Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

LỊCH SỬ ĐÔ THỊ MÔ HÌNH ĐÔ THỊ ĐẦU TK 20 THÀNH PHỐ VƯỜN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 20 trang )

1. THÀNH PHỐ VƯỜN :
Đầu tiên từ năm 1898 bởi Ebenezer Howard người Anh. Howard đưa ra khái niệm này
trong cuốn "Tomorrow: a Peaceful Path to Real Reform" (1898); sau đó được tái bản
vào năm 1902 với tên mới là "Garden Cities of Tomorrow".
Các thành phố được quy hoạch, xây dựng với các không gian xanh và vành đai xanh.
Trong thành phố đó, các phân khu chức năng như khu dân cư, công nghiệp, nông
nghiệp đều được xây dựng khá tách biệt
.
1.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VƯỜN:
_ Kiểm soát sự bành trướng đô thị và hạn chế việc tăng dân số lao động đô thị
_ Loại trừ nạn đầu cơ đất
_ Điều hòa các hoạt động sinh hoạt
1.2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRONG THÀNH PHỐ VƯỜN :
Hệ thống thành phố vườn của Howard
• 6 thành phố vườn, mỗi tp có 32,000 dân, quanh tp mẹ 58,000 dân.
• Diện tích mỗi thành phố vườn là 400ha, 2000 ha vòng ngoài là khu cây xanh và đất
dùng vào mục đích nông nghiệp.
• Mỗi thành phố vườn được hình thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm và được
chia đều bởi các đại lộ lớn(6 đại lộ), mỗi đại lộ rộng 36m, xuyên qua tâm thành phố,
chia thành phố thành 6 phần đều nhau là các khu ở.
• Ở trung tâm, một không gian hình tròn khoảng 2.2ha : khuôn viên trồng hoa.
• CTCC quanh vườn hoa: tòa thị chính, phòng hòa nhạc, hội trường, thư viện, bảo
tàng
• Bán kính phục vụ là 550m. Giữa bán kính 550m này có một đại lộ cây xanh vòng
tròn rộng 128m, đặt trường học, chỗ vui chơi cho trẻ em, nhà thờ
• Một tuyến xe lửa chạy vòng ngoài để chở hàng đến các nhà máy, tránh được xe tải
chạy xuyên thành phố.
• Các chất thải hữu cơ được dùng vào nông nghiệp, không khí trong lành.
• Vòng ngoài của thành phố đặt những nhà máy, xí nghiệp không độc hại.
Đơn vị tự trị, nối liền với tp mẹ bằng 6 tuyến xe lửa, với nhau bởi một tuyến xe lửa chạy
vòng tròn.


Khi thành phố vườn đủ lớn như quy mô quy định ở trên, một thành phố vườn mới sẽ ra
đời và cứ tiếp nối như vậy.
1
Sơ đồ Thành phố vườn năm 1898
Sơ đồ Thành phố vườn trong “Thành phố vườn của ngày mai”, 1902
Với vành đai đất nông nghiệp
2
Mặt bằng một múi Thành phố vườn trong “Thành phố vườn của ngày mai”, 1902
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ HÌNH THÀNH PHỐ VƯỜN :
Ảnh hưởng nhiều mặt lên quy hoạch:
_ Nhiều khu đô thị do liên bang đầu tư được xây dựng (như Norris, Tennessee và
Los Alamos, New Mexico) để phục vụ cho việc xây đập hay nhu cầu quân sự
phản ảnh một số các nguyên tắc thiết kế của Howard.
_ Ý tưởng chuyển hướng phát triển đô thị sang các thành phố vệ tinh tự kiềm chế
lại nổi lên ở Mỹ trong phong trào “các đô thị mới” 1960 và 1970.
_ Vành đai xanh, toàn bộ hay một phần, tiếp tục trở thành mục tiêu và phương
tiện quản lý tăng trưởng quan trọng trong nhiều khu phố.
_ Những khái niệm thiết kế như sự phân tác người đi bộ/phương tiện giao thông
và các đơn vị ở để lại ảnh hưởng lên quy hoạch ngoại ô và các khu nghỉ mát.
Phát triển các đơn vị quy hoạch đa chức năng (Planned Unit Developments - PUDs)
Phát triển quy hoạch xoay quanh các nút giao thông công cộng (Transit-oriented
developments -TODs)
1.4. CÁC THÀNH PHỐ VƯỜN TRÊN THẾ GIỚI :
a) CÁC THÀNH PHỐ VƯỜN Ở ANH :
Letchworth (1905), cách Luân Đôn 35 dặm, diện tích 4000 mẫu. Các kiến trúc sư
Barry Parket và Raymond Unwin đã điều chỉnh sơ đồ của Howard cho phù hợp với địa
điểm thực tế và thành công lớn. Rất nhiều cư dân của đô thị cũng làm việc tại đó, các
địa điểm xây nhà khá rộng rãi (theo tiêu chuẩn Anh); và các vành đai xanh giúp cho đô
thị tách xa khỏi các khu lân cận. Thành phố Welwyn (1919) cũng là một sự thành công
về cả tài chính và thiết kế.

