Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 94 trang )



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG LÊ
MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, LÊ, MẬN
Trình độ: Sơ cấp nghề























1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích
kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
LỜI GIỚI THIỆU


Đào, lê, mận là những cây ăn quả có giá trị kinh tế lớn dùng trong nước và
xuất khẩu. Lá, hoa, vỏ và hạt có thể làm thuốc chữa bệnh. Sau khi phát triển
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng đào, lê, mận” phục vụ đào
tạo nghề cho lao động nông thôn của đề án 1956 thì việc biên soạn tài liệu dùng
cho học viên nhằm đáp ứng trong giảng dạy, học tập, thực hành và tham khảo là
một nhu cầu hết sức cần thiết.
Giáo trình mô đun “Trồng lê” là một trong số những giáo trình phục vụ
cho mục đích nói trên. Giáo trình này được biên soạn một cách ngắn gọn, kết
cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức về giá
trị của cây lê, yêu cầu ngoại cảnh, tên một số giống lê đang được trồng phổ biến
ở nước ta, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản quản sản phẩm quả.
Nội dung giáo trình được phân bố giảng dạy trong 92 giờ và bao gồm 04 bài:
Bài 1: Đặc điểm sinh vật học của cây lê
Bài 2: Trồng cây lê

Bài 3: Chăm sóc cây lê
Bài 4: Thu hoạch và bảo quản sản phẩm
Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ
chức và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng để
giảng dạy cho học viên học nghề Trồng lê.
Để hoàn thành giáo trình này, chúng tôi trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán
bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và
Nông lâm Đông Bắc, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi
trong quá trình thu thập tài liệu và biên soạn giáo trình.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, dù đã hết sức cố gắng nhưng
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý
kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và
người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng lê để chương trình, giáo trình
được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1. Nguyễn Thị Hưng (chủ biên)
2. Phạm Thị Loan
3. Nguyễn Cảnh Chính


1
MỤC LỤC

ĐỀMỤC TRANG

Bài 1. Đặc điểm sinh vật học của cây lê 5
A. Nội dung 5

1. Giá trị của cây lê 5
1.1. Giá trị dinh dưỡng 5
1.2. Giá trị kinh tế 5
2. Đặc điểm thực vật học 6
2.1. Rễ 6
2.1.1. Sự phân bố của bộ rễ 6
2.1.2. Sự hoạt động của bộ rễ 7
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hoạt động của bộ rễ cây lê 7
2.2. Thân, cành 8
2.2.1. Hiện tượng ngủ 8
2.2.2. Quy luật ra cành trong một năm 8
2.3. Hoa 12
2.4. Lá 12
2.5. Quả 12
3. Yêu cầu ngoại cảnh 13
3.1. Ánh sáng 13
3.2. Nhiệt độ 13
3.3. Ẩm độ 13
3.4. Đất đai 13
3.5. Dinh dưỡng 14
3.6. Gió 15
4. Một số giống lê ở nước ta 15
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 16
C. Ghi nhớ. 17
Bài 2. Trồng lê 17
A. Nội dung 17
1. Thiết kế và xây dựng vườn trồng 17
1.1. Thiết kế 17
1.1. 1. Xác định quy mô trang trại thích hợp 17
1.1.2. Chuẩn bị cơ cấu cây trồng trong vườn cây lê 17

1.1.3. Thiết kế hệ thống đường giao thông chính 18
1.1.4. Thiết kế lô, hàng cây trong vườn trồng cây lê 18
1.1.5. Thiết kế hệ thống chống xói mòn 22
1.1. 6. Thiết kế đai rừng chắn gió 23
1.1.7. Thiết kế hệ thống tưới tiêu 23
1.2. Xây dựng vườn trồng 24
1.2.1. Xây dựng hệ thống đường giao thông 24


2
1.2.2. Xây dựng lô, hàng cây trong khu vực trồng cây lê 24
1.2.3. Xây dựng hệ thống chống xói mòn 25
1.2.4. Xây dựng đai rừng chắn gió 26
1.2.5. Xây dựng hệ thống tưới tiêu 26
2. Trồng cây 27
2.1. Thời vụ trồng 27
2.1.1. Cơ sở để xác định thời vụ trồng 27
2.1.2. Xác định thời vụ trồng 27
2.2. Làm đất, đào hố 27
2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ 27
2.2.2. Cày, bừa 27
2.2.3. Đào hố 27
2.3. Bón phân 27
2.3.1. Chuẩn bị 27
2.3.2. Các bước tiến hành 28
2.4. Trồng cây 28
2.4.1. Công tác chuẩn bị 28
2.4.2. Cách trồng 29
2.5. Chống đổ 29
2.5.1. Mục đích 29

2.5.2. Chuẩn bị 31
2.5.3. Cách chống đổ 31
2.6. Tủ gốc 31
2.6.1. Mục đích 31
2.6.2. Nguyên liệu 32
2.6.3. Cách tủ gốc 32
2.7. Tưới nước 32
2.7.1. Mục đích 32
2.7.2. Thời điểm 32
2.7.3. Lượng nước tưới 32
2.7.4. Dụng cụ tưới 32
2.7.5. Cách tưới. 32
2.8. Trồng xen 32
2.8.1. Mục đích 32
2.8.2. Xác định loài cây để trồng xen 33
2.8.3. Xác định mật độ, khoảng cách trồng. 33
2.8.4. Cách trồng và chăm sóc 33
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 33
C. Ghi nhớ. 34
Bài 3. Chăm sóc cây lê 35
A. Nội dung 35
1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản 35
1.1. Phòng,trừ cỏ dại 35
1.1.1. Phòng cỏ dại. 35
1.1.2. Trừ cỏ dại. 36


3
1.2. Xới xáo 37
1.2.1. Mục đích 37

1.2.2. Xác định thời điểm xới xáo. 37
1.2.3. Các bước tiến hành. 38
1.3. Tưới nước 38
1.3.1. Mục đích 38
1.3.2. Xác định thời điểm tưới nước 38
1.3.3. Xác định lượng nước tưới 39
1.3.4. Phương pháp tưới 39
1.3.5. Trình tự các bước 41
1.4. Bón phân 43
1.4.1. Các thời kỳ bón phân 43
1.4.2. Xác định loại phân bón. 44
1.4.3. Xác định lượng phân bón. 44
1.4.4. Trình tự các bước phân bón. 44
1.5. Tạo hình 46
1.6. Cắt tỉa. 46
1.6.1. Mục đích. 47
1.6.2. Nguyên lý cắt tỉa. 47
1.6.3. Trình tự các bước cắt tỉa. 47
1.7. Phòng, trừ một số loại sâu, bệnh hại chính 48
1.7.1. Sâu hại 48
1.7.2. Bệnh hại: 48
2. Thời kỳ kinh doanh 49
2.1. Phòng, trừ cỏ dại 49
2.2. Xới đất 49
2.3. Tưới nước 49
2.3.1. Mục đích 49
2.3.2. Xác định thời điểm tưới nước 49
2.3.3. Xác định lượng nước tưới 51
2.3.4. Phương pháp tưới 51
2.4. Bón phân 51

