Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VỚI TRIỂN LÃM THÀNH PHỐ TỰ ĐỘNG: KIẾN TRÚC TƯỞNG TƯỢNG TRONG NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.17 KB, 4 trang )

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT
ĐƯƠNG ĐẠI VỚI TRIỂN L
ÃM
THÀNH PH
Ố TỰ ĐỘNG: KIẾN
TRÚC TƯỞNG TƯỢNG
TRONG NGHỆ THUẬT
ĐƯƠNG ĐẠI
Kéo dài từ ngày 26/09 đến 31/01/2010 tại Bảo tàng
Nghệ thuật đương đại tại San Diego, La Jolla sẽ
diễn ra triển lãm mang tên: AUTOMATIC CITIES
:
The Architectural Imaginary in Contemporary Art.
“Thành phố tự động” là những khám phá về một nền chính trị “tâm lý”
và là những hình ảnh ẩn dụ về nền kiến trúc của xã hội - nghệ thuật
đương đại. “Architectural imaginary” trong tựa đề của buổi triển lãm
muốn nói đến những tưởng không biên giới về hình ảnh quang cảnh
những thành phố đã được xây dựng trước kia hay cả trong chỉ tâm trí
của những tâm hồn từng trải và bay bổng. “Thành phố tự động” là
những sắp xếp những hình ảnh kiến trúc tưởng tượng mang tính quốc
tế, được sáng tác bởi 13 nghệ sĩ nổi danh từ 11 quốc gia khác nhau.
Triển lãm được diễn ra dưới sự giám sát của Robin Clark- quản lý
MCASD.
“Thành phố tự động” khơi lại nhiều chủ đề trong Nghệ thuật Kiến trúc
như: Mối quan hệ hệ giữa Kiến trúc với “ngôn ngữ”, “ký ức”, và cả
những “giám sát”. Khái niệm về Kiến trúc trong triển lãm là một sự
khai phá đầy mới mẻ của tập thể các nghệ sĩ tham gia. Các bức vẽ của
Paul Noble về một thành phố hư cấu được tạo nhờ sử dụng kỹ thuật
trong công nghệ in. Matthew Buckingham lại lấy nguồn cảm hứng từ
cái gác xép nơi mà Samuel Johnson đặt bút viết cuốn từ điển tiếng Anh
đầu tiên trong khi Ann Lislegaars lại sử dụng hình ảnh 3D dựa theo


cuốn tiểu thuyết mang tên The Crystal World (Thế giới thủy tinh) nói
về mối liên hệ giữa Kiến trúc và Ngôn ngữ của J.G. Balllard. Hiraki
Sawa và Saskia Olde Wolbers lại gởi lên những kỉ niệm bao trùm cả
không gian kiến trúc chỉ với những thước phim nghệ thuật sống động
của mình. Thành phố ấy cũng được khắc họa trên những tác phẩm điêu
khắc mang xu hướng hội họa để có thể hình hài hóa những ký ức kiến
trúc của Rachel Whiteread.
Thành phố đặc biệt này lại hiển hiện rõ nét trong những sáng tác của
Los Carpinteros, Catharina van Eetvelde, Matthew Ritchie, Katrín
Sigurdardóttir, và Michal Borremans. Tác phẩm của Los Carpinteros là
những lời lẽ dí dỏm nhưng cũng không kém phần sâu sắc, chua cay về
những thất bại của những giấc mơ Cuba không tưởng của ngôn ngữ
nghệ thuật. Sigurdardóttir lại tạo nên một Iceland với bờ biển thơ m
ộng
và văn hóa dân gian đặc sắc. Các bức họa của Borreman lại diễn tả tính
“liều lĩnh” luôn tìm đến cái mới mẻ của những mô hình kiến trúc trong
khi Ritchie lại tìm th
ấy ý nghĩa nghệ thuật trong những đông đổ nát của
tháp phát thanh tràn ngập trong một không gian đô thị ba chiều.
Catharina van Eetvelde lại sử dụng những kỹ xảo hoạt hình diễn tả
những yếu tố kiến trúc trong một thế giới của máy móc, của mạch điện
máy tính và cả những hình ảnh động vật xen kẽ tạo nên một “a city
with the metabolism of a hummingbird”.
Nh
ững sáng tác còn lại của triển lãm lại đặt ra những chủ đề về sự hạn
chế trong kiến trúc. Những hình ảnh hỗn độn, đầy tranh cãi về một
không gian đô thị bị quan sự hóa. Các sáng tác của Sarah
Oppenheimer’s hiện lên như một bộ phim được tạo bởi nghệ thuật kiến
trúc. Những mô hình khung cửa nổi tiếng trong kiến trúc lần lược hiện
ra và trở nên sinh động với sự di chuyển của người xem triển lãm.

Chính sự “ giám sát” hai chiều này vừa tạo ra lại vừa hạn chế các cơ
hội cho cả người xem và vật xem. Nghệ thuật cắt dán và áp phích
quảng cáo được sử dụng cho những đánh giá về những hạn chế trong
công cuộc đô thị hóa và sự giao thao văn hóa trong hệ thống những đô
thị dày đặc.
Nhưng có th
ể nói, những bài luận đắc sắc của Robin Clark và Giuliana
Bruno- giáo sư đại học Harvard, nhà phê bình nghệ thuật đã phản ánh
một cách khá đầy đủ về một “Thế giới tưởng tượng” ấy. Với tựa đề
“Construction Sites: Fabricating the Architectural Imaginary in Art,”
Bruno với bài luận của mình đã xây dựng được một khung lý thuyết và
lịch sử đầy sắc thái cho khái niệm “Tưởng tượng kiến trúc” trong nghệ
thuật mà nó được bắt đầu từ những nét vẽ trong Triết học và Xã h
ội học
hiện đại. Trong khi đó, bài luận của Clark lại chia sẻ quá trình phát
triển của khái niệm “Tưởng tượng kiến trúc” trong suất th
ế kỷ 20 từ các
trường phái nghệ thuật tiên phong như: Dada, Chủ nghĩa siêu hiện thực
và Chủ nghĩa nghệ thuật tình huống cho đến những sáng tác đương đại
qua ống kính kiến trúc với ngôn ngữ, ký ức và sự giám sát
Triển lãm được tổ chức bởi Bảo tàng nghệ thuật đương đại San Diego.
Các ấn phẩm trong triển lãm được tặng miễn phí dưới sự bảo trợ của
David Guss, quỹ Graham, Hội đồng nghệ thuật Đan Mạch, quỹ
American- Scandinavian
Đỗ Hồng Ngọc

×