Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực trạng triển khai Quy chế dân chủ tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.1 KB, 12 trang )

Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

PHẦN I
Lý do chọn đề tài:
Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên. Quán triệt
quan điểm chỉ đạo của Trung ương, các cấp ủy đã chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện
các quy chế, quy định, quy trình dân chủ, công khai; bảo đảm thực hiện nghiêm túc
việc giới thiệu đảng viên đang công tác về tham gia sinh hoạt nơi cư trú, tăng cường
mối liên hệ mật thiết giữa đảng viên với nhân dân ở khu dân cư. Việc các cấp ủy, chính
quyền tổ chức đối thoại trực tiếp với dân, lấy ý kiến nhân dân tham gia về công tác
đảng đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp ủy và chất lượng đảng
viên, từng bước xây dựng tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Những năm qua, việc thông báo công khai và truyền hình trực tiếp các phiên chất
vấn, công khai niêm yết kết quả hoạt động giám sát và các kiến nghị của cử tri tại các
kỳ họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của
nhân dân, nâng cao trách nhiệm của cơ quan đại diện và của đại biểu nhân dân. Các cơ
quan Nhà nước quan tâm xây dựng các quy chế, quy định thực hiện dân chủ gắn với
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” được nhân dân đồng
tình, ủng hộ. Việc thực hiện công khai, dân chủ đã trở thành phương thức quản lý, điều
hành của các cơ quan Nhà nước và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với
nhân dân; đồng thời, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, giám sát các hoạt
động của cơ quan nhà nước, góp ý cho cán bộ, công chức về phong cách, trách nhiệm,
đạo đức lối sống và tôn trọng nhân dân.
Xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở góp phần đổi mới phương thức
hoạt động và nâng cao vai trò, trách nhiệm, uy tín của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đã tích cực tuyên
truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện. Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể nhân dân đã phối hợp với các cơ quan nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra và giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; tích cực tham gia xây dựng các
quy chế, quy định ở thị trấn, quy ước, hương ước ở khối phố, tổ chức lấy phiếu tín


nhiệm các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu đã góp phần đổi mới
phương thức hoạt động và nâng cao vị trí, vai trò và uy tín của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân ơ cơ sở. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Triển khai thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở” để nêu lên những ý kiến, đề xuất, giải pháp nhằm giữ vững ổn định
chính trị, an ninh trật tự ở cơ sở; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ
chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính,, đẩy lùi những vi
phạm dân chủ, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
PHẦN II
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 1
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

I/ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ DÂN CHỦ, DÂN CHỦ
XHCN:
*Khái niệm dân chủ
“Dân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội
bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân”.
*Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuật ngữ chỉ quan niệm dân chủ ở các nước Xã hội chủ
nghĩa. Khái niệm này khác với phong trào “Dân chủ xã hội” hay chủ nghĩa xã hội dân
chủ ở các nước phương tây. Đây là nền dân chủ cho đại đa số người – dân chủ của nhân
dân lao động dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Nền dân chủ này giành được
do kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh lâu dài vì tiến bộ xã hội của nhân dân lao
động.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan hệ giữa chế độ dân chủ nhân dân và chế độ
xã hội chủ nghĩa thể hiện trên hai phương tiện.
Thứ nhất, theo Hồ Chí Minh: chế độ dân chủ nhân dân chưa phải là chế độ xã
hội chủ nghĩa. Điểm khác căn bản chính là ở vấn đề sỡ hữu tư liệu sản xuất. Trong chế
độ dân chủ nhân dân, chế độ sở hữu tư liệu sản xuất của thiểu số người bị phủ định để
xác lập chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất của đa số người. Quan điểm trên của Hồ
Chí Minh được thể hiện rõ, chẳng hạn trong luận điểm về so sánh chế độ sở hữu tư liệu

