Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

giáo trình nghề thủy thủ tàu cá Modun 03 lắp ráp và sửa chữa ngư cụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 103 trang )




BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA
NGƯ CỤ

MÃ SỐ: MĐ03

NGHỀ: THỦY THỦ TÀU CÁ
Trình độ: Sơ cấp nghề






2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ03


3

LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ là một mô đun trong chương trình đào
tạo trình độ sơ cấp nghềThủy thủ tàu cá. Nội dung giáo trình nhằm giới thiệu các
kiến thức và kỹ năng cơ bản vềchuẩn bị thi công ngư cụ, đan lưới, cắt lưới, lắp ráp
lưới, vá lướivà bảo quản ngư cụ.
Các bài học trong giáo trình gồm:
Bài 1: Chuẩn bị lắp ráp và sửa chữa ngư cụ
Bài 2: Đan lưới
Bài 3: Cắt lưới
Bài 4: Lắp ráp áo lưới
Bài 5: Lắp ráp lưới vào dây giềng
Bài 6: Lắp ráp phao chì vào vàng lưới
Bài 7: Vá lưới
Bài 8: Bảo quản ngư cụ
Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Vụ tổ chức
cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Lãnh đạo Trường Trung học
Thủy sản, những kinh nghiệm thực tiễn và ý kiến góp ý của các chuyên gia, doanh
nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian giới hạn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai
sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:
1. Nguyễn Duy Bân (chủ biên)
2. Huỳnh Hữu Lịnh
3. Trần Ngọc Sơn





4

MỤC LỤC

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 4
MÔ ĐUN LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA NGƯ CỤ 7
Giới thiệu mô đun: 7
Bài 1. CHUẨN BỊ LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA NGƯ CỤ 8
1. Đọc bản vẽ ngư cụ. 8
2. Chuẩn bị mặt bằng 21
3. Chuẩn bị vật tư 24
4. Chuẩn bị dụng cụ 27
Bài 2: ĐAN LƯỚI 31
1. Mắt lưới và gút lưới 31
2. Gầy mắt lưới 33
3. Đan bình thường 35
4. Đan tăng mắt lưới 36
5. Đan giảm mắt lưới 37
6. Kiểm tra tấm lưới sau khi đan xong 38
Bài 3. CẮT LƯỚI 41
1. Xác định chiều chịu lực của lưới. 41
2. Cắt thẳng đứng 42
3. Cắt thẳng ngang 43
4. Cắt xiên 44
5. Cắt theo chu kỳ 45

Bài 4. LẮP RÁP ÁO LƯỚI 49
1. Kiến thức chung về lắp ráp áo lưới 49
2. Lắp ráp theo chiều ngang 50
5

3. Lắp ráp theo chiều dọc 51
4. Lắp ráp theo chiều xiên 53
5. Lắp ráp theo chu kỳ 54
6. Kiểm tra tấm lưới sau khi lắp ráp 55
Bài 5. LẮP RÁP ÁO LƯỚI VÀO DÂY GIỀNG 57
1. Xác định chiều dài kéo căng 57
2. Xác định hệ số rút gọn 58
3. Lắp áo lưới với dây giềng 59
4. Chia tỷ lệ áo lưới - dây giềng 61
5. Cố định áo lưới - dây giềng 61
6. Kiểm tra lưới sau khi ráp xong dây giềng 63
Bài 6. LẮP RÁP PHAO, CHÌ VÀO VÀNG LƯỚI 65
1. Chọn quy cách và số lượng phao 65
2. Chọn quy cách và số lượng chì 66
3. Xác định khoảng cách giữa 2 phao 66
4. Xác định khoảng cách giữa 2 viên chì 68
5. Cố định phao, chì vào giềng 69
6. Kiểm tra giềng lưới sau khi lắp ráp xong phao, chì. 72
Bài 7: VÁ LƯỚI 74
1. Lựa chọn điểm vào, điểm ra. 74
2. Cắt chỉnh đường biên lỗ rách để vá 76
3. Cắt biên lỗ rách để ươm 77
4. Vá lưới bằng cách đan 78
5. Vá lưới bằng cách ươm 80
6. Kiểm tra sau khi vá lưới 82

Bài 8: BẢO QUẢN NGƯ CỤ 83
1. Chuẩn bị nơi bảo quản. 83
2. Giặt lưới sau khi làm việc 85
3. Kiểm tra lưới sau khi làm việc 86
6