2.4.1. Các thời kỳ bón phân theo định kỳ 51
2.4.2. Bón phân khi cây có biểu hiện thiếu phân. 51
2.4.3. Xác định loại phân bón. 51
2.4.4. Xác định lượng phân bón. 52
2.5. Cắt tỉa 53
2.5.1. Mục đích. 53
2.5.2. Nguyên lý cắt tỉa ở thời kỳ kinh doanh. 53
2.5.3. Đối tượng cắt tỉa. 53
2.5.4. Trình tự các bước cắt tỉa. 53
2.6. Phòng, trừ sâu bệnh 54
3. Thời kỳ già cỗi 56
3.1. Đốn trẻ lại 56
3.1.1. Mục đích. 56


4
3.1.2. Thời điểm 56
3.1.3. Trình tự các bước 57
3.2. Chăm sóc sau đốn cây 57
4. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) 75
4.1. Khái niệm 57
4.2. Các nguyên tắc của IPM 58
4.3. Các biện pháp IPM 58
4.3.1. Biện pháp sinh học 58
4.3.2. Biện pháp kỹ thuật 59
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 62
C. Ghi nhớ. 64
Bài 4. Thu hoạch, bảo quản sản phẩm 65
A. Nội dung 65
1. Thu hoạch 65

1.1. Xác định thời điểm thu hái 66
1.2. Phương pháp thu hái 66
1.3. Chuẩn bị 66
1.3.1. Dụng cụ 67
1.3.2. Bảo hộ lao động 67
1.3.3. Xác định thời điểm hái trong ngày 67
1.4. Kỹ thuật thu hái 67
2. Phân loại 68
3. Bảo quản 69
3.1. Mục đích 69
3.2. Bảo quản 69
3.2.1. Một vài điều lưu ý khi bảo quản các loại quả 69
3.2.2. Yêu cầu kỹ thuật bảo quản quả tươi 69
3.2.3. Các phương pháp bảo quản 69
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 73
C. Ghi nhớ. 74
Hướng dẫn giảng dạy mô đun 75
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 75
II. Mục tiêu mô đun 75
III. Nội dung mô đun 75
IV. Hướng dẫn bài tập, thực hành 76
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 83
VI. Tài liệu tham khảo 89
Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình………………………… 90
Danh sách Hội đồng nghiệm thu……………………………………… 90






5
MÔ ĐUN: TRỒNG LÊ
Mã số mô đun:MĐ-04

Giới thiệu mô đun
Mô đun “Trồng lê” là mô đun thứ 4 trong chương trình dạy nghề trình độ
sơ cấp nghề “Trồng đào, lê, mận”. Mô đun có tổng thời gian học tập là 92 giờ,
trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra hết mô đun.
Mô đun sẽ trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để thực hiện các
công việc: chuẩn bị đất, trồng lê, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, thu
hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm quả lê. Mô đun được bố trí giảng dạy
sau các mô đun: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Chuẩn bị giống,
Trồng đào. Mô đun có thể được sử dụng để giảng dạy độc lập trong các khoá
tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn liên quan đến
nghề “Trồng lê”.
Với phương pháp giảng dạy chủ yếu tại hiện trường tập trung vào các
nội dung thực hành sẽ giúp người học ở trình độ sơ cấp nghề dễ dàng tiếp
thu và áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại gia đình, địa phương. Để đánh giá
kết quả học tập của người học một cách sát thực nhất, cuối mỗi bài còn có
các câu hỏi và bài tập để giúp người học tự tìm hiểu thêm các vấn đề thực
tiễn liên quan đến nghề “Trồng lê” và tự lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng
nghề cho bản thân.
Phương pháp đánh giá:
- Kiểm tra định kỳ: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học
thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn
đáp với tổng thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua bài tập tổng
hợp với thời gian thực hiện là 04 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc
quan sát và theo dõi các thao, động tác và kết quả hoàn thành công việc
thực hành của học viên.
- Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học

viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện
là 04 giờ:
+ Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc
vấn đáp do giáo viên chuẩn bị trước.
+ Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc
trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối
cùng.






6
Bài 1. Đặc điểm sinh vật học của cây lê

Mục tiêu
- Trình bày được giá trị của cây lê, trình bày được đặc điểm thực vật học
chung của cây lê.
- So sánh được các nhân tố ngoại cảnh của địa phương so với yêu cầu của
cây lê.
- Xác định được giống lê phù hợp với địa phương.
- Bảo vệ cây trồng, tuyên truyền, vận động mọi người trồng lê để phát
triển kinh tế.
A. Nội dung
1. Giá trị của cây lê
Lê là cây ăn quả lâu năm, ưa thích vùng có khí hậu ôn đới, có giá trị dinh
dưỡng và kinh tế cao, vì vậy được thị trường tiêu thụ rất mạnh. Sản lượng toàn
thế giới hàng năm đạt 15÷16 triệu tấn.
Ở nước ta, cây lê được trồng chủ yếu ở những vùng cao thuộc các tỉnh

biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn
La,….nhiều nhất ở Lạng Sơn, Cao Bằng.
Các giống lê của ta tuy chất lượng chưa cao, thịt quả cứng, hơi chua
nhưng vẫn được ưa chuộng vì ăn giòn, dễ bảo quản và vận chuyển được xa.
Những năm gần đây, cây lê cùng với nhiều loại cây ăn quả khác góp phần giải
quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường cho hàng chục vạn ha đất đồi trọc
ở nước ta.
1.1. Giá trị dinh dưỡng
Không phải ngẫu nhiên mà trong các bài ca dân gian từ lâu đã có câu ca
ngợi quả lê: “quả lê ăn đủ năm mùi”.
Quả lê chứa một lượng lớn đường sacaroza, các chất pectin, một số axit
amin C, A,…
1.2. Giá trị kinh tế
Qua khảo sát cho thấy, vườn lê 8 năm tuổi của ta có khả năng cho thu mỗi
năm thu 20÷25 tấn quả trên 1 ha, giá mỗi kg lê bình quân 25000 đồng, do đó thu
nhập bình quân cho mỗi ha trong 1 năm vào khoảng 500÷625 triệu đồng, trừ chi
phí thì mỗi năm mỗi ha lê cho thu nhập 300÷400 triệu đồng. Đó là nguồn thu
không nhỏ, đặc biệt với bà con nông dân ở vùng cao.
Mặt khác, cây lê còn có nhiều ưu điểm khác như
+ Tuổi thọ và thời gian khai thác dài: Trồng một lần cho thu hoạch mấy
chục, thậm chí cả trăm năm sau.