sản xuất trong chế độ dân chủ nhân dân với chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong chế độ
xã hội chủ nghĩa; “Canh giả hữu kỳ điền” nghĩa là dân cày có ruộng. “Phải chăng đó là
một chủ nghĩa Cộng sản, hoặc chủ nghĩa xã hội? Không phải. Chủ nghĩa xã hội hoặc
cộng sản là không có chế độ tư hữu. Trái lại “canh giả hữu kỳ điền” là làm cho hàng
chục triệu dân cày thành tư hữu, đều có ruộng, đều có quyền sở hữu ruộng đất…Dân
cày có ruộng chỉ là một chính sách dân chủ”.
Tất nhiên, còn có những sự khác biệt khác nữa, nhưng đây là sự khác biệt về
quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và đi liền với nó là các loại hình kinh tế là sự khác biệt
chủ yếu. Trong tác phẩm Thường thức chính trị (năm 1953), khi đề cập tới đặc điểm
kinh tế trong các “đặc điểm của dân chủ mới”, Hồ Chí Minh đã chỉ ra “năm loại kinh
tế”: A-Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân).
B-Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội). C-Kinh
tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nữa
chủ nghĩa xã hội). D- Tư bản của tư nhân. E- Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn
vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh). Năm loại kinh tế này dựa trên nhiều loại hình
sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau, và vì thế nó vẫn khác với kinh tế xã hội chủ nghĩa,
dù rằng những nầm mống xã hội chủ nghĩa về kinh tế đã xuất hiện. Nói theo ngôn ngữ
ngày nay thì kinh tế dân chủ nhân dân là kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội
chủ nghĩa. Có thể nói như vậy bởi chính Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Trong năm loại
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 2
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nền kinh tế ta sẽ phát triển
theo hướng xã hội chủ nghĩa chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”.
Quan điểm về sự khác biệt giữa chế độ dân chủ nhân dân với chế độ xã hội chủ
nghĩa cũng được Đảng ta khẳng định. Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam tại
Đại hội II (năm 1951) nói rõ: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân “không phải là
cách mạng dân chủ tư sản lối cũ cũng không phải là cách mạng xã hội chủ nghĩa mà là
một thứ cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa,
không phải trải qua một cuộc nội chiến cách mạng”. Sự khác biệt giữa chế độ dân chủ

nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng như quá trình tiến triển từ chế độ dân chủ
nhân dân lên chế độ xã hội chủ nghĩa còn được luận chứng rõ hơn trong Luận cương
cách mạng Việt Nam do đông chí Trường Chinh trình bày tại Đại hội II của Đảng.
Thứ hai, chế độ dân chủ nhân dân không phải là chế độ xã hôi chủ nghĩa, nhưng
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lại ra đời từ trong chế độ dân chủ nhân dân. Đây là
quan điểm rất cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta đều biết rõ, quan điểm
chính thức của Đảng ta từ năm 1954, miền Băc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Hồ Chí Minh cũng nhất trí với quan điểm như vậy. Bước vào thời ký quá, tức là
bắt tay “xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội”.Tuy
nhiên, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ trong chế độ
dân chủ nhân dân. Từ năm 1945 cho đến lúc Hồ Chí Minh qua đời, Người luôn khẳng
định chế độ ta là chế độ dân chủ nhân dân, đặc biệt là về phương diện chính trị. Trong
những năm 1954-1955, Hồ Chí Minh nhiều lần nói rõ: “chế độ ta là chế độ dân chủ”,
hay “nước ta là nước dân chủ” Đến những năm 1964-1965, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục
khẳng định “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”.
Rõ ràng là, chế độ xã hội chủ nghĩa là giai đoạn phát triển cao hơn chỉ có thể ra đời từ
cái khác nó-từ chế độ dân chủ nhân dân. Hay nói cách khác, chế độ dân chủ nhân dân là
giai đoạn phát triển thấp hơn nhất định sẽ chuyển hóa thành cái khác nó-chế độ xã hội
chủ nghĩa trong quá trình vận động khách quan của mình. Đây là một quan hệ biện
chứng và quan hệ này thể hiện: “loogic đặc thù” trong sự vận động, phát triển của xã
hội Việt Nam. Sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa từ cái khác của nó chính là một
bước chuyển về chất trong quá trình vận động và phát triển của xã hội Việt Nam.
Chúng ta thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã phản ánh xã hội Việt Nam hiện đại trong
trạng thái vận động qua hai bước chuyển. Bước chuyển thứ nhất gắn liền với sự thành
công của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của chế độ dân chủ nhân dân. Bước
chuyển thứ hai chính là sự chuyển hóa từ chế độ dân chủ nhân dân sang chế độ xã hội
chủ nghĩa. Toàn bộ quá trình vận động của xã hội trải qua những bước chuyển về chất
như thế nhằm hướng tới một trình độ phát triển cao hơn-chế độ xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa.
Những đặc điểm của chế độ xã hội mới được xác lập trong tư tưởng Hồ Chí