3
Letchworth là ví dụ đầu tiên của Howard, cũng là ví dụ đầu tiên của quy hoạch đô thị
thế giới, là sự cụ thể hóa của sơ đồ trừu tượng của thành phố vườn, tuy vậy nó chỉ
giống sơ đồ này ở chỗ đặt công viên ở trung tâm, tỏa ra nhiều đường tán xạ, diện tích
cây xanh rất rộng rãi, cộng với các CTCC đặt gần công viên trung tâm này, đường
Broadway rộng rãi nhất, 30m. Nhà bố trí tự do, các khu ở có cấu trúc hình móng ngựa,
khu công nghiệp đặt ở phía Đông tp và có một nhược điểm khá rõ là đường xe lửa cắt
qua thành phố.
Quy hoạch xây dựng nhà ở và công năng thẩm mỹ tương đối thành công
• Nhóm nhà ở (bố trí không quá 60 gia đình/ha).
• Đường đi khi thẳng khi uốn lượn.
• Kiểu nhà cotage tạo nên các điểm nhìn đẹp.
Tuy vậy, dân số ở đây tăng chậm, đến năm 1936 cũng chỉ có 19000 dân do đô thị
Letchworth không được quy hoạch để trở thành một đơn vị tự trị.
4
5
Thành phố vườn Letchworth – hình bên phải là trung tâm khu đô thị với quảng
trường.
Letchworth, layout khu Bird Hill bởi Parker và Uwin, 1906
6
Letchworth, layout khu Pixmore bởi Parker và Uwin, 1907-1909
Welwyn là thành phố - vườn thực nghiệm thứ 2, 1919
• 50000 dân với 953 ha, cách London 35km về phía Bắc.
• Ưu điểm là cảnh quan đẹp với nhà ở, có nhiều không gian mở với trường học
• Đường xe lửa vẫn cắt qua trung tâm thành phố
• Không trở thành một đơn vị tự trị
• Dân ở đây vẫn đi làm ở London nên thành phố phát triển chậm, đến năm 1937 vẫn
chỉ có dân số 35000 người.
7