4. Giặt lưới sau mỗi chuyến biển 87
5. Kiểm tra lưới sau mỗi chuyến biển. 88
6. Xếp lưới vào nơi bảo quản 88
7. Kiểm tra trong quá trình bảo quản 89
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 91
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 91
II. Mục tiêu: 91
III. Nội dung chính của mô đun: 92
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành: 92
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 98
VI. Tài liệu tham khảo: 101


















7

MÔ ĐUN LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA NGƯ CỤ
Mã mô đun: MĐ03

Giới thiệu mô đun:
Mô đun Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ là một mô đun chuyên môn nghề trong
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thủy thủ tàu cá. Sau khi học xong
mô đun này người học có khả năng biết vềcác công việc chuẩn bị thi công ngư cụ,
đan lưới, cắt lưới, lắp ráp lưới, vá lướivà bảo quản ngư cụ. Thực hiện được các
công việcthi công và sửa chữa ngư cụtrên các tàu đánh cá hoặc tại cơ sở sản xuất
nghề cá một cách an toàn, hiệu quả
Để tiếp thu tốt kiến thức và thực hành kỹ năng, người học cần phải tham gia
đầy đủ thời gian quy định. Kết quả từng công việc được đánh giá bằng hình thức
thi trắc nghiệm lý thuyết và sản phẩm thực hành,thực tế.



















8

Bài 1. CHUẨN BỊ LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA NGƯ CỤ
Mã bài: MĐ03-01
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình chuẩn bị Lắp ráp sửa chữa ngư cụ
- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.
- Đọc được bản vẽ ngư cụ.
- Thực hiện quy trình chuẩn bị đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, ý thức tuân thủ các mệnh lệnh của thuyền trưởng
A. Nội dung:
1. Đọc bản vẽ ngư cụ.
1.1. Mục đích, ý nghĩa
Bản vẽ kỹ thuậtlà các thông tin kỹ thuật được trình bày theo các quy tắc thống
nhất. Trong sản xuất, bản vẽ kỹ thuật được dùng để chế tạo, lắp ráp, thi công, sản
phẩm. Bản vẽ kỹ thuật còn giúp cho người sử dụng sản phẩm đúng cách, hiệu quả.
Bản vẽ kỹ thuật nói chung là cơ sở để người thi công thực hiện công việc để
cho ra sản phẩm đúng theo yêu cầu của người thiết kế. Sau khi hoàn thành sản
phẩm, căn cứ vào bản vẽ, những sai sót trong quá trình thi công sẽ được nhận ra.
Do đó, một trong những yêu cầu quan trọng đối với người thi công là phải làm
đúng theo bản vẽ kỹ thuật, nếu không sẽ phải bồi thường cho sản phẩm không làm
đúng theo bản vẽ.
Bản vẽ kỹ thuật của ngư cụ cụ thể nào đó là do các kỹ sư hoặc các nhà chuyên

môn thiết kế (vẽ ra). Người thi công căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật này để thi công
ngư cụ đúng kích thước, vật liệu, yêu cầu về kỹ thuật
Thuyền trưởng sẽ giao bản vẽ kỹ thuật cho thủy thủ trưởng khi thi công, bản vẽ
kỹ thuật này có thể là bản vẽ giấy hay chỉ bằng lời nói.
Dưới đây là ý nghĩa các ký hiệu được dùng trong bản vẽ kỹ thuật ngư cụ.
Bảng 1.1. Ý nghĩa các ký hiệu được dùng trong bản vẽ kỹ thuật ngư cụ
Ký hiệu
Ý nghĩa
Ký hiệu
Ý nghĩa
Al
Vật liệu nhôm
PL
Nhựa plastic
BAM
Tre
PP
Vật liệu polypropylene
9

BR
Vật liệu đồng thau
RUB
Cao su
CEM
Vật liệu xi-măng
S
Dây có chiều xoắn S
CLAY
Đất nung

SST
Thép không rỉ
COMB
Dây cáp bọc
SW
Ma ní xoay
FAC
Tùy ý
Z
Dây có chiều xoắn Z
Fe
Sắt

Đường kính (mm)
Fp
Xốp

Gần bằng
L
Chiều dài (mét)

