Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI KIẾN TRÚC HẬU HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.01 MB, 39 trang )

ĐH. KIẾN TRÚC TP. HCM
KHOA KIẾN TRÚC
BỘ MÔN KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI
ĐỀ TÀI:
KIẾN TRÚC
HẬU HIỆN ĐẠI
1 | P a g e
GVHD: Thầy NGUYỄN KỲ QUỐC
NHÓM THỰC HIỆN:
NGÔ HUỲNH ANH
ĐỖ HUỲNH ĐỨC
NGUYỄN QUÁCH TRƯỜNG GIANG
NGUYỄN THỊ XUÂN LAM
HOÀNG THIÊN NGÂN
TRƯƠNG CÔNG TẤN NHẬT
VÕ MINH TOÀN
LÊ NGUYỄN BẢO TRÂN
HUỲNH HÀ BẢO TRINH
2 | P a g e
MỤC LỤC:
A
SỰ HÌNH THÀNH VÀ CÁC NGUYÊN LÝ
I. Lịch sử hình thành

II. Các nguyên lý được áp dụng

B
CÁC TÁC PHÂM LÍ LUẬN
I. “The language of Post – modern
Architecture” – Charles Jencks.


II. “Complexity and Contradiction in
Architecture” – Robert Venturi.

C
CÁC XU HƯỚNG THỰC HÀNH
I. Xu hướng Chiết trung .

II. Xu hướng khai thác phong cách kiến trúc
địa phương.

III. Xu hướng cổ điển hậu hiện đại.

IV. Xu hướng Pop – art.

D
KẾT LUẬN

3 | P a g e
A. SỰ HÌNH THÀNH VÀ CÁC NGUYÊN LÍ:
Trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) trong kiến trúc, hay kiến trúc Hậu hiện đại,
được xem như sự tiếp tục của kiến trúc Hiện đại, bắt đầu xuất phát từ cuối thập niên 1950,
kéo dài đến thời điểm hiện tại.
Đến những năm 70 của thế kỷ 20, chủ nghĩa kiến trúc Hiện đại đã đạt đến đỉnh cao, thời
kỳ hoàng kim của nó, và bắt đầu bộc lộ những thiếu sót của mình. Những điều đó được Kiến
trúc sư (KTS) lỗi lạc người Mỹ Robert Venturi đúc kết lại trong câu nói “kiến trúc Hiện đại
quá trừu tượng, quá nhàm chán, tinh khiết và sạch sẽ đến mức xa rời với đại chúng”.
“những cổ máy để ở”
Ông cho rằng các kiến trúc sư hiện đạị đã đơn giản hóa một cách máy móc, thực dụng
các công trình của họ. Tạo ra những công trình buồn tẻ. “Less is Bore” – câu nói mĩa mai
tuyên ngôn của KTS Hiện đại bậc thầy Mies Van de Rohs.