Bố cục kiến trúc
8
b) CÁC THÀNH PHỐ VƯỜN Ở MỸ :
Queens (1913) New York. Công trình này do Quỹ Russell Sage xây dựng, dành cho
tầng lớp trung lưu.
Khu thành phố dành cho những người làm trong lĩnh vực quốc phòng do liên bang tài
trợ, xây dựng trong suốt WWI như Làng Yorkship ở Camden, New Jersey và Làng
Hilton ở Newport News, Virginia. Các thành phố tương tự như ở New York; Forest Hills,
NY và Baldwin Hills Village ở Los Angeles). Tại Canada, Argentina, Đức đều có nhiều
thành phố vườn.
9
Một ứng dụng ở quy mô lớn là Radburn (1928), New Jersey do Henry Wright và
Clarence Stein thiết kế, hướng tới “Đô thị cho một kỉ nguyên Môtô”. Bản quy hoạch sử
dụng nhiều yếu tố thiết kế phổ biến cho đến QH ngày nay.
• Các khu đất lớn
• Khu dân cư lớn không bị đường xe cộ xâm lấn
• Đường đi liên tục cho người đi bộ: Từ mỗi toà nhà tới một khu giải trí lớn trong
trung tâm và người đi bộ sử dụng đường hầm xuyên các nút giao thông chính.
Ý định khoảng 25 nghìn dân cư, nhưng cuộc Đại Suy thoái bùng nổ, làm cạn kiệt nguồn
tài chính. Vẫn là một khu dân cư đô thị thành công.
Radburn – hình bên phải là thiết kế điển hình một superblock
Tại châu Á: Kuala Lumpur, Khu phố Đông (Thượng Hải) Kuala Lumpur có được
gương mặt đô thị hiện đại với đầy đủ sắc thái, tinh thần metropolis + lưu giữ và tôn tạo
được vẻ đẹp của thiên nhiên trong thành phố.
2. THÀNH PHỐ TUYẾN :
2.1. BỐI CẢNH.
Năm 1892 ở TBN, Soria Y Mata lần đầu tiên đưa ra một mô hình QH tuyến tính cho
thành phố Madrid, dưới hình thức một dải dài nối liền các đô thị nhỏ xung quanh
Madrid.
10

Soria y Mata phê phán tình trạng mất vệ sinh và trật tự của đô thị. Phát kiến thành phố
tuyến (1882) khi các nước đang phát triển đường sắt, xe điện, xe điện ngầm nối liền,
nhanh chóng gắn bó các vùng khác nhau của một đô thị và giữa các đô thị với nhau.
“Thành phố kiểu hạt nhân đã lỗi thời, thành phố phải gắn liền với thiên nhiên, có trình
độ văn minh cao và tránh sự tập trung dân quá lớn”. Ý tưởng này đã lan rộng sang Mỹ,
và đã gợi ý cho các nhà quy hoạch đô thị Mỹ sáng tạo ra mô hình “chùm đô thị”
(Regional City).
Giữa thế kỷ 20, “quy hoạch tuyến tính” và “đô thị tuyến tính” mới được triển khai một
cách có hệ thống. Đóng góp của lý thuyết gia Michel Kosmin, một kiến trúc sư quy
hoạch ở Tunisie (Bắc Phi) vào những năm 50 của thế kỷ trước.
2.2. MÔ HÌNH THÀNH PHỐ TUYẾN CỦA SORIA Y MATA :
a) Đặc điểm chính:
• Phân bố dân cư theo một dải hẹp rộng 500m
• Kéo dài không hạn chế để tránh việc tập trung
• Đường sắt là nhân tố quyết định sự hình thành đô thị.
• Trong khoảng 500m đặt đường xe chạy, đường cấp nước, đường dây điện
• Hai bên là các khu ở
• Cứ cách một đoạn là có một cơ cấu quản lý thị chính.
Thành phố tuyến sẽ là phương cách hữu hiệu để nối liền các điểm dân cư đô thị. Đưa
cuộc sống đô thị gần gũi với thiên nhiên, khai thác những ưu điểm của hình thức thôn
xóm, gắn liền với điều kiện kỹ thuật hiện đại trong cuộc sống đô thị.
b) Nguyên lý:
• Chiều rộng của trục giao thông là 40m, có thể là đường sắt, đường bộ, hoặc tàu
điện, mạng đường vuông góc với đường chính 20m;
• Hai dải đất hai bên dành để xây dựng nhà ở (dải đất đủ rộng để chia ra 7 lô đất
hình chữ nhật theo chiều sâu cho 7 dãy nhà), các đường thẳng góc với đường
chính rộng 20 mét, các nhà có tỷ lệ diện tích xây dựng trên diện tích khu đất là <=
20%, mỗi nhà có vườn hoa riêng và thấp tầng 2-3 tầng với các kiểu đa dạng khác
nhau;
• Chiều rộng của các công trình xây dựng dọc hai bên đường khoảng 200- 300m.