Chu vi
MONO
Sợi cước đơn

Dây tết
PA
Vật liệu polyamit

Dây xoắn

Pb
Vật liệu chì
PE
Vật liệu polyetylen
1.2. Các loại bản vẽ ngư cụ thông dụng
1.2.1. Bản vẽ vàng lưới rê
Các thông tin trên bản vẽ:
- Tên ngư cụ: Lưới rê trôi
- Tàu thuyền: Công suất tàu, chiều dài lớn nhất
- Ngư trường: Tên Vùng biển mà ngư cụ đang được sử dụng
Thông thường một bản vẽ vàng lưới rê có 3 phần chính:
Bản vẽ khai triển áo lưới:
Thể hiện hình dạng, kích thước các phần áo lưới, vật liệu lưới, màu sắc chỉ
lưới, các loại dây giềng quy cách, hệ số lắp đặt
Bản vẽ chi tiết:
Bản vẽ chi tiết thể hiện nội dung hướng dẫn quy cách vật tư, thiết bị và kỹ thuật
lắp ráp các bộ phận lưới như lắp ráp dây giềng, lắp ráp phao, chì chi tiết liên kết
đầu lưới dây giềng thiết bị
Bản vẽ tổng thể:
Bản vẽ tổng thể cho phép người đọc hình dung được hình dạng của vàng lưới
khi đang hoạt động trong nước, liên kết của lưới với tàu trong quá trình khai thác
Bảng 1.2. Các thông số kỹ thuật trên bản vẽ vàng lưới rê
10

Ký hiệu
Ý nghĩa
2x60.0 PA ø6
Dây giềng dây đôi vật liệu poliamit, đường kính 6mm
E = 0.6
Hệ số rút gọn ngang 0.6

1000
Chiều dài lưới 1000 mắt
180
Chiều caolưới 180 mắt
100mm
Kích thước mắt lưới 2a = 100mm
Green
Chỉ lưới màu xanh
PA 210/15
Chỉ lưới Poliamit, 9000 mét sợi trong chỉ nặng 210gam, loại
chỉ xe kép 5x3
PL 370xø100
Phao nhựa dài 370mm, đường kính 100mm
5.0 PP ø6
Dây phao Polipropylen, dài 5m, đường kính 6mm

11



Hình 1.1. Bản vẽ vàng lưới rê
1.2.2. Bản vẽ lưới vây
Bản vẽ lưới vây thường có 3 bộ phận:
- Bản vẽ khai triển áo lưới
- Bản vẽ liên kết dây giềng, vòng khuyên
12

- Bản vẽ chi tiết lắp ráp phao, chì
Bảng 1.3. Các thông số kỹ thuật trên bản vẽ vàng lưới vây
- Tên: Lưới vây đèn

- Loại tàu : 305cv, chiều dài 21m
- Vùng biển hoạt động: Trần Văn Thời. Cà Mau

Ký hiệu
Ý nghĩa
2510 FP
192x66x53
Phao nhựa sốp kích thước (192x66x53)mm
2x620.0 PE ø12
Giềng phao dây đôi, dài 620m, Polietylen ø12
E=0.66
Hệ số rút gọn giềng phao 0.66
PA 210/21
Chỉ polyamit ,xe kép 7x3
PE 700/30
Lưới chao chỉ Polietylen, 9000 mét sợi trong chỉ nặng 700gam,
loại chỉ xe kép 10x3
30mm
Mắt lưới 2a = 30mm
25BR ø12
25 vòng khuyên đồng, đường kính 60mm
Pb 250g
Chì pb 250gam
2PL ø300
2 phao nhựa tròn , đường kính 300mm
200.0 PP ø12
Dây đầu cánh Polipropylen, dài 200m, đường kính 20mm
1200.0 PP ø35
Giềng rút Polipropylen, dài 1200m, đường kính 35mm
365 BR 1.5kg

365 vòng khuyên, mỗi vòng nặng 1.5kg
13


Hình 1.2. Bản vẽ vàng lưới vây
14


1.2.3. Bản vẽ lưới kéo
Bản vẽ lưới kéo thường có 2 bộ phận:
- Bản vẽ khai triển áo lưới
- Bản vẽ liên kết đầu cánh lưới, chi tiết ván lưới
Bảng 1.4. Các thông số kỹ thuật trên bản vẽ vàng lưới kéo
Tên: Lưới kéo đơn
Tàu thuyền: Công suất 250cv, chiều dài tàu 20,3m
Vùng biển hoạt động: Rạch Giá. Kiên Giang