Minh trước hết thông qua phương pháp tư duy chuyển hóa những đặc điểm của chế độ
xã hội cũ thành mặt đối lập của nó Đây chính là phương pháp tư duy biện chứng. Với
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 3
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

phương pháp tư duy như thế, quá trình xây dựng (quy định) chế độ dân chủ nhân dân
trong hiện thực được tư duy trước hết là quá trình vượt bỏ (phủ định) một cách triệt để
và toàn diện những đặc trưng bản chất của chế độ thực dân, phong kiến.
Chế độ dân chủ nhân dân không phải là chế độ xã hội chủ nghĩa, nhưng chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lại ra đời trong chế độ dân chủ nhân dân. Đây là quan
điểm rất cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Rõ ràng là, chế độ xã hội chủ nghĩa là
giai đoạn phát triển cao hơn chỉ có thể ra đời từ cái khác nó-từ chế độ dân chủ nhân
dân. Đây là một quan hệ biện chứng và quan hệ này thể hiện “loogic đặc thù” trong sự
vận động, phát triển của xã hội Việt Nam. Sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa từ cái
khác của nó chính là một bước chuyển về chất trong quá trình vận động và phát triển
của xã hội Việt Nam.
II/ KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN
CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1.Đánh giá tình hình chung của địa phương:
Thị trấn Vĩnh Điện là một đơn vị hành chính nằm ở trung tâm của Huyện Điện
Bàn, cách thành phố Tam Kỳ 48 km về phía nam, cách trung tâm thành phố Đà nẵng 25
km; phía Đông, Nam, Tây giáp với xã Điện Minh, phía Bắc giáp với xã Điện An, có
diện tích tự nhiên là 205,35 ha, 2017 hộ dân với 8.192 nhân khẩu được chia thành 7
khối phố. Phần đông nhân dân sống bằng nghề công nghiệp, thương mại và dịch vụ, chỉ
một bộ phận nhỏ sống bằng nghề nông.
Hiện nay Đảng bộ thị trấn Vĩnh Điện có 15 chi bộ với 260 đảng viên. Đa số cán
bộ đảng viên trẻ nhiệt tình với công việc và phong trào, đã làm cho các mặt hoạt động
ngày càng khởi sắc. Nhân dân thị trấn Vĩnh Điện luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, biết
phát huy nội lực, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vào sự nghiệp đổi mới đât nước
cũng như quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu kinh tế xã hội tại địa

phương.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng bộ thị trấn Vĩnh Điện,
Vĩnh Điện đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để triển khai thực hiện có hiệu quả
những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, nhằm làm cho cảnh quang, diện mạo thị trấn ngày
càng chuyển động phát triển.
Với tinh thần và trách nhiệm, đoàn kết trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi của chính quyền địa phương nên
công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai xây dựng khối đại đoàn
kết ở các khu dân cư; xóa bỏ các phong tục lạc hậu, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ
sở…từng bước cải thiện đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện
Điện Bàn.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở, cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp đã có nhiều biện pháp
chỉ đạo, triển khai sâu rộng, làm chuyển biến tích cực về nhận thức, quan điểm, chủ
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 4
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện Quy chế
dân chủ cơ sở.
Các cấp ủy làm tốt việc phân công cán bộ có năng lực, trực tiếp tham gia chỉ đạo,
định kỳ nghe ban chỉ đạo báo cáo; đồng thời, đề ra những giải pháp, tăng cường sự chỉ
đạo đối với các ngành, hội đoàn thể; tổ chức cho cán bộ, công chức đi đến các khối
phố, khu dân cư, gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại địa
phương.
Thực hiện chỉ đạo tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt ở cấp xã
do Hội đồng nhân dân bầu, góp phần ngăn chặn tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, cửa
quyền, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở cơ sở. Đồng thời,
không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên và
công chức, góp phần làm trong sạch nội bộ tổ chức đảng, nâng cao tinh thần đoàn kết,

thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Tiếp tục nâng cao chất lượng về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,
các ngành, cán bộ các khối phố cần tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa các quan điểm
chỉ đạo của huyện, tỉnh, kiên quyết chỉ đạo và tổ chức thực hiện sâu rộng, đồng đều;
tiếp tục tổng kết, đúc rút các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, vận dụng linh hoạt, sáng
tạo vào đặc điểm của từng loại hình cơ sở một cách nề nếp, hiệu quả, góp phần tạo
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở từng thôn,
đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước.
2.Quá trình triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương:
2.1 Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở
địa phương:
Từ sau Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW và Pháp lệnh
34/2007/PL của UB TV QH đến nay, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở luôn được
phát huy đầy đủ, tạo ra sự đoàn kết thống nhất cao và khơi dậy những tiền năng sáng
tạo trong nhân dân đã gốp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn với cơ chế “Đảng lãnh đạo,
nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, phát huy chế độ dân cử đại diện, nâng cao chất
lượng và năng lực lao động của chính quyền địa phương, thực hiện chế độ dân chủ trực
tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định những công việc thiết thực gắn với
quyền lợi thiết thực của nhân dân.
Đảng ủy thị trấn đã ban hành “Quy chế hoạt động của BCĐ thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở” và Quyết định số 53-QĐ/ĐU ngày 10/02/2012 về việc củng cố kiện toàn
BCĐ, đồng thời phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ triển khai thực hiện. Phụ
trách từng mãng công việc theo chức năng nhiệm vụ của từng thành viên của thị trấn và
khối phố.
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 5
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

Hằng năm Đảng ủy, HĐND đều có nghị quyết để triển khai thực hiện pháp lệnh
thực hiện dân chủ cơ sở, UBND phối hợp với UBMT và các ban ngành đoàn thể đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân, với những nội dung cơ bản của
pháp lệnh, thông qua các cuộc họp ở khu dân cư, tổ đoàn kết. Đồng thời niêm yết công
khai các văn bản quy định của pháp luật và nhà nước tại UBND thị trấn, tại các nhà
sinh hoạt văn hóa các khối phố để nhân dân tham gia giám sát, góp ý xây dựng.
Bằng nhiều hình thức lồng ghép công tác quán triệt tuyên truyền nội dung của
Pháp lệnh số 34/2007/PL của UBTVQH (Khóa XI), các văn bản hướng dẫn của các cấp
theo yêu cầu đặt ra, cán bộ đảng viên đều tham gia học tập đạt 90%; hộ gia đình tham
gia học tập tại khu dân cư đạt trên 65%, từ đó giúp cán bộ đảng viên, cán bộ công chức
hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong thực hiện QCDC ở nơi cư trú và nhân dân cũng đã
nhận thức đầy đủ hơn về nghĩa vụ, quyền lợi trong việc thực hiện QCDC, từng bước
xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển
KT-XH, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2.2 Những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện
2.2.1 Kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực:
Căn cứ vào các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, UBND
thị trấn đã thông báo kịp thời đến với nhân dân các văn bản như: Nghị quyết HĐND và
các quy định của nhà nước về thực hiện các khoản thu theo pháp lệnh, đồng thời niêm
yết công khai các thủ tục hành chính, nội quy, quy chế của cơ quan để nhân dân biết,
tiện cho việc giao dịch dân sự cũng như quan hệ các công việc khác có liên quan.
Công khai quy hoạch chi tiết các dự án như khu dân cư khối phố 7, khu dân cư
khối phố 5, KDC Sơn Xuyên, đường TTHC nối dài đồng thời tổ chức các cuộc họp
tham khảo ý kiến của nhân dân, để có cơ sở lập dự án đền bù cho bà con có đất trong
diện quy hoạch vận động nhân dân thực hiện dự án hiến đất mở đường khối 3, khối 1,
khối 7.
Thông qua các kỳ họp HĐND, UBND thị trấn đều có kế hoạch chi tiết về phát
triển kinh tế của địa phương, báo cáo dự toán thu chi ngân sách và được triển khai
trong các tổ Hội đồng và các điểm tiếp xúc cử tri ở từng khối phố.
Tại trụ sở cơ quan UBND thị trấn và nhà sinh hoạt văn hóa các khối phố đều
thường xuyên niêm yết công khai các văn bản của nhà nước từ Trung ương đến địa
phương, để nhân dân nắm bắt và thông tin kịp thời, nhất là niêm yết danh sách thanh