• Hai dải ngoài cùng hai bên là dành cho cây xanh và đất nông nghiệp.
• Hiện đại hóa các phương tiện giao thông công cộng: metro, tàu điện nổi, xe điện
trên không.
• Các ô phố có nhiều dạng: vuông, chữ nhật, tam giác, hình thang;
• Sử dụng đất đai: 1/5 đất nhà ở, 4/5 là đất nông nghiệp. Diện tích tối thiểu một lô là
400m2 (80m2 nhà ở, 320 m2 vườn);
• Tổ chức lãnh thổ không gian ở quy mô quốc gia;
• Dải thành phố nối liền các trung tâm đô thị.
11
Mặt bằng
Mặt cắt
Soria Y Mata - Đô thị tuyến tính đầu tiên ở Madrid (1892)
II.4. NHẬN XÉT
a) Yếu tố giá trị.
• Tận dụng được cảnh quan thiên nhiên, không khí trong lành
• Tận dụng quỹ đất hợp lý hơn, trải dài về mọi phía, hơn là nén tập trung tất cả về
trung tâm, hướng tới sự công bằng xã hội
• Đề cập đến vấn đề nông thôn và thành thị, có thể hiện đại hóa dần vùng nông thôn
bằng các trục giao thông cao tốc, nếu vậy thì mọi người có thể hưởng được những
điều kiện tự nhiên quý giá của nông thôn mà vẫn có thể dễ dàng tiếp cận với trung
tâm thành phố. Như thế có thể tránh được các khu ổ chuột, và tệ nạn xã hội ở đô
thị có thể biến mất.
• Mỗi trục thẳng đứng với trục giao thông chính dài khoảng 500m, đây là bán kính
hợp lý cho việc xây dựng các đơn vị ở dọc theo các trục giao thông chính, cụm nhà
ở có nhiều không gian cây xanh, tăng mối quan hệ cộng đồng, gần gũi giữa mọi
người trong khu ở hơn.
12
Ảnh hưởng: phát kiến mới về đô thị ở Liên Xô (1920) và ở châu Âu – Le Courbusier,
và ứng dụng khi đưa ra mặt bằng phát triển theo chiều dài thành phố Rio Janeiro – Tây
Ban Nha, Alger – Mỹ (1930), thành phố tuyến giữa Boston và Washington (1960).

• Hiện nay theo dạng phát triển hành lang đô thị
• Tránh phát triển theo dạng lan tỏa, tự phát.
• Định hướng cho việc phát triển của các siêu đô thị là việc phát triển những trục
giao thông chính theo các hướng và dân cư dọc theo các trục đó
• Dễ dàng quản lý
b) Nguyên nhân thất bại khi áp dụng mô hình
• Nhiều công nhân ưa thích sống ở trung tâm thành phố chứ không phải là ngoại vi.
• Tiền đa số nằm trong tay một phần người trong xã hội, giới cầm quyền và quý tộc,
và khi tác giả hướng mô hình đến việc công bằng giữa mọi người với nhau thì
không được sự ủng hộ của họ nên mô hình đã không thực hiện thành công.
• Quỹ đất cũng đa số thuộc tầng lớp cầm quyền
• Đường sắt quá dài nên không đủ kinh phí thực hiện.
• Khu vực trung tâm không đủ bán kính phục vụ những khu vực khác
• Nhưng phương án này chỉ nhằm giải đáp có một vấn đề duy nhất: vấn đề nhà ở.
Mô hình này chưa phải thật sự là mô hình đô thị tuyến tính, với đầy đủ các chức
năng của nó, và vẫn còn tách biệt với nông thôn.
3. THÀNH PHỐ CÔNG NGHIỆP :
3.1. BỐI CẢNH
Tony Granier (1869-1948) sinh ra và lớn lên ở Lyons (Pháp).
Người đi đầu của các kiến trúc sư thế kỷ 20 của Pháp. Năm 1901, sau khi nghiên cứu
sâu rộng của các vấn đề xã hội và kiến trúc, ông bắt đầu thực hiện một đồ án phức tạp
về các vấn đề nhận thức liên quan đến thiết kế đô thị. Ý tưởng cơ bản của ông bao
gồm việc phân chia các không gian chức năng, thông qua quy hoạch thành bốn loại:
giải trí - văn hóa, làm việc, nhà ở, và giao thông.
Lyons là một trung tâm công nghiệp đối với hàng dệt may và luyện kim, hai ngành công
nghiệp phục vụ theo đề nghị của Garnier cho thành phố công nghiệp của mình. Cuối
thế kỉ 19 Quá trình công nghiệp hoá đã thay đổi cảnh quan của thành phố. Sự gia tăng
dân số dân số và tăng trưởng đô thị không hạn chế dẫn đến hình thành khu ổ chuột,
bụi bẩn, bệnh tật và thiếu một không gian xanh trong phong cảnh thành phố.
Quy hoạch đô thị hiện đại phát sinh đáp ứng để khắc phục những hiện tượng này. Cải