4 | P a g e
“Less is more” no, “Less is bore”
Ông lấy dẫn chứng là đền Parthenon của người Hy Lạp cổ đại. Xét một cách toàn diện,
đền Pathenon là một công trình hết sức đơn giản, mặt bằng đơn giản, công năng đơn giản
và hình khối đơn giản… tuy nhiên, người Hy Lạp đã khéo léo đưa vào những chi tiết mà ông
gọi là “sự phức tạp cần thiết trong kiến trúc”. Bởi ông cho rằng kiến trúc là một thực thể
phức tạp, mang trong mình nhiều yếu tố khác nhau chứ không chỉ là công năng sử dụng, nó
phải mang tính kế thừa lịch sử, phải là biểu tượng, và thực tế, đến Parthenon là một biểu
tượng của Lịch sử, của tôn giáo và là tiêu chuẩn về thẩm mỹ.
Đền Parthenon – biểu tượng về kiến trúc của Hy Lạp cổ đại
Tiếp sau đó là sự kiện 15 h 32 phút ngày 15 tháng 7 1972 khi mà các block nhà cho
người da màu ở Saint Louis, Missouri của KTS Yamasaki bị đánh sập, nhà lí luận, KTS Charles
Moore đã tuyên bố “kiến trúc Hiện đại đã chết ở Saint Louis Missouri hồi 15h32 ngày 15
tháng 7 năm 1972.”.
5 | P a g e
Tòa nhà Pruitt Igoe bị đánh sập năm 1972
Kể từ đây, thuật ngữ “hậu hiện đại” được nhắc đến trong Nền kiến trúc Thế giới.
Hậu hiện đại cho rằng kiến trúc phải mang nhiều ý nghĩa và truyền đạt được ý nghĩa đó
bằng ngôn ngữ phổ thông đại chúng. Bởi vì dù ý nghĩa có cao sang, tinh tế như thế nào mà
không truyền đạt được đến đa số người dân thì đó là thất bại của người KTS. Từ đó, các nhà
lý luận đã đề ra một số ngyên lý cơ bản cho kiến trúc như sau:
Tính bối cảnh: Các công trình kiến trúc Hậu hiện đại phải gắn với môi trường xung
quanh, là một bộ phận của môi trường. Ở đây, vấn đề đã khác so với kiến trúc Hiện đại là
không xem xét đến bối cảnh mà có thể đặt công trình ở bất kỳ môi trường nào, bất kỳ nước
nào – công trình mang tín quốc tế, kiến trúc quốc tế.
Mother’s house – công trình mang những đặc điểm của kiến trúc địa phương Ý
6 | P a g e
Tính ẩn dụ: Hình thức của công trình phải nói lên nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết kiến
trúc mang tính tượng trưng. Thậm chí một công trình phải mang đến cho người sư dụng
những cảm xúc khác nhau.

Sydney opera house – công trình mang nhiều ý nghĩa
Tính trang trí: Tính chất trang trí của các chi tiết kiến trúc được khôi phục lại, trái ngược
lại với những gì mà kiến trúc Hiện đại cho là “trọng tội”.
Piazza d’Italia – công trình mang nhiều chi tiết trang trí
Điều này như khẳng định lại một lần nữa: kiến trúclà một thực thể phức tạp, không chỉ
là “một cổ máy để ở” như KTS hiện đại Le Corbusier đã nói.
Từ những tiến đề nêu trên, kiến trúc hậu hiện đại dần hình thành và phát triễn như một
bộ phận của nền kiến trúc đương đại. Nó ngày một được hoàn thiện về lý luận cũng như
thực hành.
7 | P a g e
B. CÁC TÁC PHẨM LÍ LUẬN:
I. “The language of Post – modern Architecture” – Charles
Jencks.

Trong tác phẩm này Charles Jencks đã phân tích rõ những mục tiêu phê
phán và phản ứng mạnh mẽ của kiến trúc Hậu hiện đại đối với các
nguyên tắc mang tính chất giáo điều của kiến trúc Hiện đại. Một trong
những thiếu sót nghiêm trọng của kiến trúc Hiện đại là đánh mất khả
năng giao tiếp với quảng đại quần chúng khi chỉ chú trọng đến tính hiệu
quả trong những hình thức khô khan, trừu tượng bằng bê tông. Từ đó
ông đề xuất đưa vào kiến trúc những mã hiệu để tăng tính giao tiếp giữa
con người và công trình. Những mã hiệu này đến từ các yếu tố quá khứ
và lịch sử từ đó gợi lên trong trí nhớ quần chũng những yếu tố thân
quen, gần gũi.
8 | P a g e
Tuy nhiên do quá say
sưa với những motif
đủ loại như thế các
kiến trúc sư Hậu hiện
đại thường sa vào chủ