niên gọi nhập ngũ qua các năm, danh sách các đối tượng được hưởng chế độ bảo trợ xã
hội niêm yết danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và niêm yết báo cáo giải trình của đại
biểu HĐND các cấp sau các kỳ họp.
Tất cả các nghị quyết của HĐND, các chủ trương chính sách pháp luật của
Đảng, nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân đều được truyền
tải qua hệ thống đài truyền thanh thị trấn và thông báo, tổ chức tuyên truyền mỗi năm
trên 100 lượt bằng hệ thống loa đài.
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 6
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

Hàng tháng, quý các tổ đoàn kết, khu dân cư, các hội đoàn thể tổ chức sinh hoạt,
học tập trong nhân dân, hội đoàn viên chuyển tải công việc có liên quan trực tiếp đến
nhân dân, cũng như tổ chức các cuộc họp tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND các cấp.
Báo cáo hàng năm có từ 80 - 90% cán bộ công chức và 70 - 80% hộ nhân dân tham dự.
Các cuộc họp thường kỳ của HĐND thị trấn cũng như UBND tổ chức các cuộc
họp có liên quan đến các đoàn thể đều mời các thành viên UBMT tham dự đầy đủ;
đồng thời tổ chức thông báo kết quả cuộc họp trên đài truyền thanh để nhân dân theo
dõi nắm bắt hoạt động của HĐND thị trấn.
Các văn bản có liên quan đến từng hộ dân, UBND thị trấn đều gửi trực tiếp đến
hộ nhân dân, các báo cáo, kế hoạch, chương trình công tác của UBND hoặc các văn
bản của cấp trên có liên quan trực tiếp đến các khối phố thì UBND thị trấn đều gởi đến
Ban nhân dân khối để tổ chức triển khai thực hiện.
Hàng tháng, quý, năm UBND thị trấn đều có chương trình công tác thông báo đến
từng khối phố, từ đó nhân dân cùng tham gia, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch
đã đề ra và kiểm tra, giám sát việc tổ chức hoạt động của UBND thị trấn, các tổ chức
chính trị xã hội, đặc biệt là dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương
đều được thông báo đến các khối phố, tổ đoàn kết để thông báo cho nhân dân biết và
tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện. Các công trình xây dựng cơ bản phục vụ lợi ích
thiết thực của nhân dân đều có BGS đầu tư cộng đồng thay mặt nhân dân tham gia giám
sát. Trong năm 2012 đã thực hiện giám sát 9 công trình, Ban Thanh tra nhân dân đã phối

hợp với ban Tư pháp và các ngành giải quyết được 26 đơn kiến nghị và 01 đơn khiếu
nại.
Thông qua chương trình công tác của Chủ tịch HĐND, UBND và hoạt động của
các đại biểu HĐND cũng như của các ban, ngành để nhân dân giám sát.
Việc tổ chức giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân đảm bảo đúng quy định.
Quá trình tổ chức thực hiện công trình xây dựng, kết quả nguồn thu và quyết
toán công trình cũng như các chương trình dự án do nhà nước đầu tư trực tiếp cho địa
phương.
Quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
Thu chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của nhà nước, các khoản đóng góp
của nhân dân đều có niêm yết tại trụ sở UBND thị trấn để nhân dân biết.
Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với gia đình chính sách xã hội đảm
bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, đẩy mạnh công tác kiểm
tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Kiên trì chỉ đạo
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, đề cao trách nhiệm lãnh đạo trực tiếp của
đảng ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên, công chức ở cơ sở. Gắn xây dựng và thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh,
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 7
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; ý thức chấp hành và gương
mẫu thực hiện của cán bộ, đảng viên, công chức trên địa bàn xã.
2.2.2Hạn chế:
Từ khi triển khai thực hiện đến nay, chất lượng và hiệu quả việc thực hiện Quy
chế chưa đạt được kết quả như mong muốn. Có nơi, có lúc còn vi phạm quyền làm chủ
của nhân dân; không ít nơi chưa thực hiện tốt công khai, dân chủ, chưa phát huy đầy đủ
tinh thần, trách nhiệm làm chủ của nhân dân trong tháo gỡ khó khăn, tham gia giải
quyết những bức xúc từ cơ sở.
Việc thực hiện Quy chế dân chủ, công khai, minh bạch các chế độ, chính sách,