7
+ Lê là cây dễ chăm sóc: Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc không phức
tạp, chỉ chủ yếu đòi hỏi phải kiên trì.
+ Đầu tư ban đầu không quá lớn: Đầu tư phân bón va cây giống ban đầu
cho mỗi ha khoảng 40÷50 triệu đồng.
+ Tận dụng được lao động nông nhàn ở các khu vực miền núi, tạo thu
nhập cho người dân vùng cao, giảm bớt tệ nạn xã hội.

+ Cây lê được trồng chủ yếu ở khu vực miền núi, nơi có diện tích đất đai
rộng, do đó việc trồng cây lê thâm canh lâu dài còn có tác dụng phủ xanh đất
trống đồi trọc, giảm nạn đốt nương làm rẫy, nạn du canh du cư.
2. Đặc điểm thực vật học
Cây lê là cây ăn quả thân gỗ, có trường hợp thân bụi, sống lâu năm. Cây
lê ở điều kiện tự nhiên bình thường, không có tác động các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt có thể sống lên tới vài trăm năm.
2.1. Rễ
2.1.1. Sự phân bố của bộ rễ
- Cây lê có bộ rễ ăn nông.
- Mức độ phát triển theo bề rộng và bề sâu của bộ rễ phụ thuộc vào các
yếu tố:
+ Hình thức nhân giống: Cây được nhân giống bằng hạt có bộ rễ ăn sâu
hơn cây được nhân giống bằng hình thức chiết.
+ Mực nước ngầm tầng canh tác càng sâu, bộ rễ cây càng ăn sâu hơn.
+ Chế độ chăm bón: Chế độ chăm bón tốt (tưới nước, bón phân, xới
xáo ), bộ rễ cây sẽ tập trung chủ yếu ở những nơi có chế độ chăm bón tốt.

Hình 4.1.1. Sự phát triển khác nhau của bộ rễ
cây lê nhân giống bằng hạt và bằng cành chiết


8
Hình 4.1.2. Sự phát triển của bộ rễ cây lê ở các độ tuổi khác nhau
+ Loại đất: Đất có thành phần cơ giới tốt (tơi xốp, giàu mùn và dinh
dưỡng, tầng canh tác dầy ) thì bộ rễ sẽ ăn sâu và rộng hơn. Ví dụ trồng lê trên
đất phù sa, đất bồi tụ thì bộ rễ cây ăn sâu tới 2÷3m.
+ Tuổi của cây: Cây có tuổi càng cao thì bộ rễ ăn càng sâu và rộng.
2.1.2. Sự hoạt động của bộ rễ
Cũng như các cây ăn quả thân gỗ khác, bộ rễ cây lê hoạt động theo chu kỳ

nhất định. Có ba thời kỳ bộ rễ cây lê hoạt động mạnh trong năm, đó là các thời
điểm:
- Trước khi ra cành mùa xuân (khoảng tháng 2 đầu tháng 3).
- Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu tiên cho đến lúc cành hè xuất hiện
(khoảng tháng 6 đến tháng 8).
- Sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10).
Căn cứ vào thời gian hoạt động mạnh của bộ rễ để người làm vườn quyết
định thời điểm bón phân cho hiệu quả.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hoạt động của bộ rễ cây lê
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho bộ rễ cây lê hoạt động là khoảng
26
0
C. Nhiệt độ dưới 12
0
C và trên 37
0
C thì rễ ngừng hoạt động.
Biện pháp tủ gốc có thể giúp điều hòa nhiệt cho đất xung quanh bộ rễ,
đồng thời giữ ẩm cho đất.
- Độ thoáng của đất: Để bộ rễ quýt hoạt động tốt, đất cần có đủ ôxy và đủ
ẩm. Nồng độ ôxy trong đất khoảng 7% và ẩm độ đất khoảng 60% là thích hợp
nhất cho bộ rễ cây lê hoạt động.
Để thỏa mãn yêu cầu này, người làm vườn cần thường xuyên theo dõi
vườn quýt để có biện pháp tưới nước và xới xáo đất kịp thời.


9
- Độ chua của đất: Rễ cây lê hoạt động tốt nhất trong điều kiện đất chua
nhẹ (pH=6,2÷6,8).
- Chất dinh dưỡng trong đất: Đất giàu mùn, đầy đủ các chất dinh dưỡng,

đặc biệt là các chất kích thích sinh trưởng
sẽ có tác dụng tốt cho hoạt động của bộ rễ.
Do đó, việc bón phân, đặc biệt là phân hữu
cơ cho cây hàng năm là việc rất cần thiết.
2.2. Thân, cành
2.2.1. Hiện tượng ngủ
Cây lê có hiện tượng “tự rụng ngọn”,
nghĩa là sau khi phát triển đến mức độ nhất
định thì ngừng lại, lúc đó ngọn và có khi cả
1÷2 mầm phía dưới sẽ tự rụng đi.
Hiện tượng này liên tục xảy ra làm
cho cây quýt không có thân chính rõ rệt,
cành lá rậm rạp, do đó việc cắt tỉa thường
xuyên là rất cần thiết.
Hình 4.1.3. Địa y bám trên thân cây
Thân cành cây lê thường có rêu và địa y ký sinh nên có màu trắng nhờ hay
xám tro.
Hàng năm cần dùng nước vôi lau sạch hoặc quét vào gốc và cành lớn để
phá hủy lớp thực vật ký sinh này, tạo điều kiện cho thân cành sinh trưởng tốt.
2.2.2. Quy luật ra cành trong một năm
* Căn cứ vào chức năng của các loại cành người ta phân cành quýt làm ba
loại:
- Cành dinh dưỡng:
Cành dinh dưỡng không mang hoa, quả, chỉ có lá xanh, nhiệm vụ chính là
quang hợp. Cành dinh dưỡng có thể phát triển thành cành mẹ của vụ quả năm
sau. Do đó, cần phải chăm sóc tốt các đợt cành dinh dưỡng.
Đợt cành hè thường có một số cành mọc ra từ trong thân chính, dài
30÷40cm, đốt lá dài, lá to, màu xanh nhạt.
+ Khi cây còn nhỏ có thể lợi dụng loại cành này để tạo tán hoặc khi cây
già cần phục tráng cho cây thì mới giữ lại cành này.