nghĩa Chiết trung với
nhiều kiểu kiến trúc
pha tạp.
Tuy còn nhiều hạn
chế, nhưng tác
phẩm đã chỉ ra được
một khuyết điểm quan trọng của kiến trúc hiện đại là đã bỏ quên
yêu tố quá khứ lịch sử, cũng như yếu tố văn hóa dân tộc.
II. “Complexity and Contradiction in Architecture” – Robert
Venturi
Khoảng đầu những năm 1960, khi mà kiến trúc hậu Hiện đại
lâm vào bế tắc cả trong lý luận lẫn thực hành, thì giới kiến trúc
đứng trước yêu cầu phải tím cho mình một lối đi mới thích hợp
với đòi hỏi của xã hội đương đại. Trong bối cảnh đó cuốn sách
Complexity & Contradiction in Architecture của KTS người Mỹ
gốc Ý tên là Robert Venturi đã tạo nên một sự kiện quan trọng
nhất ở vào thời điểm nhạy cảm này của kiến trúc thế giới nói
chung và sự phát triển của kiến trúc Hậu hiện đại nói riêng. Cuốn
sách được ông công bố lần đầu tiên vào năm 1966, trong đó nêu
lên những cách nhìn mới về kiến trúc, về những yếu tố của kiến
trúc mà kiến trúc Hiện đại bỏ qua, đặc biệt là khía cạnh có tính
nhân văn và gần gũi với đời sống của kiến trúc như tính phức tạp
và sự mâu thuẫn.
9 | P a g e
Trong tác phẩm của mình Venturi đã chỉ ra các đặc tính, đồng
thời cũng là các khiếm khuyết cảu kiến trúc Hiện đại đó là : kiến
trúc hiện đại là chỉ coi kiến trúc như là một yếu tố đơn nguyên,
trong đó đề cao tính đơn giản sự rõ ràng, thanh khiết. Thủ pháp
của kiến trúc hiện đại là rõ ràng và dứt khoát. Không chú trọng
đến sự đa nguyên và phức tạp của vấn đề chẳng hạn như quan

điểm đường đẹp nhất là đường thẳng, góc đẹp nhất là góc
vuông, không chấp nhận những đường cong tự do, bất qui tắc,
do quá chú trọng tính đơn nguyên nên kiến trúc hiện đại trở nên
khô khan, không có tính biểu hiện cao. và một trong những
khuyết điểm quan trọng nhất của kiến trúc hiện đại là việc đã bỏ
quên các yếu tố của quá khứ cũng như tính văn hóa dân tộc.
Từ đó ông chỉ ra những đặc tính kiến trúc đã bị kiến trúc Hiện
đại lãng quên. Theo ông kiến trúc phải là sự phức tạp và đa
nguyên dựa trên sự phong phú của cảm xúc con người và cách
mà cảm xúc ấy được thể hiện. ông dẫn chứng sự phức tạp của
việc thể hiện cảm xúc bằng các ngành nghệ thuật khác nhau từ
văn học, hội họa đến âm nhạc, điêu khắc…. sự phức tạp tồn tại ở
khắp mọi ngành nghệ thuật duy chỉ có kiến trúc hiện đại đã bỏ
quên nó.
10 | P a g e
Tiếp theo ông đề xuất một kiến trúc có giá trị phải gợi lên nhiều
ý nghĩa và nhiều mục đích, không gian và các yếu tố của nó phải
phức tạp và đa năng. Như chúng ta đã biết Mis Van de Roeh
cũng đã định nghĩa về không gian vạn năng. Điều đó đã cho ta
thấy ngay trong bản thân của kiến trúc hiện đại đề cao tính đơn
nguyên cũng đã xuất hiện tính đa nguyên. Qua đó ta có thể thấy
sự tiến bộ đúng đắn trong quan điểm của Venturi được thể hiện
trong thực tế.
Venturi cũng chỉ ra rằng công trình kiến trúc còn thể hiện sự
phức tạp trong vật liệu xây dựng, do đó người kiến trúc sư cần
sử nhiều công cụ để tăng tính biểu hiện cho công trình… chứ
không nên quá cứng nhắc như kiến trúc Hiện đại. Điều này cũng
đã được thể hiện trong những xu hướng kiến trúc Hiện đại hậu
kì, khi mà các vật liệu được sử dụng ngày càng đa dạng hơn.
Sau khi chỉ ra tính phức tạp của kiến trúc ông đề xuất quan