nhất là các chế độ, chính sách về nhà, đất, đền bù giải tỏa.v.v chưa thực hiện nghiêm
túc theo quy trình, quy định của Nhà nước, để xảy ra khiếu nại của công dân.
Công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân chưa được quan tâm đúng mức,
nhận thức về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ một số ít bộ phận nhân dân ở cơ
sở chưa đồng đều; trách nhiệm của một số ngành, mặt trận, đoàn thể phối hợp thiếu
chặt chẽ chưa được đề cao đúng mức.
Sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong công tác chỉ đạo, kiểm
tra, tổng kết và nhận diện các điển hình thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ; thiếu kiên quyết
trong việc xây dựng và ban hành các quy chế, quy định, quy trình thực hiện công khai,
dân chủ.
Những hạn chế, tồn tại về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có
nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về dân chủ chưa
đầy đủ, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền chưa tập trung chỉ đạo, thiếu kiểm
tra, đôn đốc; chưa cụ thể hóa các quy chế, quy định,, quy trình công khai, dân chủ ở cơ
sở; chưa coi trọng việc sửa đổi, bổ sung quy chế, quy ước sát với thực tiễn của từng
loại hình cơ sở; chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân; việc sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình chưa được coi trọng; chưa
kiểm điểm, phê bình nơi làm yếu và thiếu quan tâm giúp đỡ nơi có khó khăn.
2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế:
Việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở của địa phương trong thời gian qua đã
đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn những tồn tại hạn chế
cần khắc phục như:
Việc tổ chức học tập quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, văn bản hướng
dẫn của chính quyền các cấp về thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở có lúc có nơi chưa
được thường xuyên, phương pháp, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, số lượng
nhân dân tham gia hội nghị góp ý còn ít.
Việc củng cố kiện toàn BCĐ thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở thị trấn chưa làm kịp
thời, chưa chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể cho phù hợp trong tình hình mới, công
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 8
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến


tác sơ kết, tổng kết tuy được quan tâm chỉ đạo nhưng chưa kịp thời, còn nặng về hình
thức, nội dung, chưa cụ thể.
Công tác giám sát của Ban Thanh tra nhân dân chưa đi vào thực chất, hiệu quả
hoạt động chưa cao.
Một bộ phận nhỏ nhân dân có nhận thức chưa đúng về thực hiện QCDC cơ sở,
chỉ mới thấy trách nhiệm của Nhà nước mà chưa thấy trách nhiệm của công dân; có tư
tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa hoàn thành trách nhiệm của người công dân. Cá biệt có
những trường hợp lợi dụng dân chủ để nêu những yêu sách sai quy định.
2.3 Phương hướng, giải pháp:
Trong những năm đến, để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 30 của BCT và Pháp lệnh 34
của UBTV Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn, Đảng bộ, chính quyền,
mặt trận, đoàn thể và BCĐ thị trấn Vĩnh Điện sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
QCDC với những nhiệm vụ và giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt
công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như qua Đài truyền thanh, các cuộc họp của
nhân dân, sinh hoạt của các hội, đoàn thể để quán triệt và không ngừng nâng cao nhận
thức, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể
chính trị xã hội, của cán bộ đảng viên, công nhân viên chức và các tầng lớp nhân dân
về quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy quyền làm chủ
và mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở. Động viên nhân dân phát huy vai
trò, trách nhiệm nghĩa vụ trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Đẩy mạnh việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở:
- Triển khai thực hiện tốt các nội dụng quy định của pháp lệnh dân chủ cơ sở về
việc công khai cho nhân dân biết, bàn, quyết định thực hiện và những việc nhân dân
biết, bàn, góp ý để UBND quyết định những chủ trương xây dựng phát triển thị trấn
như xây dựng các khu dân cư, xây dựng giao thông, trường học, các công trình KT-
VH, phúc lợi xã hội
- Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng gắn với thực
hiện QCDC, công khai hóa các hồ sơ, biểu mẫu và thủ tục hành chính đảm bảo thuận