tạo sớm các khu vực này, các nhà quy hoạch thành phố đã bắt đầu áp đặt các luật lệ
thiết lập các tiêu chuẩn cho nhà ở, tiêu chuẩn vệ sinh trong đô thị, lập kế hoạch xây
dựng cũng như giới thiệu các công viên, sân chơi trong các khu phố của thành phố, để
giải trí cũng như cải thiện cảnh quan.
Một số lý luận quy hoạch ra đời dù chưa có tính thực tế nhưng cũng để lại những bài
học trong hệ thống lý luận quy hoạch sau này.
3.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
13
a) Chọn lựa vị trí
Vị trí khu công nghiệp: cuối hướng gió so với khu ở và khu phục vụ công cộng giữa,
nằm ở phía Nam thành phố cũ.
Vị trí khu ở: cho 35.000 dân, giả tưởng đặt ở phía Tây và phía Nam một thành phố cũ.
3 khu chức năng chính: Trường dạy nghề, trường học, công viên.
b) Tổ chức các thành phần bố cục
• Khu nhà ở và trung tâm phục vụ công cộng phía Tây Bắc của KCN, ngăn bằng giải
cây xanh cách ly.
• Có đủ đất đai dự trữ cho cả khu nhà lẫn khu công nghiệp, có đập thuỷ điện cung
cấp điện cho toàn thành phố.
• Công trình y tế và nghỉ ngơi ở nơi có hướng gió mát và có khí hậu tốt nhất.
• Không tổ chức theo kiểu phố phường thường thấy với sân trong mà là nhà có mặt
bằng tự do, dùng băng cửa kính lớn.
• Không gian xanh với đường đi bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử, Tony đã bố trí cả cây
xanh cho khu công nghiệp (“nhà máy xanh’’ Le Coubusier sau này).
• Khu văn hóa TDTT ở phần giữa, ở vùng biên của khu ở đặt các trường kĩ thuật và
nghệ thuật, ở vùng Bắc (có cách li) đặt bệnh viện trung tâm.
• Rải rác: các trường học phổ thông (các trường học được tổ chức theo kiểu “trường
học xanh” với nhiều cây cối, thảm cỏ…).
• Giao thông: Hệ thống giao thông đi lại giữa các chức năng được tổ chức thuận
tiện, hợp lý:
_ Thành phố được nối liền với nhau bằng xe điện, khu dân cư chính trải dài