điểm của mình về kiến trúc. Đó là kiến trúc phải là sự nhập nhằng
(Ambiguity). Ông nói : “ Tôi ủng hộ sự phong phú của ý nghĩa
hơn là sự rõ ràng của nó, sự mập mờ chức năng cũng như là sự
rạch ròi về chức năng. Tôi thích sự “vừa là cái này vừa là cái kia”
hơn là sự dứt khoát “hoặc là cái này hoặc là cái kia”” . Theo ông
sự phức tạp của kiến trúc xuất phát từ tính nhập nhằng và sự
nhập nhằng lại dựa trên sự hỗn độn của quá trình trải nghiệm. Và
để thể hiện sự nhập nhằng ông đưa ra cụm từ “both-and” ( vừa là
cái này vừa là cái kia). Theo ông ngay cả kiến trúc hiện đại vốn
đề cao sự rõ ràng, đơn nguyên vẫn chứa những yếu tố nhập
nhằng, phức tạp…. ví dụ như biệt thự Savoye của Le Corbusier
tuy đơn giản về hình khối bên ngoài nhưng lại phức tạp ở kết cấu
bên trong. Và do đó người thiết kế kiến trúc có thể thỏa hiệp với
nhiều phương pháp.
Tuy không nói cụ thể về kiến trúc hiện đại nhưng lại phân tích
làm rõ hạn chế của kiến trúc Hiện đại, cuốn sách Sự phức tạp và
mâu thuẫn trong kiến trúc đã đưa ra những nền tảng lý luận cơ
bản cho kiến trúc Hậu hiện đại nói riêng và các xu hướng Kiến
trúc Hiện đại hậu kì nói chung. Từ đó giúp kiến trúc có những
hướng đi mới sau thời kì kiến trúc Hiện đại.
11 | P a g e
C. CÁC XU HƯỚNG THỰC HÀNH:
I. XU HƯỚNG CHIẾT TRUNG:
Khái niệm:
Chiết trung hậu hiện đại xuất hiện ở thế kỷ XVIII và XIX, là một loại
phong cách hỗn hợp trong nghệ thuật : " vay vốn của một loạt
các phong cách từ các nguồn khác nhau và kết hợp chúng. Đáng kể,
thuyết chiết trung hầu như không bao giờ tạo nên một phong cách cụ
thể trong nghệ thuật : nó được đặc trưng bởi thực tế là nó không phải là
một phong cách đặc biệt. Nói chung, thuật ngữ này mô tả sự kết hợp