+ Đối với cây lê trong thời kỳ kinh doanh cần cắt bỏ để tránh tiêu hao
dinh dưỡng và giảm sâu bệnh.
Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, xuất hiện một số cành mọc ra khỏi
khung tán, gọi là cành vượt. Trong quá trình chăm sóc cần chú ý cắt ngắn loại
cành này để tạo bộ khung tán hợp lý cho cây, tạo tiền đề tốt cho việc hình thành
năng suất sau này.


10
- Cành mẹ:
Cành mẹ là cành sinh ra cành quả. Nó có thể là cành xuân, cành hè hoặc
cành thu của năm trước. Thừơng cành thu hoặc cành hè làm cành mẹ thì số cành
quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cũng cao hơn.
Một trong các biện pháp hạn chế hiện tượng ra quả cách năm trên cây lê là
chủ động bồi dưỡng cành mẹ của năm trước để tạo cơ sở cho vụ quả năm sau.
- Cành quả:
Độ dài cành quả thường từ 9÷25cm. Cành quả phần lớn ra trong mùa xuân
(trừ những trường hợp đặc biệt như cây bị sâu đục thân, kích thích ra hoa quả
trái vụ, ).
Cành quả ra ở ngọn cành mẹ sẽ cho nhiều quả và phẩm chất quả tốt.
Trong năm, các cành quả không nảy lộc vì phải tập trung dinh dưỡng nuôi
quả. Sau khi thu hái quả, phải qua một thời gian nhất định tích lũy dinh dưỡng
nó mới có thể trở thành cành mẹ.
* Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra quả cách năm trên cây lê
Một năm cây lê có thể ra nhiều đợt cành:
+ Cành xuân: Ra vào tháng 2÷4, số lượng cành nhiều và ra tập trung, cành
ngắn, có thể là cành dinh dưỡng hoặc cành mang hoa quả.
+ Cành hè: Ra vào tháng 5÷7, mọc từ cành xuân, cành thường dài, số
lượng cành ít, có nhiều cành vượt.
+ Cành thu: Ra vào tháng 8÷11, số lượng nhiều, chiều dài cành trung

bình, đa số là cành mẹ cho vụ quả năm sau.
+ Cành đông: Ra vào tháng 12÷01, được mọc ra từ những cành quả vô
hiệu (cành có ra hoa, quả nhưng sau một thời gian thì bị rụng), những cành này
do mất dinh dưỡng để nuôi quả mùa hè nên mùa thu không thể ra lộc mới mà
phải tích lũy đến tháng 12÷1, nếu nhiệt độ và ẩm độ phù hợp thì mới xuất hiện
đợt lộc mới, đó là lộc đông.
Tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện chăm sóc, thời tiết-khí hậu, tuổi cây mà số
lượng cành và thời gian ra các đợt cành này có sự thay đổi. Ví dụ:
Chế độ chăm sóc tốt thì số lượng cành ra trong mỗi đợt nhiều hơn và
khoảng cách giữa các đợt cành ngắn hơn.
Thời tiết-khí hậu thuận lợi thì số lượng cành và số đợt cành sẽ nhiều hơn ở
điều kiện bất thuận.
Tuổi cây cành nhỏ thì số đợt cành ra thường nhiều hơn.
Trong các đợt cành thì cành xuân thường ra đều, tập trung và cành ngắn
hơn. Cành hè thường dài, khỏe, lá to nhưng ra rải rác hơn. Cành thu kém hơn
cành hè. Cành đông yếu ớt nhất.
Sự liên quan giữa các loại cành trong một năm có thể thấy qua sơ đồ sau:


11













Qua sơ đồ phát triển của các loại cành tron một năm, ta có thể thấy sự ra
hoa cách năm khá rõ rệt. Ví dụ: Năm 2012 cây sai quả, lượng dinh dưỡng mà
cây tạo ra sẽ tập trung nuôi quả, do đó cành dinh dưỡng mùa xuân sẽ ít và yếu,
dẫn tới cành hè và cành thu cũng ít và yếu. Mà cành thu là cành mẹ chủ yếu cho
vụ quả năm 2013, do đó năm 2013 sẽ ít quả. Ngược lại, nếu năm 2012 cây ra ít
quả, lượng dinh dưỡng mà cây dùng để nuôi quả ít, do đó sẽ tập trung cho sự
phát triển của cành xuân mạnh mẽ và nhiều. Từ đó sẽ ra nhiều cành hè và cành
thu, dẫn đến năm 2013 có tiềm năng cho
nhiều quả. Quy luật này được thể hiện
khá rõ trong câu năm ăn quả, năm trả
lộc”. Nó thể hiện sự tự điều chỉnh, sự
cân bằng dinh dưỡng để duy trì đời sống
của loài.
Để khắc phục hiện tượng ra quả
cách năm trên cây lê, con người cần phải
có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Cho
đến nay, người ta đã có một số biện pháp
điểu chỉnh như sau:
- Cắt tỉa hợp lý, khống chế số
lượng cành của các đợt cành hàng năm,
tỉa bớt hoa quả ở những năm quá sai; Hình 4.1.4. Thân và cành cây lê
ở giai đoạn kiến thiết cơ bản
- Vào những năm sai quả, thu hái quả sớm hơn, tránh bẻ quá đau làm hại
đến các mầm ngủ trên cành quả, tạo điều kiện tốt cho cây phân hóa hoa ở năm
sau. Đồng thời, tăng lượng phân bón, bón phân làm nhiều lần hơn để thỏa mãn
nhu cầu dinh dưỡng của cây;
Cành
xuân

Cành dinh dưỡng
(60%)

Cành quả
(40%)
Cành hè
Hữu hiệu
(2-10%)
Vô hiệu
(30-38%)
Cành mẹ cho vụ quả năm sau
Cành thu
Cành
đông