thành một tuyến 6 km rộng 600 m.
_ Một tuyến xe lửa phân cách thành phố mới và cũ bằng khu công nghiệp, trên
đó có bố trí nhà ga chính và nhà ga hàng hóa
_ Một con sông chạy vòng cung ở phía nam có 2 cầu lớn bắc qua.
_ Khu công nghiệp đặt gần sông, có những bến cảng lớn tạo điều kiện thuận tiện
cho việc vận chuyển hàng hóa.
c) Nghệ thuật quy hoạch
Những điểm cách tân mới mẻ có thể tìm thấy trong thành phố công nghiệp của Tony
Granier là:
• Thành phố được bố cục từ tổng thể đến chi tiết
• Tổ chức phân vùng chức năng tỉ mỉ
• Hợp nhóm các xí nghiệp công nghiệp thành một quần thể
• Các vị trí nhà máy: nhà máy dệt đặt gần, lò cao đặt xa, nhà máy chịu lửa đặt xa
hơn nữa.
• Nhà ở và nhà công cộng cùng vật liệu mới (bê tông cốt thép), hình thức kiến trúc
không có gờ nét, trang trí dư thừa.
• Loại bỏ cách bố cục đối xứng trong tổ hợp thành phố.
• Giả thiết đô thị xuất hiện trong một bối cảnh xã hội hoàn toàn mới (không có nhà
thờ, nhà tù, cảnh sát…) chủ trương bình đẳng xã hội.
14
• Tạo tiền đề cho một số vấn đề kiến trúc quan trọng sau này là “nhà ở tối thiểu”,
“phương pháp xây dựng hợp lí” và “thành phố công năng”.
d) Đóng góp
• “nhà ở tối thiểu”, “phương pháp xây dựng hợp lí” và “thành phố công năng”.
• Kỹ thuật xây dựng và quy hoạch đô thị ảnh hưởng đến thế hệ sau có LeCor
• Là một gạch nối quan trọng của nghệ thuật xây dựng đô thị thế kỉ XX và nghệ thuật
xây dựng đô thị sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
• Đề cập đến vấn đề tự cung cấp năng lượng từ mặt trời, gió và đập thủy điện.
e) Những hạn chế:
• Những lý luận này chỉ áp dụng được triệt để trong một xã hội lý tưởng, một xã hội

không có mâu thuẫn, đầy hứa hẹn chỉ có trong khung cảnh tương lai nào đó
_ Trường học và các trường dạy nghề gần các ngành công nghiệp
_ Không có nhà thờ hoặc các tòa nhà thực thi pháp luật, trong hy vọng rằng con
người có thể cai trị mình.
• Một số kiến trúc nhà đơn giản không có sự đảm bảo trong bảo quản tài sản cá
nhân.
 Không là lý thuyết quy hoạch tổng hợp vì bỏ qua các nhu cầu của người dân.
f) Thành phố công nghiệp Tony-Garnier
Sơ đồ phân khu chức năng và
liên hệ không gian
THÀNH PHỐ TIÊU BIỂU KHÁC
Thành phố công nghiệp Stevenage một trong 6 thành phố được xây dựng xung quanh
Luân Đôn
THÀNH PHỐ VỆ TINH :
I. BỐI CẢNH.
Năm 1922, Raymond Urwin công bố cuốn sách "Thực tiễn quy hoạch đô thị", đặt cơ sở
nền móng cho lý thuyết thành phố vệ tinh.
15
Phân tán bớt dân các đô thị lớn và bảo
đảm cho trung tâm đô thị phát triển
tương đối độc lập, nhằm tạo điều kiện
sống có lợi hơn cho nhân dân đô thị.
Nhược điểm: lặp lại cấu trúc của mô
hình đô thị truyền thống, với các chức
năng chính nằm kẹt ở trung tâm, do đó
không thể bành trướng, đáp ứng sự
phát triển của đô thị trong tương lai.
Đúc kết của ông xuất phát từ thành
phố vệ tinh Hesmte ở ngoại vi London
do ông xây dựng năm 1907.