trong một tác phẩm duy nhất của một loạt các ảnh hưởng chủ yếu của
các yếu tố từ phong cách lịch sử khác nhau trong kiến trúc , hội họa , đồ
họa và nghệ thuật trang trí để tạo ra một cái gì đó mới và nguyên
bản . Những yếu tố này có thể bao gồm các tính năng cấu trúc, nội thất,
trang trí, mô típ văn hóa truyền thống, lịch su, phong cách từ các nước
khác, thường được chọn trên cơ sở phù hợp của nó cho dự án và giá trị
thẩm mỹ tổng thể.
Bối cảnh ra đời:
Chiết trung duoc đưa vào sử dụng cuối thế kỷ 18. Theo Charles
Jenck, sự bùng nổ thông tin làm các hình ảnh và văn hóa từ các nơi trên
thế giới hòa nhập với nhau. Nên trong bối cảnh này, cả kiến trúc cũng
không thể được cam kết bởi bất kì một phong cách cụ thể nào, mà
“phong cách thực sự thích hợp cho kiến trúc là thuyết chiết trung, vì chỉ
có nó bao gồm đầy đủ các thành phần của thực tế xã hội”.
Đặc điểm:
Chiết trung không phải nhằm mục đích tỉ mỉ bắt chước phong cách,
mà là một cách tiếp cận khái niệm không giữ cứng nhắc một mô
hình duy nhất , là sự rút ra sau mot loat lý thuyết, phong cách, hay ý
tưởng để đạt được những hiểu biết bổ sung vào một chủ đề, hoặc áp
dụng các lý thuyết khác nhau trong một số trường hợp đặc biệt.
Xuất hiện:
Châu Âu:
12 | P a g e
Kiến trúc chiet trung đầu tiên xuất hiện trên lục địa châu Âu o cac
nước như Pháp, Anh và Đức, noi các kiến trúc sư có quyền tự do biểu
cảm trong công việc của họ. Du su ap dung của phong cách kiến trúc
này phổ biến rộng rãi (và có thể được nhìn thấy trong nhiều hội trường
thị trấn xây dựng vào thời điểm đó), thuyết chiết trung ở châu Âu đã
không đạt được cùng một mức độ nhiệt tình đã được nhìn thấy ở Mỹ
Bắc Mỹ:

O Bắc Mỹ tại thời điểm phat trien sự thịnh vượng và niềm tự hào
thương mại, nhiều tòa nhà chiết trung đã được đưa vào các thành phố
lớn trên khắp đất nước. No phát triển mạnh vì nó giới thiệu các tính
năng lịch sử, trước đây chỉ được thấy trong kiến trúc quý tộc của các
nước châu Âu như Anh và Pháp, góp phần tang cảm giác phong phú
của nền văn hóa và lịch sử Mỹ.
Việc tạo ra các tòa nhà chọc trời và không gian công cộng như nhà
thờ, tòa án, hội trường thành phố, thư viện công cộng và rạp chiếu phim
lớn, có nghĩa là thiết kế chiết trung không còn chỉ cho các thành viên
của xã hội cao, cũng có thể pho bien cho công chúng. Du một số tòa
nhà đã bị phá hủy, các dự án trong giai đoạn này vẫn còn giá trị như một
số các cấu trúc quan trọng nhất ở Mỹ.
Lây Lan của thuyết chiết trung:
Một trong những ví dụ cực đoan nhất của thiết kế chiết trung có thể
được nhìn thấy trên tàu biển (mà lúc đó là hình thức chính của giao
thông vận tải ở nước ngoài). Nội thất xa hoa đã được tron với su kết
hợp của phong cách truyền thống nham nỗ lực để giảm bớt sự khó chịu
khi ở nước ngoài và đồng thời để tạo cam giác về sự vĩ đại.
Để thuyết chiết trung xuất hiện khắp châu Á, các kiến trúc sư Nhật
Bản và Trung Quốc đã được đào tạo tại Mỹ để trở lại thiết kế chiết trung
trên khắp châu Á như Ngân hàng Nhật Bản (1895) Kingo Tatsuno.
Tiếp nhận phê bình
13 | P a g e
Là một phong cách được cung cấp rất nhiều tự do sáng tạo, và
không có quy tắc hướng dẫn, nguy cơ của việc tạo ra một thiết kế không
thành công rất cao. Các dự án không hài hòa pha trộn các phong cách
khác nhau là đối tượng của những lời chỉ trích từ các chuyên gia (đặc
biệt là những người đã chống lại phong trào). Chiết trung thường bị chỉ
trích vì sự thiếu nhất quán trong suy nghĩ.
Công trình tiêu biểu:

Piazza d'Italia, New Orleans – KTS. Charles W. Moore:
Piazza d'Italia là một ví dụ thuyết phục về thuyết chiết trung cấp
tiến: nó phù hợp với bối cảnh đô thị, gồm nhiều công năng khác nhau,
mang tính biểu tượng và thiết thực, với phong cách khác nhau, từ nội
dung đến hình thức phù hợp với văn hóa địa phương của xã hội Ý. Nó
cung cấp cho người dân một trung tâm, một "trái tim", khẳng định khẩu
hiệu của kiến trúc hậu hiện đại.
Quảng trường được tạo nên từ những vòng tròn đồng tâm như một
tấm bia, trên đó là bể phun nước có hình đất nước Italia, các suối nước
tượng trưng cho song Po, song Tiber, song Arno-những con sông quen
14 | P a g e
thuộc với mọi người dân Italia, các hình tượng trên gợi lên những loại
mã có tính tượng trưng cao và cụ thể.
Quảng trường được sơn màu vàng, vàng nâu và màu đỏ, được tạo
nên từ hàng loạt các chi tiết kiến trúc từ lịch sử như các thức cột cổ
điển, các cung tròn, những trán tường, diềm mái của kiến trúc đền thờ
La Mã… nhưng lại kết hợp với các loại vật liệu thời nay như đá hoa
cương, thép không gỉ, đèn neon… Ở giữa những cây cột còn có mặt nạ
của người trung cổ nhằm tạo nên “tính liên tục của lịch sử”.
15 | P a g e
(cột thép ko gỉ hiện đại mang dáng dấp của thức cột cổ điển Doric, đá
hoa cương màu xanh lá, tượng ng trung cổ)
16 | P a g e
Thức cột cổ điển Ionic trong chất liệu hiện đại
Đèn neon nhiều màu lắp đặt khắp nơi, đbiệt là đèn ở dưới mặt nước.
Những đường nét hiện đại của quảng trường.
17 | P a g e
Tuy nhiên, công trình có vẻ hơi sa đà vào chủ nghĩa lịch sử và trang trí.
II. XU HƯỚNG KHAI THÁC PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐỊA
PHƯƠNG:

Đặc điểm:
Kiến trúc Hậu hiện đại rất chú trọng
đến tính địa phương của tác phẩm, các
kiến trúc sư Hậu hiện đại quan niệm rằng
tính quan trong nhất của nó là phải dễ
hiểu với quảng đại quần chúng, do đó nó
phải mang hai “mã” (code) là: “mã tri
thức” và “mã quần chúng”. Nhưng đôi
khi lại quá chú trọng đến hình thức bề
ngoài của kiến trúc, vì vậy thường chấp nhận cái có sẵn một cách dễ dàng mà
không tạo ra cái mới hơn, tốt hơn. Do đó kiến trúc Hậu hiện đại đôi khi đã rơi
vào tình trạng chiết trung, phục cổ, hình thức.
Chủ nghĩa chiết trung ở thế kỷ XIX là sự trốn tránh cái khó khi phải lựa
chọn, đó là tính cơ hội và vị kỷ, đi tìm những thứ dễ dàng. Còn ở kiến trúc Hậu
hiện đại, chủ nghĩa chiết trung mạnh mẽ và đa dạng một cách triệt để hơn.
Phục cổ là xu hướng được ưa chuộng ở kiến trúc Hậu hiện đại. Thiết kế
công trình loại này sao cho tạo được cảm tưởng đây là một công trình cổ điển
được thiết kế theo quan điểm thẩm mỹ của phong cách quốc tế. Hai khái niệm
chủ đạo của kiến trúc Hậu hiện đại nhằm chế ngự được công chúng là xác định
được tinh thần tưởng nhớ đến lịch sử (quá khứ) và xác định hình ảnh hiện tại
của thành phố.
18 | P a g e
Công trình tiêu biểu:
Mother’s House hay Vanna Venturi House (Pennsylvania, 1963, Kts. Robert
Venturi)
Kts. Robert Venturi:
Robert Venturi là một kiến trúc sư Hậu Hiện đại, một trong những nhà lý
thuyết kiến trúc có ảnh hưởng nhất của nửa cuốithế kỉ 20.
Robert Venturi sinh ngày 25.07.1925 tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ. Ông
tốt nghiệp kiến trúc năm 1947, và lấy bằng thạc sĩ về nghệ thuật