12
- Thường xuyên tỉa bỏ cành vô hiệu để giảm tối đa sự tiêu hao dinh
dưỡng;
- Phòng trừ sâu bệnh hại để bộ lá
luôn xanh tốt.
2.3. Hoa
Lê ra hoa vào cuối tháng 2 đầu
tháng 3, hoa màu trắng.
Thời kỳ phân hóa mầm hoa của
lê được tính từ sau khi thu hoạch quả
cho đến trước lúc nảy lộc xuân. Thời
kỳ này thường từ tháng 11 đến đầu
tháng 2.
Đảm bảo tốt việc cung cấp chất

dinh dưỡng cho cây, hạn chế những
nguyên nhân dẫn đến tiêu hao dinh
dưỡng của cây đều là những biện pháp
xúc tiến việc phân hóa mầm hoa. Hình 4.1.5. Hoa cây lê
- Bón phân đầy đủ (nhất là phân dễ tiêu);
- Tỉa bớt hoa ở những năm sai
quả;
- Thu quả sớm (nhất là năm sai
quả).
2.4. Lá
Lá lê là lá đơn, hình mai rùa,
có 90÷140 răng cưa. Diện tích, màu
sắc, số lượng lá trên cây phụ thuộc
vào chế độ chăm sóc, điều kiện thời
tiết khí hậu.
Hình 4.1.6. Lá cây lê
Điều kiện khí hậu-thời tiết, chế độ chăm sóc là những yếu tố có tính chất
quyết định đến tuổi thọ của lá lê. Những lá hết thời gian sinh trưởng sẽ rụng rải
rác trong năm, tuy nhiên vẫn rụng tập trung vào mùa đông.
Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là trọng lượng quả. Theo
nghiên cứu cho thấy, số lượng lá trên mỗi quả càng nhiều thì trọng lượng quả
càng lớn. Vì vậy, cần có biện pháp bảo vệ bộ lá, giữ cho bộ lá luôn xanh tốt, có
biện pháp rút ngắn giai đoạn chuyển lục của các đợt lá mới (chuyển từ xanh lục
sang xanh đậm).

2.5. Quả


13
Mỗi giống lê lại có đặc điểm khác nhau về hình dạng quả, số lượng

hạt/quả, mùi và vị của quả.

Hình 4.1.7. Hình dạng quả của một số giống lê
3. Yêu cầu ngoại cảnh
3.1. Ánh sáng
Cũng giống như hầu hết các loại cây ăn quả khác, ánh sáng là “chìa khóa”
để tối đa hóa sản lượng quả lê.
Chọn khu vực trồng cây lê có nhiều ánh sáng. Những khu vực gần rừng bị
che khuất ánh sáng nhiều, không thích hợp cho trồng lê.
Ánh sáng buổi sáng sớm có vai trò rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp
nguyên liệu cho quá trình quang hợp thì ánh sáng ban sáng còn có tác dụng làm
khô sương ở mặt lá, giảm bớt tỷ lệ nhiễm bệnh của cây.
3.2. Nhiệt độ
Cây lê cần mùa đông lạnh để phân hóa mầm hoa sau khi đã trút hết bộ lá.
Trường hợp mưa kéo dài vào cuối năm, độ ẩm không khí cao thì cây lê ít rụng lá
hoặc rụng muộn, mầm hoa cũng phân hóa ít, ảnh hưởng nhiều đến năng suất
quả. Nhiệt độ mùa đông thuận lợi cho cây lê bình quân là 10÷12
0
C, mùa hè
khoảng 25
0
C
3.3. Ẩm độ
Yêu cầu lượng mưa bình quân cả năm là 1500÷1700mm. Tuy vậy, ở Sa
Pa lượng mưa đạt tới 2000mm, cây lê vẫn cho sai quả.
3.4. Đất đai
Cây lê thích ứng được với nhiều loại đất đai. Độ màu mỡ của đất không
phải là tiêu chí quan trọng cho cây lê bởi vì nó có thể dễ dàng thích nghi. Các
nguyên tố nito, phốt pho, kaly và các vi chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng,
tuy nhiên chúng có thể được bổ sung trong quá trình chăm sóc. pH thích hợp cho

đất trồng lê là từ 6,2-6,8.


14
Điều quan trọng nhất trong quá trình chọn đất trồng cây lê là độ sâu tầng
đất canh tác và độ thoát nước. Lê có thể trồng trên đất ẩm nhưng bộ rễ sẽ bị tổn
thương nếu bị ngập úng, vì vậy, đất trồng lê phải có mức nước ngầm sâu trên
2m, thoát nước tốt và độ dày tầng đất canh tác ít nhất là 1m.
Cây lê có thể trồng ở nơi có độ cao so với mặt biển từ 400÷600m trở lên
như Cao Lộc (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai), Hoàng Su Phì (Hà Giang),….
3.5. Dinh dưỡng
Cây lê cần đủ các yếu tố đa lượng (như đạm, lân, kaly) và vi lượng (như
sắt, đồng, kẽm, bo,…). Mỗi nguyên tố có tác động riêng đến năng suất phẩm
chất quả và sinh trưởng phát triển của cây, có ảnh hưởng rõ đến năng suất của
cây.
* Đạm: Đạm tập trung nhiều trong lá, đặc biệt là trong lá non, ngọn non.
- Thiếu đạm: Thân cành kém phát triển, ít ra lá non, do vậy ra hoa kết quả
kém. Nếu thiếu đạm trầm trọng thì gân lá chuyển màu vàng (gân lá vàng trước
rồi mới đến phiến lá), lá nhỏ, ít đọt non, lá nhanh rụng.
- Thừa đạm: Lá xanh đậm, to và dày hơn bình thường, vỏ quả dày, phẩm
chất quả kém.
* Lân: Trong lá, tỷ lệ lân thay đổi tùy thuộc vào tuổi lá và lượng lân bón
cho cây.
- Thiếu lân: Lá có màu đồng, không có màu xanh đặc trưng của lá, có
những đốm khô ở ngọn lá và mép lá.
- Thừa lân: Ảnh hưởng xấu đến phẩm chất quả.
* Kaly: Có vai trò quyết định đến phẩm chất quả và tăng trọng lượng quả.
Bón đủ kaly, hàm lượng đường và axit trong quả đều tăng, do đó cất giữ và vận
chuyển dễ dàng.
- Thiếu kaly: Các mầm mới nảy có lá bé, không bám chắc vào cành, than

cây có hiện tượng chày gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh.
- Thừa kaly: Ảnh hưởng đến việc trao đổi các nguyên tố khoáng khác (đặc
biệt là magie)
* Canxi
Canxi cần cho sự phát triển của bộ rễ. Khi bón canxi tăng thì phải bón
tăng kaly vì hai nguyên tố này có quan hệ đối kháng nhau. Thực tế, để cung cấp
canxi cho cây, người ta thường bón bằng cách vãi vôi bột hoặc bột đá vôi.
- Thiếu canxi thì cây có biểu hiện là dọc mép lá và gân chính có màu nhạt,
lá rụng sớm, mầm chết từ ngọn, quả mau rụng.
- Thừa canxi làm tính kiềm của đất tăng, làm lá cây thường bị bệnh gỉ sắt,
cây khó hút các nguyên tố vi lượng (như kẽm, magie, sắt).
* Magie: Thiếu magie làm cho lá có màu đỏ hồng, thể hiện rõ nhất ở lá