Ký hiệu
Ý nghĩa
21.8 ↑
Chiều dải giềng phao
30.6↓
Chiều dải giềng chì
2x9.6PPø8+PP ø12
Dây giềng phao dây đôi , dài 9.6m, vật liệu
Polipropylen, đường kính 8mm và 12mm
2x14.0PPø8+PP ø12
Dây giềng chì dây đôi , dài 14 vật liệu Polipropylen,
đường kính 8mm và 12mm
AB

Cắt xiên hoàn toàn
1N2B
Một mắt cắt đứng, 2 chân cắt xiên
PE 7000/6x3
Chỉ lưới Polietylen, 9000 mét sợi trong chỉ nặng
700gam, loại chỉ xe kép 6x3
PE 7000/5x3
Chỉ lưới Polietylen, 9000 mét sợi trong chỉ nặng
700gam, loại chỉ xe kép 5x3
350.0 WRE ø18
Dây cáp dài 350m, đường kính 18mm
70.0 COMB ø36
Dâyhỗn hợp cáp và nylon dài 70m, đường kính 36mm
23PL ø200
Phao nhựa tròn 23 cái , đường kính 200mm
120kg chain ø3
120 kg xích, đường kính 8mm
15

160pb 250g
160 viên chì , nặng 250gam
0.45Fe ø40
Dài 0.45m, sắt tròn đường kính 40mm
16



17



Hình 1.3. Bản vẽ vàng lưới kéo
18


1.2.3. Bản vẽ kỹ thuật vàng câu cá ngừ đại dương
- Tên ngư cụ : Vàng câu cá ngừ đại dương
- Tàu thuyền: Chiều dài 21 m, công suất 330cv
- Vùng biển hoạt động: Phú yên


19



Hình 1.4. Bản vẽ kỹ thuật vàng câu cá ngừ đại dương




20

Bảng 1.5. Các thông số kỹ thuật trên bản vẽ vàng câu cá ngừ đại dương

Ký hiệu
Ý nghĩa
1
Dây chính
2
Ký hiệu vật liệu và kích thước 1 đoạn dây chính: làm bằng cước PA; có
đường kính 2,8 mm; chiều dài là 50 m (50.00PAMONO 2,8)

3
Dây nhánh
4
Ký hiệu vật liệu và kích thước dây nhánh: làm bằng cước PA; có đường
kính 1,8 mm; chiều dài là 25 m (25.00PAMONO1,8)
5
A:cách liên kết dây nhánh và dây chính là bằng kẹp móc
6
B: cách liên kết dây nhánh và dây lưỡi
7
Dây nối
8
Chiều dài 1 đoạn dây nối là 1 m
9
Ma ní xoay liên kết dây chính và dây nối
10
Kẹp móc
11
Ma ní xoay nối kẹp móc và dây nhánh
12
Lưỡi câu
13
Mồi câu
14
Dây phao
15
Vật liệu và kích thước 1 dây phao: vật liệu là PP, chiều dài 1 dây phao là
25 m, đường kính là 5 mm (25.00PP5)
16
Phao tròn

17
Khoảng cách giữa 2 phao là 300 mm (xem như dây chính không có độ
võng)
18
Vật liệu và kích thước phao tròn: vật liệu plastic, đường kính 300 mm
21

(PL300)
19
Số lượng các giỏ câu là 30 (vàng câu chia làm 30 phần như nhau, mỗi
phần gọi là 1 giỏ)
20
Cờ phao
1.3. Những yêu cầu khi đọc bản vẽ lưới
- Chọn bản vẽ đúng với loại nghề, ngư trường và loại tàu thích hợp
- Đọc kỹ, hiểu đúng bản vẽ, như vậy khi thi công mới làm đúng. Nếu hiểu
sai, khi thi công có thể cho ra ngư cụ không sử dụng được hoặcsử dụng không hiệu
quả.
- Lập bảng các ký hiệu trên bản vẽ kỹ thuật, ghi vào sổ tay để thực hiện, đọc
kỹ bảng này để thực hiện chính xác.
- Phải nhớ những yêu cầu trong bản vẽ kỹ thuật để tuân thủ trong quá trình
thi công.
- Trường hợp chưa hiểu rõ chi tiết nào trên bản vẽ cần trao đổi với thuyền
trưởng hoặc nhà thiết kế để làm rõ nội dung.
1.4. Quy trình thực hiện
Khi đọc bản vẽ cần thực hiện các bước sau;
- Chọn bản vẽ
- Đọc bản vẽ
- Lập bảng kê các ký hiệu,ghi chép các kích thước chính, những lưu ý về kỹ
thuật