năm 1950 tại Đại học Princeton. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho một
vài hãng kiến trúc, trong số đó có văn phòng của Oscar Stonorov, Eero
Saarinen, và Louis Kahn.
Từ năm 1954 đến năm 1956 ông giành được học bổng hữu nghị để theo học
tại của Viện hàn lâm Mỹ tại Roma (American Academy in Rome). Từ
năm 1964 ông cộng tác với John Rauch mở văn phòng kiến trúc riêng.
Công trình đánh dấu mốc quan trọng đầu tiên của Venturi là biệt thự của bà
Vanna Venturi, 1964 tại đồi Chestnut, Pennsylvania và nhà dưỡng lão Guild ở
bắc Philadelphia.
19 | P a g e
Theo ông, kiến trúc phải là kết quả song song cùng tồn tại của các mâu
thuẫn theo tiêu chí "Cũng - Như", đối ngược lại tiêu chí của Kiến trúc Hiện đại
đương thời "Hoặc - Là" vốn chỉ chấp nhận sự tồn tại duy nhất, hoặc có hoặc
không. Ông mỉa mai câu châm ngôn nổi tiếng của Ludwig Mies van der Rohe "Ít
là nhiều" (Less is more) thành "Ít là buồn" (Less is bore).
Với những cống hiến của mình, Robert Venturi được tặng giải thưởng
Pritzker năm 1991. Hiện ông điều hành hãng kiến trúc Venturi, Scott Brown và
cộng sự có trụ sở đặt tại Philadelphia, Mỹ.
Mother’s House hay Vanna Venturi House :
Vanna Venturi House, một trong những tác phẩm nổi bật đầu tiên của
phong trào kiến trúc Hậu hiện đại, nằm trong khu phố của Chestnut Hill ở
Philadelphia, Pennsylvania. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư Robert Venturi
cho mẹ Vanna Venturi của mình, và được xây dựng từ năm 1962 -1964.
Khi thiết kế ngôi nhà này cho mẹ của mình, ventury đã đưa vào ngôn ngữ
kiến trúc dân gian Italia ngoại trừ các hình thức gờ chỉ, thức cột truyền thống.
20 | P a g e
Ngôi nhà đã thực sự gây ra nhiều bàn tán trong giới kiến trúc, công trình
đối lập hản với phong cách kiến trúc hiện đại đang thịnh hành thời kỳ đó và đã
tạo nên cách nhìn nhận mới về kiến trúc.
Hình thức kiến trúc của ngôi nhà dễ làm cho người ta nhầm lẫn. Mặt đứng