15
già (vết hình mũi tên ở gốc lá). Nếu thiếu nặng hơn làm cho hàm lượng vitamin
C và axit trong quả giảm.
Nếu bón kaly liên tục sẽ làm giảm hấp thu magie.
* Đồng: Thiếu đồng làm cành non mới mọc yếu ớt, cành có cạnh rõ, lá to
đậm, gân chính nhô lên. Thiếu nặng thì lá nhỏ, mau rụng, quả chín có màu vỏ
tối, …Cách khắc phục: Phun CuSO
4
0,2÷0,5%.
* Sắt: Thiếu sắt thì lá mỏng, vàng, gân lá xanh, lá mau rụng, lá khô từ đầu
cành trở xuống, cây chịu rét kém.
3.6. Gió
- Tốc độ gió vừa phải sẽ có tác dụng tốt đối với vườn cây lê. Gió lưu
thông khí, điều hoà độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt.
- Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây, làm
gãy cành rụng quả

Đối chiếu với các yêu cầu trên của cây lê thì các tỉnh biên giới phía Bắc
như Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang,…là nơi phù hợp để
trồng lê. Vì ở các địa phương nói trên, mùa đông thường có nhiệt độ trung bình
xấp xỉ 10
0
C trong 2 tháng và nhiệt độ mùa hè trung bình xấp xỉ 22-24
0
C, riêng
Sa Pa là 18-20
0
C. Lượng mưa bình quân tới 2500÷2800mm. Điều kiện ánh sáng
và đất đai cũng phù hợp.
4. Một số giống lê ở nước ta
Mặc dù cây lê được trồng ở nước ta từ nhiều năm trước, có tài liệu nói là
đã hơn 100 năm, song các công trình nghiên cứu cơ bản về cây lê còn rất ít.
Vì vậy, các giống lê ở ta phần nhiều do được chọn lọc tự nhiên và mang
tên gọi riêng của từng địa phương, chưa được tiêu chuẩn hóa, có những giống
tuy mang tên khác nhau nhưng thực chất là chính là một giống.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu các giống mang tính bản địa, được hệ
thống theo kết quả điều tra, khảo sát của các tác giả khác nhau:
- Lê Đại hồng: Giống này có nhiều ở Lạng Sơn. Cây mọc khỏe, phân cành
thưa, quả sai và có chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng. Quả dài, đỉnh hơi
nhọn và chính giữa lõm xuống. Vỏ quả màu xanh vàng, thịt quả mịn, nhiều
nước, cát nhỏ, vị ngọt, mùi thơm như giống lê Vân Nam (Trung Quốc).
- Lê đen Cao Bằng: Được trồng ở nhiều địa phương của tỉnh Cao Bằng.
Có ý kiến cho đây là giống lai tự nhiên giữa lê và táo dại. Quả giống quả mắc
coọc, nhưng hương vị thơm ngon hơn.
- Lê Sali Hà Giang: Cây tương đối khỏe, phân cành đều, có tính chống
chịu ngoại cảnh bất thuận khá. Thịt quả cứng nhưng mùi vị thuộc loại thơm
ngon, được ưa chuộng.

- Lê xanh: Phân bố ở độ cao 6000m trở lên. Cây sinh trưởng khỏe, chống
chịu lạnh tốt và cho năng suất cao. Ra hoa rộ vào vụ xuân và thời gian nuôi quả


16
kéo dài nên cho thu hoạch muộn, thường vào tháng 10. Quả hình bầu dục hoặc
hình trứng , vỏ màu xanh có má phớt hồng, vỏ nhẵn, cuống ngắn và to. Trọng
lượng quả trung bình 300÷400g, có thể tới 700g, kích cỡ 11÷15 x9÷9,5cm, thịt
quả trắng, nhiều nước, vị ngọt, phẩm chất khá, phần ăn được chiếm tới 90%.
- Lê nâu: Cây khỏe, phân bố rộng hơn lê xanh. Ra hoa vào tháng 3÷4, thu
hoạch tháng 8,9. Quả tròn, tròn dẹt nâu có chấm, trọng lượng quả trung bình 200
÷300 g thịt quả khô ngon, thơm khi chưa chín có vị chát, khi chín để cang thơm
và ngọt. Năng suất 300÷750kg/cây. quả nhỏ hình thoi, trọng lượng 150 ÷170g,
thịt quả mịn, nhiều nước, loại này ra 2 vụ quả trên năm. Vụ đầu ra hoa vào tháng
2,3; quả chín vào tháng 5,6. Vụ sau ra hoa vào tháng 6÷ 7, quả chín vào tháng
9÷10.
- Lê nước: Cây có bộ khung tán thưa, phân ra từng tầng, lá có màu xanh
nhạt. Cây ra hoa 2 vụ là tháng 2÷3 và tháng 6÷7, do vậy có 2 vụ quả là tháng
5÷6 và tháng 9÷10. Quả nhỏ, mỗi quả trung bình chỉ đạt 150÷170g, kích cỡ 7÷9
x 5÷7cm, cuống dài, dạng hình thoi, thịt quả mịn vừa, mọng nước, phần ăn được
đạt 92%, vị ngọt vừa.
Tuy giống lê của ta có nhiều như vậy, song trên thực tế có thể chia làm 2
nhóm:
- Lê lá xanh: Gồm các giống mọc khỏe, phân cành mạnh, cành mọc gần
sát thân, tạo ra một góc hẹp vì vậy bộ khung tán hẹp. Những cành cấp 4÷5 nhỏ
và ngắn. Lá hẹp, cuống dài, khó rụng, màu xanh đậm. Hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả
cao. Quả nhỏ, dài, ít rụng khi non, khi chín có màu xanh nhạt. Mỗi quả bình
quân nặng 150÷200g và chín sớm hơn so với lê lá vàng. Quả nhiều nước, cát to,
vị chua, tỷ lệ xơ bã cao nhưng năng suất lại cao, quả dễ bảo quản, vận chuyển
cho nên nhiều nơi trồng. Cần khuyến cáo cho sản xuất rộng rãi.