lợi cho tổ chức và công dân trong quan hệ giao dịch hành chính.
- Thực hiện công khai minh bạch các chế độ chính sách, các khoản thu chi nhất
là chính sách về đền bù thiệt hại, giải phòng mặt bằng, TĐC, hỗ trợ đào tạo nghề, giải
quyết việc làm cho các đối tượng có liên quan đến các dự án.
- Vận động nhân dân phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, tố cáo các vụ việc tiêu cực
tham nhũng để các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý theo pháp luật.
- Kịp thời giải quyết các đơn thư khiếu nại, kiến nghị của nhân dân, hạn chế đơn
thư khiếu nại kéo dài, vượt cấp.
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 9
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

- Gắn chặt việc thực hiện dân chủ cơ sở với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận
động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ
sở:
Phát huy vai trò của BCĐ xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ
chức hướng dẫn, đôn đốc, tham mưu cho cấp ủy kiểm tra, chỉ đạo thường xuyên, nhất
là công tác tuyên truyền học tập Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị và việc triển khai thực hiện
Pháp lệnh 34 của UBTV Quốc hội trong cán bộ và nhân dân, coi trọng công tác tập
huấn, bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện cán bộ công chức về ý thức trách nhiệm, phong
cách năng lực thực hiện dân chủ cơ sở và dân chủ với nhân dân.
4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, của Chi ủy Chi bộ và trách nhiệm
của chính quyền về thực hiện Pháp lệnh dân chủ, phát huy vai trò của Mặt trận các
đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền và giám sát việc thực hiện. Đồng thời vận
động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ở cơ sở.
- Cán bộ đảng viên phải gương mẫu học tập nâng cao nhận thức, gương mẫu
thực hiện và vận động nhân dân thực hiện QCDC cơ sở, lắng nghe ý kiến và nguyện
vọng của nhân dân, kịp thời phản ánh với cấp ủy lãnh đạo, xử lý những vấn đề thuộc về
chức năng quyền hạn.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn BCĐ xây dựng thực hiện Quy chế dân chủ

thị trấn, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
- Nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ
chức thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, thường xuyên kiểm tra đánh giá sơ kết 6
tháng và tổng kết hằng năm để rút kinh nghiệm khắc phục tồn tại và đề ra những giải
pháp cụ thể để đẩy mạnh việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ngày càng đi vào chiều sâu
và hiệu quả thiết thực.
2.4 Ý kiến đề xuất:
Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, về thực hiện quyền dân chủ trực tiếp tại cơ sở, xem đây là khâu quan
trọng và cấp bách để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là nơi thực hiện quyền dân
chủ rộng rãi và trực tiếp nhất của nhân dân.
Nghiên cứu, tham mưu ban hành các văn bản để thực hiện Quy chế dân chủ ở
các loại hình cơ sở, các lĩnh vực mới chưa có quy chế; rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban
hành các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân,
đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi trong mọi hoạt động hợp pháp của nhân
dân. Công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước các
cấp cho dân, cho công nhân viên chức biết để kiểm tra, giám sát…
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, tổ
chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp và vai trò,
trách nhiệm của người đứng đầu các cấp.
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 10
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