của ngôi nhà được phân đôi ra bởi ống khói của lò sưởi và bởi một khe cửa
kính lấy ánh sáng cho khu vực giữa nhà.
Ngôi nhà gây cảm nhác như là một sự đối xứng, mà thực tế là một sự bất
đối xứng nhẹ.
Cái đẹp ở đây có thể giải thích bằng câu nói của Lee T. D. (nhà bác học Mỹ
gốc Trung Quốc, người đã từng được giải thưởng Nobel Vật lý): “Có lẽ cái đẹp
gắn bó với một sự bất đối xứng nhẹ”.
21 | P a g e
Cách tổ chức cửa sổ trên mặt đứng là mỗi bên bố trí 5 ô cửa nhưng cách bố
trí không hề giống nhau. Phía bên trái là một ô vuông lớn gồm 4 ô cửa sổ nhỏ
và một ô cửa riêng lẻ. Phía bên phải là 5 ô cửa xếp thành hàng kéo dài hết mép
nhà. Chính vì vậy sự biểu hiện cứng nhắc thường thấy do tính đối xứng đã bị
biến mất.
Khi thiết kế ngôi nhà này, Ventury đã có sự kết hợp khác độc đào các yếu
tố kiến trúc truyền thống trong thiết kế ngôi nhà. Ở đây có thể dễ dàng nhận
thấy hàng lao5t những trích dẫn kiến trúc cổ trong ngôi nhà, đó là hình ảnh của
bức họa Porta Pia ở Rome của Michelangielo, Nymphaeum của palladio, biệt
thự Barbaro ở Maser của Alexandro Vittoria và nhà ở căn hộ của Luigi Moretti
ở Rome.
III. XU HƯỚNG CỔ ĐIỂN HẬU HIỆN ĐẠI:
Kiến trúc Cổ điển hậu hiện đại xuất hiện khi xu hướng quay về với cổ
điển được ưa chuộng ở kiến trúc Hậu hiện đại.
Mục tiêu là thiết kế công trình loại này sao cho tạo được cảm tưởng
đây là một công trình cổ điển được thiết kế theo quan điểm thẩm mỹ của
phong cách quốc tế.
Hai khái niệm chủ đạo là xác định được tinh thần
tưởng nhớ đến lịch sử (quá khứ) và xác định hình ảnh
hiện tại của thành phố.
KTS TIÊU BIỂU: Ricardo Bofill (1939, Spanish)
22 | P a g e

Sự tái lập không gian đô thị cổ điển của Bofill với cách nhấn mạnh vào
tính hoành tráng và sử dụng kết hợp vật liệu hiện đại đã làm cho ông trở
thành một trong những kiến trúc sư tiêu biểu của kiến trúc Hậu hiện đại.
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU:
PALACE OF ABRAXAS
Location : Marne-la-Vallee, Ile-de-France, France
Work Dates: 1978 - 1983
23 | P a g e
Đây là một ví dụ cho sự phân biệt kiến trúc Hậu Hiện đại với kiến
trúc Tân Cổ điển ở giai đoạn cuối thế kỷ XX.
Công trình là một phức hợp bao gồm 3 phần chính: khu Palacio – 19
tầng; khu Theatre – các căn hộ được ghép thành hình vòng cung bao
quanh một quảng trường ở trung tâm; và khu Arc – ở chính giữa, mô
phỏng theo Khải Hoàn Môn, bao gồm 20 căn hộ.
Kết quả của một hình thức bố cục tổng thể khác hoàn toàn hệ thống
quy hoạch đô thị chuẩn mực vào thời sau thế chiến II.
Không gian trung tâm là 1 quảng trường phủ cỏ được giới hạn với phần
công trình xây chung quanh.
24 | P a g e
Không gian đô thị được “đúc” lại một cách độc đáo từ hình thức của
nhà hát ngoài trời cổ đại với các bậc cấp đi xuống một hku vực vòng
cung lớn được bao quanh bởi tường cột dày đặc. Tuy nhiên, việc xử lí
các ngôn ngữ và kỹ thuật cổ điển thì chắc chắn hơn.
Các chi tiết trang hầu hết là chi tiết theo phong cách Neo-classical,
nhưng được kts xử lí với các loại vật liệu hiện đại ( bê tông đúc sẵn,
kính), các chi tiết cũng được sản xuất theo phương thức công nghiệp.
Khối Theatre với thiết kế khu ở cao tầng (bao quanh khu vực quảng
trường) là một sự tương phản với không gian mềm, trừu tượng của
cảnh quan bên trong.
Thiết kế dựa trên các qui luật cổ điển, nhưng lại được diễn đạt với

một sự tự do nhất định, đã vượt khỏi những ngôn ngữ và tỉ lệ khắt khe
của những qui tắc cổ điển.
Chi tiết cổ điển: hệ thống cột theo Thức Toscan nhưng được kết hợp
với vật liệu kính.
25 | P a g e

×