- Lê lá vàng: Cây có độ cao vửa phải, khung tán rộng, lá to hơi tròn và có
màu xanh vàng. Lượng hoa không nhiều và lượng quả trên một cây thấp hơn lê
lá xanh. Quả có trọng lượng trung bình 200÷250g và chín vào các tháng 7÷8.
Nhóm lê lá vàng được trồng rộng rãi ở Lào Cai do vị thơm ngon nên được thị
trường tiêu thụ nhiều.
Ngoài các giống đã nêu ở trên, ở nước ta còn có mắc coọc, phạm vị gieo
trồng tương đối phổ biến ở khắp các vùng biên giới phía Bắc. Mắc coọc mọc
khoẻ, quả nhỏ trọng lượng trung bình 100g, vỏ qủa thô ráp, thịt quả khô, có vị
chát.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Tự luận
Câu 1. Hãy nhắc lại các yêu cầu về ngoại cảnh của cây lê. Liên hệ điều
kiện thực tiễn với điều kiện ngoại cảnh nơi học viên đang sinh sống và làm việc?
Câu 2. Mô tả đặc điểm hình thái cơ bản của các bộ phận trên cây lê?


17
Câu 3. Liệt kê tên và khu vực phân bố của một số giống lê đang được
trồng ở nước ta?
1.2. Trắc nghiệm
Hãy chọn một đáp án đúng nhất
Câu 1. Tổng lượng mưa năm thích hợp nhất cho cây lê sinh trưởng và
phát triển là:
a. 1500-1700mm
b. 1700-1800mm
c. 1800-2000mm
Câu 2. Có ý kiến cho rằng, cây lê cần có thời gian lạnh để phân hóa mầm
hoa. Ý kiến này đúng hay sai?
a. Đúng

b. Sai.
c. Ý kiến khác.
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành 4.1.1: Phân biệt một số giống lê đang được trồng phổ
biến ở nước ta.
2.2. Bài thực hành 4.1.2. Nhận biết sự mất cân đối về các chất dinh dưỡng
thông qua quan sát đặc điểm hình thái lá của các cây lê có trên vườn.
C. Ghi nhớ.
- Cây lê cần mùa đông lạnh để phân hóa mầm hoa.
- Cây lê ưa ẩm nhưng không chịu được úng.


18
Bài 2. Trồng lê

Mục tiêu
- Nhắc lại được mục đích và yêu cầu vườn trồng lê, thời vụ trồng và nội
dung các công việc trong trồng lê: Làm đất, bón phân, tưới nước, tủ gốc, chống
đổ và trồng xen.
- Xác định đúng thời vụ trồng cây phù hợp với đặc điểm khí hậu ở địa
phương, bố trí cây trồng hợp lý, đúng yêu cầu.
- Thực hiện các công việc: Làm đất, bón phân, trồng cây, tủ gốc, tưới
nước, chống đổ và trồng xen đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và bảo vệ môi
trường.
A. Nội dung
1. Thiết kế và xây dựng vườn trồng
1.1. Thiết kế
1.1.1. Xác định quy mô trang trại thích hợp
- Bước thứ nhất của công tác thiết kế vườn cây lê là xác định quy mô trang

trại thích hợp.
- Với trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật và trước sự phát triển
của thị trường thương mại nước ta, việc xây dựng các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở mức quy mô trang trại là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế.
- Phương hướng đúng đắn trong phát triển kinh tế trang trại là nhiều trang
trại cùng phát triển lập nên những vùng kinh tế hàng hoá lớn. Xây dựng những
vùng sản xuất lớn tập trung, chuyên canh và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp
trong một hệ canh tác nông nghiệp bền vững.
1.1.2. Chuẩn bị cơ cấu cây trồng trong vườn cây lê
- Tạo một không gian sinh thái thích hợp cho các loại cây trồng khác nhau.
- Vườn quả có khả năng duy trì và bảo vệ đất trồng trọt, tạo thuận lợi cho
sự phát triển quần thể các giống và loài, bảo vệ lẫn nhau trong các điều kiện môi
trường sinh thái bất lợi.
- Rải vụ thu hoạch trong một năm hoặc nhiều năm để bố trí sắp xếp lực
lượng lao động trong vùng trong trang trại một cách hợp lý nhất, có đủ nguyên
liệu cho các xí nghiệp chế biến hoạt động liên tục trong một năm.
- Các giống và chủng loại cây trồng phải thích nghi cao với điều kiện sinh
thái vùng trồng. Cần lựa chọn kỹ càng các giống tiến bộ có năng suất cao, phẩm
chất tốt, mã quả đẹp đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất
khẩu.


19
- Không nên trồng xen quá nhiều chủng loại cây ăn quả bởi vì sẽ gây khó
khăn cho công tác phòng trừ sâu bệnh, sản phẩm quả nhiều chủng loại, số lượng
manh mún, không còn mang tính hàng hoá.
1.1.3. Thiết kế hệ thống đường giao thông chính
- Hệ thống đường cần được thiết kế ngay từ đầu nhằm nối liền khu vực
trồng cây lê với các khu vực khác để thuận tiện cho việc đi lại.
- Đối với vườn có diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường

giao thông.
- Với diện tích lớn hơn cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích 0,5 –
1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản
phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt, đối với đất dốc cần phải bố trí đường
lên xuống, đường liên lạc giữa các đồi.
- Hệ thống đường giao thông cần thiết kế bao gồm:
+ Đường trục chính: Đây là đường có chiều rộng khoảng 4 - 6 m
+ Đường lên đồi: Đường lên đồi có chiều rộng khoảng 3,0 - 4,0m. Độ dốc
của đường lên đồi không quá 6 - 7
0
.
+ Đường giao thông giữa các đồi, các lô: Rộng khoảng 2,5 - 3,0m.
1.1.4. Thiết kế lô, hàng cây trong vườn trồng cây lê
a) Thiết kế lô trồng
- Diện tích lô trồng cây lê phụ thuộc vào địa hình và quy mô chung của
vườn cây lê.
+ Diện tích tối đa cho một lô trên diện tích bằng phẳng là 2 - 4ha.
+ Vùng đất dốc là 1 - 2ha. Vùng đất trũng chua phèn là 0,5 – 1ha.
b) Thiết kế hàng cây
- Cách bố trí cây trong vườn
+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn ô vuông.
+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn chữ nhật.
+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn nanh sấu.
+ Bố trí cây theo kiểu hàng kép.
* Tuỳ theo địa hình đất mà áp dụng phương thức trồng thích hợp.
+ Đối với đất bằng hoặc có độ dốc dưới 5
0
: Có nhiều cách bố trí cây: Kiểu
hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu).
+ Đất có độ dốc từ 5 - 8

