nuôi bồ câu
2.2. Chuẩn bị máng ăn, máng uống
Máng ăn và máng uống cho
chim nên dùng bằng gỗ, tre hoặc
chất dẻo, không nên làm bằng
kim loại, đảm bảo vệ sinh.
Máng ăn phải đảm bảo để
chim dễ mổ thức ăn không bị đổ,
thường thì dùng một khúc bương
tre đường kính 8cm, dài 40cm.
Khoét một lỗ rộng 4 – 5cm, nên
để giữa hai lồng để chim hai lồng
cùng ăn được.
Hoặc đơn giản là mua ống
nhựa ống loại 90 sau đó cưa từng
1m rồi cắt vát tạo khe đổ thức ăn
và để cho chim ăn.
Nên đặt ở những vị trí tránh
chim ỉa vào, tránh các nguồn gây
ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi.


Hình 4.2.9. Máng ăn cho bồ câu

×