Các cơ quan chức năng ở huyện, tỉnh cần ban hành bổ sung cơ chế, chính sách,
pháp luật một cách đồng bộ, các nội dung liên quan thiết thực đến đời sống nhân dân
tại địa phương.
PHẦN III
KẾT LUẬN CHUNG
Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đặc biệt chú ý việc lãnh đạo quá trình cải
cách nhà nước theo hướng chung là: “xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự

lãnh đạo của ĐCSVN. Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân, do dân, vì dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp…Cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn
Đảng đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Xây dựng bộ
máy nhà nước tinh gọn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng
viên trong các cơ quan nhà nước”.
Những năm qua, sau khi Quy chế dân chủ ở cơ sở được ban hành, các cấp ủy đã
tổ chức quán triệt triển khai thực một cách nghiêm túc, bài bản, sáng tạo. Các ngành,
các cấp đã chỉ đạo điểm, sơ kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng điển hình và nhiều cơ sở đã
thực hiện có nề nếp trong các loại hình cấp xã, cơ quan đơn vị, thôn, tổ dân phố
v.v Thông qua việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhận thức về dân chủ
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tinh thần làm
chủ và trách nhiệm thực hành dân chủ của nhân dân đã và đang trực tiếp giải quyết có
hiệu quả nhiều vấn đề đặt ra ở cơ sở.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng nhà nước, Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xuất phát từ truyền thống dân tộc và đặc điểm Việt Nam, vận dụng
sáng tạo học thuyết Mác-Lê nin về nhà nước cách mạng; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc
tinh hoa văn hóa của nhân loại về nhà nước pháp quyền và kinh nghiệm xây dựng nhà
nước pháp quyền của một số nước trên thế giới, từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân, mang đậm nét dân tộc và nhân đạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.
Nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ta thấy rất rõ quan điểm của Người
về ba giai đoạn trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc,
xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, chế độ dân chủ
nhân dân là bước phủ định triệt để những tàn tích của chế độ-chế độ thực dân, phong
kiến, đồng thời đó cũng là bước khẳng định-xác lập những cơ sở, nền tảng cho chế độ
xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn là chủ nghĩa xã hội. Chế độ dân chủ nhân dân
là một giai đoạn tất yếu trên con đường phát triển của xã hội Việt Nam.
Những đặc điểm của chế độ xã hội mới được xác lập trong tư tưởng Hồ Chí

Minh trước hết thông qua phương pháp tư duy chuyển hóa những đặc điểm của chế độ
xã hội cũ thành mặt đối lập của nó. Đây chính là phương pháp tư duy biện chứng. Với
phương pháp tư duy như thế, quá trình xây dựng (quy định) chế độ dân chủ nhân dân
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 11
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viên: Đặng Thị Mến

trong thực hiện được tư duy trước hết là quá trình vượt bỏ (phủ định) một cách triệt để
và toàn diện những đặc trưng bản chất của chế độ thực dân, phong kiến.
Những kết quả đạt được càng khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn của
Đảng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, dân chủ cơ sở vừa là mục tiêu vừa là
động lực phát triển kinh tế-xã hội. Kết quả ấy thể hiện rất rõ là, nhận thức của cấp ủy,
chính quyền có chuyển biến tích cực về phương thức lãnh đạo và quản lý theo hướng
cụ thể, gần dân, sát thực tiển hơn. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” từng bước được cụ thể hóa ở cơ sở. Quá trình thực hiện được các cấp ủy và chính
quyền các cấp gắn với nhiều cuộc vận động lớn, nhất là Cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo sự phát triển bền vững, toàn diện ở
từng địa phương, đơn vị. Qua đó, tạo nên không khí dân chủ, đoàn kết, cởi mở, gần gũi
giữa dân với Đảng, chính quyền, góp phần khắc phục tệ tham nhũng, lãng phí, quan
liêu, cửa quyền của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thúc đẩy kinh tế-xã hội ở địa
phương phát triển, góp phần xây dựng tổ chức đảng, chính quyền trong sạch, vững
mạnh để cán bộ và nhân dân Điện Bàn phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2015 theo
Nghị quyết của đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XXI đề ra.Xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ của UBND huyện, Văn phòng HĐND&UBND huyện, Ủy ban MTTQVN
huyện, UBND xã Điện Nam Bắc thầy, cô giảng dạy của trường chính trị Tỉnh Quảng
Nam đã giúp để tôi hoàn thành bài thu hoạch.
Xin chân thành cảm ơn.
Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương 12

×