0
: Nên trồng kiểu hàng đơn theo đường đồng mức.
+ Đất có độ dốc từ 8 - 10
0
: Trồng cây theo hàng đơn trên bậc thang đơn
giản được thiết kế theo đường đồng mức.
+ Độ dốc trên 10
0
: Thiết kế trồng hàng đơn trên bậc thang kiên cố.


20












Hình 4.2.1. Thước chữ A để đo đường đồng mức

c) Xác định mật độ, khoảng cách
* Căn cứ để xác định mật độ, khoảng cách
- Giống cây: Mỗi giống lê có đặc điểm sinh vật học khác nhau, do đó mật
độ và khoảng cách trồng cũng khác nhau.

- Tính chất đất đai
+ Có rất nhiều loại đất khác nhau về thành phần, tính chất, độ phì tầng
canh tác … phải căn cứ vào từng loại đất cụ thể để xác định khoảng cách trồng
cây.
+ Nếu đất tốt thì thiết kế trồng cây với mật độ vừa phải, ngược lại, nếu đất
xấu thì phải trồng dày để áp dụng các biện pháp thâm canh cây trồng đồng thời
cải tạo đất.
- Căn cứ vào khả năng đầu tư thâm canh của chủ vườn: Nếu chủ vườn có
điều kiện đầu tư thâm canh cao thì có thể trồng thưa hơn chủ vườn không có khả
năng thâm canh;
- Căn cứ vào khả năng đầu tư ban đầu của chủ vườn: Hiện nay, các chủ
vườn có khả năng đầu tư ban đầu lớn hơn thường áp dụng kỹ thuật trồng với mật
độ dày hơn. Các năm sau, căn cứ vào độ khép tán của vườn mà có biện pháp
chặt tỉa thưa dần.
Ưu điểm của biện pháp trồng dày và tỉa thưa dần là:
+ Tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích so với các vườn trồng với
mật độ trung bình ngay từ ban đầu;
+ Giảm được các chi phí cố định như hệ thống tưới, hệ thống nhà xưởng,


21
máy bơm thuốc phòng trừ sâu bệnh, công quản lý,…
Mật độ trung bình của lê là 200cây/ha nhưng ta có thể trồng dày tới 400 -
500 cây/ha. Cây trồng sẽ được tỉa thưa sau 7- 8 năm trồng.
Giải pháp chính để nâng cao mật độ trồng là: Chọn và tạo các giống thấp
cây, tán nhỏ và chọn các gốc ghép thích hợp được nhân bằng phương pháp vô
tính. Thường xuyên đốn tỉa hợp lý sau mỗi mùa thu hoạch.
* Công thức tính mật độ trồng như sau:
+ Trồng theo kiểu ô vuông hoặc hình chữ nhật










Công thức tính số cây trên 01ha như sau:
n
=
10.000
C
1
* C
2
Trong đó:
n là số cây/ha.
C
1
là khoảng cách giữa 2 hàng liền kề nhau (m).
C
2
là khoảng cách giữa 2 cây liền kề nhau (m)
10.000 là đơn vị quy đổi từ ha sang m
2
+ Trồng theo kiểu tam giác: Công thức tính số cây trên 01 ha như sau:
n
=
10.000

C
1
* C
2
* 0,86
Trong đó:
n là số cây/ha.
C
1
là khoảng cách giữa 2 hàng liền kề nhau (m).
C
2
là khoảng cách giữa 2 cây liền kề nhau (m)
10.000 là đơn vị quy đổi từ ha sang m
2
C
1
C
2


22
- Ví dụ: Nếu bố trí khoảng cách giữa 2 hàng liền kề nhau 8m, khoảng cách
giữa 2 cây liền kề nhau 6m thì:
+ Trồng theo kiểu hình chữ nhật thì số cây trồng trên 1ha là:

n
=
10.000
=

208 cây
8*6
+ Trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) thì số cây trồng trên 1 ha là:

n
=
10.000
=
242 cây
8*6*0,86
+ Trồng cây theo đường đồng mức thì mật độ cây/ha phụ thuộc vào độ
dốc của đồi. Độ dốc càng lớn thì số lượng cây càng ít và ngược lại. Khoảng cách
hàng cây chính là khoảng cách của hai đường đồng mức, được xác định bằng
khoảng cách giữa hai hình chiếu của cây.
+ Khoảng cách cây được xác định như nhau trên các đường đồng mức,
đường đồng mức dài hơn thì số cây nhiều hơn.
+ Khoảng cách giữa các cây trên một hàng, các hàng trên một lô tuỳ thuộc
vào từng loài cây trồng cụ thể.
* Chú ý: Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế,
song mật độ cây trên một đơn vị diện tích ít hơn trồng theo kiểu nanh sấu, mặc
dù khoảng cách hàng, khoảng cách cây đều giống nhau.
1.1.5. Thiết kế hệ thống chống xói mòn
a) Đập chắn nước
Ở các nơi hợp thuỷ giữa các sườn đồi để hạn chế dòng chảy và giữ nước
tưới cho cây trong mùa khô hạn, nước để phun thuốc trừ sâu, phân bón và các
chất điều hoà sinh trưởng.
b) Băng bậc thang
- Địa hình có độ dốc >10
0
phải thiết kế băng bậc thang, kết hợp trồng cây

giữ nước ở mép bờ. Độ dốc < 10
0
không cần làm băng bậc thang.
- Thiết kế hàng cây
+ Đất dốc 0-5
0
: Chia lô thiết kế như đất bằng, trồng cây theo băng
+ Đất dốc 5-10
0
: Trồng cây theo đường đồng mức, bố trì hàng cây so le
hoặc hàng kép, trồng băng cây phân xanh giữ nước

×