Mô hình "Thành phố vườn" của
Howard gắn liền với ý tưởng đô thị vệ
tinh
Trích từ Garden Cities of To-morrow
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
a) Yếu tố giá trị.
• Đô thị vệ tinh được xây dựng với mục địch là để chia lửa cho đô thị hạt nhân, phụ
thuộc vào đô thị hạt nhân.
• Qui mô phải hoàn chỉnh, giao thông, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, có đầy đủ chức
năng, tạo được lực hút thực sự giữ được lao động sống và làm việc ở đây (không
bị hút ngược về đô thị lớn).
• Qui mô từ 30 ngàn dân đến 500 ngàn dân còn tùy vào qui mô đại đô thị và được
kiểm soát để không bị bành trướng thành đại đô thị.
• Giữa thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh thường là các vành đai xanh.
• Đô thị phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn về ý niệm “xanh”. Dần dần,
mối quan hệ qua lại giữa các thành phố lớn và đô thị vệ tinh không còn giữ ở trạng
thái một chiều. Thay vào đó là sự tương tác hỗ trợ, bổ sung chức năng.
16
Raymond Unwyn , Đô thị vệ tinh (1922)
b) Nguyên nhân thất bại khi áp dụng mô hình.
• Sự ngăn cách giữa nơi ở và nơi làm việc.
• Không có chức năng hoàn thiện của một đô thị vì các thành phố vệ tinh chỉ là nơi
cư dân trở về nghỉ vào ban đêm – Thành phố ngủ.
• Thành phố vệ tinh không có một lực hấp dan để phát triển.
• Cư dân sống ở thành phố vệ tinh có mặc cảm là công dân hạng nhì vì không
hưởng được các dịch vụ từ thành phố chính, phải mất nhiều thời gian cho sự di
chuyển.
• Lặp lại cấu trúc của mô hình đô thị truyền thống, với các chức năng chính nằm kẹt
ở trung tâm, do đó không thể bành trướng, để đáp ứng sự phát triển của đô thị
trong tương lai.

• Quyền lợi kinh tế bị hy sinh trong việc thực thi mô hình đô thị vệ tinh là:
• Chi phí hạ tầng
• Chi phí để xây dựng hệ thống tàu điện/metro nối các thành phố vệ tinh với thành
phố trung tâm
• Chi phí thiết lập khung pháp lý
III. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN TRONG THÀNH PHỐ.
• 9-10 thành phố nhỏ bao quanh một thành phố chính.
• công nghiệp ở phía đông,
17
• khu thương nghiệp ở chính tâm
• vòng ngoài là các khu ở.
• Các đô thị vệ tinh đặt cách thành phố chính 40-50 km.
Raymond Unwin - Quy hoạch chi tiết Heampstead
THÀNH PHỐ 3 TRIỆU DÂN CỦA LE CORBUSIER.
IV. BỐI CẢNH.
Khoảng năm 1920, các quan chức Pháp đã không thành công với việc đối phó với sự
phát triển của các khu nhà ổ chuột ở Paris. Bất bình trước kiểu xây dựng hỗn loạn vô
chính phủ hiện tại, muốn thực hiện một cách xây dựng có quy luật, có trật tự, chủ
trương xây dựng hàng loạt, xây dựng công nghiệp hoá, Le Corbusier đã nghiên cứu và
trình bày dự án thành phố Đương Đại (Ville Contemporaine) cho 3 triệu dân của mình
nhằm
- cung cấp một cách thức hiệu quả để chứa một lượng lớn người dân,
- đối phó với việc khủng hoảng nhà ở đô thị,
- nâng cao chất lượng cuộc sống cho các tầng lớp thấp hơn.
V. ĐẶC ĐIỂM CHUNG.
Những ý tưởng của Le Corbusier về quy hoạch được trình bày trong hai tác phẩm: The
City of Tommorrow (Thành phố của tương lai, 1922) và La Ville radieuse (Thành phố
tươi sáng, 1933). Le Corbusier nhân định rằng
18
• Hình mẫu đô thị truyền thống không còn phù hợp khi mà các thành phố ngày càng