1.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Chọn sai bản vẽ: Không phù hợp với ngư trường, loại tàu
- Đọc bản vẽ không kỹ, hiểu sai ký hiệu hoặc nhầm số liệu
- Không lưu ý các yếu tố kỹ thuật quan trong mà bản vẽ quy định
2.Chuẩn bị mặt bằng
2.1. Mục đích, ý nghĩa
22

Khi thi công sửa chữa ngư cụ cần phải chuẩn bị mặt bằng để làm việc, Tùy
theo yêu cầu cụ thể làm mới hay sửa chữa mà lựa chọn mặt bằng khác nhau. Ngư
cụ mới sản xuất thường được thi công tại sân của các công ty, xí nghiệp đánh cá
hoặc bến bãi rộng. Sửa chữa ngư cụ thì không cần mặt bằng lớn lắm, chỉ cần diện
tích khoảng 20 – 40 mét vuông là được. Trường hợp cần thiết có thể sử dụng mặt
boong tàu để thi công, sửa chữa ngư cụ.
2.2. Cách chuẩn bị mặt bằng:
Trước thi công sửa chữa ngư cụ cần phải thực hiện các công việc chuẩn bị
sau:
- Dọn mặt bằng sạch sẽ, bằng phẳng, không có chướng ngại vật, có mái che
mưa, nắng.
- Bố trí nơi thi công ngư cụ, nơi để vật liệu, dụng cụ, đưa dụng cụ cần dùng
vào vị trí làm việc.
- Phân công các vị trí làm việc để thuận tiện theo trình tự hợp lý.
Trường hợp tàu đang hoạt động trên biển khi thi công sửa chữa ngư cụ cần
phải chọn nơi neo đậu an toàn ít bị tác động bởi sóng gió, dòng chảy.


Hình 1.5. Chuẩn bị mặt bằng thi công trên boong tàu
23

2.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Mặt bằng đủ rộng, phù hợp với công việc
- Thuận tiện trong bố trí nơi để vật liệu, vị trí làm việc
2.4. Quy trình thực hiện
Bước 1: Chọn mặt bằng phù hợp với yêu cầu công việc
Bước 2: dọn dẹp mặt bằng, tạo mái che
Bước 3: Bố trí chỗ làm việc, chỗ để ngư cụ, vật tư thiết bị
Bước 4: Đưa ngư cụ, vật tư, dụng cụ thiết bị vào vị trí thi công


Hình 1.6. Mặt bằng thi công trên bến cảng

2.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Không để các đồ vật không liên quan đến công việc ở mặt bằng thi công
- Sử dụng đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như bao tay, áo không nút…
24

- Tuân thủ quy định an toàn lao động khi chuẩn bị mặt bằng thi công như: độ
sáng, độ thông gió, nhiệt độ
3. Chuẩn bị vật tư
3.1. Các loại vật tư sửa chữa ngư cụ
3.1.1. Vật liệu lưới
- Vật liệu lưới hiện nay chủ yếu là xơ sợi tổng hợp như Poliamit(PA),
Polietylen(PE), Polipropylen(PP) có các đặc điểm sau:
+ Có trọng lượng nhẹ hơn xơ tự nhiên, trong khoảng từ 950 – 1150kg/m
3

+ Độ bền cao hơn Xơ sợi tự nhiên 1,3 – 2 lần, tuy nhiên độ bền giảm nhanh
trong điều kiện nhiệt độ cao hoặc để dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
+ Độ hút ẩm thấp hơn Xơ tự nhiên 1,5 – 2 lần, khả năng thoát nước nhanh
+ Xơ sợi tổng hợp ít bị phá hủy bởi hóa chất

+ Màu sắc đa dạng, độ dài tùy ý
- Vật liệu lưới sử dụng thi công, sửa chữa ngư cụ bao gồm chỉ lưới, lưới tấm,
cước độc sợi



Hình 1.7. Vật liệu lưới
3.1.2. Dây thừng và cáp

×