phình to và trở nên chật chội.
• Sự chật chội lại có thể giải quyết thông qua việc tăng hệ số sử dụng đất bằng việc
tăng tầng cao xây dựng;
• Giảm MĐXD để lại một diện tích xanh đáng kể trên mặt đất.
• 95% diện tích đô thị sẽ là không gian mở (công viên, quảng trường và đường giao
thông).
• Khoảng 2.500 người/hecta
• Sự phân bố đều mật độ khắp thành phố thay vì chỉ tập trung vào trung tâm
• Phù hợp với hệ thống giao thông hiện đại bao gồm đường sắt nội đô và đường cao
tốc trên cao so với mặt đất nhưng vẫn thấp hơn nhà ở của người dân.
Về dân số: ông phân ra làm 3 loại dân:
_Dân trong thành phố: làm việc và sống trong thành phố
_Dân ngoại thành: Những người làm việc ở khu công nghiệp ngoại thành, sống
ở khu ở kiểu vườn ở ngoài cùng
_Dân hỗn hợp: Kinh doanh, làm việc ở thành phố nhưng sống ở khu ở kiểu
vườn.
VI. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN TRONG THÀNH PHỐ :
• Những trục giao thông chính và phụ đan nhau 90° hoặc 45°.
• Ở giữa trung tâm thành phố rộng lớn 350 ha là khu vực làm việc, dịch vụ với 24
nhà chọc trời cao 60 tầng, mỗi nhà đặt cách nhau 150 mét, được xây dựng trên
khung thép và bọc trong bức tường rèm thủy tinh. Những tòa nhà chọc trời đã
được thiết lập trong các công viên lớn, hình chữ nhật giống như không gian xanh
dành cho 400-600 nghìn người.
• Ngoài cùng là khu ở kiểu sân vườn với hai triệu dân.
• Các khu công nghiệp, các thị trấn-vườn được đặt ở ngoại vi.
19
• Thành phố có hai trục giao thông chính thẳng góc với nhau tạo thành hai trục quy
hoạch cắt nhau ở trung tâm đô thị, mỗi trục rộng 180 mét. Nhà ga chính đặt ở trung
tâm với hệ thống giao thông cả trên và dưới mặt đất.
• Le Corbusier tách biệt đường lưu thông dành cho người đi bộ từ lòng đường, và

tôn vinh việc sử dụng ô tô như một phương tiện giao thông vận tải. Là một trong
những phương tiện di chuyển ra khỏi các tòa nhà chọc trời trung tâm.
• Tại trung tâm của thành phố quy hoạch là một trung tâm giao thông vận tải là nơi
lưu thông xe buýt và xe lửa cũng như nút giao thông đường cao tốc ở phía trên.
Mặt bằng phân khu
Ville Contemporaine
VII. NHẬN XÉT
a) Yếu tố giá trị.
• Quy hoạch chi tiết phân khu chức năng sau này là gần giống với những gì mà Le
Corbusier suy nghĩ, nhưng ở quy mô nhỏ hơn
• Quy hoạch hình khối và giao thông theo quy tắc hình học, logic và trật tự (theo tỉ lệ
vàng và hệ modul riêng) nhằm đảm bảo tối đa việc giải quyết các vấn đề đô thị nảy
sinh do sự hỗn loạn và vô lối của các đô thị hiện thời. Điều này giúp ích cho các
nhà quy hoạch sau này khi nghiên cứu về cách tái cấu trúc đô thị và giải quyết các
vấn đề xã hội của đô thị.
• Mô hình đô thị hoạt động trơn tru, an ninh tốt, hiền hòa. Khu trung tâm giảm bớt áp
lực vì giao thông phân tán đều khắp đô thị. Ông là cha đẻ của hệ thống giao thông
khác mức
• Hình thức cư trú chung cư hiện nay bắt nguồn từ các đơn vị ở thẳng đứng (chung
cư xã hội) của Le Corbusier.
20
Trung tâm thành phố rộng lớn với 24
tòa nhà chọc trời với 60 tầng.
Khu ở đầy cây xanh với kiểu nhà
dích dắc thẳng góc với nhau.
Khu ở kiểu sân vườn.

×